Category Archives: Tâm sự công việc

Đừng làm việc chỉ vì lương

Công ty nọ có một nhân viên đã làm việc mười năm ở đây song chưa bao giờ được tăng lương. Ngày nọ, không kìm được sự bực tức, anh ta đã đến phàn nàn trực tiếp với ông chủ. Ông chủ anh ta bảo: “Tuy đã làm việc cho công ty mười năm, nhưng kinh nghiệm làm việc của anh còn chưa bằng kinh nghiệm của người mới đi làm một năm, năng lực làm việc của anh cũng chỉ tương đương năng lực của người mới vào làm”.

 

Việc làm và lương
Việc làm và lương – Ảnh minh họa

 

Ngoài khoản tiền lương dành cho nhân viên mới vào làm trong suốt mười năm tuổi trẻ quý giá nhất của cuộc đời, người nhân viên đáng thương trên chẳng thu hoạch được thêm bất cứ điều gì. Đó chính là kết cục dành cho người chỉ làm việc vì tiền lương.

Bởi đa phần mọi người đều không hài lòng với mức lương hiện tại của bản thân nên họ đã đánh mất những thứ còn quan trọng hơn thế. Họ thường làm việc với thái độ đối phó, thà xén bớt một câu nói, một trang báo cáo, một đoạn đường, một giờ làm việc còn hơn… Họ nghĩ mình chỉ cần xứng đáng với khoản thù lao trước mắt, không hề nghĩ liệu mình có xứng đáng với mức thù lao của bản thân trong tương lai hay thậm chí tiền đồ sau này.

Đừng sợ những cố gắng, nỗ lực của bạn không được nhận ra. Hãy tin rằng đại đa số ông chủ đều khôn ngoan và sáng suốt. Những người luôn làm tròn trách nhiệm, hoàn thành tốt phận sự, chăm chỉ cầu tiến trong công việc cuối cùng sẽ được cất nhắc lên vị trí cao hơn và được nhận mức lương xứng đáng.

Nếu bạn chưa được trả công xứng đáng, bạn có thể xem xét vấn đề dưới góc độ khác. Sự cố gắng hiện giờ của bạn không phải chỉ để đổi lấy thù lao hiện tại, mà nó còn là sự đầu tư cho tương lai. Hãy hết lòng cố gắng làm việc vì bản thân, bạn đang làm việc cho chính mình. Cuộc sống không chỉ có mỗi hiện tại mà còn một tương lai lâu dài phía trước.

Công ty là một trường học khác giúp bạn trưởng thành hơn, còn công việc sẽ giúp bạn làm phong phú thêm vốn kinh nghiệm và hiểu biết của mình. So với những kỹ năng và kinh nghiệm ta học được từ công việc, khoản thù lao khiêm tốn rõ ràng thật nhỏ bé. Công ty trả công bạn bằng tiền bạc, công việc trả công bạn bằng vốn hiểu biết và khả năng hữu ích theo bạn suốt cả cuộc đời

Năng lực quan trọng hơn tiền bạc

Rất nhiều người thành công đều phải trải qua những thăng trầm trong cuộc đời, lúc vinh quang tột độ, khi thất bại ê chề, song cuối cùng họ vẫn có thể quay trở lại đỉnh cao sự nghiệp. Tại sao vậy? Bởi vì họ nắm giữ được một thứ quan trọng, đó chính là năng lực. Những năng lực họ có, dù là khả năng sáng tạo, khả năng ra quyết định hay khả năng nhận thức mẫn tiệp, không tự nhiên sinh ra, cũng không được hình thành chỉ sau một lần vấp ngã, mà là kết quả của quá trình học hỏi, tích lũy qua nhiều năm tháng miệt mài làm việc.

Rất nhiều nhân viên luôn tìm cớ biện minh cho sự biếng nhác và ngờ nghệch của bản thân. Người nói ông chủ xem thường năng lực và thành quả làm việc của anh ta, kẻ lại bảo sếp quá bủn xỉn, có cố gắng nữa cũng không nhận được khoản thù lao tương xứng.

Nếu cứ mãi băn khoăn nghĩ đến khoản thù lao mình sẽ nhận được, làm sao ta có thể nhận ra cơ hội trưởng thành ẩn giấu phía sau khoản thù lao đó? Làm sao ta có thể nhận ra ảnh hưởng to lớn của các kỹ năng cùng kinh nghiệm mình gặt hái được từ công việc đối với tương lai của bản thân? Nếu như vậy, ta sẽ chỉ trói chặt mình với chiếc phong bì đựng tiền công mà không bao giờ nhận ra điều ta thực sự cần.

Ta không thể lệnh cho ông chủ làm gì, song ta có thể yêu cầu bản thân làm việc theo cách tốt nhất; ta không thể yêu cầu ông chủ coi trọng, đối xử tốt với ta, song ta có thể yêu cầu bản thân tuân thủ nguyên tắc trong công việc. Bạn không nên ngừng cố gắng làm việc vì khuyết điểm của cấp trên để rồi làm mai một tài năng của bản thân, và cuối cùng hủy hoại tương lai của chính mình.

Trong khi đại đa số mọi người trên thế giới đều làm việc vì tiền lương, nếu bạn có thể làm việc vì sự trưởng thành của chính mình, bạn sẽ thực sự trở nên nổi bật và đặt được bước chân đầu tiên trên con đường hướng tới thành công.

ST

“Nhật ký” của bác sĩ 5 năm chữa trầm cảm cho một thiếu nữ

Tôi và em có một sợi dây vô hình kết nối với nhau hơn 5 năm điều trị. Tôi không chỉ dùng thuốc mà còn dùng tình cảm của một người thầy thuốc để hóa giải dần chứng bệnh trầm cảm của em.

 

Cô đơn trầm cảm
Cô đơn trầm cảm

 

Cái duyên lần gặp đầu tiên

Tôi gặp em trong lần chuyển viện từ tuyến huyện lên tỉnh. Cô bé chừng 15 tuổi có mái tóc đen dài và trên tay là một cuốn sách giáo khoa. Hỏi thăm hồ sơ bệnh thì bác sĩ tuyến huyện cũng lắc đầu.

Từ trước đến nay có thể nói đây là trường hợp đầu tiên mọi người chứng kiến cảnh một cô bé nhỏ nhắn, xinh gái nhưng lúc cười nói hoạt bát, lúc lại ủ rũ đọc sách và khóc một mình. Vào khoảng thời gian cách đây 5-6 năm về trước, bệnh viện tuyến huyện không có điều kiện phát hiện về chứng trầm cảm, thần kinh. Mọi cố gắng của bác sĩ dành cho em cũng chỉ là dịch truyền, thuốc ngủ tạm thời cho đến khi em được tôi tiếp nhận.

Khi em được chuyển vào bệnh viện chúng tôi, trên tay là một cuốn sách giáo khoa nhàu nát thì nhiều câu nghi vấn đã được đặt ra và giải đáp: “Có lẽ cháu nó học nhiều quá nên thế này”.

Tất cả bệnh nhân đến với bệnh viện này gần như họ gặp một cú sốc về tâm lý rất nặng, tình trạng khi vui khi buồn, lúc mê lúc tỉnh là khó tránh khỏi. Đã quen với những tình huống như vậy, tôi không lấy làm lạ cho lắm về trường hợp của em. Qua hai ngày điều trị thuốc an thần, tình trạng của em cũng không khả quan là mấy. Cuối cùng, tôi chẩn đoán em mắc chứng trầm cảm.

Theo tìm hiểu và tôi được biết, em là một học trò ngoan và học giỏi trong lớp. Biểu hiện em ôm khư khư cuốn sách cho tôi biết chắc điều đó.

Nhiều ngày sau khi điều trị theo phác đồ bệnh trầm cảm, phần tỉnh táo trong em nhiều hơn phần mê man, cuồng dại. Em hay trò chuyện với tôi về những ngày đi học vui tươi. Tôi đặt vấn đề với phụ huynh của em về việc cho em thôi học và nhập viện, như vậy sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao nhất cho em.

Một lần nữa em đau

Bên cạnh giường bệnh là ba mẹ em và tôi, cùng trao đổi với em về tình trạng bệnh của em. Những cú sốc tinh thần của em gần như đẩy đến đỉnh điểm khi ba mẹ và em nói chuyện với nhau vài vấn đề ngay tại đó. Lúc này sự thật về nguyên nhân căn bệnh của em mới được sáng tỏ.

Cãi vã và ly dị
Cãi vã và ly dị – Ảnh minh họa

Em đau đớn vì ba mẹ em sắp ra tòa ly dị sau nhiều năm ly thân, với một cô bé 15 tuổi thì đó có thể là một mất mát lớn. Ở chứng bệnh trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực là cách hủy hoại con người và bệnh tật sẽ càng tấn công mạnh mẽ hơn nữa qua những cú sốc tinh thần.

Câu chuyện gia đình đầy thương cảm của em đã kéo dài suốt nhiều năm, quyết định không chung sống với nhau của ba mẹ em như một sự giải thoát đối với hai người nhưng đối với em đó là một vết thương, vết thương lớn trong tâm thức của em.

Cô bé thút thít với tôi: “Em không muốn ba mẹ chia tay nhau. Em muốn đi học, em muốn có một gia đình như bao gia đình khác, ba mẹ em mỗi người một nơi em sẽ thế nào đây…”. Những lời nói của em cứa vào tim tôi đau xót. Thương và nhớ nhất đối với tôi là hình ảnh em còn quá trẻ phải đối diện với những trúc trắc của người lớn, mà nặng nề nhất là căn bệnh em đang mang.

 

Sáu tháng đầu em nằm viện là 6 tháng trời ba mẹ thay nhau chăm sóc em, việc ra tòa tạm thời hoãn lại nhưng chuyện đã rồi thì làm sao có thể thay đổi được nói chi đây là chuyện tình cảm. Cuối cùng thì họ cũng chọn giải pháp dứt khoát, mỗi người đi mỗi hướng.

 

Đã nhiều lần em vào nhập viện, tìm đến cái chết chỉ vì những phút không tỉnh táo. Một lần xuất viện, em chào tôi, nụ cười em tươi như hoa hướng dương, thế mà hai tuần sau tôi gặp em trong tình trạng hết sức nguy kịch với một cánh tay băng chặt. Hỏi ra thì chỉ vì nghĩ quẩn và dại dột trước bế tắc của ba mẹ, em tự tử cắt động mạch tay.

 

Tình thương, thời gian liều thuốc vô hình

 

Phác đồ điều trị của em do tôi quản lý, thắm thoát đã 5 năm nay, em được dùng thuốc để điều trị trầm cảm. Quá trình điều trị là một khoảng thời gian cay nghiệt, nó có thể giết chết con người một lần nữa nếu không kiên nhẫn, không được hỗ trợ tinh thần tốt, đặc biệt đối với căn bệnh trầm cảm.

 

Cha mẹ em, sau khi ly dị, họ đã lập gia đình mới, để em một mình trong căn nhà trống trải với người giúp việc. Họ thường xuyên đến thăm em, chu cấp rất đầy đủ tiền bạc rồi lại vội vã ra đi.

 

Họ cuối cùng dường như quá mệt mỏi và sợ hãi với căn bệnh của em. Họ không thể đối mặt và mang em vào cuộc đời mới của họ. Và họ để em lại…

 

Em cứ vật vã ra vào bệnh viện và vật vã cùng bác sĩ tìm lối thoát cho mình. Tôi, ngoài việc là bác sĩ của em, còn được em xem như một người bạn tinh thần. Mỗi niềm vui, nỗi buồn của em, tôi là người được biết đầu tiên.

 

Em và những bệnh nhân khác của tôi, mỗi người một hoàn cảnh, mỗi người một nỗi đau riêng nhưng tôi biết nỗi đau chung chính là những tình cảm của em, của bệnh nhân khác bị tổn thương bởi những người họ yêu thương nhất.

 

Trải qua nhiều cuộc đấu tranh tinh thần, đấu tranh với bệnh tật, hiện tại em đã là một thiếu nữ xinh xắn, hòa nhập cuộc sống với công việc hàng ngày là làm những chiếc hoa giấy. Một công việc nhẹ nhàng, thư giãn và tinh thần thoải mái đã cho em một cuộc đời mới. Tôi chúc em sớm vượt qua mặc cảm tinh thần do bố mẹ vô tình gây nên và sớm có một gia đình êm ấm cho bản thân.

 

Theo Phương Trang

Theo lời kể của BS. Trần Quỳnh Thy – BV Tâm thần Trung ương 2

Một thế giới

Vẫn thất nghiệp dù luôn kiếm được công việc thu nhập cao

Vẫn thất nghiệp dù luôn kiếm được công việc thu nhập cao.

 

Đây là một câu chuyện có thật dành cho các bạn sinh viên sắp và mới ra trường.
Tôi có một người bạn tốt nghiệp ngành sư phạm. Vì mới ra trường nên được chỉ định về huyện dạy.  Ngôi trường mới ấy có hai trụ sở và hai khu nhà tập thể cho giáo viên. Một là nằm hơi xa khu đường chính, một là xa tít tò te và vẫn chưa có điện. Lương khởi điểm cũng tương đối nhưng buồn vì bốn bề sông nước.

Cuộc sống cứ y như trên đảo hoang.

Không ti vi, không wifi…

Bạn tôi may mắn được ở khu có điện.

Cuộc sống không mấy dễ chịu nhưng không quá khó khăn nếu như không bị một lần chìm đò. Lúc đó là ca nô và đò đâm nhau. Người lái ca nô là tài xế xe của phó chủ tịch huyện. Lần đầu tiên ca nô đâm ngang vào đò làm đò lật úp. Mãi mới tìm được chỗ bơi ra thì bị một phụ nữ níu chân. Cứ tưởng sẽ chết thì may mắn người ấy buông tay ra và bạn tôi được vớt lên bờ. Vì có lỗi nên chiếc ca nô quyết định đưa bạn tôi đến trường nốt quãng đường còn lại. Dọc đường nó lại đâm vào một xuồng khác rồi cứ như phim hoạt hình cô bạn tôi bay cái vèo xuống nước. Lần này lại giữa sông cái nhưng vẫn may mắn vì lúc đào tạo sư phạm người ta quy định một khóa học bơi nên không bị chết đuối. Bị như vậy liên tiếp hai lần trong một ngày nên bạn tôi rất ám ảnh mỗi khi đi sông và thấy nước.

Được một tuần, cô ấy đành xin nghỉ.

Thành công nhờ đam mê công việc
Bạn sẽ thành công nhờ đam mê công việc – Ảnh minh họa

Sau khi xin nghỉ cô tìm được một công việc mới ở một trường quốc tế lương gấp đôi nhưng cực kì áp lực. Lúc nào cũng có camera và thành tích học sinh cũng là thước đo của năng lực cô.

Sau 2 tháng cố gắng bạn tôi lại bỏ cuộc.

Lần này không dễ tìm việc như lần trước. Thất nghiệp rồi ở nhà bạn tôi hay suy nghĩ vớ vẫn và hay cáu gắt lắm. Cô ấy vẫn đi xin việc đại khái như bán hàng cũng được miễn được gần nhà. Nhưng may mắn không mỉm cười vì những việc như thế luôn đòi hỏi ngoại hình.

Rồi bạn tôi lại nảy ý định hay mở một quán ăn vặt nhỏ nhưng được một hôm cô ấy lại chán vì không bán được nhiều. Cô ấy cũng mở một xe bánh mì nhưng kết quả cũng y chang như vậy.

Sau hai năm đằng đẵng như vậy cuối cùng cô cũng được giới thiệu một công việc đúng chuyên môn là dạy kèm. Lương khá cao vì trừ đi các khoảng chi phí đi xe mỗi tháng cô dư tầm 4 đến 5 triệu. Mà mỗi tuần chỉ đi 4 ngày. Dù mỗi ngày phải đi gần 2 tiếng xe buýt.

Công việc khá ổn gần một năm thì cô lại được giới thiệu đi làm ở một công ty thời trang. Lương thử việc đã bằng lương cô đi làm hiện tại nhưng có điều trái chuyên môn và gặp khó khăn vì nhiều người ganh tỵ.

Cứ thế khi có khó khăn là bạn tôi sẵn sàng nản và bỏ cuộc ngay. Dù năm nay cô ấy đã gần 30 tuổi.

Điều tôi muốn nhắn nhủ với các bạn là trường học luôn dạy ta chuyên môn tốt nhưng không ai dạy ta kinh nghiệm sống, cách nhìn nhận, đối diện và giải quyết vấn đề. Dù bạn làm ở bất kì môi trường nào cũng sẽ phát sinh mâu thuẫn nhưng điều quan trọng là đối mặt và giải quyết nó, chứ không phải trốn tránh.

Hãy tích lũy kinh nghiệm cho mình khi còn đang trên ghế nhà trường. Đừng tự vẽ cho mình một con đường đầy hoa hồng vì bạn nên nhớ hoa hồng sẽ có gai. Vạn sự khởi đầu nan.

Năng lực của bạn sẽ được đánh giá qua quá trình làm việc của bạn chứ không phải cái bằng của bạn. “Bạn chỉ có thể trở thành trưởng phòng khi bạn làm thành thạo được hết công việc của mọi người trong phòng ấy”.

Chúc các bạn luôn thành công trong cuộc sống!

Tâm sự công việc của bạn Hải Linh

 

Tâm sự đẫm nước mắt từ công ty đa cấp Unicity

Làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn? Hay làm cho cuộc sống đau khổ hơn? Tôi mong các bạn nhận được qua bài viết này, và tìm hiểu thật kỹ trên báo chí. Báo chí, tivi đã đưa hết lên rồi, đừng sai lầm mà bước vào vòng luẩn quẩn này nữa.

Chia sẻ của thành viên Blackyhanoi trên diễn đàn VnEcon
Chia sẻ của thành viên Blackyhanoi trên diễn đàn VnEcon

Xin chào các bạn, mình muốn viết một bài về bản thân và tâm trạng rối ren của mình. Thật sự rất đau khổ khi gặp dự án HLP (Happy Life Project của đa cấp Unicity).

Mình biết dự án HPL của công ty Unicity này cách đây 7 tháng. Ban đầu mình nghe 1 người bạn của mình nói và khuyên mình nên làm vì nó thay đổi được số phận. 1 tháng có thể thu nhập lên đến vài ngàn đô, và chỉ từ 3-5 năm là kết thúc cuộc đời làm kinh tế.

Thực ra mình không tin và không muốn nghe, vì xưa giờ đã cấp đã quá nổi tiếng là lừa đảo.

Những lúc mình nói vậy, bạn mình bảo, nếu nói đa cấp lừa đảo, vậy chúng mình đi. Đó là câu hỏi rất thông minh của unicity khi đào tạo NPP của họ. Ai cũng vậy, vì họ biết chúng ta không thể nói theo cách của chúng ta để chứng minh được.

Và rồi 2 tháng sau, người bạn đó quay lại, mặc đồ vest, mang giày bóng loáng và đưa những tấm hình đi Thái Lan về, chụp hình với những siêu xe Lamboghini. Bạn ấy nói 2 tháng nữa bạn ấy được đi Tây Ban Nha, do công ty tài trợ. Thu nhập của bạn ấy bgio khoảng hơn 18tr/tháng.

Mình quá kinh ngạc, cũng bắt đầu tin vì nhìn bạn ấy bây giờ rất bảnh, ăn nói lưu loát, bề ngoài thì rất bóng loáng. Mình bắt đầu tìm hiểu, lần đầu tiên ở 1 buổi hội thảo tại ks Gold1 , lúc đó bạn ấy cảm thấy chưa đủ thuyết phục với mình. Bạn ấy nói mình thu xếp đi Sài Gòn thì tham dự 1 buổi lớn hơn, quy mô hơn là supper OPP. Mình cũng đi, vì mình nghĩ nếu là cơ hội, mình ko muốn bỏ lỡ nó. mình tiếp tục thấy rung động.

Khi vào hội trường, mình được nghe nào là bác sỹ lên chia sẻ (mà sau này nghe kỹ mới nghĩ họ chỉ nói bác sỹ chứ khống nói ở bệnh viện nào). Rồi đủ thứ hết, mọi người ngồi dưới nghe nói Yes cũng Yes thêm ầm ầm. Mà lúc đó chắc họ cũng chưa thực sự hiểu gì. nhưng mình cảm giác lúc đó mình bị thôi miên theo những gì họ nói, lòng mình rạo rực muốn thăm gia ngay và không còn nghi ngờ gì nữa.

Trên đường về DL, trên xe là buổi nói chuyện, chia sẻ về những gì nhận được. Mình thấy mọi người đa số là đi lần đầu tiên. Họ khóc có, cười có. Họ như một tín đồ của Unicity và coi những người upline dẫn họ đi như là cha mẹ, ông nội… gì gì đó. Họ thấy biết ơn.

Về đến DL, hai hôm sau mình tiếp tục được bạn mình gọi ra quán cafe nói chuyện. Với tâm trạng rất hưng phấn, bạn ấy nói hùng hồn là chắc chắn mình sẽ làm được. Có muốn thành công không?

Đi để tận mắt chứng kiến và về làm sẽ nhanh thành công hơn. mình nghe cũng có lý, và đăng kí đi ngay. mình nhớ lúc ấy mình chẳng biết gì, chỉ nghe bạn ấy nói là đặt cọc tiền vé máy bay và tiến về tham dự UPS ở Thái Lan tổng cộng là 5,5 triệu.

Còn phải chuẩn bị thêm tiền để qua đó lo chi phí ăn ở. mình quyết định làm liều, đi vay mượn được 8tr và đặt cọc ngay. Nửa tháng sau, mình đi Thái.

Qua đó, còn ngạc nhiên hơn nữa với những người lần đầu đi nước ngoài như mình. Hội trường phải đến gần 5.000 người đến từ đủ thứ nước, vì mình thấy rất nhiều là cờ của nhiều nước. Ở phía trước là 2 dãy xe lamborghini và mescedess …

Ngoài ra những âm thanh UNICYTY- UNIPOWER được mọi người Vn mình hét ầm ầm, mình nghĩ, nếu là lừa đảo, không lẽ tất cả mọi người ở đây đều bị lừa, và tất cả họ đều ngu như tôi?

Vậy là tôi tin… và từ đây, bắt đầu những tháng ngày đau khổ của tôi, tôi xin kể để mọi người có thể hiểu.

Về Vn lại 2 ngày, tôi lại nhận được đt của bạn tôi hẹn ra quán cafe. Bạn tôi hỏi sao rồi? Tin chưa? Tôi trả lời rất chắc chắn là tôi rất tin, và mong muốn được làm sớm. Lúc này bạn tôi mới nói, bây giờ bắt đầu, thì có 3 gói để bạn lựa chọn, thứ nhất là gọi 100pv (tương đương 4 triệu). thứ 2 là gói 200pv ( tương đương 8 triệu) va goi VIP 500pv (20 trieu). Và hỏi tôi muốn tham gia gói nào?

Khi tôi hỏi kỹ từng gói, bạn tôi nói, gọi 100pv, và 200 pv chỉ là khách hàng thông minh sử dụng sản phẩm thôi, chứ ko kiếm được tiền, tức là ko có lương. chỉ có gói 500pv thì tôi mới cơ hội nhận được lương mỗi tháng vài ngàn đô. bạn ấy nói tôi hãy chọn đi, trong này ko bắt ép ai hết. …

=> Nói là không bắt ép, nhưng tôi vẫn bị phải vào gói 500pv. Tôi tìm đến Unicity là để làm, chứ đâu phải mua hàng sử dụng?

Trong đầu tôi bắt đầu có 1 sự nghi ngờ, và dường như bạn tôi nhận ra điều đó, nên nói qua chuyện khác, nào là trong này có anh Công chuối. Chỉ là đi chở chuối thôi, khổ lắm. Mà bây giờ thu nhập gần 100 triệu. Không lẽ bỏ ra 20 triệu thôi để thay đổi tương lại cũng không muốn sao??

Rồi nói tới tư duy kém hơn ông xe ôm, xe ôm muốn chạy xe họ phải đầu tư mười mấy triệu để mua xe chạy. Và hàng tháng thu lại được có vài triệu, trong khi mình bỏ ra chừng đó, thu lại gấp bội lần, tại sao không?

Tôi nghe cũng có lý, dường như tôi bị cuốn theo những gì người ấy nói, và không còn là tôi nữatoi không nhận định được nữa.. Nhưng về đến nhà, tôi lại suy nghĩ, sao ban đầu bạn tôi nói để làm dự án này, không cần vốn? ko cần kinh nghiệm, và không có rủi ro? nếu tôi bỏ ra 20tr mà không làm được sẽ thế nào?

Tôi gọi điện thoại ngay cho bạn ấy để hỏi, bạn ấy cười to và nói với tôi: đó không phải là đầu tư!!! Đó là mình bỏ ra để mua sản phẩm về sử dụng cho riêng mình, có buôn bán gì đâu mà đầu tư? Vả lại ai cũng làm được, tại sao nói bản thân mình không làm được, tự tin lên?

Trong lúc tôi vậy, ai cũng bảo tôi coi chừng bị lừa, ba mẹ tôi thì la măng, noi sẽ bị lừa cho mà xem.. Nhưng tôi mặc kệ, tôi cũng đưa ra vài lý luận mà tôi học được ở unicity. Rồi tôi bắt đầu công việc nhanh chóng, tôi hẹn những người mà tôi quen biết ra cafe để nói chuyện, và dĩ nhiên gần 2 tuần cafe, tôi phải tự trả, số tiến cafe đã lên đến tiền triệu mà vẫn không ai đồng ý làm. Vì họ nói lừa đảo, tôi buồn lắm.

Lại liên hệ với upline của mình, bạn tôi nói, từ từ, cái gì cũng ko vội vã được. Tôi chỉ cần tìm 5 người tham gia, vậy là giàu rồi. Nên 100 người tới hẹn, chắc chắn sẽ có 5 người đồng ý.

Tôi nghe lại thấy bùi tai. Những tháng ngày đó tôi rất khổ sở, vì tiền chi phí đã không còn. Nhưng bạn tôi lại nói, phải cố gắng đi, vay mượn 1 ít, rồi từ từ mình trả, mình sắp giầu rồi.

Bạn tôi nói tôi phải đầu tư vào ăn mặc, điện thoại, tóc tai để thật ra dáng. Vì mình làm dự án 4.000$ ma, phải thể hiện cho người ta tin, không lùi xùi được.

Tôi nghe thấy có lý. Vậy là về nhà, tôi lại vay mẹ một ít tiền đi mua sắm ít quần áo. Đổi một chiếc lumia nhìn cho ra dáng.

Tôi cứ quyết tâm làm. Ngày nào cũng hẹn, cũng gặp. Nhưng chỉ vài người tham gia đi opp xong, về họ lại từ bỏ. Tôi bắt đầu thấy lo lắng. Vì số tiền tôi vay để đi Thái, để vào gói 500pv, để cafe hẹn gặp,… đã lên đến con số gần 30 triệu. Tôi biết làm gì để trả nợ đây?

Đang lo lắng thì bạn tôi lại hẹn gặp, nói bây giờ đã qua tháng mới, tháng này chắc chắn sẽ tuyển được người, và sẽ có thu nhập. Nhưng nếu muốn có thu nhập, phải tham gia vào gói duy trì 200pv mỗi tháng, tương đương 8 triệu nữa. Trời ơi, sao bây giờ bạn mới nói cho tôi biết? Tiền đâu ra để tôi tiếp tục đây?

Bạn tôi nói, ráng đi, đây là quy định rồi. Chỉ 1 thời gian ngắn nữa, chỉ cần 3 người tham gia, là tôi sẽ có thu nhập rồi. Và bạn tôi khoe lương tháng này của nó là được 24tr…

Tôi nghĩ bây giờ phóng lao phải theo lao thôi. Ban đêm nằm nghỉ.. có lẽ tôi đã bị lừa, ban đầu nói là ko cần vốn. Sau đó dùng 1 phát thông báo nộp 20t. Nói là chỉ tham gia 1 lần trong đời làm kinh doanh thôi, bgio lại mọc đầu 8 triệu nữa. Tôi biết kiếm ở đâu?..

Tôi trằn trọc, nhưng tự dối lòng là ko đâu, ko bị lừa đâu. Vì mọi người người ta làm được vậy cơ mà.

Mỗi lần đi OPP là mỗi lần về hưng phấn. Sau này tôi mới nghĩ opp hay nói chuyện với upline như là bị thôi miên, là phải làm theo ý họ… Có lẽ là vậy. Bắt buộc phải đi nếu muốn nhanh thành công và có tiền trả nợ.

Một lần nữa tôi bị cuốn theo chiều gió, tôi về tiếp tục vay mượn, thêm 8tr nữa để thu xếp đi Thái lan lớp đào tạo. Mà bạn tôi nói là không phải ai cũng đi được, phải xét, và bạn tôi xin mãi mới được 1 xuất cho tôi đi. Giá vé tham gia là 7 triệu , cộng với tiền máy bay nữa là 10 tr..

Lạy trời, tôi quyết định chai mặt đi vay tiền. Lúc đó gặp các bạn trong nhóm upline, ai cũng nói hồi đó họ cũng khó khăn y như vậy. Có người phải cầm xe, bán hết những gì họ có để tham gia, và bây giờ họ đã có tất cả. Tôi lại tin… Và tiếp tục mắc sai lầm.

Đi thái lan về được 1 nửa tháng, tôi lại bị upline hối thúc hoàn thành gói duy trì 200pv, phải thật nhanh trước ngày 12 của tháng thì mới được học lớp làm thủ lĩnh…

Đối với tôi, thời gian khi tôi tham gia vào unicity quay vòng đến chóng mặt. Lúc này đã có 2 bạn tham gia vào gói 500pv của tôi, tôi mừng lắm, nhưng lại xoay tiền để duy trì, cafe, và những khoản khác. Tôi lại phải cầm cố chiếc xe của mình lấy 10tr.

Lúc này tôi nghĩ tôi đã đánh đổi cả cuộc đời tôi, vì nếu thất bại, gia đình, bạn bè sẽ cười tôi. Và tôi không còn tiền để trả nợ.

Vậy là số tiền tôi đầu tư vào unicity đã lên gần 60 triệu. Tôi ko nghĩ nó nhiều đến vậy, tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ làm ra con số ây.

Rồi một ngày, tôi đến một quán cafe để hẹn một người mới. Trong lúc ngồi chờ đợi, tôi nghe sau lưng một câu chuyện, một câu chuyện làm tôi khóc. Tôi bừng tỉnh, nhưng đã quá trễ.

Một người phụ nữ trông rất sành điệu (theo kiểu cao bồi thôn), tay sục sục một chai nước màu xanh, mà tôi biết đó là diệp lục, là người cùng công ty unicity. Chị ta gọi điện thoại cho một người:

“Chị có muốn thành công không? Có muốn có tiền trả nợ không? Có muốn con chị được đi học Đại học không? Nếu có thì hãy nhanh lên. Thu xếp đưa em 20 triệu để em lấy hàng. Và đăng ký thành viên VIP cho chị. Và chị tuyển được 5 người, là lúc đó thu nhập của chị không dưới 20 triệu đâu.

Tin em đi, không lẽ em mà lại đi lừa chị sao? Không tin em sao? Mình cùng nhau làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn mà chị.”

Bên máy bên kia ầm ừ gì đó, rồi chị này tắt mày cười ha hả lên, nói với 1 chị ngồi bên cạnh: “Em lừa được bà Oanh rồi chị ah, thế là thêm 1 con nhạn đã bị lừa. Thôi thì thông cảm nhé, vì cuộc sống cả thôi, chị ráng mà đi lừa lại người khác để kiếm cơm

Nói xong chị ta lại cười ha hả. Lòng mình bắt đầu nóng rực lên, nước mắt ừng ực rồi ra. Nhắn tin cho con bé hẹn gặp là ko gặp nữa, để ngồi nghe tiếp câu chuyện. Nghe chị ta kể về thành tích mới 6 ngày lên được chức director. Mình nghe quen quen, quay lại nhìn… Thì ra đó là chị Trần Thị Chung, người hôm OPP đã lên chia sẻ thành công.

Nói trong nghẹn ngào, và làm mình khóc một trận… “Không ngờ bây giờ lại trở thành cáo đến vậy”.

Nghe ngóng tiếp câu chuyện, mình nghe chị ta bảo chuẩn bị đi Thái Lan tham gia UPS, nhưng em không tốn đồng nào đâu nhé. Thế chị kia mới hỏi sao đi nước ngoài lại không tốn?

Bà Chung này mới kể: “chị biết không, vé tham dự chỉ tầm 1,7. hay 1,8tr thôi, nhưng e cứ hô lên là 2.5tr thế là chúng nó nộp cho em. Chúng nó có biết mẹ gì về tiền về đầu, chỉ có upline tui e là biết đích thực về bao nhiêu thôi.

Vì qua đây, chỉ phát cho cái thẻ over sea để vào. Chứ có ghi tiền bạc gì đâu. Tthế là upnline chúng em qua đó chỉ cần dắt theo tầm chục đứa là có tiền ăn xài thả ga, ăn sang nhé. Tiền của chúng nó cả, vậy mà đứa nào cũng tấm tắc: upline sài sang thế này chắc lương cao lắm. Em chỉ cười, mà trong bụng cười đến tung cả ruột. lũ ngu!!!”

Trời đất, nghe đến đây, tim tôi như đập muốn tung lồng ngực.. Ngày đó tôi cũng nộp tiền đi thái lan là 2,5tr.. Là tiền tôi đi vay, đi mượn.. Vậy mà người ta nỡ làm vậy.

Tôi bắt đầu ôm mặt khóc. Khóc vì mình ngu, mình đã bị lừa.

Ráng chịu đựng, ngồi nghe tiếp bà Chừng ấy sẽ nói gì nữa. Bà ấy tiếp tục…

“Người này lừa người kia, người đi trước lừa người đi sau. Khi họ đã tham gia là ko dứt ra được, vì phải cố mà đi lừa để có tiền mà trả nợ. Ai vào đây cũng nợ nần thôi, lấy tiền đâu ra?”

Tôi nước mắt ngắn, nước mắt dài ra về. Trời Đà Lạt lại mưa, Tôi mặc kệ cho mưa. Tôi vừa đi vừa khóc, nhận ra một giá trị ở Unicity là “lừa đảo mới tồn tại được”.

Còn nhớ 1 câu mà 1 người upline nói “họ cười tôi, vì tôi không giống họ. Tôi cười họ, vì họ quá giống nhau” … Đúng, tôi đã bị cười là những người như tôi quá ngu, để họ ăn tiền của chúng tôi và còn cười vào mặt chúng tôi. Vì chúng tôi qua ngu giống nhau.

Về đến nhà, một đêm tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ có nên dừng lại hay tiếp tục?

Dừng lại, tiền đâu tôi sẽ trả nợ?

Tiếp tục, thì tôi lại phải đi lừa người khác? Để họ sẽ khốn đốn như tôi bây giờ?

Sau một đêm, tôi quyết định dừng lại. Tôi không thể nhẫn tâm đi lừa những người người tội nghiệp kia được. Họ đều là những người có hoàn cảnh khó khăn. Nếu họ không lừa ai được, thì tiền đâu mà họ trả nợ?

Và liệu tôi lừa được họ vào hệ thống, tôi có ăn ngon, ngủ yên với đồng tiền khốn khó của họ không?

Dừng lại thôi! tôi bắt đầu không tham gia opp, không liên lạc với ai nữa. Rồi xin 1 công việc đi làm, hẹn những người cho tôi vay là tôi sẽ cố gắng làm và trả nợ cho họ. Tôi thú nhận “tôi đã bị lừa”. Hên là mọi người đều là người thân, họ thông cảm và cho tôi khất nợ.

Bây giờ gần Tết rồi, tiền bạc tôi không còn 1 đồng, xe cộ thì cầm cố, hàng tháng phải đóng tiền lời. Tôi đau khổ lắm.

Tôi mong những người chuẩn bị bước vào unicity hay đã bước lỡ rồi, thì hãy suy nghĩ thật kỹ. Người đầu tiên mà unicity hướng dẫn bạn đầu tiên nên tuyển dụng là những người thân quen nhất… Đừng làm vậy với người thân, bạn bè của mình, tàn nhẫn lắm.

Unicity, làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn? hay làm cho cuộc sống đau khổ hơn? Tôi mong các bạn nhận được qua bài viết này, và tìm hiểu thật kỹ trên báo chí. Báo chí, tivi đã đưa hết lên rồi, đừng sai lầm mà bước vào vòng luẩn quẩn này nữa.

Có thể một số bạn làm trong hệ thống Unicity kho đọc bài này sẽ chửi tôi là thất bại nên nói lung tung? Các bạn sẽ hỏi tôi đã sử dụng sản phẩm chưa? Có tin sản phẩm không?

Tôi xin trả lời luôn: Tôi đã sử dụng tất cả.

Đối với bột diệp lục, tôi uống gần 4 tháng rồi. Vẫn không thấy gì thay đổi như quảng cáo. Tới tháng tôi vẫn đau bụng kinh bình thường, mụn vẫn mọc đều đều.

Duy nhất có trà thải độc ruột là như quảng cáo nội thải độc tố ra hết. Tôi ngoài cảm thấy uống vào là đi toilet cả ngày, không biết là có thái độc gì không? Chắc là có, vì chỉ thấy ở toilet liên tục. Tôi rất ốm, uống đã hết 3 hộp lean compllet, vẫn ko thấy mập 1kg nào.

Chị gái tôi rất mập, cho uống hết 3 hộp slim hết 6,6tr, 3 hộp noni mà giảm được có 1,5kg. So với quảng cáo là giảm 5,7cm vùng bụng…

Đạm đậu nành cũng vậy, uống thì dở mà rất đắt. 1 hộp đậu nành gần cả triệu bạc. Uống được nửa tháng là hết rồi, thử hỏi nửa tháng uống đậu nành mà hết gần 1 triệu, vậy người ta uống đậu nành nguyên chất còn to hơn. Tất cả chỉ là giả dối, nói quá sự thật…

Tôi lạy Unicity, tội chúng tôi lắm… Đừng làm cho cuộc sống của chúng tôi khổ hơn nữa.

P.S. Trong khi viết tôi quá nhiều cảm xúc và mệt mỏi, nên viết sai chính tả, không dấu. Mong mọi người bỏ qua.

BLACKYHANOI (VNECON)

_____________________

Chọn gia đình hay sự nghiệp?

Trong xã hội ngày nay, người phụ nữ đôi khi phải đứng trước sự chọn lựa: gia đình hay sự nghiệp. Và sự chọn lựa nào cũng có cái giá phải trả dù nhiều hay ít.

1. Trước kia vì hoàn cảnh gia đình, chị Bích Ngọc học hết cấp 3 rồi phải đi làm để phụ giúp gia đình. Anh Minh, chồng chị làm công nhân trong xưởng mộc, văn hoá chỉ tới cấp 2. Ðược cơ quan khuyến khích, chị thi vào đại học khi đứa con thứ ba tròn 5 tuổi.

Trong thời gian vừa học vừa làm, chị được sự giúp đỡ nhiệt tình của chồng vì theo anh “con cái ngày càng lớn, cha mẹ cần phải có văn hoá kha khá mới dạy được con”. Tưởng như thế là đã đủ cho một gia đình hạnh phúc, thế nhưng một năm sau ngày tốt nghiệp đại học, chị quyết định ra nước ngoài học lấy bằng cao hơn để “cống hiến được nhiều hơn cho xã hội”. Ngày tiễn vợ lên đường, anh Minh thở dài ngao ngán. Không phải anh là người ích kỷ nhưng theo anh, người phụ nữ dù giỏi giang đến đâu, dù có làm bà này bà nọ ngoài xã hội vẫn phải xem gia đình là trọng khi hai đứa con đang tuổi mới lớn rất cần bàn tay chăm sóc giáo dục của người mẹ.

Vì cha mẹ hai bên đều còn ở quê, thế nên anh vừa phải đi làm kiếm tiền vừa kiêm luôn việc dạy dỗ ba đứa trẻ. Anh nói: “Cực khổ vì mưu sinh tôi không ngại nhưng để dạy bọn trẻ nên người, theo tôi đó mới là chuyện “đại sự”. Tôi học ít, lo quần quật kiếm tiền, thời gian đâu có nhiều để theo sát mấy đứa nhỏ, nhất là hai đứa con gái đầu lòng. Ở tuổi này chuyện riêng tư gì nó đâu có nói với tôi”.

Hơn hai năm xa gia đình, ngày trở về cũng là ngày chị biết một sự thật đau lòng: hai đứa con gái bỏ học theo đám bạn ăn chơi lêu lổng, thằng con trai thì cứ hai năm một lớp. Chị trách móc anh không biết dạy dỗ con cái nên người, anh bảo hậu quả này do chị gây ra bởi chị chỉ nghĩ đến sự thành đạt của mình mà lơ là trách nhiệm làm mẹ. Không ai chịu ai, hai vợ chồng cãi nhau suốt ngày. Cuối cùng anh đành khăn gói ra đi bởi không “đấu lại trình độ lý luận sắc bén của vợ”, điều này đồng nghĩa với chuyện con cái không ra gì là tại anh.

2. Chị Thu Ba là người không nhanh nhẹn cũng không thông minh, nhưng cái cần mẫn, chăm chỉ đã giúp chị vượt qua 4 năm đại học một cách dễ dàng.

Trở về nhiệm sở cũ công tác thêm hai năm, chị được cơ quan ưu ái cho cái học bổng ở Thái Lan. Nhiều người trong cơ quan bàn tán, đa phần là phản đối. Không phải vì họ ghen tỵ mà vì chị “không có năng lực, học làm chi cho tốn tiền, phí thời gian” và “hai vợ chồng đang lục đục, chị cần ở nhà để củng cố tình cảm chứ đi vài năm e mất chồng”… Với mong muốn bằng chị bằng em, Thu Ba gạt bỏ mọi trở ngại quyết tâm lên đường du học.

Ðối với người ta, thời gian học hành ở xứ người cực một, còn chị phải cực tới… hai lần. Bởi vốn liếng tiếng Anh không khá, lên giảng đường nghe tiếng được tiếng mất. Ðể khắc phục, chị phải thu băng tất cả lời giảng của giáo viên, tối rã băng nghe lại, phải tra tự điển từng từ, ráp nối câu cú. Dù cố gắng cách mấy thì cũng câu được câu mất. Ðã thế lớp học không có người Việt nào cả, vì thế việc trao đổi thông tin bài vở với nhau cũng hạn chế. Ðêm nào cũng vậy chị thức đến 3 – 4 giờ sáng, kể cả ngày thứ bảy, chủ nhật. Ðầu óc chị lúc nào cũng chỉ có một chữ học. Nó ám ảnh đến nỗi năm học thứ nhất vừa chấm dứt thì chị mắc luôn chứng bệnh tâm thần nhẹ cần được nghỉ ngơi hoàn toàn trong 6 tháng.

Tiếc công “gieo hạt gần tới ngày gặt hái”, chị vẫn tiếp tục học bất chấp lời khuyên của bác sĩ. Lần này còn dữ dội hơn bởi phải hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp bằng tiếng Anh. Căng thẳng quá, thế là chị “bứt” luôn, trở nên người ngớ ngẩn phải bỏ ngang việc học về nước. Ở nhà, chồng chị đã có người phụ nữ khác. Mất chồng, việc làm cũng chẳng còn, chị phải về sống nương tựa vào ba má và mấy đứa em.

 

3. Khi con trai Minh Nhật được 6 tháng tuổi, hai vợ chồng chị Ánh Hồng gửi con cho ông bà nội để lên đường du học, anh học tại Mỹ còn chị làm nghiên cứu sinh ở Pháp. Bốn năm ở nước ngoài, hai lần về phép thăm gia đình vỏn vẹn 30 ngày. Ra trường, chồng chị trở về nước nhận công tác còn chị nhận lời mời cộng tác với một công ty tầm cỡ quốc tế bên đó ba năm. Thời gian xa cách đủ để chồng chị có vợ khác. Ðứa con trai sau bao nhiêu năm thiếu thốn tình mẫu tử nay được bù đắp từ bà mẹ kế.

Vì vậy khi chị trở về, đứa bé không gọi chị bằng mẹ, mà cái từ thiêng liêng này nó dành cho bà mẹ kế, người đã thương yêu chăm sóc nó trong những năm qua. Rất đau khổ nhưng chị không nỡ tách con mình ra khỏi cái nôi hạnh phúc mà nó đang hưởng.

4. Bạn tôi tháng trước nhận được học bổng nghiên cứu sinh ở Mỹ, chị đã mạnh dạn từ chối. Bởi theo chị, kiến thức có thể đến bằng nhiều con đường một khi mình có chí cầu tiến. Vả lại chị đang có hai cô con gái đang tuổi mới lớn cần có mẹ ở kế bên chăm sóc dạy dỗ. Không chút băn khoăn tiếc nuối về quyết định này, chị cho biết: “Mặc dù vị trí của người phụ nữ ngày càng được nâng cao trong xã hội, nhưng vai trò “nội tướng” vẫn được coi là nghĩa vụ quan trọng nhất của người phụ nữ. Vì vậy một khi mình thấy không thể chu toàn cả công việc xã hội lẫn gia đình một cách tốt nhất, là người phụ nữ, mình chấp nhận hy sinh cho gia đình.

Quyết định trên của chị bạn tôi chưa chắc đúng nhưng cũng có thể giúp bạn tham khảo, cân nhắc trước khi chọn lựa: sự nghiệp hay gia đình?

Ý HẢO

(*) Tên các nhân vật trong bài đã được đổi

Câu chuyện người Nhật quan niệm ăn mì sợi đón năm mới

Đó là câu chuyện về đêm giao thừa, người Nhật quan niệm ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của họ, cho đến ngày họ coi đó là một nghề kinh doanh phát đạt để kiếm tiền.

Chúc mừng năm mới Giáp Ngọ
Chúc mừng năm mới Giáp Ngọ

Ngày thường, đến chạng vạng tối trên đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày cuối năm mọi người đều lo về nhà sớm hơn một chút để kịp đón năm mới. Vì vậy đường phố trong phút chốc đã trở nên vắng vẻ.

Ông chủ quán Bắc Hải Đình là một người thật thà chất phát, còn bà chủ là một người nhiệt tình, tiếp đãi khách như người thân. Đêm giao thừa, khi bà chủ định đóng cửa thì cánh cửa bị mở ra nhè nhẹ, một người phụ nữ trung niên dẫn theo hai bé trai bước vào. Đứa nhỏ khoảng sáu tuổi, đứa lớn khoảng 10 tuổi. Hai đứa mặc đồ thể thao giống nhau, còn người phụ nữ mặc cái áo khoác ngoài lỗi thời.

– Xin mời ngồi!

Nghe bà chủ mời, người phụ nữ rụt rè nói:

– Có thể… cho tôi một… bát mì được không?

Phía sau người phụ nữ, hai đứa bé đang nhìn chăm chú.

– Đương nhiên… đương nhiên là được, mời ngồi vào đây.

Bà chủ dắt họ vào bàn số hai, sau đó quay vào bếp gọi to:

– Cho một bát mì.

Ba mẹ con ngồi ăn chung một bát mì trông rất ngon lành, họ vừa ăn vừa trò chuyện khe khẽ với nhau. “Ngon quá” – thằng anh nói.

– Mẹ, mẹ ăn thử đi – thằng em vừa nói vừa gắp mì đưa vào miệng mẹ.

Sau khi ăn xong, người phụ nữ trả một trăm năm mươi đồng. Ba mẹ con cùng khen: “Thật là ngon! Cám ơn!” rồi cúi chào và bước ra khỏi quán.

– Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ – ông bà chủ cùng nói.

Công việc hàng ngày bận rộn, thế mà đã trôi qua một năm. Lại đến ngày 31/12, ngày chuẩn bị đón năm mới. Công việc của Bắc Hải Đình vẫn phát đạt. So với năm ngoái, năm nay có vẻ bận rộn hơn. Hơn mười giờ, bà chủ toan đóng cửa thì cánh cửa lại bị mở ra nhè nhẹ. Bước vào tiệm là một người phụ nữ dẫn theo hai đứa trẻ. Bà chủ nhìn thấy cái áo khoác lỗi thời liền nhớ lại vị khách hàng cuối cùng năm ngoái.

– Có thể… cho tôi một… bát mì được không?

– Đương nhiên… đương nhiên, mời ngồi!

Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai như năm ngoái, vừa nói vọng vào bếp:

– Cho một bát mì.

Ông chủ nghe xong liền nhanh tay cho thêm củi vào bếp trả lời:

– Vâng, một bát mì!

Bà chủ vào trong nói nhỏ với chồng:

– Này ông, mình nấu cho họ ba bát mì được không?

– Không được đâu, nếu mình làm thế chắc họ sẽ không vừa ý.

Ông chủ trả lời thế nhưng lại bỏ nhiều mì vào nồi nước lèo, ông ta cười cười nhìn vợ và thầm nghĩ: “Trông bà bề ngoài khô khan nhưng lòng dạ cũng không đến nỗi nào!”

Ông làm một tô mì to thơm phức đưa cho bà vợ bưng ra. Ba mẹ con ngồi quanh bát mì vừa ăn vừa thảo luận. Những lời nói của họ đều lọt vào tai hai vợ chồng ông chủ quán.

– Thơm quá!

– Năm nay vẫn được đến Bắc Hải Đình ăn mì thật là may mắn quá!

– Sang năm nếu được đến đây nữa thì tốt biết mấy!

Ăn xong, trả một trăm năm mươi đồng, ba mẹ con ra khỏi tiệm Bắc Hải Đình.

– Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ!

Nhìn theo bóng dáng ba mẹ con, hai vợ chồng chủ quán thảo luận với nhau một lúc lâu.

Đến ngày 31/12 lần thứ ba, công việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn rất tốt, vợ chồng ông chủ quán bận rộn đến nỗi không có thời gian nói chuyện. Đến 9g30 tối, cả hai người đều cảm thấy trong lòng có một cảm giác gì đó khó tả. Đến 10 giờ, nhân viên trong tiệm đều đã nhận bao lì xì và ra về. Ông chủ vội vã tháo các tấm bảng trên tường ghi giá tiền của năm nay là “200đ/bát mì” và thay vào đó giá của năm ngoái “150đ/bát mì”. Trên bàn số hai, ba mươi phút trước bà chủ đã đặt một tờ giấy “Đã đặt chỗ”. Đúng 10g30, ba mẹ con xuất hiện, hình như họ cố chờ khách ra về hết rồi mới đến. Đứa con trai lớn mặc bộ quần áo đồng phục cấp hai, đứa em mặc bộ quần áo của anh, nó hơi rộng một chút, cả hai đứa đều đã lớn rất nhiều.

– Mời vào! Mời vào! – bà chủ nhiệt tình chào đón.

Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của bà chủ, người mẹ chậm rãi nói:

– Làm ơn nấu cho chúng tôi… hai bát mì được không?

– Được chứ, mời ngồi bên này!

Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai, nhanh tay cất tờ giấy “Đã đặt chỗ” đi, sau đó quay vào trong la to: “Hai bát mì”.

– Vâng, hai bát mì. Có ngay.

Ông chủ vừa nói vừa bỏ ba phần mì vào nồi.

Ba mẹ con vừa ăn vừa trò chuyện, dáng vẻ rất phấn khởi. Đứng sau bếp, vợ chồng ông chủ cũng cảm nhận được sự vui mừng của ba mẹ con, trong lòng họ cũng cảm thấy vui lây.

– Tiểu Thuần và anh lớn này, hôm nay mẹ muốn cảm ơn các con!

– Cảm ơn chúng con? Tại sao ạ?

– Chuyện là thế này: vụ tai nạn xe hơi của bố các con đã làm cho tám người bị thương, công ty bảo hiểm chỉ bồi thường một phần, phần còn lại chúng ta phải chịu, vì vậy mấy năm nay mỗi tháng chúng ta đều phải nộp năm mươi ngàn đồng.

– Chuyện đó thì chúng con biết rồi – đứa con lớn trả lời.

Bà chủ đứng bên trong không dám động đậy để lắng nghe.

– Lẽ ra phải đến tháng ba năm sau chúng ta mới nộp hết nhưng năm nay mẹ đã nộp xong cả rồi!

– Hả, mẹ nói thật đấy chứ?

– Ừ, mẹ nói thật. Bởi vì anh lớn nhận trách nhiệm đi đưa báo, còn Tiểu Thuần giúp mẹ đi chợ nấu cơm làm mẹ có thể yên tâm làm việc, công ty đã phát cho mẹ một tháng lương đặc biệt, vì vậy số tiền chúng ta còn thiếu mẹ đã nộp hết rồi.

– Mẹ ơi! Anh ơi! Thật là tốt quá, nhưng sau này mẹ cứ để con tiếp tục nấu cơm nhé.

– Con cũng tiếp tục đi đưa báo. Tiểu Thuần chúng ta phải cố gắng lên!

– Mẹ cám ơn hai anh em con nhiều!

– Tiểu Thuần và con có một bí mật chưa nói cho mẹ biết. Đó là vào một ngày chủ nhật của tháng mười một, trường của Tiểu Thuần gửi thư mời phụ huynh đến dự một tiết học. Thầy giáo của Tiểu Thuần còn gửi một bức thư đặc biệt cho biết bài văn của Tiểu Thuần đã được chọn làm đại diện cho Bắc Hải đảo đi dự thi văn toàn quốc. Con nghe bạn của Tiểu Thuần nói mới biết nên hôm đó con đã thay mẹ đến dự.

– Có thật thế không? Sau đó ra sao?

– Thầy giáo ra đề bài: “Chí hướng và nguyện vọng của em là gì?” Tiểu Thuần đã lấy đề tài bát mì để viết và được đọc trước tập thể nữa chứ. Bài văn được viết như sau: “Ba bị tai nạn xe mất đi để lại nhiều gánh nặng. Để gánh vác trách nhiệm này, mẹ phải thức khuya dậy sớm để làm việc”. Đến cả việc hàng ngày con phải đi đưa báo, em cũng viết vào bài nữa. Lại còn: “Vào tối 31/12, ba mẹ con cùng ăn một bát mì rất ngon. Ba người chỉ gọi một tô mì, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn cám ơn và còn chúc chúng tôi năm mới vui vẻ nữa. Lời chúc đó đã giúp chúng tôi có dũng khí để sống, khiến cho gánh nặng của ba để lại nhẹ nhàng hơn”. Vì vậy Tiểu Thuần viết rằng nguyện vọng của nó là sau này mở một tiệm mì, trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất ở Nhật Bản, cũng sẽ nói với khách hàng của mình những câu như: “Cố gắng lên! Chúc hạnh phúc! Cám ơn!”

Đứng sau bếp, hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà nước mắt lăn dài.

– Bài văn đọc xong, thầy giáo nói: anh của Tiểu Thuần hôm nay thay mẹ đến dự, mời em lên phát biểu vài lời.

– Thật thế à? Thế lúc đó con nói sao?

– Bởi vì quá bất ngờ nên lúc đầu con không biết phải nói gì cả, con nói: “Cám ơn sự quan tâm và thương yêu của thầy cô đối với Tiểu Thuần. Hàng ngày em con phải đi chợ nấu cơm nên mỗi khi tham gian hoạt động đoàn thể gì đó nó đều phải vội vả về nhà, điều này gây không ít phiền toái cho mọi người. Vừa rồi khi em con đọc bài văn thì trong lòng con cảm thấy sự xấu hổ nhưng đó là sự xấu hổ chân chính. Mấy năm nay mẹ chỉ gọi một bát mì, đó là cả một sự dũng cảm. Anh em chúng con không bao giờ quên được… Anh em con tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa, quan tâm chăm sóc mẹ nhiều hơn. Cuối cùng con nhờ các thầy cô quan tâm giúp đỡ cho em con.”

Ba mẹ con nắm tay nhau, vỗ vai động viên nhau, vui vẻ cùng nhau ăn hết tô mì đón năm mới rồi trả 300 đồng, nói câu cám ơn vợ chồng chủ quán, cúi chào và ra về. Nhìn theo ba mẹ con, vợ chồng ông chủ quán nói với theo:

– Cám ơn! Chúc mừng năm mới!

Lại một năm nữa trôi qua.

Bắc Hải Đình vào lúc 9g tối, bàn số hai được đặt một tấm giấy “Đã đặt chỗ” nhưng ba mẹ con vẫn không thấy xuất hiện.

Năm thứ hai rồi thứ ba, bàn số hai vẫn không có người ngồi. Ba mẹ con vẫn không thấy trở lại. Việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn như mọi năm, toàn bộ đồ đạc trong tiệm được thay đổi, bàn ghế được thay mới nhưng bàn số hai thì được giữ lại y như cũ.

“Việc này có ý nghĩa như thế nào?” Nhiều người khách cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh này nên đã hỏi. Ông bà chủ liền kể lại câu chuyện bát mì cho mọi người nghe. Cái bàn cũ kia được đặt ngay chính giữa, đó cũng là một sự hy vọng một ngày nào đó ba vị khách kia sẽ quay trở lại, cái bàn này sẽ dùng để tiếp đón họ. Bàn số hai “cũ” trở thành “cái bàn hạnh phúc”, mọi người đều muốn thử ngồi vào cái bàn này.

Rồi rất nhiều lần 31/12 đã đi qua.

Lại một ngày 31/12 đến. Các chủ tiệm lân cận Bắc Hải Đình sau khi đóng cửa đều dắt người nhà đến Bắc Hải Đình ăn mì. Họ vừa ăn vừa chờ tiếng chuông giao thừa vang lên. Sau đó, mọi người đi bái thần, đây là thói quen năm, sáu năm nay. Hơn 9g30 tối, trước tiên vợ chồng ông chủ tiệm cá đem đến một chậu cá còn sống. Tiếp đó, những người khác đem đến nào là rượu, thức ăn, chẳng mấy chốc đã có khoảng ba, bốn chục người. Mọi người rất vui vẻ. Ai cũng biết lai lịch của bàn số hai. Không ai nói ra nhưng thâm tâm họ đang mong chờ giây phút đón mừng năm mới. Người thì ăn mì, người thì uống rượu, người bận rộn chuẩn bị thức ăn… Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện, từ chuyện trên trời dưới đất đến chuyện nhà bên có thêm một chú nhóc nữa. Chuyện gì cũng tạo thành một chuỗi câu chuyện vui vẻ. Ở đây ai cũng coi nhau như người nhà.

Đến 10g30, cửa tiệm bỗng nhiên mở ra nhè nhẹ, mọi người trong tiệm liền im bặt và nhìn ra cửa. Hai thanh niên mặc veston, tay cầm áo khoác bước vào, mọi người trong quán thở phào và không khí ồn ào náo nhiệt trở lại. Bà chủ định ra nói lời xin lỗi khách vì quán đã hết chỗ thì đúng lúc đó một người phụ nữ ăn mặc hợp thời trang bước vào, đứng giữa hai thanh niên.

Mọi người trong tiệm dường như nín thở khi nghe người phụ nữ ấy nói chầm chậm:

– Làm ơn… làm ơn cho chúng tôi ba bát mì được không?

Gương mặt bà chủ chợt biến sắc. Đã mười mấy năm rồi, hình ảnh bà mẹ trẻ cùng hai đứa con trai chợt hiện về và bây giờ họ đang đứng trước mặt bà đây. Đứng sau bếp, ông chủ như mụ người đi, giơ tay chỉ vào ba người khách, lắp lắp nói:

– Các vị… các vị là…

Một trong hai thanh niên tiếp lời:

– Vâng! Vào ngày cuối năm của mười bốn năm trước đây, ba mẹ con cháu đã gọi một bát mì, nhận được sự khích lệ của bát mì đó, ba mẹ con cháu như có thêm nghị lực để sống. Sau đó, ba mẹ con cháu đã chuyển đến sống ở nhà ông bà ngoại ở Tư Hạ. Năm nay cháu thi đỗ vào trường y, hiện đang thực tập tại khoa nhi của bệnh viện Kinh Đô. Tháng tư năm sau cháu sẽ đến phục vụ tại bệnh viện tổng hợp của Trát Hoảng. Hôm nay, chúng cháu trước là đến chào hỏi bệnh viện, thuận đường ghé thăm mộ của ba chúng cháu. Còn em cháu mơ ước trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản không thành, hiện đang là nhân viên của Ngân hàng Kinh Đô. Cuối cùng, ý định nung nấy từ bao lâu nay của chúng cháu là hôm nay, ba mẹ con cháu muốn đến chào hỏi hai bác và ăn mì ở Bắc Hải Đình này.

Ông bà chủ quán vừa nghe vừa gật đầu mà nước mắt ướt đẫm mặt. Ông chủ tiệm rau ngồi gần cửa ra vào đang ăn đầy miệng mì, vội vả nhả ra, đứng dậy nói:

– Này, ông bà chủ, sao lại thế này? Không phải là ông bà đã chuẩn bị cả mười năm nay để có ngày gặp mặt này đó sao? Mau tiếp khách đi chứ. Mau lên!

Bà chủ như bừng tỉnh giấc, đập vào vai ông hàng rau, cười nói:

– Ồ phải… Xin mời! Xin mời! Nào bàn số hai cho ba bát mì.

Ông chủ vội vàng lau nước mắt trả lời:

– Có ngay. Ba bát mì.

Sưu tầm internet

Sếp đề nghị tôi ‘tình một đêm’

Khi còn độc thân, nghe những lời có cánh của ông đôi lúc cũng bối rối, tuy vậy vẫn đủ tỉnh táo nói “không”. Thời gian gần đây, ông tỏ ra quan tâm, nói bóng gió và đỉnh điểm rủ tôi vào khách sạn theo kiểu “tình một đêm”.

Tôi 42 tuổi, nhan sắc bình thường, có điều như một số người quen nhận xét, tôi giỏi giang trong công việc và có duyên. Sếp xấp xỉ 60, nhiều người phụ nữ đã đi qua cuộc đời, ông đa tình, nói chuyện siêu dẻo.

Tôi vào làm việc cho ông gần 20 năm, trước đây ông cũng có thời gian đeo đuổi tôi. Lúc ấy, khi còn độc thân, nghe những lời có cánh của ông đôi lúc cũng bối rối, chao đảo. Tuy vậy, tôi vẫn đủ tỉnh táo để nói “không”, cuối cùng sóng yên gió lặng.

Giờ tôi đã có gia đình, ông vẫn không từ bỏ hẳn ý định năm xưa. Thời gian gần đây, ông tỏ ra quan tâm, nói bóng nói gió và đỉnh điểm rủ tôi vào khách sạn theo kiểu “tình một đêm”.

Tôi thuộc tuýp phụ nữ truyền thống, không chú trọng tiền bạc, địa vị, từ chối lời đề nghị khiếm nhã của ông đối với tôi không quá khó, chỉ băn khoăn một điều từ chối thế nào để không mất tình cảm đồng nghiệp, dù sao tôi cũng làm ở công ty này gần 20 năm. Tôi đã nghĩ đến việc mắng cho ông ta một trận rồi nghỉ luôn, có nên không? Xin hãy cho tôi một lời khuyên, chân thành cảm ơn.

Theo tâm sự của chị Thanh

Có lẽ tôi đã sai!

Tôi thầm nghĩ là đồng nghiệp với nhau có gì không đúng thì nói thẳng với nhau cũng là giúp nhau sửa đổi ấy thế mà lại đi than thở sau lưng tôi, thì lúc nào người mới cũng nhiều sơ xuất và không có kinh nghiệm phải không.

Tâm trạng tôi lúc này có thể nói không còn từ nào diễn tả trọn nỗi buồn trong tôi. Tôi một cô gái khá may mắn khi được một cô giáo giỏi nổi tiếng nhận làm học trò. Tôi thấy vui lắm nhưng cũng cảm thấy trách nhiệm nặng nề đặt trên vai mình, lỡ làm không tốt sẽ làm phụ lòng cô, lỡ mà mình sơ sót sẽ khiến cô buồn, nói chung tôi chỉ biết cố gắng và cố gắng.

Nhưng niềm vui, niềm động lực trong tôi đã dập tắt ngay khi mới ngày đầu tôi đi làm về, tối đó tôi nghe nhỏ bạn cùng phòng, cũng là em gái họ của bạn trai tôi đang thực tập ở đó về kể cho tôi nghe hình như mấy chị trong công ty không ai thích tôi hết, hôm nay lúc ăn trưa nghe mấy chị bàn tán nói chung không tốt về tôi, tôi nghe thấy mà lòng nặng trĩu, tôi có cảm giác mình bị tổn thương.

Có lẽ với các bạn đó là một chuyện bình thường hết đỗi bình thường nhưng với tôi nó là điều tồi tệ nhất, tính tự ái trong tôi trỗi dậy tôi thấy xấu hổ khi đối diện với nhỏ vì nhỏ cũng đi thực tập mà lại được yêu mến hơn tôi trong khi tôi đi làm hết sức bình thường mới có một ngày mà bị nói than mệt này nọ.

Tôi thầm nghĩ là đồng nghiệp với nhau có gì không đúng thì nói thẳng với nhau cũng là giúp nhau sửa đổi ấy thế mà lại đi than thở sau lưng tôi, thì lúc nào người mới cũng nhiều sơ xuất và không có kinh nghiệm phải không, tôi gần như muốn khóc thật sự là muốn khóc khi nghe những lời đó. Tôi đã gửi mail cho cô xin nghỉ vì tôi thấy trong cùng một chỗ làm mà không hài lòng về nhau như thế sẽ không có động lực để mình tiếp tục đâu.

Nhưng mà cô đã nói tôi rằng công ty không bao giờ có chuyện đó xảy ra, vì nội quy công ty là thế, tôi tin cô nhưng tôi cũng vẫn buồn không lẽ nhỏ nói sạo tôi. Cô gọi tôi tới để hỏi nhỏ cho rõ nhưng tôi biết khi tôi đến đồng nghĩa với việc nhỏ sẽ bị ảnh hưởng sau này, tôi không muốn vì tôi mà làm ảnh hưởng tới nhỏ, nhất là khi nhỏ có quan hệ anh em với bạn trai tôi.

Tôi thấy buồn lắm khi nhỏ giận hờn tôi trách tôi đã nói ra, nhỏ mắng tôi không chơi với tôi nữa, tôi thấy có khi mình đã sai rất nhiều, nhỏ nói đúng tôi chỉ nghĩ cho bản thân tôi thôi chỉ biết tự ái của bản thân mà không nghĩ tới ảnh hưởng của nhỏ. Nhỏ hằng ngày phải tới công ty, nhỏ không  muốn mới đi thực tập mà gây định kiến với người ta, nhưng có lẽ trong lúc đó tôi hơi mất bình tĩnh mà đã nói cho cô biết, tôi thấy tôi ngốc lắm tôi không biết bình tĩnh sẽ hỏng hết mọi chuyện, có lẽ trong tôi luôn thiếu đi từ “ nhẫn”, một từ tôi cần phải cố gắng sửa đổi để có được nó.

Tôi biết giờ tôi có xin lỗi nhỏ cũng không tha lỗi cho tôi đâu, vì tôi đã làm nhỏ bị ảnh hưởng, tôi thật sự thấy mình đúng là kẻ chuyên gia gây rắc rối, là một kẻ chị suốt ngày sợ người này nghĩ sai về mình người kia nghĩ không đúng về mình. Nếu cuộc sống cứ sợ thế này thế kia thì sao tôi thành công được phải không.

Sau lần này tôi biết tôi đã học được một bài học vun đắp cho từ nhân nhưng đánh đổi cho nó là một tình bạn tôi đã có hơn ba năm qua, nhưng thật sự nhỏ đã không hiểu tôi.

Theo tâm sự của Thi Vũ

Gia đình tôi đã có may mắn được “ông đa cấp” làm tan cửa nát nhà

Các bạn thân mến, khi tôi đang viết những tâm sự này để chia sẻ với mọi người thì dưới phòng khách, hàng chục vị khách đang được mẹ tôi mời tới để giới thiệu dùng sản phẩm Amway và tham gia hình thức bán hàng đa cấp này. Nếu như trước kia, khi mẹ tôi chưa tham gia Amway, thì thứ 7 và chủ nhật là ngày mà gia đình tôi quây quần bên nhau dù cả nhà mới có 6 người.Và phòng khách là nơi chúng tôi cùng ngồi xem ti vi hay uống trà và bàn luận về mọi thứ, thì nay, cứ tối chủ nhật và thứ 7, nó trở thành địa điểm hội thảo của Amway.

 

Mô hình kinh doanh đa cấp
Mô hình kinh doanh đa cấp

Gia đình nhà chồng tôi được xếp vào hàng khá giả tại Hà Nội. Vì sao ư, mọi người bảo rằng, bố mẹ lương cao, có địa vị; con cái học hành tới nơi tới chốn, xinh xắn, công việc ổn định, có thu nhập tốt; có 02 căn nhà 05 tầng rộng hơn trăm mét tại 02 quận lớn của thành phố; có vườn rộng hàng nghìn mét vuông tại Hòa lạc và có 02 chiếc ô tô dùng để đi lại; chưa kể còn có 4 chiếc xe máy và những mảnh đất mà bố tôi mua mà không cho chúng tôi biết.

Khi chúng tôi cưới nhau, bố chồng tôi bảo rằng, chỉ mong tôi có công việc nhàn nhã, có nhiều thời gian chăm sóc gia đình, hương khói cho tổ tiên. Bố tôi không muốn con dâu phải lăn lê kinh doanh kiếm tiền vì điều kiện gia đình tôi không phải là nghèo khó.

Tuy vậy, vợ chồng tôi vẫn đang nóng lòng muốn kinh doanh để tích cóp vốn cho gia đình nhỏ của mình. Và hàng tối trước khi đi ngủ, chúng tôi vẫn bàn luận với nhau.

Mẹ tôi tuy sắp nghỉ hưu nhưng là mẫu người năng động. Hầu như mẹ có ít thời gian cho gia đình. Ngày mẹ đi dậy học, tối mẹ đi dậy khiêu vũ cũng là để rèn luyện bản thân. Vì thế, hầu như tối nào nhà tôi cũng ăn uống tạm bợ, có gì ăn nấy. Và thường là mẹ ăn tạm đồ nguội trước hoặc ra ngoài ăn rồi đi làm. Ở nhà, mấy anh em lại tự nấu nướng còn bố tôi lại lên phòng 1 mình.

Tôi về làm dâu, thay mẹ làm việc gia đình. Dù vất vả, tôi chưa từng kêu ca hay phàn nàn gì cả. Tôi có chút hâm mộ mẹ tôi vì mẹ là người rất hiện đại và suy nghĩ thoáng. Mẹ hay ủng hộ tôi đeo đuổi những giấc mơ của riêng mình. Tôi và mẹ hay gần gũi nhau. Khi cuối tuần mẹ con tôi đi mua sắm, đi ăn uống. Đến bữa chúng tôi cùng nấu nướng. Buổi tối khi mẹ tôi đi dậy về là tôi lại chờ để hâm cơm cho mẹ ăn. Và những lúc cạnh nhau, Mẹ hay kể cho tôi nghe về cuộc đời của mẹ, về những chuyện buồn chuyện vui của mẹ. Thế nên trong gia đình này, tôi lại là người biết mọi chuyện. Tôi rất thương và yêu quý mẹ tôi.

Rồi dần dần, gia đình nhà tôi không còn êm đềm như trước nữa. Tôi cũng “sợ” ngồi với mẹ sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi và vất vả. Bố tôi chẳng mấy khi về nhà. Trong nhà thường xuyên có lời trách móc và mắng mỏ của mẹ tôi giành cho tất cả mọi người. Tại sao chỉ trong 02 tháng mà gia đình tôi lại vậy? Không phải vì tiền, không phải vì chuyện gia đình mà là vì Amway. Mọi chuyện bắt đầu từ khi mẹ tôi tham gia Amway.

Trong khi cả nhà tôi, ai cũng từng hiểu về Amway và hình thức bán hàng đa cấp và ít nhất là tôi từng tham gia bán hàng đa cấp 1 lần cũng như có nhiều người bạn tham gia kinh doanh Amway. Chỉ riêng mẹ tôi là chưa hề biết tới nó cũng như hình thức kinh doanh này. Mẹ tôi lại không thích ở nhà khi nghỉ hưu, mẹ tôi muốn đi chơi, đi nước ngoài, muốn nâng mũi, mua xe….Nói tóm lại, nếu như bố tôi muốn mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi, đi lễ chùa cầu phúc cho con cháu, tham gia hoạt động cộng đồng, là chỗ dựa tinh thần cho chồng con thì mẹ tôi muốn bản thân mình hoàn toàn ngược lại. Mẹ tôi thích làm việc, thích ra ngoài vì nghĩ rằng, ở 1 chỗ là ì trệ và không còn quan trọng với gia đình nữa.

Tôi tôn trọng suy nghĩ này của mẹ dù tôi biết nhiều người phụ nữ nghỉ hưu, họ rất hạnh phúc khi dành thời gian chăm lo cho gia đình mình sau hàng chục năm trời phải đi làm kiếm tiền nuôi con.

Khi mẹ tôi được giới thiệu tham gia Amway, bố con tôi không ngăn cản mà chỉ muốn mẹ biết những thông tin về nó. Chúng tôi lên mạng tìm các bài viết cả tích cực cả tiêu cực về Amway mang về cho mẹ đọc. Tôi gặp bạn bè tôi nghe họ nói về Amway và những vấn đề nguy hiểm khi tham gia Amway để về tôi kể cho mẹ tôi nghe. Bố tôi nói chuyện với mẹ tôi về nó…Tất cả chỉ để mẹ hiểu rõ những mặt được và chưa được của nó. Thế nhưng, sau hàng loạt các buổi đi nghe giới thiệu sản phẩm, các buổi gặp gỡ khách hàng, các buổi thuyết giáo của các bậc đã thành công rực rỡ với công việc kinh doanh này, các buổi giải thích vì sao nên tham gia Amway…vào các tối và ngày nghỉ trong tuần, thậm chí mẹ tôi xin nghỉ công tác để đi nghe giảng về Amway, mẹ tôi không hề tin những gì chúng tôi nói. Mẹ một mực cho rằng nó vô cùng tuyệt vời. Và với vài chục năm cũng tham gia kinh doanh của mẹ, mẹ biết nó là hình thức kinh doanh tuyệt nhất từ trước tới nay.

Mặc dù không hề muốn mẹ tham gia nhưng chúng tôi không phản đối và tỏ ra tôn trọng mẹ. Mọi thứ sẽ chẳng có gì nếu mẹ tôi không quay ra thuyết phục bố và chúng tôi mua hàng.

Ngay từ đầu, chúng tôi đã nói là sẽ không tham gia. Mà sẽ ủng hộ mẹ tôi bằng cách mua vài sản phẩm dùng, mặc dù hàng của Amway rất đắt!.

Hàng chất lượng
Hàng chất lượng – Ảnh minh họa

Tuy nhiên, mẹ tôi lại ngược lại, muốn cả nhà phải tham gia. Mẹ tôi nghĩ mọi cách để lôi kéo cả gia đình tham gia. Cứ gặp nhau, là mẹ tôi lại nói về Amway thao thao bất tuyệt dù chúng tôi đã thể hiện rõ quan điểm. Thay vì những câu chuyện tham hỏi nhau, tâm sự với nhau trước kia thì chỉ có mẹ tôi nói về Amway. Chúng tôi vô cùng mệt mỏi và thấy thất vọng.

Em gái tôi đang có người yêu. Mẹ tôi bảo rằng, nếu người yêu nó mà không tham gia Amway thì đừng hòng yêu con gái mẹ. Sinh nhật mẹ, 8/3, mẹ bảo là mẹ chẳng cần ai tặng quà; nếu không tham gia Amway ủng hộ mẹ. Ngày sinh nhật em trai tôi, mẹ không tham dự cùng gia đình vì nó trùng vào đúng dịp có hội thảo Amway. Ngày cuối tuần mẹ cũng đi Amway. Các buổi tối mẹ nghỉ dạy khiêu vũ để đi Amway. Có ngày thường, mẹ cũng xin nghỉ công tác để đi dự hội thảo Amway…cộng với việc chúng tôi sợ phải nghe mẹ nói về Amway; thậm chí vài ngày liền chúng tôi còn chả thấy mặt nhau.

Chúng tôi nghĩ có lẽ là mẹ thôi rồi, không còn thuyết phục chúng tôi tham gia nữa. Thì ngược lại, mẹ tôi quay ra trách móc và coi thường cả mấy bố con tôi. Mẹ tôi nói trước mặt con cái là để có ngày hôm nay, tất cả là công sức của mẹ. Mẹ tôi phủ nhận mọi công lao của bố tôi. Rồi mẹ tôi nói vợ chồng chúng tôi ăn bám, chỉ biết dựa dẫm vào bố mẹ, chỉ biết ở nhà cao cửa rộng, đi ô tô mà không biết làm ăn. Mẹ tôi bảo các em tôi lười biếng, chậm chạp và không biết cách chớp cơ hội. Mẹ bảo là bố con tôi quá chán, không nhạy bén và thông minh.

Mẹ tự động mua hàng chục triệu hàng mang về nhà vì bảo rằng hàng Amway sắp tăng giá, tăng vài chục phần trăm. Rồi số hàng đó, mẹ tôi phân cho bố con tôi dùng 1 phần. Bố tôi không dùng trả lại thì mẹ lại bắt đầu nói trách móc, giận dỗi và kêu ca bố tôi. Nếu ngày xưa mẹ dạy tôi tiết kiệm dùng nước rửa bát Mỹ hảo chỉ mười mấy nghìn thì nay mẹ bắt tôi ngày nào cũng phải xịt nước cọ nhà bếp Amway hơn trăm nghìn. Tất cả mọi sản phẩm của Amway đều đắt, theo như tôi biết, sản phẩm thấp nhất là kem đánh răng mà đã chín mấy nghìn rồi.

Mẹ biết dù nói nữa thì bố con tôi không tham gia, nên lại quay ra nhiếc móc tiếp và luôn khó tính. Hầu như lúc nào tôi cũng thấy khuôn mặt của mẹ như suy tính điều gì đó. Riêng tôi là con dâu, mẹ tôi càng thể hiện sự khó tính của mình. Tôi làm gì mẹ cũng không thích. Mua gì mẹ cũng chê. Nói gì mẹ cũng vặn vẹo. Trong khi tôi luôn được mọi người yêu quý và đánh giá là dâu hiền và thảo. Thâm tâm tôi luôn yêu quý và mong mẹ cũng yêu quý tôi vậy.

Chồng tôi luôn trăn trở để kinh doanh. Công việc căng thẳng vậy mà mẹ tôi toàn nói thẳng là chồng tôi chỉ biết ăn bám và dựa dẫm vào bố mẹ. Lương của tôi cũng không phải thấp, ngoài ra tôi cũng có vài dự án kinh doanh nên chẳng có lúc nào gọi là rảnh rỗi. Vậy mà mẹ toàn xen kẽ việc giáo huấn người vợ phải lao động kinh doanh ra sao với việc bảo tôi nên tham gia Amway.

Từ người trong gia đình, mẹ thuyết phục họ hàng tham gia Amway. Mẹ tận dụng các buổi giỗ chạp, cưới xin, đám hỏi, lên nhà mới…để mang hàng tới giới thiệu cho mọi người. Mẹ còn mang hàng đống hàng mang về quê để giới thiệu. Người ở quê toàn làm ruộng, theo như bố tôi nói là họ cần mẫn nắng mưa vài tháng mới bán được vài trăm nghìn một sào lúa. Ấy vậy mà mẹ tôi cũng không tha. Họ cũng không hiểu biết về Amway, về cái gọi là tuyệt vời mà mẹ tôi nói với họ. Họ hỏi mẹ tôi là, muốn da bớt nhăn và đen sạm đi thì nên uống gì. Mẹ tôi bảo rằng, cứ tin chị, uống vitaminC kết hợp với vitamin Daily (2 sản phẩm của Amway) là da hết luôn. Thế là họ đều tin và họ hứa về bàn với chồng để lấy tiền bán thóc mua hàng cho mẹ.

Rồi tới sinh viên. Mẹ bảo là sinh viên mà mẹ đã giới thiệu tham gia Amway thì chơi suốt mà 1 tháng cũng bán được 1 triệu tiền lãi. Trong khi thực sự là tôi chưa thấy sinh viên nào tham gia Amway và đã bán hàng. Mẹ khiến cho sinh viên, những đứa còn nghèo, muốn nhiều tiền để trang trải việc học, muốn đổi đời tin vào cô giáo của mình. Có những sinh viên tới nộp ảnh và 200.000 đồng làm thẻ cho mẹ tôi mà nó vẫn không biết làm thế để làm gì. Tôi hỏi biết để làm gì không, nó bảo là em không biết, cô bảo cứ mang sang, cô dậy làm giàu!. Mẹ tôi còn hứa, em nào tham gia Amway, mẹ tôi sẽ ưu tiên điểm học tập hơn.

Bố con tôi thấy vậy thì buồn lắm, nói thì mẹ tôi không nghe. Bố mẹ tôi suốt ngày cãi nhau vì bố tôi không đồng ý mẹ đối xử với người nông dân như vậy. Thậm chí mẹ còn tìm cách có số điện thoại của những người công tác tại cơ quan bố tôi để gọi điện mời họ tham gia Amway. Bố mẹ tôi càng căng thẳng hơn. Mẹ tôi bảo là, cả nhà tôi chả ai quan tâm mẹ. Ai cũng lười biếng và dựa dẫm. Mẹ tôi chả cần. Mẹ tôi bảo là quá buồn vì gia đình tôi đối xử với mẹ như vậy.

Giờ, gia đình chúng tôi chẳng còn như xưa nữa, có 2 tháng, từ khi mẹ tôi tham gia Amway mà đã trở thành vậy. Bố tôi ở luôn trên vườn và không về nhà. Chúng tôi thì không thích ngồi nói chuyện với mẹ. Tôi phải làm nhiều việc nhà hơn vì mẹ tôi không có thời gian cho gia đình nữa. Mẹ nói mẹ phải kinh doanh vì ước mơ của mình.

Mẹ nói chúng tôi rằng, tham gia Amway thì sau này chỉ chơi thôi mà vẫn có tiền. có thể vì thế, mà mẹ chấp nhận đêm ngày bỏ bê công việc giảng dậy, khiêu vũ và nghỉ ngơi cho Amway. Suốt ngày mẹ tìm cách làm sao để lôi kéo người tham gia Amway. Nhà tôi giờ chất đống hàng, tôi chưa thấy ai tới mua hàng cho mẹ. Cứ tháng nào Amway thông báo tăng giá là mẹ lại mua chục triệu tiền hàng thủ sẵn.

Bố tôi dạo này buồn lắm. Chúng tôi rất thương bố tôi mà chả biết phải làm sao. Bố tôi bảo là có cách nào để mẹ tỉnh ra không, không còn mê muội nữa không? Thì bạn tôi từng tham gia Amway và đã bỏ nói rằng, chỉ có cách là cứ để bác ấy làm, đến khi thất bại mới thôi mê muội. Vì bạn tôi trước đây cũng như vậy.

Chúng tôi đều làm kinh doanh, nên hiểu mô hình kinh doanh đa cấp. Chúng tôi đều biết bản chất của nó là hay nhưng tại VN, tôi thấy nó bị biến chất. Nó xâm nhập và thúc đấy người tham gia ngày đêm nghĩ cách bán hàng, tìm mọi cách để lôi kéo người tham gia kể cả hình thức khóc, trách móc và giận dữ người thân. Thậm chí, là lừa dối để lôi kéo người tham gia. Khi không tham gia thì ghét bỏ, coi thường người bị mời đó. Nó biến từng người tham gia trở thành 1 con thiêu thân tiêu hàng và là khách hàng trung thành của nó…

Ôi, tôi thấy thật là nguy hiểm. Giờ mấy bố con tôi thay vì bình thường đã quay sang ghét Amway. Chúng tôi đều cho rằng nó quá nguy hiểm. Nhà tôi giờ đã trở thành địa điểm tổ chức hội họp và giới thiệu sản phẩm.

Tôi buồn và ước một ngày mẹ tôi trở về ngày xưa, ngày gia đình tôi êm đềm, thật hạnh phúc và vui vẻ. Mẹ tôi lúc đó đáng yêu làm sao. Mẹ tôi cũng sắp 60 tuổi rồi. Rồi mẹ lại về với đất. Không biết lúc đó, mẹ có nghĩ gì về quãng thời gian này hay không? Lúc đó, biết trân trọng những thời gian bên gia đình thì có lẽ là đã quá muộn.’

 

Nguồn: ((( Đăng lại từ facebook … – các bạn tự điền tên vô, vì đây là chuyện không của riêng ai )))

Cần tiền, tôi lên giường với sếp

Sếp hứa sẽ nâng đỡ, tạo điều kiện để tôi có cơ hội phát triển, rồi thăng chức, tăng thu nhập. Không muốn sống trong cảnh nghéo đói này hết kiếp nên tôi đã quyết định đồng ý…

Cần tiền tôi lên giường với sếp
Sếp hứa sẽ nâng đỡ, tạo điều kiện để tôi có cơ hội phát triển, rồi thăng chức, tăng thu nhập – Ảnh minh họa

Tôi năm nay 28 tuổi, đã kết hôn được 4 năm và đã có một cháu gái hơn 2 tuổi. Trước khi làm đám cưới chúng tôi cũng có khoảng 3 năm yêu nhau mặn nồng. Do cả hai cùng ở tỉnh lẻ lên học đại học ở Hà Nội, nay lại bám trụ để mưu sinh nên cuộc sống vô cùng khó khăn.

Mặc dù cả hai đã ra trường và đi làm gần chục năm nay nhưng thu nhập của cả hai vợ chồng cộng lại cũng chẳng được bao nhiêu. Sống xa quê nên phải tằn tiện vất vả, mưu sinh, thuê trọ và bao nhiêu khoản chi phí khác nữa.
Sau khi cưới xong có bầu rồi sinh con, đẻ cái nên kinh tế luôn rơi vào tình trạng túng quẫn. Hồi mới sinh do con còn nhỏ, ông bà ở quê cũng thương nên đã thu xếp công việc đồng áng, ruộng vườn để bà nội lên trông nom cháu một thời gian.

Vì vậy mà chi phí ngoài các khoảng cố định ra thì vợ chồng chỉ phải chi thêm ít tiền sữa bỉm thôi. Nhưng công việc ở quê không thể bỏ mặc mãi. Hơn nữa cũng không thể để ông ở nhà thui thủi một mình quanh ra quanh vào lâu.
Do hoàn cảnh gia đình như vậy nên mẹ chồng tôi phải về quê không thể ở thêm để trông cháu được nữa. Được cái giờ con cũng đã lớn hơn, cứng cáp hơn. Việc gửi nhà trẻ cũng đã có nơi nhận trông giúp, có điều chi phí sẽ phải chi thêm đáng kể.
Từ ngày gửi con đi học ngoài tiền sữa, thức ăn cho con nay lại phải thêm khoản trông trẻ. Thu nhập của cả hai vợ chồng vốn đã không có gì làm dư giả, nay lại phải thêm gắng nặng cho con đi mẫu giáo nên càng túng thiếu.
Mặt khác lại rơi đúng vào thời điểm suy thoái kinh tế nên lương cứ dậm chân tại chỗ mà chẳng có dấu hiện tiến triển gì khả quan. Trong khi cả hai vợ chồng làm lụng cả tháng mà thu nhập về không đủ chi tiêu cho sinh hoạt gia đình khiến nhiều khi tôi cảm thấy bị stress, căng thẳng…
Biết tôi vất vả, luôn phải xoay sở với cuộc sống mưu sinh, phải đối mặt với không ít khó khăn trong cuộc sống, sếp bắt đầu quan tâm đến tôi nhiều hơn. Mỗi khi có dịp đi công tác về là sếp lại có quà cho tôi. Do vô tư cứ nghĩ rằng sếp trong sáng nên tôi cũng vô tư nhận.
Bỗng nhiên con tôi ốm phải nằm viện cả tuần điều trị, tôi đành phải xin nghỉ làm. Mấy ngày chăm cháu trong viện, chi tiêu lắm nên càng bí bách hơn. Đến khi đi làm do không còn tiền để chi tiêu cho cuộc sống nên tôi đã gặp sếp để xin được ứng lương trước.
Sếp liền rút tiền đưa cho tôi và nói, em cần bao nhiêu tiền cũng được chỉ với một điều kiện thỉnh thoảng lên giường với anh. Khi nghe tới đó tai tôi như ù đi, cảm thấy sếp thật kinh tởm vô liêm sỉ.
Nhưng rồi anh ta lại tiếp tục nói những lời ngon ngọt vào tai tôi. Sếp hứa sẽ nâng đỡ, tạo điều kiện để tôi có cơ hội phát triển, rồi thăng chức, tăng thu nhập…Không muốn sống trong cảnh nghéo đói này hết kiếp nên tôi đã quyết định đồng ý.
Quả thực sau lần ấy tôi có được khá nhiều tiền để chi tiêu, trang trải cuộc sống. Có điều mỗi lần cầm những đồng tiền đó đi tiêu trong lòng tôi lại cảm thấy xấu hổ, cảm thấy mình thật ghê tởm. Chỉ vì muốn có tiền mà tôi đã bán rẻ lương tâm, bán rẻ hạnh phúc gia đình, phản bội lại chồng mình.
Tôi có nên thú tội với chồng mình để mong anh tha thứ, hay cứ sống trong rằn vặt, lương tâm cắn dứt, giằng xé và tiếp tục quan hệ với sếp để có tiền, để đạt được một chức tước trong xã hội, để gia đình sống trong đầy đủ vật chất hơn?
  • Huyền