All posts by admin

TÌNH MỘT ĐÊM

(Câu chuyện dành cho những ai đã và sắp là vợ chồng)

Gã đàn ông râu quai nón cố dùng ánh mắt đong đưa đầy tình ý nhìn chằm chằm vào mắt nàng và lia ánh nhìn xuống bên dưới, nơi có khe hở, lấp ló sự mượt mà bồng bềnh dưới chiếc áo cổ sâu nàng đang mặc. Gã cầm ly bia cụng cụng vào ly của nàng rồi ngưởng cổ uống sạch một hơi. Nàng cũng thế, nàng ngửa cổ tu sạch ly bia đắng ngắt. Đã rất lâu rồi nàng mới uống bia, cũng đã quá lâu rồi nàng mới tụ tập nơi quán xá đông nghẹt người, nghe tiếng ồn ào và sự tấp nập để biết rằng mình chẳng cần gì vội vàng để về nhà, nàng đã được tự do, cái tự do mà nàng khắc khoải mãi mới có được.

Con bạn thân lôi nàng đi nhậu với vài ba người bạn mới quen của nó, nàng mơ màng gật đầu bởi trí óc và trái tim nàng trĩu nặng nỗi buồn phiền, nàng muốn buông xả, nàng rất muốn khóc mà nước mắt cạn khô không rơi ra được nữa. Và thế là đi uống, chỉ cần nốc vài ly bia thì nàng đã muốn khóc, thật kỳ lạ…Kỳ cục hơn nữa là nàng muốn cởi mở và lả lơi mơn trớn ánh mắt của gã trai. Đó là lần đầu nàng biết đến cảm giác thích thú lờn vờn đôi mắt của đàn ông, và cảm giác da gà nổi theo tia nhìn soi mói vào giữa khe ngực phập phồng, ánh mắt thèm khát của gã có râu quai nón…

Rồi nàng say rũ rượi, gã trai xung phong chở nàng về…chẳng đợi nàng đồng ý gã đưa nàng vào thẳng khách sạn. Đêm đó nàng như lột xác, trong cơn say nàng để cơ thể bộc lộ hoàn toàn theo bản năng mà trời ban cho phận đàn bà. Nàng cuồng nhiệt và man dại trên thân thể một gã trai xa lạ. Nàng không có cảm giác ngại ngùng, không xấu hổ, không thẹn thùng lừng khừng như mỗi lần ân ái với chồng mình. Nàng trở thành một nàng bướm xinh đẹp như vừa thoát ra khỏi cái kén xấu xí, rũ bỏ hoàn toàn lớp áo một người vợ đoan trang để trở thành một người tình nóng bỏng…

Gã râu quai nón không quên được nàng, gã mê mẩn nàng sau cái đêm “trời ban” ấy. Gã chán những cô trẻ đẹp chân dài, những người tình sành điệu quen thuộc của gã… Gã nhớ như điên dại phút giây người phụ nữ vừa bỏ chồng ve vuốt miên man, say sưa trên thân thể gã. Người đàn bà “tầm thường” ấy đã cho gã một đêm hoan lạc quá ấn tượng, ấn tượng đến mức khiến gã không thể nào ngừng mong đợi được gặp nàng lần nữa…

Vậy mà nàng lại trốn và hất hủi gã. Có lẽ nàng đã trở thành bươm bướm thật sự, vì vậy nàng chẳng cần thêm một đêm xúc tác để biến đổi cơ thể nàng nữa. Mặc cho gã râu quai nón bảnh trai tìm mọi cách ve vãn cầu xin thì nàng vẫn lạnh băng như mặt nước hồ thu. Nàng đã hiểu chính nàng, nàng đã hiểu vì sao chồng nàng lại ngang nhiên ngoại tình, bỏ rơi nàng sau những năm tháng đồng cam cộng khổ. Nàng không trách chồng, nàng chỉ buồn và trách nàng ngơ ngơ dại dại và đần đần trong chuyện giường chiếu… Mỗi khi gần gũi chồng, nàng cứ cứng đơ, im lặng và chờ đợi chồng lên đỉnh như một khúc gỗ. Nàng không thể hiểu nổi tại sao nàng lại có những quan niệm “lệch lạc” trong quan hệ vợ chồng như thế. Sự thinh lặng không hồ hởi, không đòi hỏi và chỉ đơn giản là đáp ứng đã khiến cuộc hôn nhân của nàng kết thúc thật đáng tiếc!

Vô tình gặp lại tôi sau vài năm mất liên lạc, tôi ngỡ ngàng không nhận ra nàng. Nàng đã trở thành người phụ nữ duyên dáng và quyến rũ thật sự. Nàng vẫn chưa lập gia đình lần nữa, hỏi nàng vì sao nàng chỉ bảo để cho đàn ông thèm chơi rồi phá ra cười nắc nẻ… Tôi nhận ra sự khác biệt trong nhận thức và tư duy của nàng, khác rất nhiều so với ngày tôi hỏi nàng về đời sống hôn nhân sau đám cưới. Nàng nói với tôi nàng thật khờ dại và có lẽ hàng ngàn, hàng triệu người phụ nữ đang và sắp làm vợ cũng có thể dại dột như nàng.

Nàng bảo những cảm xúc dấu kín không bộc lộ trên giường là những cảm xúc vừa ngu vừa dại. Tại sao không trao ban cho người đầu ấp tay gối với mình sự hoan hỉ và nhiệt tình của kẻ đang được thưởng thức một món ngon tuyệt diệu. Tại sao cứ phải nằm thừ ra đấy, chờ đợi và lặng câm như một kẻ vô ơn không biết tán dương tài nấu của đầu bếp. Hãy đặt trường hợp bạn là đàn ông, bạn vồ vập và cuồng nhiệt chỉ để mong đối tác xuýt xoa và thưởng thức mê say cảm giác bạn trao ban cho họ, nhưng cái bạn nhận được chỉ là sự ơ hờ, thinh lặng như một đứa vừa câm vừa điếc thì bạn “tuột hứng” và xấu hổ biết chừng nào? Hãy thử một lần mở toang cảm xúc của bạn, bạn sẽ thấy mọi chuyện thật dễ dàng và giống như một dàn hợp xướng, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhạc công sẽ tấu lên một ca khúc tuyệt vời và bạn sẽ khiến đối tác phải thầm cảm ơn, quyến luyến và không thể nào quên được sự ân cần của bạn…

Nàng “giáo huấn” tôi xong thì tạm biệt ra về và để lại tôi ngẩn ngơ với câu chuyện tình một đêm thăng hoa của nàng, và những bài học rất thực tế trong đời sống vợ chồng. Tôi chép lại câu chuyện này, vô phép xin được dành riêng cho các bà vợ và nhất là các bạn trẻ sắp bước vào đời sống hôn nhân. Tôi không nghĩ rằng nó quá thừa thãi bởi sách vở, báo chí và phim ảnh đã đề cập đến vấn đề này quá nhiều, nhưng điều quan trọng tôi muốn nhắn gửi với các bạn rằng: đừng bao giờ nghĩ rằng mình chỉ đơn thuần là một người vợ với đầy đủ những đức tính tốt đẹp thế là đủ. Khi trên giường với chồng, bạn hãy thật sự là một người tình và xin hãy mãi là tình nhân của nhau trong suốt cuộc hôn nhân của đời bạn.

Bạch Cúc Homestay

Điên thọai viên

Tôi là một tổng đài viên khá lâu rồi, không rõ các bạn nghĩ về nghề nghiệp này như thế nào nhưng riêng tôi rất thích nghề này. Vì sao? Cái nghề toàn nghe khách mắng mỏ, còn đối mặt với căn bệnh nghề nghiệp là giãn thanh quản và viêm màng tai, còn chưa tính đến gặp khách quấy rối.

Nhưng bên cạnh đó tôi vui vì luôn làm khách hài lòng, nhất là sau khi giải đáp được thắc mắc của họ tôi thấy rất tự hào rất vui.
Tôi gặp 1 khách hàng đã lớn tuổi gọi đến bác bảo tôi :”Cháu xem giùm điện thọai bác có hỏng không sao bác không nhận được cuộc gọi?”. Tôi vẫn hỗ trợ bác như công việc hàng ngày, điên thọai bác vẫn hoạt động rất tốt. Sau đó, bác nói 1 câu mà tôi luôn nhớ trong lòng :”Điện thọai không hỏng vậy sao bác không nhận được điên thọai con trai gọi về đã nửa năm rồi cháu? “. Thú thật ngay lúc nghe câu đó tôi đã khóc, nhưng vẫn phải cố giữ giọng bình thường để an ủi bác. Sau khi ngắt máy tôi vội chạy khỏi vị trí núp vào góc vừa khóc vừa gọi bố tôi, tôi xa nhà đã 3 năm rồi.

Hôm trước, lại có chị gái nghe giọng hơi đứng tuổi hỏi tôi sao số điện thọai chị lúc nào cũng không có tiền? Tôi thấy chị đã đăng ký rất nhiều dịch vụ khác nhau nên đã nói cho chị nghe. Chị khóc nói :”em ơi, chị đi làm hồ nạp tiền gọi chồng đi xuất khẩu lao động, mà trừ thế này làm chị không biết chồng chị bên đó sống chết làm sao. Em giúp chị hủy đi em”. Thế là tôi lại thắt lòng lần nữa.

Đó là khách hàng bình thường. Còn đa phần tôi nhận cuộc gọi hơn 60% chửi mắng khó nghe hoặc giận cá chém thớt.

Mới vừa qua có anh nghe giọgn chắc trẻ anh gọi đến nhờ tôi cắt mấy tin nhắn lung tung, thú thật 1 ngày làm rất mệt mà anh ấy cứ chửi bới nói chúng tôi lừa đảo các thứ, tôi hỏi xin thông tin thì anh ấy không nói rõ cứ nói mình bị lừa rút tiền. Tôi quá nóng nên lỡ lời nói anh ta nói sai, chỉ vậy thôi mà anh ta làm ầm lên rằng tôi dám nói anh ta sai, ngay sau đó tôi liên tục xin lỗi anh ta lại càng nói khó nghe hơn. Trong khi anh chủ cần bình tĩnh lại nói anh ta muốn gì, nhưng không. Cuối cùng tôi phải chịu cái lỗi là dám nói khách sai trừ mất 1 ngày lương.

Đây chủ là vài chuyện trong cả ngàn vạn câu chuyện khi tôi làm việc. Có những bạn vô cùng rãnh rỗi gọi đến cho chúng tôi trong khi không hề cần đến chúng tôi hỗ trợ. Chỉ đơn giản vì vui và làm cản trở công việc của người khác.

Vui có buồn có, đau lòng có nhưng trên hết tôi rất tôn trọng nghề nghiệp tôi đang làm. 1 ngày lương này giúp tôi nhớ được vị trí của mình là gì. Tôi không nói ra để mọi người đồng tình hay gì nhưng chỉ mong mọi người hay tôn trọng người điện thọai viên đang hỗ trợ mọi người. Các bạn hỏi chúng tôi trả lời và giải quyết nhưng nếu các bạn không để chúng tôi hiểu thì vấn đề của bạn ai sẽ giải quyết?

Co_De_Quen

CẠO GIÓ 

Hồi mẹ còn sống, mỗi khi trái gió trở trời là người mẹ lại đau nhức. Mỗi lần vậy là hắn hay bị dựng dậy nữa đêm để cạo gió cho mẹ. Trong cơn ngáp ngủ hắn vẫn thường cằn nhằn và hổng hiểu tại sao việc trời chuyển mưa thì nó lại liên quan gì tới cơ thể của mẹ. Giờ hắn cũng vậy, cứ mỗi khi trời chuyển mưa là cái cổ hắn lại đau nhức, cứ mỗi khi trời chuyển mưa là hắn lại nhớ về những kỷ niệm với mẹ nhiều hơn.

cao-gio
Góc chợ làm hắn nhớ đến mẹ khi cạo gió

Hắn nhớ những ngày mưa tầm tã, hắn với mẹ cũng cố hết sức đẩy cái xe chất đầy nhưng bó rau lang xuống cái chợ quê rồi đứng bán trong cái lạnh tê buốt. Bữa nào mưa lớn quá không đi bán được thì cả nhà lại ba buổi ăn món đọt rau lang luộc chấm với nồi mắm ruốc kho lỏng bỏng vậy mà lúc nào cũng cảm thấy nồi cơm của mẹ thật ít. Nhưng cơn mưa của núi rừng nó kéo dài tới mấy ngày lận, bọn trẻ như hắn thì lúc nào cũng thích mưa, bởi lúc mưa thì hắn có không phải đi làm rẫy, hắn có thể đi cắm câu, đi bắt nhái bắt ếch, những hôm mưa dầm kết hợp với cái lạnh thì sáng hắn bật dậy thật sớm để đi tìm nấm mối…nhưng càng lớn lên hắn càng nhận ra nỗi lo của mẹ, của ba càng lớn hơn khi cơn mưa càng nặng hạt. Cái ngày mà hạt muối còn phải đi mượn hàng xóm thì mỗi khi những cơn đau nhứt, cảm cúm hành hạ cơ thể thì chỉ có cạo gió. Có những đêm mưa gió bão bùng, cơn đau lại ập đến mà đến một xíu dầu lửa để cạo gió cũng không còn. Tiếng mưa, tiếng gió, tiếng thở dài của mẹ cứ như vẫn vọng tới bây giờ.

Giờ đây, mỗi khi có dịp về thăm nhà, hắn lại vào nằm lên chiếc giường nơi mẹ hắn bao năm đã nằm. Nơi đó hắn đã từng rút đầu vào lòng mẹ để cho mẹ “mò chí”, để nghe những câu vè mẹ vẫn hay đọc cho hắn nghe, những câu chuyện về làng quê của mẹ nơi mà hắn vẫn muốn một lần cùng mẹ về thăm mà chưa làm được, và nơi đó hắn đã phải nhìn mẹ hắn chịu đựng nỗi đau mà căng bệnh quái ác hành hạ mẹ mà hắn không thể cạo gió, không thể làm gì để chia sẽ nỗi đau của mẹ. Nơi đó, trong vòng tay của gia đình, mẹ hắn đã ra đi vĩnh viễn.

Nỗi đau nào rồi cũng sẽ nguôi ngoai, hắn biết thế. Nhưng mỗi khi trời mưa, hắn lại ước mình được cạo gió cho mẹ một lần nữa !

Nguyễn Phúc Hưng

Ông nội mà, chính là để cho chúng ta yêu thương, sao lại gửi đi được nữa!

Sau khi bố tôi mất được ba năm, ông ấy đã đến nhà tôi. So với người cha của tôi, ông ấy tầm thường đến nỗi chẳng có ưu điểm gì đáng để nói đến.

Nhưng mà, người mẹ ngoài 50 tuổi của tôi cần có một người bầu bạn, mà yêu cầu của người già đã ngoài 50 đối với một nửa kia chỉ cần phẩm cách tốt là được rồi.

Về mặt này ông ấy có đủ điều kiện, bởi ông là người tốt nổi tiếng gần xa, là người thật thà chất phác. Cái hôm gặp gỡ lần đầu tiên với mẹ tôi, ông rất bối rối.

Bởi ông biết rất rõ rằng mọi phương diện của mình đều không có ưu thế: nhà thì chật hẹp, tiền lương thì ít, ông chỉ là một công nhân phổ thông nghỉ hưu, hơn nữa nhà của cậu con trai vừa mới kết hôn cũng cần đến sự giúp đỡ của ông.

Ảnh minh hoạ bố dượng nấu ăn rất ngon
Ảnh minh hoạ bố dượng nấu ăn rất ngon

Thật lòng, mẹ tôi cũng chỉ vì nể mặt người mai mối nên mới quyết định đến gặp ông ấy. Và cuối cùng, mẹ đã có thiện cảm với ông ấy bởi tài nghệ nấu nướng của ông.

Sau khi gặp mặt, ông ấy nói: “Bà Hồng này, tôi biết điều kiện của bà rất tốt, không thiếu gì cả, thật tôi không có gì đáng để gửi tặng bà. Nhưng dù thế nào, chúng ta hãy thử quen nhau xem sao, chiều nay bà hãy ở lại nhà tôi dùng bữa cơm đạm bạc nhé!”.

Tấm lòng chân thành của ông khiến mẹ tôi không nỡ từ chối, bà đã ở lại. Ông không để bà động tay đến, thoáng chốc đã làm một bát canh với bốn loại rau, đặc biệt là món bí ngô nấu thịt, mẹ tôi đã ăn ngon đến không nỡ đặt đũa xuống.

Trước khi đi, ông đã nói với mẹ tôi rằng: “Sau này nếu như muốn ăn nữa, thì hãy đến đây. Nhà tôi tuy không khá giả lắm, nhưng chiêu đãi món bí ngô thì không tốn công phí sức chút nào”.

Về sau, mẹ tôi lần lượt gặp thêm vài người lão niên khác nữa, tuy điều kiện của mọi người mẹ gặp đều tốt hơn ông ấy, nhưng cuối cùng mẹ tôi vẫn chọn ông.

Lí do thật ra cũng được xem là ích kỷ, bà ấy đã phục vụ và chăm sóc ba tôi hơn nửa đời người rồi, lần này bà muốn một lần được người ta chăm sóc lại.

Cứ như vậy, ông ấy và mẹ tôi đã đến với nhau…

Hôm đó, ông ấy, mẹ tôi, thêm tôi nữa, còn có gia đình ba người của con trai ông cùng dùng một bữa cơm với nhau.

Tôi đặc biệt sắp xếp bữa cơm này trong một khách sạn năm sao sang trọng, bên ngoài thì là bày tỏ sự tôn trọng đối với ông, thật ra là thông qua đó tôi thể hiện đẳng cấp của mình.

Khi rời khỏi khách sạn, ông nhẹ nhàng nói với tôi: “Từ nay chúng ta đã là người nhà với nhau rồi, là hai bố con đấy! Sau này nếu con muốn mời bố ăn cơm thì chỉ việc đi đến những quán ăn bên đường là được rồi, ở đó bố sẽ ăn được thoải mái hơn, lòng không bị đau và cũng không thấy tiếc tiền”.

Chính tình cảm chân thành của ông đã làm tổn thương cái tâm hư vinh giả dối của tôi, khiến tôi cảm thấy đấu trí với một người thật thà, giống như một người lớn lấy kẹo để dụ dỗ một đứa con nít vậy, thật là vô sỉ chẳng còn gì để nói nữa.

Ông ấy đã chăm lo cho mẹ tôi rất tốt, bà ấy mỗi lần gặp tôi đều bảo cần phải giảm cân, đó là một giọng điệu hạnh phúc.

Ông ấy nấu ăn thật sự rất ngon. Một lần nọ, khi cùng ăn cơm với mọi người, tôi không nhịn được nói với vợ rằng: “Lần sau khi chú Phúc làm cơm, em hãy ở bên cạnh mà học hỏi một chút”.

Tôi thấy sắc mặt của vợ vốn không hề có phần muốn học, trái lại còn có mấy phần tức giận.

Ông vội vàng đứng ra giải vây, ông nói: “Một đời này của bố đều không làm được gì tốt cả, chỉ có chút tài nghệ làm được mấy món ăn, các con đều là những người làm chuyện đại sự, tuyệt đối đừng có học theo ta, nếu như muốn ăn, thì hãy đến đây, đến bất cứ lúc nào cũng được. Nấu ăn, sợ nhất là món ăn mình làm ra không có người ăn”.

Hôm chúng tôi ra về, ông ấy đã gói rất nhiều đồ do chính tay ông làm bảo chúng tôi mang về, vừa cầm lấy tay tôi vừa nói: “Đừng có khen cơm bố nấu ngon nữa, nói thật lòng, hễ có người nói đến ưu điểm này thì bố thấy ngại lắm. Một người đàn ông chỉ biết nấu ăn, còn những phương diện khác thì lại không làm được trò trống gì cả, đây đâu thể nói là ưu điểm được”.

Trên đường về nhà, tôi đã kể lại cho vợ nghe những lời này của ông. Cô ấy nói: “Người như ông ta, trời sinh là số phải phục vụ người ta, trời sinh chính là bằng lòng cúi đầu đến sát mặt đất. Mẹ chúng ta có phúc khí, già rồi còn làm một hoàng thái hậu”.

Tôi vừa lái xe, vừa dùng mắt liếc nhìn vợ, cảm nhận sự khinh thường của vợ đối với ông ấy, trong lòng lại không biện giải gì cho ông. Rốt cuộc, ông trước sau vẫn là một người ngoài mà.

Hôm tôi dọn sang nhà mới, ông ấy và mẹ đã đến giúp tôi cúng đất đai gia trạch cho chúng tôi. Ông đã làm theo tập tục một cách cẩn thận, kỹ càng, đâu vào đấy. Nhưng, đến lúc ăn cơm, ông lại không xuất hiện trên ghế dành cho bề trên, tìm khắp nơi đều không thấy ông ấy, gọi điện thoại cho ông, cũng ở trong tình trạng khóa máy.

Dường như đã tính toán kỹ thời gian, khi khách khứa đi hết cả, ông đã quay trở lại, cẩn thận dọn dẹp đống bát đĩa bừa bộn đó, đem những đồ ăn còn thừa lại đựng trong hộp cơm mà ông đã chuẩn bị sẵn, để mang về nhà ăn.

Mẹ không mong ông làm như vậy, cảm thấy tủi thân cho ông, ông nhỏ tiếng nói thầm với bà rằng: “Buổi tối anh sẽ nấu cơm mới cho em, những cái này anh sẽ tự ăn hết”.

Mẹ nói: “Làm gì mà ngày nào cũng phải ăn cơm thừa rau thừa như vậy chứ? Anh có biết rằng em thấy anh làm như vậy, trong lòng rất khó chịu hay không?”.

Ông ấy an ủi mẹ tôi rằng: “Em tuyệt đối đừng thấy khó chịu, để anh nhìn thấy lãng phí như vậy, trong lòng anh mới không dễ chịu. Tiền của Tân (tên của tôi) đều rất vất vả mà đánh đổi lấy, chúng ta không giúp con nó được gì cả, vậy thì hãy gắng sức tiết kiệm thay cho nó”.

Lời của ông khiến mẹ tôi day dứt, sau đó bà ấy quyết định nói với tôi. Nghe mẹ nói thay cho ông ấy trong điện thoại, cảm giác trong lòng tôi lúc ấy rất phức tạp, đồng thời cũng cảm thấy rất xấu hổ. Dần dần, thiện cảm đối với ông ấy mỗi lúc một nhiều hơn.

Ông ấy âm thầm làm rất nhiều chuyện cho chúng tôi: thay ống nước bị hư trong nhà, mỗi ngày đưa cháu đến nhà trẻ và rước cháu về nhà, khi mẹ nằm viện ông ấy đã không ngủ không nghỉ mà chăm sóc bà, mãi đến sau khi xuất viện mới nói với chúng tôi.

Chỉ là không ngờ có một ngày, ông cũng ngã bệnh, hơn nữa bệnh còn rất nghiêm trọng. Trên đường ông ấy đưa con của tôi đến nhà trẻ thì đột nhiên ngã xuống – bệnh tai biến mạch máu não, bán thân bất toại mà nằm trên giường.

Tôi và con trai của ông ấy, ban đầu đều rất tích cực đối với việc trị liệu của ông, chúng tôi mong ông mau chóng khỏe lại, vẫn có thể chịu mệt nhọc vất vả mà phục vụ cho chúng tôi giống như trước đây.

Nhưng mà, ông đã không bao giờ đứng dậy được nữa. Trước đây ông lúc nào cũng mỉm cười, không ngờ giờ đây đã biến thành yếu ớt như vậy, lúc nào cũng chảy nước mắt.

Mẹ chăm sóc cho ông, ông khóc; chúng tôi đẩy xe lăn dẫn ông đi chơi vùng ngoại ô, ông khóc; nhiều lần nằm viện, nhìn thấy tiền tiêu đi như nước; ông khóc.

Một ngày, ông đã dùng con dao cạo râu ra sức cắt cổ tay của mình. Cấp cứu trong suốt 5 giờ đồng hồ, ông mới từ cõi chết trở về, rất mệt mỏi, cũng rất tuyệt vọng.

Điều thật sự không ngờ rằng, người đầu tiên bỏ ông ấy đi lại chính là con trai của ông. Con trai của ông rất ít khi đến thăm ông, sau này còn không ló mặt đến một lần. Mỗi lần gọi điện thoại, anh ta đều nói rằng mình đang đi công tác, trở về sẽ ghé thăm ông.

Điều khiến tôi không ngờ hơn nữa, mẹ tôi vào lúc này cũng đề xuất với tôi rằng bà muốn chia tay với ông. Hai người vốn dĩ chưa đăng ký, chỉ là chuyện vỗ mạnh một cái mỗi người mỗi ngả.

Mẹ nói với tôi rằng: “Mẹ đã già rồi, không lo nổi cho ông ấy. Mẹ không giúp được gì cho con cả, nhưng cũng không thể mang một người cha tàn phế về, làm liên lụy con được”. Đây chính là hiện thực tàn nhẫn.

Tôi không muốn để mẹ tôi làm người ác, thế là tôi đành phải nhẫn tâm đóng vai kẻ ác, quyết định tự mình đến nói ra chuyện chia tay này.

Tôi nói với ông, vẫn đang nằm trên giường bệnh rằng: “Chú Phúc, mẹ con bệnh rồi”. Nước mắt của ông lại tuôn trào ra như mưa. Tôi gắng sức nói tiếp những lời tàn nhẫn: “Chú biết đấy, mẹ con cũng đã có tuổi rồi. Những ngày này, bà ấy đối với chú như thế nào, chú cũng đã thấy rồi”.

Chú tiếp tục chảy nước mắt gật đầu. Tôi lại nói tiếp: “Chú Phúc, chúng con còn phải đi làm, mẹ con sức khỏe lại không tốt. Chú xem như vậy có được không, sau khi xuất viện, chú hãy về nhà của chú, con sẽ thuê một bảo mẫu cho chú. Đương nhiên, tiền sẽ do con trả, con cũng sẽ thường xuyên đến thăm chú”.

Khi nói đến đây, chú không khóc nữa. Chú gật đầu liên hồi, nói một cách cảm kích: “Nếu được như vậy thì tốt quá, nếu được như vậy thật đúng là tốt quá. Không cần mời bảo mẫu, thật sự không cần…”.

Tôi bước ra khuôn viên của bệnh viện mà chảy nước mắt, không rõ đó là cảm giác nhẹ nhõm sau khi được giải thoát, hay là trong lòng có nỗi day dứt không nói thành lời.

Tôi thuê một bảo mẫu cho ông ấy, trả trước chi phí trong một năm. Sau đó, tôi đến nhà ông ấy, thuê công nhân tu sửa lại nhà của ông một chút, tôi đã cố gắng trọn nhân trọn nghĩa. Không phải vì ông, chỉ vì an ủi nỗi bất an trong lòng. Cái ngày ông ấy xuất viện trở về nhà, tôi không đến đón, mà bảo tài xế trong đơn vị đến đón ông.

Tài xế sau khi trở về đã nói với tôi rằng: “Chú Phúc nhờ tôi nói tiếng cảm ơn với anh, còn bảo rằng ngay cả con trai ruột của chú, cũng không làm được như vậy”.

Những lời này, đã an ủi tôi ít nhiều, khiến tôi nhẹ nhõm phần nào, nhưng loại an ủi này vốn không duy trì được bao lâu.

Ngày Tết không có ông ấy ở nhà, chúng tôi cảm thấy có chút buồn tẻ, không còn một người bằng lòng vùi đầu vào trong nhà bếp, làm đủ các loại món ăn cho chúng tôi.

Chúng tôi ngồi ăn cơm tất niên trong khách sạn năm sao, nhưng lại không cảm nhận được cái hương vị nồng ấm của ngày Tết nữa. Con trai trên đường về nhà nói: “Con muốn ăn món cá chép do ông nội làm”.

Vợ tôi nháy mắt ra hiệu cho con trai đừng nói nữa, nhưng con lại càng dữ dội hơn: “Tại sao mọi người không để ông nội về nhà đón Tết, mọi người thật đúng là xấu xa mà!”.

Vợ tôi tức giận giáng cho con trai một cái bạt tai thật mạnh. Nhưng cái bạt tai đó như là đang đánh vào mặt tôi vậy, khắp mặt sưng lên đau đớn. Một câu nói của con trai, khiến cho điều chúng tôi tự thấy an ủi đều đã sụp đổ tan tành.

Tôi nhìn qua kính chiếu hậu, nhìn thấy đôi mắt của mẹ cũng đang đỏ hoe. Đó là ngày 30 Tết buồn biết mấy. Tôi thấy rất nhớ năm ngoái, năm mà ông ấy vẫn còn ở nhà chúng tôi, một gia đình ấm cúng hạnh phúc, được xây dựng trong sự lặng lẽ của một người.

Không biết giờ này, chú Phúc đang đón tết với ai? Liệu có nhớ đến chúng tôi chăng? Liệu có vì sự vô tâm của chúng tôi mà cảm thấy tủi thân?

Sau khi đón giao thừa xong, tôi lái xe đi đến chỗ của chú Phúc. Ông ấy bước những bước chân tập tễnh ra mở cửa cho tôi, nhìn thấy tôi, miệng thì nở nụ cười, nhưng mắt lại đẫm lệ.

Đi vào ngôi nhà lạnh lẽo của ông, nước mắt của tôi cũng không thể ngăn lại. Tôi cầm điện thoại lên gọi cho con trai của ông ấy, sau khi mắng cho anh ta một trận, bắt đầu đồ xôi và kho nồi thịt kho cho ông.

Bảo mẫu đã về nhà đón Tết, trong tủ lạnh đã chuẩn bị sẵn điểm tâm đủ cho ông ấy dùng đến ngày 15, trong lòng tôi cũng thầm trách mẹ.

Những nắm xôi nóng hổi cuối cùng đã giúp nhà ông ấy có được một chút không khí ấm cúng của ngày Tết. Chúng tôi cứ ăn một miếng, nước mắt lại rơi lã chã.

Buổi sáng tinh mơ của ngày mùng một, tôi lảo đảo rời khỏi căn nhà của ông, tôi uống rượu. Tôi đậu xe ngay dưới lầu của nhà ông ấy, một mình đi trên con đường lạnh tanh, trong lòng đầy thê lương.

Điện thoại reo lên, là vợ gọi đến: “Anh ở đâu vậy hả?”.

Tôi phát hỏa: “Tôi đang ở trong nhà của một ông lão cô độc, nghe rõ chưa hả? Chúng ta là loại người gì vậy hả? Khi ông ấy có thể đi lại được, chúng ta lợi dụng người ta; bây giờ ông không cử động được nữa, chúng ta lại gửi trả về. Lương tâm chúng ta phải chăng đã bị chó tha mất rồi, vậy mà còn đòi học theo người ta nói nhân nghĩa đạo đức, tôi khinh!”.

Ở trên đường cái, tôi mắng chửi bản thân mình thật tệ hại, mắng đủ rồi, mắng mệt rồi, tôi không chút do dự mà chạy trở lại, cõng ông ấy trên lưng rồi đi ra bên ngoài. Ông giãy giụa, hỏi tôi: “Con làm vậy là sao?”.

Tôi lấy giọng điệu chắc nịch mà nói với ông rằng: “Về nhà”.

Ông ấy đã trở về. Người cảm thấy vui nhất là con trai tôi. Nó vừa ôm vừa hôn ông, luôn miệng đòi ăn món cá chép, đòi ăn món mỳ bò, muốn làm thẻ siêu nhân.

Vợ lôi tôi vào trong phòng, hỏi tôi: “Anh điên rồi sao? Ngay đến cả con trai ông ta còn không lo cho ông ta, anh dẫn ông ta về nhà làm gì vậy?”.

Tôi không còn nổi nóng nữa, ôn hòa nhã nhặn nói với cô ấy: “Con trai ông ấy làm chuyện không đúng, đó là chuyện của anh ta, không nên lấy đó làm cái cớ để chúng ta bỏ rơi ông ấy.

Anh không yêu cầu em phải xem ông ấy như bố chồng của mình, nhưng mà, nếu như em yêu anh, nếu như em biết nghĩ cho anh, thì hãy xem ông ấy như người nhà, bởi trong lòng của anh, ông ấy chính là người nhà, chính là người thân, bỏ rơi ông ấy thì rất dễ dàng, nhưng không giấu được nỗi day dứt trong tâm. Anh muốn tâm mình được thanh thản một chút, chỉ đơn giản vậy thôi”.

Cùng một lời này, khi nói với mẹ, bà nước mắt như mưa, nắm chặt lấy tay tôi nói rằng: “Con trai à, mẹ thật không ngờ con lại có tình có nghĩa như vậy”.

Tôi nói: “Mẹ, mẹ yên tâm đi. Nói hơi khó nghe một chút, cho dù sau này có một ngày, mẹ mà đi trước chú ấy, con cũng sẽ phụng dưỡng chú ấy đến cuối đời, với thu nhập của con hiện giờ, nuôi chú ấy nào là chuyện khó gì? Thêm một người thân, thì có gì không tốt chứ?”.

Một lúc sau, con trai tôi đi vào xin tôi: “Bố ơi, đừng có gửi ông nội về nữa. Sau này, con sẽ chăm sóc ông ấy. Sau này bố già rồi, con cũng chăm sóc bố mà!”.

Tôi ôm con trai vào lòng, trống ngực đập thình thịch, thật may là vẫn chưa quá muộn, còn may chưa để lại một ấn tượng bất hiếu trong lòng của con.

“Ông nội mà, chính là để cho chúng ta yêu thương, sao lại gửi đi được nữa!”.

Tôi mở miệng nói đùa với con trai, để củng cố niềm tin vững chắc cho nó…

Cuộc sống này có 2 người chúng ta không được làm mất lòng.

– Thứ nhất là kẻ tiểu nhân.

– Thứ hai là KHÁCH HÀNG.

✔️ Kẻ tiểu nhận khi gặp phải tốt nhất là nên tránh xa chứ đừng nói là không được làm mất lòng. Vì đã là tiểu nhân thì chúng có thể đảo lộn trắng đen, dùng mưu hèn kế bẩn để hãm hại ta. Mọi người đừng nghĩ “vàng thật không sợ lửa” vì để cho người khác tin mình là vàng thật thì mình cũng đã phải chịu ít nhiều thiệt thòi. Vì vậy đối với kẻ tiểu nhân tốt nhất nên chạy xa 800m, và tuyệt đối không được làm mất lòng chúng.

✔️ KHÁCH HÀNG, câu nói muôn thuở đúng đó là “KHÁCH HÀNG LÀ THƯỢNG ĐẾ”. Đã là làm ăn buôn bán thì phải biết tôn trọng và phục vụ khách 1 cách tốt nhất có thể.

Đối với mình, người buôn bán mà đặt cái tôi của mình lên trên coi khách hàng như những người xin ơn huệ và câu cửa miệng lúc nào cũng “không cần khách” là người ngu ngốc nhất.

Thậm chí ví khách hàng như “Cha, Mẹ” thì vẫn đúng. Bởi vì sao? Cuộc đời này người đầu tiên cho chúng ta tiền là Cha Mẹ và người thứ 2 cho ta tiền chính là KHÁCH HÀNG. Đôi khi chúng ta phải trân trọng yêu thương KHÁCH HÀNG hết mực vì Cha Mẹ không bao giờ bỏ ta nhưng KHÁCH HÀNG thì có thể bỏ ta bất cứ lúc nào.

KHÁCH HÀNG đến với ta, bỏ tiền ra cho ta để họ có được sản phẩm tốt nhất, dịch vụ chu đáo nhất chứ không phải để rước bực tức vào người. Thứ khách mua được của mình thì cũng có thể mua được của những người khác có khi chất lượng còn tốt hơn, thứ giữ chân khách hàng đó chính là dịch vụ và chữ tín.

Mình đã từng bị bom hàng, nhưng chưa từng hằn học chửi bới khách hàng đó. Đối với mình, khi khách hành không lựa chọn sp của mình thì người có vấn đề là mình chứ không phải khách.

Nếu sản phẩm của mình làm cho khách confused khi mua hàng thì đó là thất bại đầu tiên của mình với khách hàng, và khi khách hàng mang tâm lý nghi ngờ dò xét thì khi sử dụng sản phẩm họ cũng sẽ vô cùng khó tính và mang ý “vạch lá tìm sâu” cảm nhận sản phẩm cũng vì đó mà ảnh hưởng ít nhiều. Còn riêng với trường hợp cố tình phá người bán hàng thì thể loại này mất não không bàn tới.

Luôn luôn coi KHÁCH HÀNG là thượng đế thì Bạn mới tồn tại và phát triển được, chúng ta phải luôn chạy theo và làm hài lòng KHÁCH HÀNG 1 cách tốt nhất. Cái tôi hãy thể hiện đúng cách đúng chổ, nếu không nó sẽ giống như thứ trang sức lỗi thời. Đeo vào vừa xấu lại vừa vô duyên.

Đừng hỏi là nếu thượng đế quá đáng thì làm sao? Nhiệm vụ của Bạn là phục vụ thượng đế, còn quyền lợi của Bạn là từ chối phục vụ nếu Các Bạn không muốn. Tuy nhiên từ chối phục vụ khác với úp sọt thượng đế. Hãy từ chối 1 cách nhẹ nhàng và khéo léo.

Đừng nghĩ rằng mất đi 1 KHÁCH HÀNG là chỉ mất đi 1 đơn hàng, chúng ta mất đi 1 khách hàng là mất đi rất nhiều đơn hàng của nhiều khách hàng khác, từ người quen, bạn bè, người thân của khách hàng đó, vì vậy hãy thận trọng trong từng ứng xử với KHÁCH HÀNG.

Suy nghĩ của người chuyên phục vụ THƯỢNG ĐẾ và cũng là người muốn làm THƯỢNG ĐẾ ☺️

Thuy Van

Mẹ đau khổ tìm kẻ cưỡng gian để lấy tuỷ cứu con và câu chuyện đẫm nước mắt…

Tha thứ cho bản thân mình có lẽ là một việc không mấy dễ dàng khi người ta cứ dằn vặt và đau khổ mãi về quá khứ đau thương. Câu chuyện xúc động dưới đây sẽ cho bạn hiểu, ai cũng có thể thay đổi nếu chưa trút hơi thở cuối cùng.

Tìm tuỷ sống cứu con
Tìm tuỷ sống cứu con

 

Vào những ngày cuối năm 2002, trên các trang báo của Ý đã xuất hiện một thông báo tìm người rất đặc biệt:

Ngày 17/5/1992,

Ở bãi đậu xe đường số 5, khu thương nghiệp thành phố Avenue, một người phụ nữ da trắng bị một chàng trai da đen cưỡng hiếp. Không lâu sau, người phụ nữ kia đã sinh ra một bé gái da đen. Hiện tại cô bé bị bệnh máu trắng, cần phải làm phẫu thuật cấy ghép tủy gấp, ba ruột của cô bé chính là niềm hy vọng duy nhất để cứu sống cô, hy vọng người năm xưa sau khi đọc được lời nhắn này, hãy mau chóng liên hệ với bác sĩ Adrew làm việc tại bệnh viện Elizabeth.

Bản tin đã nhanh chóng tạo ra một chấn động trong dư luận.

Đây là một câu chuyện có thật, và nó sẽ có kết cục như thế nào? Đối diện với một kẻ cưỡng bức… Bạn có tha thứ cho anh ta không? Xin hãy xem tiếp…

Cô bé bị bệnh máu trắng liên quan đến một bí mật …

Ở một khu dân cư thuộc thành phố Foyer nước Ý, Marda 35 tuổi là người phụ nữ luôn bị mọi người xì xào bàn tán, bởi cô và chồng cô Peter đều là người da trắng, nhưng trong hai đứa con của họ lại có một đứa là da đen.

Điều này đã khiến cho những người hàng xung quanh không khỏi cảm thấy tò mò, Marda luôn cười nói với họ rằng, do bà nội của mình là người da đen, ông nội là người da trắng, nên đứa con gái Monica mới xuất hiện sự lại giống như vậy.

“Chuyện xảy ra vào tháng 5/1992, lúc đó là 10h tối, trời mưa rất to. Marda vừa tan ca làm. Khi cô đi ngang qua một bãi đậu xe bị bỏ hoang, Marda nghe thấy sau lưng có tiếng bước chân; cô sợ hãi quay đầu lại nhìn, là một chàng trai da đen đang đứng phía sau cô. Anh ta tay cầm một khúc cây, đánh cô ngất đi, và làm nhục cô. Không lâu sau đó, Marda phát hiện mình đã mang thai. Họ đã vô cùng sợ hãi, lo sợ rằng đứa con này chính là của người da đen kia. Marda muốn phá bỏ cái thai, nhưng Peter đã ngăn cản cô bởi anh vẫn hi vọng đứa bé trong bụng chính là con của họ.

Cứ như vậy, họ đã thấp thỏm chờ đợi…

Tháng 3/1993, Marda hạ sinh một bé gái, là da đen. Họ đã hoàn toàn tuyệt vọng, và quyết định sẽ đem đứa bé cho cô nhi viện, nhưng mỗi lần nghe thấy tiếng khóc của nó thì lại không nhẫn tâm. Và cuối cùng họ quyết định sẽ nuôi nấng cô bé này như con gái….

Mắt Peter bắt đầu nhòe đi, anh tiếp tục nói:

Dù sao thì Marda cũng đã mang thai nó, đứa bé không có tội gì cả. Nó xứng đáng được sống và yêu thương.

Sống mũi bác sĩ Andrew cũng đã cay cay, ông im lặng một lúc rồi cuối cùng mở lời: “Ông bà phải tìm được cha ruột của Monica, nói không chừng tủy xương của anh ta, hoặc tủy xương của con cái anh ta có thể thích hợp với Monica”.

“Nhưng… ông bà có bằng lòng để cho anh ta xuất hiện trong cuộc đời mình lần nữa hay không?”

Marda nói: “Vì Monica, chúng tôi bằng lòng tha thứ cho anh ta, nếu như anh ta chịu bước ra để cứu đứa bé, tôi hứa sẽ không khởi tố”.

Bác sĩ Andrew không khỏi chấn động sâu sắc bởi tấm lòng lòng thương con của người mẹ này.

Marda và Peter suy nghĩ hết lần này đến lần khác, quyết định dùng hình thức giấu tên, để đăng một bản tin tìm người trên báo.

Tháng 11/2002, trên hầu hết các tạp chí thành phố Foyer đều đăng một bản tin tìm người. Nhưng trong biển người mênh mông, huống hồ chuyện đã nhiều năm như vậy, biết đi đâu để tìm tên cưỡng dâm năm xưa?

Tình mẫu tử cảm động lòng người đã tình cờ giúp đỡ nhiều bệnh nhân bất hạnh…..

Câu chuyện này đã làm cảm động rất nhiều người, một làn sóng hiến tủy lan khắp cả nước, không ít người tự nguyện làm xét nghiệm tủy để xem mình có thích hợp hay không. Và điều đó đã cứu được rất nhiều bệnh nhân bị bệnh máu trắng, nhưng Monica lại không nằm trong số những người may mắn.

Bản tin cũng truyền đến tai những tội phạm da đen năm đó. Rất nhiều người đã tự nguyện trình báo để làm xét nghiệm xương tủy, hi vọng có thể hiến tủy cho Monica. Cả những tù nhân da trắng cũng bị cảm động trước tình mẫu tử của Marda, họ bày tỏ sự quan tâm chân thành đến cô và cung cấp nhiều manh mối hỗ trợ cảnh sát và gia đình tìm ra kẻ cưỡng gian năm xưa.

Nhưng đáng tiếc thay, họ vẫn không thể tìm ra cha ruột của Monica. Hơn hai tháng trôi qua, người đàn ông da đen kia vẫn không xuất hiện… Marda và Peter vẫn hồi hộp lo lắng chờ đợi phép màu sẽ đến với con gái của họ.

Người đàn ông bí ẩn…dần lộ diện 

Sau khi bản tin tìm người này xuất hiện trên trang báo ở thành phố Napoli, trong lòng ông chủ của một nhà hàng cao cấp là Achlia bắt đầu dậy sóng.

Ngày 17/5/1992, trong cuộc đời anh đã trải qua một đêm gió bão bùng tựa như ác mộng, anh rất có thể là người được nhắc đến trong câu chuyện trên.

Không ai có thể ngờ được rằng triệu phú Achlia của ngày hôm này từng là một người rửa chén thuê trong một nhà hàng ở thành phố Foyer. Cha mẹ mất sớm, anh phải nghỉ học, lăn lộn kiếm sống ngoài xã hội. Trớ trêu thay, ông chủ của anh lại là một kẻ phân biệt chủng tộc. Dẫu anh có cố gắng làm việc chăm chỉ thế nào thì vẫn luôn phải chịu sự đánh đập chửi mắng từ ông ta.

Đó là sinh nhật lần thứ 20 của Achlia. Anh dự định sẽ nghỉ làm sớm để đón mừng sinh nhật của mình, không ngờ trong lúc loay hoay đã vô tình làm rơi một cái đĩa, ông chủ túm chặt lấy cổ anh bắt anh phải nuốt hết những mảnh vỡ đó. Achlia phẫn nộ cho ông ta một đấm, rồi xông ra khỏi quán.

Anh quyết tâm báo thù người da trắng. Buổi tối hôm đó trời mưa tầm tã, trên đường dường như không có một bóng người đi lại, trên bãi đậu xe anh gặp Marda, căm phẫn dâng trào trong anh về sự phân biệt chủng tộc, lòng căm thù đối với người da trắng đã khiến anh phạm phải tội ác lớn nhất trong cuộc đời mà đến tận bây giờ anh vẫn không thể tha thứ cho chính mình: anh đã cưỡng bức người phụ nữ vô tội đó.

Hối hận vô cùng, anh đã mua vé xe lửa đến thành phố Napoli, rời xa khỏi thành phố này trong đêm hôm đó, hi vọng có thể quên đi cảm giác tội lỗi mà anh đã gây ra.

Về sau, Achlia đã tìm được công việc thuận lợi ở nhà hàng của một người Mỹ, đôi vợ chồng đó rất quý sự cần cù của anh, còn đem cô con gái Lina gả cho anh, về sau còn giao cho anh quản lý toàn bộ công việc kinh doanh của nhà hàng.

Mấy năm trở lại đây, anh đã phát triển nhà hàng thành một nhà hàng cao cấp sang trọng. Anh và Lina cũng có với nhau ba đứa trẻ vô cùng đáng yêu. Đối với mọi người, Achlia thật sự là một ông chủ tốt, người chồng tốt và người cha tốt.

Achlia vẫn không sao quên được tội ác năm xưa. Anh luôn cầu nguyện Thượng Đế, xin Người hãy phù hộ người phụ nữ đã từng bị anh làm hại kia, hy vọng cô có thể bình an vô sự sống một cuộc sống hạnh phúc, và không bị tổn hại bởi tội lỗi anh đã gây nên. Nhưng anh trước giờ chưa từng đem bí mật trong lòng này nói với bất kỳ ai.

Buổi sáng hôm đó, Achlia đã đọc đi đọc lại bản tin đó đến mấy lần, trực giác mách bảo rằng anh chính là kẻ cưỡng gian được tìm trên tờ báo đó. Anh không bao giờ nghĩ rằng, người phụ nữ đáng thương đó đã mang thai và đã nuôi dưỡng đứa con vốn không thuộc về mình.

Cả ngày hôm đó, Achlia đã gọi điện thoại cho bác sĩ Andrew mấy lần, nhưng điện thoại còn chưa quay xong anh liền vội cúp máy. Trong lòng anh đang giãy giụa đau đớn. Nếu như đứng ra thừa nhận tất cả, mọi người sẽ biết được quá khứ xấu xa của anh, những đứa con sẽ không còn yêu thương anh nữa, anh sẽ mất đi gia đình hạnh phúc và người vợ xinh đẹp, cũng sẽ mất đi sự tôn trọng của xã hội đối với mình. Anh đã rất khó khăn để có một cuộc sống như ngày hôm nay, anh không thể để hạnh phúc tuột mất được.

Bữa tối hôm đó, mọi người trong nhà đều bàn luận về những tin tức có liên quan đến Marda trên báo chí như những lần trước. Người vợ Lina nói:

Em thật sự rất khâm phục người phụ nữ này. Nếu như đổi lại là em, em sẽ không đủ can đảm để nuôi dưỡng con gái đã được sinh ra vì bị cưỡng hiếp. Em càng khâm phục chồng của cô ấy, anh ta quả thật là một người đàn ông đáng được tôn trọng, có thể chấp nhận một đứa con như thế”.

Achlia im lặng hồi lâu rồi hỏi: “Vậy em nhìn nhận kẻ cưỡng hiếp đó như thế nào?”

Lina căm phẫn nói: “Em tuyệt đối không thể tha thứ cho hắn ta được. Năm xưa đã làm sai rồi, vào thời khắc then chốt của bây giờ, hắn ta lại rụt cổ trốn tránh. Hắn ta thật đúng là quá đê tiện, quá ích kỷ, thật là quá ghê tởm! Hắn ta là con quỷ hèn nhát!”

Nghe Lina nói vậy, Achlia càng không dám nói ra sự thật với vợ. Anh trằn trọc suốt đêm không sao ngủ được, cảm giác bản thân như bị đày đọa dưới địa ngục, những khung cảnh trong đêm mưa gió tội ác đó không ngừng xuất hiện trước mắt. Anh dằn vặt tự hỏi: “Mình rốt cuộc là người tốt, hay là người xấu?

Mấy ngày sau, Achlia không cách nào im lặng được nữa, tình thương của người cha đã bùng lên từ nơi sâu thẳm trong tâm hồn anh, anh muốn cứu con gái mình. Anh đã phạm sai lầm một lần rồi, bây giờ không thể phạm sai lầm tiếp nữa. Anh gọi cho bác sĩ Andrew bằng điện thoại công cộng.

Cũng trong tối hôm đó, anh lấy hết can đảm để nói với vợ tất cả. Lina bật khóc, cô không thể nào có thể chấp nhận được người chồng rất mực yêu thương cô lại chính là một tên tội phạm. Cô chạy ào ra khỏi cửa, lái xe đi suốt đêm trong vô vọng, cô chưa từng trải qua đêm nào khủng khiếp như vậy trong cuộc đời. Sau một đêm dằn vặt đau khổ, cô đã quyết định trở về. Achlia ra mở cửa, hai mắt đỏ hoe. Lina kiên định nói: “Achlia, anh hãy đến chỗ bác sĩ Andrew! Em sẽ đi cùng với anh!

Trong tuyệt vọng luôn xuất hiện ánh sáng hy vọng….

Ngày 8/2/2003, vợ chồng Achlia đã đến bệnh viện Elizabeth và làm xét nghiệm ADN, kết quả anh thật sự chính là cha ruột của Monica.

Khi biết được người đàn ông da đen từng làm nhục mình cuối cùng đã dũng cảm bước ra, những giọt nước mắt hạnh phúc không ngừng lăn dài trên má Marda. Cô đã căm hận trong suốt 10 năm, nhưng thời khắc này đây cô vô cùng cảm động.

Đây quả thật là một câu chuyện hy hữu chấn động tâm can, xúc động lòng người…

Có lẽ bạn cũng đã từng làm sai, đi lầm đường, nhưng chỉ cần có lòng sửa lỗi thì bạn có thể “bình thản mà đối mặt với tương lai”. Bởi chỉ khi ta thành thật với bản thân mình, dũng cảm chấp nhận con người mình dù là những điều xấu xa nhất, chúng ta mới có thể nhìn thấy ánh sáng của sự tốt đẹp. Trong tận cùng của cái ác chính là bản tính lương thiện bị che giấu. Đừng ngại ngần đối diện với nó mà vươn lên, đó mới là sự tốt đẹp chân chính và vĩnh hằng trong cuộc đời.

Theo Cmoney

Linh An

Đàn bà hơn thua ai thì kệ, chứ hơn thua chồng mình được gì?

Con bạn gọi điện khóc: Tao chia tay chồng rồi mày?

Lâu rồi nó không gọi, gọi lại thông báo chuyện buồn. Mình không hỏi tại sao, nó cũng thút thít kể, cái rấm rức của một người “đàn bà” từng trải.

Anh đừng buông tay em - Tâm sự gia đình
Anh đừng buông tay em – Tâm sự gia đình

– Ổng có bồ mày à! Con bồ đó lại không bằng tao về ngoại hình, trình độ, lẫn công việc. Mày à! nhưng nó hơn tao là có được trái tim của chồng tao.

Nó vẫn cứ khóc, mình chẳng biết nói gì. Ừ thì bằng cấp, trình độ, ngoại hình….hoàn hảo nhưng trái tim người đàn ông nào cũng vài ba vết khuyết, có rồi lại muốn có thêm.

Bạn mình 27 tuổi xuân, lấy chồng 3 năm, con gái nay 1 tuổi. Ngoại hình xinh xắn, bằng cấp đầy mình, lương cũng khá cao. Chỉ là nó phải đi công tác thường xuyên, bếp nhà lúc nào cũng lạnh.

Nó lúc nào cũng tự hào bảo mình: “Mày phải tự do tài chính, có tiền chồng nó mới không khinh mình. Nhà tao tiền chồng chồng tiêu, tiền vợ vợ xài, không ai đụng ai hết. ổng đâu nói gì được tao đâu, mà tao cũng đâu cần vòi vĩnh ổng, thích là mua tự tặng mình à”

Chồng nó hay chọc vui với mình: Vợ anh nấu ăn không giỏi nhưng chọn quán ăn là giỏi nhất. Vợ chồng nhà anh 1 năm chẳng hết nổi bình ga, muốn ăn gì oder về là xong. Em coi có ai sướng như vợ chồng anh không, có con rồi mà như son rỗi đó.

Hồi đó, nghe chồng nó nói vậy mình thấy con bạn mình thật sướng, có ông chồng hiểu, chiều chuộng hết mình. Nhưng mà:

” Đàn ông nông cạn biển khơi
Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”

Ngày hôm nó phát hiện chồng ngoại tình, nó khóc lên khóc xuống, nó so sánh bồ nhí ông ấy:” Thà yêu ai đẹp hơn tao, giỏi hơn tao thì yêu mà yêu một con không bằng tao về mọi thứ, mày coi chịu được không”…. và nó rồi lại khóc.

Chồng nó gọi cho mình than thở: Anh đâu muốn chia tay, giá mà D đừng đem sự giỏi giang của mình ra nói. Giá mà D có thể làm một người phụ nữ bình thường, giá mà nhà anh như bao nhà khác, anh cực 1 chút cũng được. Anh về có cơm nóng, có vợ, có con, có gia đình cùng nhau quây quần em coi có gì khó không? Anh nói D bao nhiêu lần rồi, mà D vẫn cho rằng tự do tài chính, sự nghiệp thì tốt hơn….

Mình hiểu: lòng tự trọng của nó, tính cao ngạo của nó, sự hiếu thắng của nó với chồng, nhà chồng, xã hội….đã bị bôi đen, thẳng ra là thất bại. Nhiều hơn là tình yêu với chồng, hơn là cách giữ lửa một gia đình.

Chuyện của nó chưa kết thúc….nhưng suy nghĩ của mình lại mở ra….
Đàn bà dễ có mấy tay
Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan
Đã đành là thói hồng nhan
Càng cay nghiệt lắm , càng oan trái nhiều

Đàn bà hơn thua ai thì kệ, chứ hơn thua chồng mình được gì? Đàn ông muôn đời vẫn muốn mình làm phái mạnh, được chở che người phụ nữ họ yêu. Phụ nữ trong thời đại nào thì vẫn là người giữ lửa cho bếp gia đình, cho mái ấm không trở thành mái lạnh, dù họ có giỏi giang, thành đạt đến bao nhiêu, cuối cùng gia đình vẫn là quan trọng nhất.

Cũng chẳng thể trách sự độc lập của mỗi cá thể ở xã hội hiện địa này. Cũng ko biện minh cho hành động ngoại tình của chồng là vì hoàn cảnh.

Chỉ là mỗi người bớt 1 chút thời gian của mình, bớt đi cái tôi của mình để trở về sau một ngày dài vất vả. Cùng nhau gây dựng lên một gia đình, thì nhà sẽ mái ấm đúng nghĩa.

p/s: Cho một ngày cuối tuần giông gió…cho D….cho N….Mong 2 bạn được yên bình.

Nguyễn Hương Thùy

Đừng mong chờ điều gì ở bất cứ ai, hãy đứng lên và tìm lấy bát cơm cho chính mình

“Đừng mong chờ điều gì ở bất cứ ai, hãy đứng lên và tìm lấy bát cơm cho chính mình”
Đây là câu nói khắc cốt ghi tâm đối với tôi trong cuộc đối thoại lần đầu tiên giữa 3 đứa con cùng người Cha đáng kính.
20 năm về trước Ông là một người con có hiếu, người anh có trách nhiệm, người chồng hoàn hảo, người Cha mẫu mực. Ông gánh trên đôi vai mình biết bao nhiêu con người, ra đời lập nghiệp với đôi bàn tay trắng và xây dựng lên cơ ngơi của chính ông.
Có thể nói lúc bấy giờ không điều gì là ông không thể đạt được,không thể có được. Thời điểm này chúng tôi gọi đó là thời kỳ “Huy Hoàng” của Ông.

cha


Ông là mẫu người đàn ông mà có lẽ k cần phải thắc mắc tại vì sao Mẹ tôi lại ghen nhiều như thế. Ngoại hình đẹp trai, phong độ, hào hoa, hát hay, đàn giỏi, nấu ăn ngon, làm ra tiền… Phụ nữ theo ông, vây quanh ông rất nhiều… Cv lại cuốn ông đi khiến ông chẳng còn thời gian cho gia đình, cho chúng tôi… Thế nên ông cũng làm Mẹ buồn phần nào. Nhưng Ông lại thuộc tuýp người tình cảm, không thích thể hiện bộc bạch ra bên ngoài.. Vì thế chỉ có Mẹ mới hiểu, chịu đựng đc và chấp nhận Ông trong suốt bao năm.


Tôi thường trách ông sao Ba không cho chúng con thứ gì hết vậy? ( vì lúc tôi 8 tuổi mới nhận đc con búp bê đầu tiên do ông mua sau 3 năm chờ đợi).


Ông gọi 3 đứa vào và bảo với chúng tôi rằng: “Những gì Ba có hôm nay là do đôi tay này làm ra, do đôi chân này bước đi, do bộ não này phán đoán và do con người này kiên trì cố gắng. Hôm nay Ba có tất cả nhưng biết đâu ngày mai Ba không còn nữa những thứ này cũng sẽ không còn nữa, các con đừng mong chờ vào những thứ này. Hãy đón nhận cái Ba dành cho các con đó là sức khoẻ, cuộc sống, tri thức và gia đình. Để dựa vào đó các con có thể kiếm lấy bát cơm cho chính mình, chỉ có của mình các con mới ăn ngon mà không sợ bị người khác cướp mất”…


Quả nhiên Ông nói không sai? 1 time sau đó biến cố lớn xãy ra đối với gia đình chúng tôi. Ông không còn bên cạnh chúng tôi nữa… Nhưng những bài học, những lời nói của ông luôn dõi theo chúng tôi. Cho đến ngày hôm nay tôi thầm cảm ơn ông đã cho tôi những hành trang rất giá trị để bước vào đời, để trưởng thành và để bảo vệ gia đình mình.


Nơi tôi có thể chia sẽ mọi thứ, có thể dựa vào bất cứ lúc nào. Vui buồn gì tôi cũng nghĩ đến đầu tiên. Cùng nhau trải qua sóng gió mà tưởng chừng như chúng tôi không thể gượng dậy được nữa…đó là gia đình tôi. Tất cả nằm trong sự yêu thương, thấu hiểu, lắng nghe, gắn kết, nghị lực mà chúng tôi có được từ Cha. Thầm hứa với lòng, với ông đứa con gái nhỏ bé này sẽ làm hết sức có thể để bảo vệ gìn giữ gia đình luôn tràn ngập tiếng cười, sự yêu thương, hạnh phúc và sẽ chia.
Con yêu Ba!
-Sg 03/03/16-

Trần Mỹ Linh

Ba

 Ba,

Ba mình là một nông dân, đúng chuẩn môt nông dân chân chất. Ba quanh năm suốt tháng gắng liền với ruộng đồng, với bộ quần áo dính đầy đất bụi,
Ba nông dân đến nổi dù có mặc comple hay sơ mi đóng thùng thì vẫn không phủi hết hình ảnh bác nông dân trên người.

Ba mình không biết ngồi quán cafe gặp bạn bè là gì, Ba minhf càng không biết nhà hàng, quán ăn sang trọng. Ngày trước Ba vô Sài Gòn mình dẫn Ba đi, Ba còn la ” mắc quá, mua về là cả nhà 5 người ăn no nê “….Rồi từ đó mình chỉ mua đồ ăn về nhà nấu cho cả nhà.

Ba mình một trí thức lỡ thời, học nông lâm xong ba không được đi làm đúng chuyên ngành vì ” tiền” và ” mối quan hệ” không cho phép. Ba ngậm ngùi dẫn Mẹ lên Tây Nguyên làm kinh tế mới với hai bàn tay trắng.
Ba tuy lam lũ nhưng chưa bao giờ Ba để con Ba lam lũ. Ba luôn động viên mình và em mình học hành đến nơi đến chốn. Ba nói cho học đến khi nào học không nổi nữa thì thôi.

vậy nên ngày bé, thay vì được thưởng quần áo, Ba thường thưởng cho mình những quyển văn học, lịch sử, khoa học…Nhưng Ba hay tặng nhất là sách lịch sử vì Ba nói con người có nguồn, có cội, dân mình phải biết lịch sử nước mình. Mình tuy bây giờ không nhớ gì nhiều về lịch sử ( tạm gọi là trí nhớ cá vàng), và hơn hết là càng biết về sử mình lại càng hoài nghi nó, nhưng Ba đã xây dựng cho mình một nền tảng tốt để mình học tập.

Ba mình một trí thức lỡ thời, nhưng kiến thức thì Ba rất chắc chắn: Ba biết ôn thi cho mấy bé lên cấp 3 trường điểm, Ba biết lướt web, dùng Facebook…đôi khi mình phải khâm phục sự tìm hiểu về công nghệ của Ba.
Nói chung Ba là một người cha tuyệt vời đối với con cái. Và Ba cũng là tấm gương về đạo đức để con cái noi theo.

Ba,

Một ông thôn trưởng, nói như phim hài ngoài Bắc thì là ” ăn cơm nhà – vác tù và hàng tổng”. Ba suốt ngày làm những công việc không công, cho bà con thôn mình, nhất là các dân tộc tiểu số ở thôn.

Ba đấu tranh cho hộ nghèo để mắc lòng mấy bác cán bộ bự, có người coi ba như cái gai trong mắt, muốn ba đừng làm nữa để họ có cơ hội ” chia chác”. Nhưng bà con dân tộc trong thôn vẫn bầu Ba làm. Gia đình mình không thích điều đó, nhăn nhó đủ điều nhưng Ba vẫn làm vì :” mình không làm thì ai dám lên tiếng để bà con có cuộc sống tốt hơn”.

Ba suốt ngày đi giải quyết các công việc xã hội, xin tiền ma chay cho hộ nghèo, xin gạo cho họ ăn tết, xin giống cây, phân bón, con giống…..
Tết này, Ba chỉ ăn tết đúng mùng 1, sau đó lại vác cặp đi xin tiền từng nhà cho một bạn bằng tuổi mình, gia đình nghèo bị tai nạn giao thông….Ba đi khắp, không lo việc trong nhà, không đi chúc tết với mẹ. Mẹ giận khóc, em út giận ba lắm, vì ba chỉ lo chuyện thiên hạ.

Ba làm vậy, nhưng chẳng bao giờ ba được ghi nhận, or có thì cũng chỉ là lúc đó tức thì…dân số có tri thức còn thấp, thì làm sao nhận thức được việc một người ” vác tù và hàng tổng” đang làm.
Ba bị một số người bêu rếu không tốt vì chặn miếng ăn của họ
Ba bị một số khác ganh tị vì dân thương ba
Gia đình lục đục vì ba dành thời gian quá nhiều cho công việc xã hội không tên.

Mình chẳng thấy Ba lợi được bất cứ điều gì khi mãi đấu tranh cho thôn xóm. Mình chỉ thương Ba lúc nào cũng vất vả việc nhà, việc xã hội. Nhưng đó là lựa chọn của Ba. Có thể Ba không được gì, nhưng những hi sinh của Ba cho thôn xóm sẽ giúp được nhiều người vượt qua khó khăn, sẽ là tấm gương cho con cái rằng giúp đỡ mọi người không cần phải được đền đáp, không cần phải lên tiếng, cứ âm thầm mà làm.
Vậy thôi, tự nhiên con gái sắp xa Ba, con gái thương ba quá, viết ra những dòng này cho nhẹ lòng.

Nguyễn Hương Thùy

Lời xin lỗi

Hôm nay ở chỗ tôi làm, có bà khách nọ, sau hơn một tiếng relax với pedicure và manicure thì hốt hoảng báo bị mất chiếc nhẫn.
Bà khá lớn tuổi. Là khách quen của tiệm. Những câu chuyện bà kể thường không đầu, không đuôi. Có lẽ do trí nhớ của bà bị sút giảm, là điều vẫn thường hay gặp ở tuổi già.
Bà khách không dám đổ lỗi cho hai người thợ vừa làm cho mình, nhưng xin được đi lục tất cả các thùng rác để kiếm. Nhìn bà thất thần bới tung tất cả những bịch dơ, chai lọ trong tiệm mà vẫn không tìm thấy, ai nấy cũng đều ái ngại, nên bảo bà hãy về đi, nếu tìm được nhẫn sẽ gọi cho bà.
Thật ra thì đó chỉ là một chiếc nhẫn inox rất đỗi bình thường, không đắt tiền, nhưng vì nó có giá trị kỷ niệm cao nên bà khách rất quý nó.
Cuối cùng, bà khách đành thất thểu bỏ về sau hơn nửa giờ tìm kiếm không kết quả.
Bỗng dưng, khoảng chừng hai giờ đồng hồ sau, bà ấy lại xuất hiện trước cửa tiệm.
Trên tay bà khệ nệ ôm hai lọ hoa nhỏ có dòng chữ “I’m sorry” và hộp bánh cho tất cả mọi người.

Banh kem Hoa Xin Lỗi
Bánh kem Hoa Xin Lỗi

Bà bật khóc, ôm hai người thợ vừa làm cho mình khi nãy, thì thầm:
– Tôi xin lỗi! Tôi thật là lẩm cẩm quá! Hôm nay, tôi đã không đeo nhẫn khi đi ra ngoài. Tôi vừa trở về nhà và đã tìm thấy nhẫn của mình! Tôi xin lỗi..
Tất cả chúng tôi đều im lặng vì cảm thấy quá xúc động.
Người đàn bà kia, từ đầu đến cuối, bà chưa hề mở miệng ra để trách móc, hay đổ lỗi cho hai người thợ đã làm cho mình nửa lời.
Thế mà, bà vẫn cảm thấy vô cùng ân hận, vì nghĩ rằng mình đã làm tổn thương họ.
Bà đã lụm cụm đi mua hoa để xin lỗi họ, mua bánh để mời tất cả chúng tôi, vì nghĩ rằng mình đã làm phiền mọi người.
Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta vô tình làm tổn thương những người bên cạnh, hay gây ra lầm lỗi với người xung quanh, nhưng vì sĩ diện hay tự cao, chúng ta vẫn thờ ơ, ngại mở miệng ra để nói lời xin lỗi đến họ.
Lời xin lỗi, bản thân nó không hề làm giảm giá trị của chủ nhân, mà ngược lại, còn tôn giá trị họ lên trong mắt người khác rất nhiều!
Hang Vuong