Để rồi giờ đây nghĩ về miền trung thân thương mà lòng chúng tôi nghẹn ngào. Tôi, các bạn và tất cả con dân Việt đều chung dòng máu con rồng cháu tiên để rồi nhìn miền Trung đau thương những người còn lại đâu sung sướng gì phải không.
Trở về phòng trọ giật mình nhận ra phòng mình ướt như ngoài trời, chúng tôi nhìn nhau cằn nhằn khó chịu khi sống chung với nước. Chúng tôi cùng nhau dọn dẹp bãi chiến trường sau một ngày trời mưa to, cả ba đứa vừa làm vừa ghẹo nhau” như thế còn chịu không nổi cho tôi ở miền trung chắc chết”? Tụi nó cùng nhau thở dài tiếp tục dọn dẹp, tôi bàng hoàng nhìn lại phía sau lưng, đúng rồi mình mới bị chút nước mưa làm ướt phòng đã khó chịu như thế thử hỏi xem những cư dân miền Trung thì họ còn khó chịu tới dường nào.
Nói tới miền Trung là nói tới nỗi đau vô hình của mùa nước lũ. Cư dân luôn phải chống trọi với dòng nước mạnh, một mùa cật lực làm việc để cho một mùa mưa cuốn trôi đi tất cả chỉ vì sức nước.
Nước- nuôi sống con người nhưng cũng nhấn chìm con người vào bể đau thương cho cuộc chia ly đau đớn ngập tràn mưa nước mắt của những đứa con không cha, những ba mẹ không con vân vân và vân vân khi người thân cảu họ bị dòng nước cuốn trôi về đất mẹ.
Tôi chợt thấy xót xa cho những con người ngày ngày phải sống chung với lũ, lúc nào cũng hồi hộp nghe ngóng khi mùa mưa ập đến. Và rồi một câu hỏi được đặt ra là tại sao họ không dọn đi nơi khác hẳn cho khỏe mà họ vẫn sống ở đó, khi nào nước rút họ lại quay về để tới mùa nước họ lại ra đi. Có người còn nói “ Tôi là Miền Nam thẳng tiến”. Nói đi thì phải nói lại nếu như ai cũng có suy nghĩ như bạn liệu trên bản đồ Việt Nam còn có hai từ “Miền Trung” hay không? Liệu Việt Nam còn có thể có những nhân tài được sinh ra từ nơi nước lũ hay không? Tôi thì có suy nghĩ khác, sở dĩ họ không đi có lẽ vì nơi đây là mảnh đất sinh ra con người họ, là mảnh đất cha ông tổ tiên ngày xưa anh dũng đấu tranh mà có được, là mảnh đất họ gắn bó với bao kỉ niệm, nói đi đâu dễ, đi thì được nhưng vườn cửa ruộng nhà họ để cho ai, rồi đi vào đây họ ở đâu, đi hết cả tỉnh miền Trung thì miền Nam sao có chỗ cho họ sinh sống phải không.
Từ bao đời nay mảnh đất miền trung đã sản sinh ra nhân tài cho đất nước dấu ấn miền trung trong trái tim mọi người luôn vào một khuôn phép: Gái đoan trang hiền dịu nết na, trai tài giỏi thông minh thật thà.
Để rồi giờ đây nghĩ về miền trung thân thương mà lòng chúng tôi nghẹn ngào. Tôi, các bạn và tất cả con dânViệt đều chung dòng máu con rồng cháu tiên để khi nhìn miền trung sống trong đau thương những người còn lại đâu sung sướng gì phải không, chúng ta cùng một giống nòi sinh ra dĩ nhiên trong lòng chúng ta luôn có một tình thương dành cho nhau, “con đứt tay mẹ thấy xót.”
Một vài lời nhắn gửi, vài món quà nhỏ nhoi nhưng nó lại chứa sức mạnh siêu hình giúp người dân miền lũ thêm nghị lực để vượt qua. Riêng tôi, tôi thầm nguyện cho những mảnh người đã ngã xuống vì miền Trung thân thương, những người dân vô tình bị dòng nước cuốn trôi khi ập tới bất ngờ sớm được siêu thoát, những người còn lại hãy cố gắng chống cự cho tới phút cuối cùng vì xung quanh các bạn luôn có chúng tôi- những con dân Việt Nam, luôn hòa quyện là một.
Anh xuất thân từ một gia đình bề thế, em chỉ là một cô gái ngoại thành nghèo khó. Quyết định “ở rể”, anh chấp nhận sự “tẩy chay” của những người ruột thịt.
Với anh, yêu vợ là yêu cả gia đình nhà vợ. Ba vợ bị dị tật bẩm sinh, sức khỏe kém, trụ cột kinh tế thuộc về mẹ. Mẹ buôn gánh bán bưng, tảo tần cũng chỉ đủ sống qua ngày. Vợ anh theo chồng mà không đành lòng bỏ cha mẹ luôn ốm đau khiến anh thấy áy náy. Anh quyết định ở rể là muốn phụ một tay chăm lo cho cuộc sống những người thân bên vợ, dù bị cha mẹ ruột phản đối, thậm chí dọa “từ”. Cha mẹ vợ thì hạnh phúc khi có một chàng rể hiếu thảo, nhưng không khỏi ngại ngùng vì gia đình mình quá nghèo, con rể phải vác thêm gánh nặng trên vai. Nhìn anh tranh thủ làm thêm ngoài giờ, mang cả việc công ty về nhà làm để kiếm thêm thu nhập, em vừa thương anh, vừa mặc cảm mình nghèo đã khiến anh vất vả. Có anh về, nhà cửa được nâng cấp, nhiều vật dụng tiện ích xuất hiện trong nhà, ba mẹ vui và hãnh diện lắm. Anh thay ba làm những việc nặng nhọc giúp mẹ, lo lắng trong ngoài như người con trai cả.
Ở rể không có nghĩa là “mọc rễ” bên nhà vợ. Anh vẫn dành thời gian chăm sóc ba mẹ ruột, dù những việc anh làm không thể xoa dịu “nỗi đau” của cha mẹ anh khi con mình ở rể. Xưa nay người ta định kiến việc ở rể vì nhiều lý do, nhưng anh chấp nhận ở rể đơn giản vì nhà vợ neo người, hoàn cảnh khó khăn. Có anh về, ba vui lắm. Ba có người để đánh cờ, cùng xem và bàn luận về những trận bóng đá. Thỉnh thoảng hai cha con bày bàn nhậu, nói đủ chuyện trên trời dưới đất. Thấy ba vui và có vẻ mãn nguyện, em và má cũng vui lây. Tuy vậy, nỗi ray rứt lớn nhất của ba là “người ta cưới dâu, chứ ai lại đi… bắt rể”, dù ba không hề chủ động làm điều đó. Anh hiểu lòng ba và luôn khẳng định đó là việc làm tự nguyện của anh, động viên ba mẹ là một ngày rất gần ba mẹ anh sẽ hiểu, thông cảm cho anh và cho gia đình nhà vợ.
Khi về với gia đình mình, anh hết lời khen ngợi ba mẹ vợ, nói hộ nỗi lòng không muốn “bắt rể” của ba vợ, rằng họ cảm thấy áy náy, có lỗi rất nhiều với gia đình mình… Trước thực tế đó, cảm nhận của vợ là: ba mẹ hai bên đều không khổ sở và mỏi mệt bằng chồng, anh luôn phải nỗ lực vượt qua bản thân, tìm cách để hai bên gia đình xích lại gần nhau, hiểu và thông cảm cho nhau hơn. Đó không phải là việc làm dễ dàng hay một sớm một chiều. Em chẳng biết làm gì giúp anh ngoài việc cố gắng làm một cô con dâu tốt, để những việc làm của anh trong mắt ba mẹ là có lý, là đúng đắn và ý nghĩa.
“Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Anh đã “địu” được ba mẹ qua nhà em. Hai bên gia đình đã ngồi lại với nhau, có những phút giây vui vẻ cùng nhau. Ba mẹ anh đã nhận ra việc con trai mình đã làm là đáng trân trọng, sau một thời gian dài họ phản đối.
“Một tuần ông làm nhiệm vụ với vợ mấy lần? Nhìn dây đoán củ, gầy nhẳng thế kia chắc vợ ông buồn lắm!”; “Vòng 3 cái Hoa nhân sự nhìn hấp dẫn phết, mà nó lấy chồng mấy năm vẫn chưa bầu bí gì, hay khoai thằng chồng bị hà?…”
Đó chỉ là vài trong vô vàn cách tếu táo của “quý ông” xung quanh vấn đề muôn thuở hấp dẫn họ: chém gió về sex. Không chỉ ngoài trà đá, quán bia mà ngay tại phòng làm việc, mỗi khi có dịp là các đồng nghiệp nam đua nhau hưởng ứng, kèm theo những tiếng cười khoái trá khiến không ít chị em phụ nữ ngượng chín mặt khi vô tình nghe được hay bị lôi vào chủ đề bàn tán.
Ra trường không lâu, Hải (24 tuổi) được tuyển làm hợp đồng ở một cơ quan nhà nước. Vốn tính chín chắn, những ngày đầu cậu vẫn luôn nhắc nhở mình phải kiêng dè trong lời ăn tiếng nói. Thế nhưng, chỉ vào cơ quan được vài ngày Hải đã cảm thấy sốc trước mức độ “tám” chuyện của các đàn anh làm cùng phòng.
“Phòng có 7 người thì 4 anh đã có vợ con, 2 anh còn lại cũng chuẩn bị cưới nên ai cũng nhiều kinh nghiệm ‘chuyện ấy’. Chỉ cần một người khơi ra là lập tức tất cả đều nhao vào hưởng ứng”, Hải cho biết.
Chủ đề các đồng nghiệp của Hải hay nói là thi nhau khoe khả năng “chiến trận”. Ai cũng cho là mình hơn người khác nên không ngượng miệng nói về tần suất, thời gian, khả năng “chăn rau”, bồ bịch công sở.
“Lão Khải phòng bên cạnh còn khuyên mình: ‘Sau này lấy vợ thì kiếm em nào chiều được khoản ấy. Chứ như anh ngày xưa chỉ biết yêu, sau này mới biết cỡ mình phải lấy 3 vợ’. Mà quả thật, suốt ngày thấy ông ấy lên mạng kiếm ‘rau sạch’, giờ nghỉ trưa là mất hút khỏi công ty'”, chàng trai cho biết.
Lúc đầu chưa quen nên cậu còn đỏ mặt tía tai nhưng lâu dần cũng dỏng tai nghe ngóng, cười trừ cho qua chuyện. Anh xem việc này chẳng hại đến ai, còn giảm stress công việc, với lại “biết đâu học hỏi được chút ít kinh nghiệm… làm vốn”.
Theo Minh Tiến – nhân viên một công ty quảng cáo ở Hà Nội, thì mức độ “tám” chuyện sex ở công sở như vậy vẫn còn nhẹ. Ở cơ quan, cậu thường xuyên chứng kiến cảnh mấy ông có vợ đánh giá “hàng họ” của mẫu ảnh và cả đồng nghiệp nữ cơ quan.
“Có hôm đang ngồi làm thì ông anh bàn bên gọi giật đùng đùng: ‘Sang đây mà xem ảnh facebook em Hường mặc bikini này. Suốt ngày thấy em ấy mặc quần bò, sơ mi, giờ mới biết bên trong ngon đáo để. Để gọi cho em ấy cảm ơn vì đã cho anh em rửa mắt'”, Tiến dẫn lại.
Tưởng đồng nghiệp này nói đùa, ai ngờ ông này làm thật, vừa khen ảnh đẹp, các vòng “ngon”. Kết thúc cuộc điện thoại còn nói: “Lần sau em mặc hai mảnh, loại mỏng mỏng chút cho anh còn soi chứ như này mất công tưởng tượng, mệt lắm”, Tiến chậc lưỡi tỏ ra phục về độ trơ của ông đồng nghiệp.
Còn Hiệu (quê Hà Nam), làm cho một công ty máy tính trên đường Láng Hạ, (Hà Nội) tâm sự, anh từ con “gà mù” trở thành một nhà “hùng biện”… khi chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác cùng công ty.
“Trước đó, mình làm bên phần mềm, cả ngày chỉ chúi mũi vào máy tính, rảnh rang là mấy anh em đấu game. Nhưng khi chuyển sang bộ phận phát triển khách hàng thì ôi thôi, mình cũng không ngờ khả năng ‘chém gió, chém bão’ của mình tăng lên thế”, Hiệu nói
Điển hình trong khả năng ăn nói của Hiệu phải kể đến độ bạo dạn khi nói về chuyện giường chiếu. “Có hôm mấy anh em đang ngồi nói chuyện về ‘súng ống’ thì một em thực tập không gõ cửa mà cứ thế đi vào mượn bút xóa. Được thể chúng mình thi nhau mời gọi: ‘Thanh ơi! Ra đây anh cho mượn, bút của anh vừa to vừa lắm mực, viết mãi không hết’. Cô em này ngây thơ tưởng thật lại gần, cả hội phá lên cười. Nhìn mặt em đó ngơ ngơ đến tội”, chàng trai 27 tuổi cười nhăn nhở.
Không chỉ đám nhân viên quèn “rảnh rỗi sinh nông nổi”, mà theo Hiệu mấy sếp lớn của anh cũng không kiêng dè gì chuyện này. Lúc đầu nhân viên còn sợ sếp biết nhưng một lần sếp đột ngột chứng kiến chuyện “tám”, không những không chê trách mà còn hùa theo.
“Thú thật trong vấn đề tế nhị này ai cũng như ai thôi, thằng nào khỏe thằng đó làm ‘sếp’. Có bận sếp bảo máy tính chậm, kêu đi sửa thì mình thấy trong phần lược sử máy sếp toàn web đen. Sếp cho mượn mấy quyển sách kinh doanh về đọc mà trong đó còn kẹp cả ‘áo mưa’ nữa ấy chứ”, anh chàng kể.
Đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma, 26 tuổi mà Hiệu vẫn chưa mối tình vắt vai. “Cái tiếng nhân viên kinh doanh dẻo miệng thành sạn rồi nên chẳng em nào trẻ trung về phòng này cả, hoặc giả có về thì lại chuyển đi mất. Giờ trong phòng còn toàn thằng độc thân, không ai thèm ‘hốt”, Hiệu thật thà.
Minh Tiến cũng không khá hơn khi đang “tăm” một cô em cùng cơ quan. Nhưng lúc cô này bị chính đồng nghiệp đem ra đo đạc chi li 3 vòng, rồi bình luận cả nốt ruồi đằng sau áo thì cậu thấy khó chịu như đang bình luận về mình.
“Ban đầu anh em còn thân thiết nhưng sau mấy vụ bị các ông đó trêu chọc, có tôi tham gia thì cô ấy tránh tôi như ‘đỉa phải vôi’. Giờ tiếp cận người ta càng như bắc thang lên trời”, Tiến lộ vẻ chua xót.
Một người ở cơ quan Hải thậm chí còn bị sếp “trù” khi biết anh mang “chuyện ấy” ra đùa. “Lão ấy buột miệng trêu một chị cùng cơ quan khi có sếp đang ở đó. Mặt sếp sa sầm, gọi anh này sang phòng riêng nói chuyện. Từ đó thấy anh này chẳng bao giờ bắt chủ đề trước nữa. Mà lão cũng bị cắt thưởng đợt lễ 30/4”, Hải kể.
Theo chuyên gia tâm lý Hồng Hà – Trung tâm tư vấn tình yêu, hôn nhân, gia đình Nhịp cầu hạnh phúc thì cả đàn ông và đàn bà đều nói về chuyện tế nhị, song mức độ đàn ông có vẻ thô tục, bạo dạn hơn. Phụ nữ chỉ xem đó như tâm sự, chia sẻ, còn đàn ông lại thích đánh giá, khoe khoang.
Xét ở một góc độ nào đó, đúng là tếu chuyện chăn gối có thể giảm stress, như một kiểu đùa vui, trong sáng song đôi khi một số người có ý xấu, là quấy rối tình dục. Vì thế chuyên gia khuyên, thứ nhất để giữ thói quen này của đàn ông trong ngưỡng “an toàn” thì chỉ nên nói chuyện chung chung nhưng không ám thị vào một đối tượng cụ thể như kiểu nhận xét 3 vòng của một đồng nghiệp nữ.
Thứ hai, nói chuyện sex cũng cần phù hợp với không gian và đối tượng. “Đàn ông ngoài quán bia, là bạn bè thân thiết thì có thể thoải mái tám chuyện vì đó chỉ như lời nói gió bay. Nhưng trong môi trường công sở, một khi quá tục tĩu sẽ dễ bị đánh giá văn hóa, con người”, chuyên gia nói.
“Chuyện tiếu lâm cũng có những mức độ của nó, thô mà thanh chứ không phải đã thô, lại tục, gợi dục. Nhất là trong môi trường công sở, mọi lời nói, cử chỉ đều bị đánh giá, săm soi từ nhiều phía, nhiều người. Đừng vì để sướng cái miệng mà hại cái thân”, nhà tâm lý khuyên.
Cúp máy mẹ vừa mừng vừa lo. Mừng vì nghe con nói có người yêu đã lâu, cứ thấp thỏm chờ đợi giờ mới được gặp mặt, nhưng lại lo nghĩ cách làm sao để đón tiếp con rể tương lai một cách chu đáo.
Cả đêm mẹ trằn trọc, hết xoay mình lại trở người. Bố thấy mẹ cọ quậy cũng thức giấc theo: “Sao không ngủ đi mà còn vắt tay lên trán thế?”. “Đang nghĩ xem ngày mai nấu món gì đây. Bạn nó sống trên đó chắc đã quen với món ngon, mấy món ở quê không biết nó có dùng được không?”. “Gì chứ thịt gà quê luộc và canh cua đồng thì còn gì bằng. Trên thành phố có tiền chắc gì đã mua được những thứ đó” – bố “hiến kế”. Mẹ thấy cũng có lý, đầu nhẹ bẫng đi nhưng vừa chợp mắt được một lúc thì đã nghe tiếng gà gáy.
Mẹ thức dậy, dắt chiếc xe đạp ra sân. Xe non hơi lại phải gọi bố dậy bơm. Trước khi đạp xe ra chợ, mẹ không quên quay lại dặn bố: “Bố nó nhớ quét cửa ngõ cho sạch sẽ rồi hẵng đưa trâu ra đồng thả nhé”. Bố ừ à rồi đùa “đón con rể mà cứ như đón tổng thống” ấy.
Trời nắng nóng 38, 39o, mẹ đi chợ về giữa đường thì xe bị xẹp lốp. Đứng chờ bác thợ sửa xe mà mẹ nôn nóng không yên. Về nhà cũng chẳng kịp thay quần áo, mẹ xắn tay vào bếp. Vừa đặt nồi cơm lên thì mất điện nên phải cho ra xoong gang nấu bếp củi, vừa canh lửa vừa tranh thủ giã cua. Nghĩ cảnh trời nắng con đi đường xa về chắc sẽ khát nên mẹ lại tất tả đi hãm ấm chè vối. Đang xoay vần trong bếp thì nghe tiếng xe máy vào ngõ, mẹ mừng quýnh vuốt mồ hôi chạy ra. “Con rể tương lai” nhìn thấy mẹ tươi cười chào hỏi còn con gái có vẻ không vui. Suốt bữa ăn con gái vẫn giữ nguyên vẻ mặt đó khiến mẹ thấy lo. Rồi mẹ cũng biết được lý do khi nghe con gái càu nhàu: “Con đã dặn mẹ dọn dẹp nhà cửa rồi mà cái thùng nước gạo mẹ vẫn để chềnh ềnh ở trước cổng, đi vào đập ngay vào mắt”. Mẹ lặng người nghe con gái trách móc. Tối qua mẹ đi lấy nước gạo về muộn, cơm nước xong lại phải dọn dẹp nhà cửa để đón bạn con về, sáng lại đi chợ sớm nên chưa kịp cất đó thôi.
Tưởng ngày nghỉ cuối tuần con sẽ ở nhà vài ba hôm, ai dè con bảo chiều sẽ lên thành phố luôn vì mai có việc. Trời chiều nắng vẫn còn chói gắt nhưng mẹ đã phải đội nón ra vườn hái túi chanh tươi để con mang lên dùng trong những ngày nóng, rồi lại hì hụi gói ghém cho con chục trứng gà.
Con gái đi rồi, bố lắc đầu nhìn mẹ: “Không biết là nó bận việc thật hay sợ ở nhà mất điện chịu không được? Có mỗi cái thùng nước gạo thôi mà nó cũng cằn nhằn mẹ, chẳng lẽ nó đã quên nhờ có cái thùng nước gạo mẹ nó nuôi lợn mới có tiền cho nó ăn học hay sao?”. Mẹ lẳng lặng đi vào nhà, lòng gợn buồn.
Tôi thi thoảng sang nhà hàng xóm mua chịu rồi xin chồng trả sau. Mẹ tôi cũng luôn phải đi mua chịu mắm muối. Nhà mình to nhất khu, chồng đi xe đẹp, tiền làm ra nhiều mà mẹ và vợ luôn phải chịu cảnh cùng cực như thế.
Tôi 36 tuổi, từng học đại học Sư phạm, khi lấy chồng anh không cho tôi đi dạy học. Anh làm kinh doanh nên muốn tôi ở nhà làm cùng. Tôi sống với chồng, mẹ chồng và hai con riêng của anh, sau này sinh thêm một bé trai. Thật may mắn vì tôi được sống với các cháu từ nhỏ nên mối quan hệ với các con riêng khá tốt.
Chồng tôi là một người gia trưởng, luôn bắt vợ phải làm theo những gì anh muốn, từ lúc về sống với gia đình anh, tôi luôn là người thụ động, kinh tế anh quản lý, hàng ngày đưa tiền cho mẹ đi chợ. Nhiều khi anh cũng không đưa tiền, mẹ tôi cũng không dám hỏi, tôi lại càng không, tôi muốn làm gì đều phải hỏi xin anh. Tôi thấy ái ngại, không xin mặc dù có nhiều thứ người phụ nữ cần đến trong cuộc sống hàng ngày.
Gia đình tôi không quá giàu có nhưng khá giả so với mọi người, vậy mà cuộc sống lúc nào cũng bị hạn hẹp một cách tuyệt đối. Mẹ chồng và tôi không dám xin tiền của chồng, mỗi khi xin tiền đều bị chồng mắng chửi thậm tệ dù đó là tiền để chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày. Mẹ chồng lương được hơn triệu mỗi tháng, bà phải dùng số tiền đó để chi tiêu hàng ngày cho gia đình, anh thường xuyên không về nhà ăn cơm nên bữa cơm gia đình của mẹ con, bà cháu lúc nào cũng đạm bạc với đồng lương ít ỏi của bà.
Tôi làm cùng chồng nhưng hàng tháng anh không đưa cho tôi tiêu, con nhỏ muốn mua sữa phải xin rất nhiều lần chồng mới cho, hoặc tôi lại sang nhà hàng xóm mua chịu về rồi xin chồng trả sau. Mẹ tôi ở nhà cũng vậy, luôn phải đi mua chịu mắm muối. Tôi thấy thật xấu hổ vì nhà mình to nhất khu, chồng đi xe đẹp, tiền làm ra nhiều mà mẹ và vợ luôn phải chịu cảnh cùng cực như thế.
Khi tôi sinh cháu cũng là lúc tôi rơi vào cảnh cùng cực. Anh không muốn tôi sinh thêm cháu mà chỉ muốn tôi nuôi hai con của anh thôi, anh không chu cấp tiền cho gia đình, luôn đi ra ngoài và không về nhà ngủ. Khi con được 3 tháng cũng là lúc tôi biết tin chồng ngoại tình với cô kế toán công ty nhà mình. Tôi đau khổ đến cùng cực, chồng đuổi không cho tôi đi làm ở công ty nữa, kiên quyết giữ lại cô kế toán đó bên mình.
Tôi đã phải nhờ đến sự can thiệp của mẹ chồng và các anh chị em chồng nhưng cuối cùng nhận được sự đánh đập và chửi rủa không thương tiếc khi dám nói chuyện ngoại tình. Khi mẹ chồng và anh chị em khuyên can được chồng cho cô kế toán ấy nghỉ ở công ty cũng là lúc anh không còn nghĩ đến tình nghĩa gì với tôi và đứa con chung nữa. Tôi vẫn sống với mẹ chồng và 3 đứa con nhưng chồng không quan tâm, cũng không hỏi han con cái, cứ đi biền biệt.
Tôi ngậm đắng nuốt cay nuôi con và sống cùng mẹ chồng cho đến ngày hôm nay. Con tôi đã 9 tuổi, cháu chuẩn bị vào lớp 4, hai cháu con riêng đã lớn, tôi vẫn sống lầm lũi, nhẫn nhục như thế. Chồng không cho tôi ra ngoài, không giao du bạn bè với ai, thậm chí cả hàng xóm chồng cũng không cho tôi ngồi chơi cùng, tôi cứ như con rùa lầm lũi như thế.
Cho đến hôm nay, tôi nhận được tin chồng vẫn qua lại với cô kế toán đó. Sau khi nghỉ làm ở công ty nhà, anh đã xin việc cho cô ấy ở một công ty khác cách đó không xa. Cô ấy cũng có một đứa con nhưng không biết người bố là ai, hiện nay đang thuê nhà ở gần công ty nhà tôi. Chính những người bạn mà anh luôn đi cùng trong những cuộc chơi bời, du lịch đó đã nói hết về chồng tôi và cô kế toán, tôi không thể tin vào tai mình nữa.
Chồng tôi là người đã lo cho cô ấy suốt những năm qua, luôn đi cùng cô ấy trong tất cả những chuyến du lịch với bạn bè hay công tác ở đâu đó. Căn nhà cô ấy đang ở cũng là chồng tôi thuê cho hai mẹ con cô ấy. Tôi như chết đứng, không còn một cảm xúc nào, không thể khóc được nhiều hơn thế, cuộc sống của tôi đã tối lại càng thêm tối tăm.
Tôi nghĩ lại những gì mình đã trải qua bấy nhiêu năm trời, đi làm cùng chồng, mang lại cho chồng những hợp đồng và những mối quan hệ khách hàng vì chồng tôi xuất thân là một công nhân nên giao tiếp và hiểu biết xã hội rất kém. Căn nhà anh xây được, xe anh là do công sức của hai vợ chồng làm nên với những mảnh đất trong quá trình kinh doanh.
Thế mà anh đã bắt tôi ký vào giấy xác nhận đó là tài sản riêng của anh, không liên quan gì đến tôi. Xin nói một điều khi tôi lấy anh, anh tay trắng, ở nhờ nhà của mẹ anh. Tôi đã nhờ gia đình, bạn bè và người thân khuyên bảo anh nhưng bất lực. Anh em trong gia đình khuyên tôi nên chấp nhận cuộc sống như thế, đó là bản chất không thể thay đổi của anh.
Tôi không biết nói gì hơn, với tôi lúc này gần một người mẹ đơn thân, không có công ăn việc làm, không tiền bạc, tôi phải làm sao đây? Tôi là một người phụ nữ hiền lành, sống nội tâm, tôi thấy sức chịu đựng của mình đã đi quá giới hạn. Hãy cho tôi một lời khuyên chân thành nhất.
…Khi đèn vừa tắt, mẹ chồng tôi xông vào phòng đòi mắc màn cho “đỡ muỗi”. Mắc màn xong bà ở lại bật ti vi xem quan họ cả tối, rồi ngủ quên lúc nào không hay. Chồng tôi ra chỉ thị: “Em ngủ với mẹ, anh ra phòng khách vậy”.
Vợ chồng tôi sống với nhau được gần 2 năm. Chúng tôi vẫn đang lên kế hoạch chuyện con cái để chuyên tâm vào phát triển sự nghiệp. Bề ngoài, ai nhìn cũng tấm tắc khen tôi may mắn khi lấy chồng khá giả, chồng hiền, mẹ chồng tâm lý. Thế nhưng có ở trong chăn mới biết chăn có rận.
Khi mới yêu nhau, tôi rất hay được nghe những lời nói, câu chuyện của anh ấy kể về mẹ. Tôi cảm thấy anh yêu mẹ mình nhiều lắm. Và bà cũng rất đáng để cho con trai yêu thương thật.
Nghe nói, sau khi sinh anh ra đời, bố anh đã bỏ rơi mẹ con anh và đi theo tiếng gọi của tình yêu mới. Bỏ mặc những lời ong tiếng ve, lời tán tỉnh của người đàn ông khác, mẹ chồng tôi quyết ở vậy nuôi con trai mình khôn lớn. Bà khác hoàn toàn với những người đàn bà khác, bà vẫn cho phép anh gặp bố mỗi lúc anh muốn.
Cứ thế, dù chưa làm dâu nhà anh nhưng mẹ chồng tôi đã xuất hiện đều đặn với mật đồ dày đặc trong những câu chuyện của anh khiến tôi còn thấy cảm động, đồng cảm, xen chút ngưỡng mộ khi đối diện với bà. Lúc đó, tôi nghĩ thật đơn giản: chỉ cần mình biết điều, yêu thương bà chắc chắn bà sẽ yêu thương lại. Thêm vào đó, bà lại vô cùng hiền từ, dịu dàng thì chắc chắn bà cũng sẽ thương tôi như con thôi.
Trước khi cưới, tôi có đến nhà và dự tiệc sinh nhật của anh. Hôm đó tất cả mọi thứ đều tuyệt vời ấm cúng cho tới khi tôi tặng quà cho anh. Đó là một cái áo sơ mi màu hồng nhạt rất đơn giản mà nhẹ nhàng mà anh bảo thích.
Cầm trên tay món quà bạn gái tặng, anh tỏ vẻ thích món quà này lắm. Nhưng khi mẹ anh giật lấy, rồi nhận xét: “Mặc cái áo này ái lắm con ơi!” thì anh có vẻ cũng ủng hộ.
Có lẽ vì thế, đó là lần duy nhất tôi thấy cái áo đó xuất hiện trước mặt mình. Chẳng bao giờ tôi thấy anh mặc. Đến khi cưới nhau về, tôi mới thấy nó trở thành giẻ lau chân của mẹ anh.
Khi yêu, anh chẳng bao giờ chịu đi chơi tối quá 30 phút vì “sợ mẹ ở nhà buồn”. Anh chẳng bao giờ chịu ăn ở ngoài với lý do “đã quen ăn cơm mẹ nấu”. Tôi rủ anh đi mua sắm cùng, anh cũng từ chối bởi “anh quen để mẹ chọn”… Ngốc thật, thế mà ngày đó, tôi ngu muội không nhận ra anh đích thị là một thằng đàn ông bám váy mẹ?
Ngược lại, lúc đó trong mắt tôi anh là một người đàn ông hiền lành, đến con gián cũng chẳng dám giết, chỉ xua tay đuổi đi. Anh lại học rất giỏi, lớp anh là lớp cử nhân tài năng và chỉ có một mình anh được học bổng đi Mỹ. Tại đây, chúng tôi quen và yêu nhau. Tôi hiểu, với mẹ chồng, anh là của báu, là vật vô giá với bà.
Sau ngày về nước vài tháng, chúng tôi đã tổ chức đám cưới. Đêm tân hôn, khi cả hai sắp tắt đèn đi ngủ thì bỗng nghe tiếng mẹ anh khóc thút thít ngoài phòng khách.
Anh lo lắng phóng ra như bay. Thì ra, mẹ anh cảm động vì con trai của mẹ hôm nay đã chính thức trưởng thành và trở thành người đàn ông thực sự sau gần 30 năm mẹ nuôi không lớn. Tôi cười xòa, ôi đúng là mẹ tình cảm quá! Kết quả hôm đó, mẹ chồng nằm giữa hai vợ chồng tôi.
Đến đêm hôm sau, khi đèn vừa tắt, mẹ chồng tôi lại xông vào phòng đòi mắc màn cho “đỡ muỗi”. Mắc màn xong bà ở lại bật ti vi xem chương trình quan họ cả tối rồi ngủ quên lúc nào không hay trong phòng con dâu mới cưới. Chồng tôi lại ra chỉ thị: “Em ngủ với mẹ, anh ra phòng khách vậy”.
Những ngày sau, lúc thì bà bảo “mẹ sợ ma, mẹ ngủ với”, lúc thì bà lại bảo người khó chịu. Bà chỉ yên tâm lên giường đi ngủ khi con dâu và con trai bà đã say giấc. Đến nỗi, ngày đó, vợ chồng tôi còn nhiều lần phải hẹn hò nhau ra nhà nghỉ buổi trưa để hâm nóng tình cảm vợ chồng.
Dù giấu kín nhưng chẳng hiểu sao điều này vẫn đến tai mẹ chồng. Bà tỏ thái độ bực mình, cáu kỉnh với con dâu và bảo tôi làm khổ chồng: “Con đừng hành nó nhiều, phải để nó có sức mà tính chuyện làm ăn chứ? Làm vợ mà chẳng tinh ý gì cả”.
Đến lúc này tôi mới bắt đầu cảm thấy mẹ chồng không “gà tơ” như tôi nghĩ. Dường như bà đang sợ con dâu “chiếm” mất anh con trai của bà. Đúng, anh giỏi giang, ngoài xã hội anh có địa vị làm Thạc sĩ này nọ nhưng khi về tới nhà, anh như con cún con sà vào lòng mẹ, để mẹ ôm ấp vỗ về.
Hàng ngày, khi thấy hai con đi làm về là bà lại lục tục ra lấy cốc nước cam mát, cùng khăn mặt ấm lau cho con trai. Đôi khi tôi thấy sống trong gia đình chồng, tôi thật lạc lõng.
Mâu thuẫn mẹ chồng và tôi lên tới đỉnh điểm khi bà gợi ý sẽ cầm hộ tiền lương của hai đứa. Thu nhập của chúng tôi cũng tương đối, khoảng 70 triệu/tháng. Với tôi, tiền nong cần sòng phẳng, tôi không phải là người ki bo nên mỗi tháng chúng tôi biếu mẹ ít nhất 10 triệu ngoài tiền ăn để bà tiêu pha. Bên cạnh đó, là một người phụ nữ, tôi cũng có nhu cầu tiết kiệm tiền cho tương lai.
Khi nghe mẹ nói vậy, chồng tôi hùa vào: “Đúng rồi, từ tháng sau em đưa cho mẹ nhé, mẹ mà giữ thì ngon lành rồi”.
Tôi chỉ cười không nói không rằng. Sau bữa ăn ở phòng riêng của hai vợ chồng, tôi có nói thẳng với chồng nhưng anh cự nự: “Là một gia đình rồi, em còn tính toán nỗi gì? Em không tin mẹ ư?”.
Dù anh nói gì tôi vẫn quyết định mọi thứ sẽ mãi mãi như cũ. Tiền của hai vợ chồng ngoài ăn uống, biếu mẹ thì cả hai cần có khoản riêng cho con cái sau này. Khi mẹ biết điều đó, mẹ khó chịu với tôi ra mặt, nói bóng gió cả ngày.
Tôi đang vô cùng mệt mỏi và không biết phải làm sao. Có lúc tôi nghĩ tới giải pháp ra ở riêng. Nhưng vừa mở miệng đến hai chữ này, anh chồng tôi đã giãy nảy lên: “Cái gì? Em điên à?”.
Thi thoảng, tôi cũng cố gắng tâm sự ngọt nhạt với mẹ để hai mẹ con có thể hiểu nhau hơn nhưng bà lúc nào cũng lo tôi làm khổ con trai bà. Có lúc bực mình quá, tôi có xin mẹ: “Hãy để chúng con có không gian sống riêng” thì bà trợn mắt lên bảo: “Nó là con trai mẹ, mẹ có quyền!”.
Thực sự dù mới kết hôn gần 2 năm nhưng tôi cũng đang nghĩ đến phương án ly hôn. Tôi chắc chắn chồng tôi không thay đổi, mẹ chồng tôi cũng không thay đổi thì tôi sẽ phải là người phải thay đổi.
Là một người học cao, thành đạt, tôi được gì khi không hề cảm thấy hạnh phúc với những điều mình đang có. Sống một cuộc sống giả dối với gia đình, người thân và ngay cả với chính mình, tôi đau khổ vô cùng.
Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình mà từ lúc mới lọt lòng đã nhiều chuyện xảy ra. Tôi hận những người đàn bà đã toan phá vỡ hạnh phúc gia đình mình. Lớn lên, dù có những lúc tôi thấy thích một số bạn gái nhưng lại không hề có ham muốn với họ. Có lẽ tôi sinh ra đã khác người thường và hoàn cảnh gia đình đã đẩy tôi đi xa hơn. Từ nhỏ, tôi không thích đá banh, cũng không thích các môn thể thao đòi hỏi sức khỏe. Thay vào đó, tôi lại thích nhảy dây, banh đũa, mọi người đều trêu tôi “pê đê” mặc dù không biết cái chữ ấy ảnh hưởng tới mình như thế nào.
Đến tuổi trưởng thành, cơ thể tôi thay đổi, cường tráng, mạnh mẽ hơn. Chính sự mềm yếu trong tính cách và sự quan tâm chân thành tới mọi người, lại nhiều lần nữa tôi bị gọi là “gay”, chữ ấy cứ ám ảnh tôi mãi. Tôi từng thương một người con gái, cũng không chắc đó có phải là tình yêu không vì tôi hoàn toàn không có ham muốn thể xác. Đó chỉ là sự ngưỡng mộ chăng, hay sự ngộ nhận nhằm che đậy sự thật trong con người của tôi?
Tôi cứ nghĩ mình không phải gay vì cũng thương con gái, dù đó chỉ là tình yêu đơn phương. Tôi đã lầm, khi gặp người con trai ấy, tôi mới nhận ra con người thật của mình. Ở tuổi gần 30, tôi biết mình là ai, mình muốn gì. Nhưng thật không may, tình cảm ấy vẫn mãi là tình yêu đơn phương. Tôi buồn và cô đơn không thể tả. Nhiều lúc ước mình chưa bao giờ tồn tại trên thế giới này, chỉ muốn chết đi cho xong.
Cuộc sống không cho phép tôi ích kỷ như vậy. Tôi có thể đối mặt với xã hội, nhưng làm sao đối mặt với gia đình, người thân khi là con trai duy nhất trong gia đình. Tôi muốn sống thật với con người mình, muốn có được tình yêu chân thành. Nhiều lúc thấy các cặp đôi yêu nhau, dù là đồng tính hay dị tính, tôi đều cảm thấy thật ganh tỵ và ngưỡng mộ. Tôi luôn giúp đỡ người khác không vụ lợi, làm từ thiện rất nhiều với tất cả tấm lòng. Sao tôi không thể có được hạnh phúc hằng ao ước?
Ước gì tôi có thể quên người ấy. Là một người học cao, thành đạt, tôi được gì khi không hề cảm thấy hạnh phúc với những điều mình đang có. Sống một cuộc sống giả dối với gia đình, người thân và ngay cả với chính mình, tôi đau khổ vô cùng. Nhiều lúc tôi chỉ muốn bỏ đi thật xa để sống cho mình, có thể không khi tôi vẫn chưa gặp một người thương tôi thật lòng?
Đối với tôi, tình dục trước tình yêu là điều không thể xảy ra, tôi coi thường những người sống như vậy. Có lẽ vì thế mà tôi luôn cô đơn. Biết rằng mình cổ hủ nhưng tôi không thể đánh mất giá trị con người cũng như không thể chấp nhận sống chung với một người đã đánh mất nó. Tôi không biết một nửa của mình giờ đang ở đâu, không biết người ấy có thật sự tồn tại hay không. Giờ đây tôi chỉ biết cầu nguyện và mong cho cuộc đời của mình trôi qua thật mau nếu tôi không thể kiếm được người tôi yêu và yêu tôi thật lòng.
Lúc mới quen, cô rất nể phục anh vì tính chịu khó, siêng năng và tinh thần cầu tiến, ham học hỏi dù anh đã có một cơ ngơi đáng kể.
Vốn sinh ra trong một gia đình nghèo khó, đông anh em nên anh luôn muốn thoát khỏi cái nghèo bằng mọi cách. Trong nhà anh, chỉ có anh thành đạt nên anh nghiễm nhiên là trụ cột kinh tế và là niềm tự hào của cả gia đình.
Lẽ ra cô phải hạnh phúc khi có được một người chồng như thế nhưng mặt trái của những ưu điểm đó đã bộc lộ khi hai người thành vợ chồng. Thành đạt từ lúc còn khá trẻ nên anh rất tự mãn, coi thường người khác nếu họ thua kém anh. Anh luôn xem tiền là thước đo của mọi giá trị, lúc nào cũng nghĩ đến việc làm sao để có thật nhiều tiền, bất chấp mọi điều, kể cả lòng tự trọng và sĩ diện. Cô không cho rằng sự gian khó thuở ấu thơ đã ám ảnh anh đến mức tôn thờ đồng tiền đến vậy, bởi nhiều người cũng nghèo, thậm chí còn nghèo hơn anh mà người ta có nô lệ đồng tiền đến vậy đâu? Người quen đến nhà chơi với bộ dạng không được tươm tất thì y như rằng anh cho là họ muốn nhờ vả gì đó, tỏ thái độ khinh khỉnh ra mặt, khiến họ chẳng muốn lui tới thêm lần nào nữa.
Ngược lại, anh luôn ân cần, niềm nở với những người thành đạt, khá giả. Người thân ở quê gặp khó khăn, hỏi vay tiền, anh tính lãi sòng phẳng. Em trai cô bị hư xe, mượn xe cô đi làm đỡ một bữa. Lúc trả xe, anh cứ nhăn nhó khi thấy cậu em đi hết xăng mà quên đổ. Anh với một đồng nghiệp kèn cựa nhau vì một khoản huê hồng nào đó ăn chia không đều, cô khuyên anh bỏ qua vì số tiền không đáng nhưng anh không chịu. Vụ việc lùm xùm thế nào tới tai sếp, kết quả là cả hai cùng bị kỷ luật! Anh ra làm ăn riêng nhưng cũng chẳng ai hợp tác với anh được lâu vì không chịu nổi tính “cò kè bớt một thêm hai”, “xem đồng tiền to như bánh xe bò” của anh.
Cô khuyên anh rất nhiều, rằng cuộc sống không chỉ cần có tiền nhưng anh bảo cô sống giữa thời buổi này mà cứ như người trên mây, không thực tế. Mâu thuẫn giữa họ trở nên trầm trọng khi cả hai ngày càng tiến về hai thái cực đối nghịch nhau: cô sống thiên về tinh thần, tình cảm; còn anh quá nặng về vật chất. Cứ mở miệng ra là họ cãi nhau. Cô thấy lo sợ vì đây là khởi điểm dẫn đến sự tan vỡ của nhiều cặp vợ chồng. Dần dần, cô có thói quen câm lặng, nín nhịn mọi thứ cho nhà cửa đỡ ồn ào, con cái đỡ bị tổn thương nhưng cứ như vậy hoài xem ra cũng không ổn.
Kể lại với tôi, cô kết thúc bằng câu hỏi: với người chồng chỉ biết có tiền, thậm chí xem tiền quan trọng hơn cả vợ con, cô phải sống vì lẽ gì: vì tình, vì nghĩa hay vì con?
Chị muốn tôi tham gia với vợ chồng chị trong chuyện ấy, bù lại chị sẽ trả công thêm cho tôi. Chị bảo anh chị thích sự đổi mới, nhưng ngại mọi người vì đều là người trí thức; chị thích em sạch sẽ, cẩn thận, nên muốn mời em.
Em năm nay 23 tuổi, đã tốt nghiệp đại học dân lập. Cha mẹ ly dị nên từ nhỏ em sống với mẹ, mẹ tần tảo làm thuê làm mướn nuôi em ăn học. Đến năm em 18 tuổi, em vào Sài Gòn học tại một trường đại học dân lập. Hành trang lúc ấy của em chỉ có vài trăm ngàn mẹ đưa cho, nhưng với ước muốn đổi đời, em quyết tâm học để sau này đi làm có thể đỡ đần và trả công cho mẹ.
Sau khi tốt nghiệp, cầm tấm bằng loại khá, cộng với ngoại hình trắng trẻo, cao ráo, em nghĩ sẽ dễ dàng nhận được một công việc văn phòng. Ai ngờ đâu em thử khắp mọi nơi, tất cả đều lắc đầu vì họ bảo em không có kinh nghiệm, và không có hộ khẩu thành phố.
Cuối cùng sau vài tháng đắn đo, em quyết định nộp đơn tại một công ty môi giới giúp việc nhà để có việc làm tạm thời. Em được một cặp vợ chồng nhận làm người giúp việc hàng tuần. Gọi là ông bà chủ chứ thật ra hai anh chị còn khá trẻ, khoảng ngoài 30 tuổi. Anh làm chủ một studio chụp hình riêng, còn chị cũng có kinh doanh riêng. Cách ngày, công việc của em là dọn dẹp nhà cửa, có khi cũng nấu cơm những lúc chị bận không về kịp. Hai anh chị rất tốt với em.
Thời gian gần đây, em để ý thấy ông chủ hay hỏi han em, rồi có lúc lại nhìn em bằng ánh mắt rất kỳ lạ. Dịp cuối năm vừa qua, hai vợ chồng ông bà chủ có mua tặng em một số quần áo, bảo là thấy em có vài bộ đồ đi làm, nên tặng thêm cho em để đi làm và đi chơi. Về nhà mở ra thì em thấy đa phần là váy ngắn, và áo hai dây nữa.
Cách đây khoảng ba tuần, em đang lau cầu thang, khi xuống nhà dưới thì thấy anh đang đứng nhìn em, rồi anh bảo em mặc váy đẹp lắm, vì chân em thon. Anh còn giải thích và hướng dẫn em cách ăn mặc sao cho đẹp. Em cũng thấy thích nhưng nghĩ lại thấy hơi sợ, không biết anh có ý định gì đen tối không. Chị chủ rất tốt với em nên em không muốn làm chị buồn.
Một chiều cuối tuần, em đang dọn nhà thì anh về, bảo là chóng mặt nên về nghỉ ngơi. Sau đó anh kêu em vào phòng cạo gió giúp anh. Như mấy lần trước, em từng cạo gió, thoa dầu cho anh lúc trước, em bước vào thì thấy anh nằm sấp, trên người chỉ quấn nguyên tấm chăn to. Anh bảo em cạo gió cho anh, rồi bất ngờ anh quay lại, nói cho anh nhìn em một lúc để anh hết chóng mặt. Rồi tay anh bắt đầu sờ dưới váy em, rồi anh bảo da em thơm quá cho anh hôn một cái. Em vội vàng chạy ra ngoài, lấy xe ra khỏi nhà mà tim vẫn còn đập thình thịch.
Em hoảng sợ và hôm sau liền nói với chị, chị bảo để chị nói với chồng. Sau đó em không thấy anh còn có những hành động như vậy nữa, nên em an tâm và tiếp tục công việc. Vài tuần gần đây, em để ý thấy hai người hay ở nhà hơn, họ còn làm chuyện ấy vào ban ngày, lúc em đang làm việc ở ngoài. Lúc đầu em thấy hơi ngại, nhưng vài lần sau em thấy thật là xấu hổ.
Có hôm em đang đứng ngoài thì chị nhờ mang nước vào hộ, em bước vào phòng thì thấy hai người đang hôn nhau, trên người không mảnh vải che thân. Em sợ quá để ly nước đó rồi ra ngoài ngay.
Cuối tuần vừa qua, trong lúc hai người đang làm chuyện ấy thì chị lại kêu em vào, rồi bảo em ngồi nói chuyện với anh chị. Chị đề nghị thẳng thắn là anh chị thích em, và mong muốn em cùng tham gia với anh chị trong chuyện ấy, bù lại chị sẽ trả công thêm cho em. Chị bảo anh chị thích sự đổi mới, nhưng ngại mọi người vì anh và chị đều là người trí thức, chị thích em sạch sẽ, cẩn thận, nên chị muốn mời em.
Chị còn cho em xem giấy tờ chứng minh anh chị không có bệnh tật gì, sinh hoạt rất điều độ, chuyện này chỉ là muốn tạo cảm giác mới. Chị cũng hứa nếu em tham gia với anh chị chắc chắn anh chị sẽ nhẹ nhàng và dùng các biện pháp bảo vệ. Chị nói em có thể về suy nghĩ thêm và cho chị hay.
Từ đó đến nay em không dám đặt chân vào ngôi nhà ấy nữa, nhưng thỉnh thoảng những hình ảnh ấy cứ bám lấy em, và thêm món tiền hậu hĩnh mà chị đề nghị nữa. Em đã không còn con gái nên nhiều lúc nghĩ có làm chuyện ấy cũng không có gì, miễn là mình dùng biện pháp đàng hoàng.
Chuyện xảy ra đã hai tuần, thỉnh thoảng chị vẫn gọi hỏi thăm và kêu em đi làm lại, nhưng em ngại không biết nói sao nếu chị hỏi tới nên em muốn tham khảo ý kiến của các anh chị trước. Xin anh chị vui lòng tư vấn giúp em.
Tôi muốn nói cho cả thế giới biết rằng “trinh tiết không phải là thứ quý giá nhất của đàn bà”. Thứ cần thiết và quan trọng nhất của một con người đó là nhân phẩm.
Đừng đánh giá ai đó khi nhìn bề ngoài của họ và cũng đừng bao giờ cho rằng trinh tiết là thứ quý giá nhất của một người đàn bà. Con người yêu nhau và đến với nhau một cách tự nhiên. Tình yêu luôn gắn liền với thể xác và tinh thần. Cho nên việc người phụ nữ dâng hiến cho người mình yêu là chuyện bình thường. Đó chính là cuộc sống.
Tại sao phụ nữ mất trinh luôn phải đối mặt với mặc cảm mình không còn xứng đáng với ai đó nữa?
Tôi không có ý xúc phạm ai cả nhưng những người phụ nữ tự hạ thấp mình như thế tôi thật sự khinh thường. Người tự khinh thường bản thân thì làm sao người khác tôn trọng bạn cho được. Không phải tôi kêu bạn phải sống bất cần đời, buông thả và trao thân xác cho bất kỳ người nào bạn muốn. Tôi chỉ muốn nhắc nhở bạn rằng chuyện bạn đã cho ai đó cài thứ mà bạn gọi là quý giá nhất ấy không phải là việc bạn nên cảm thấy xấu hổ. Người nhận được nó dù đang ở đâu đi chăng nữa thì đó mới thật sự là người nên cảm thấy có lỗi. Vì dù có lí do gì đi nữa thì người ấy đã cướp đi của bạn không phải chỉ là sự trong trắng mà còn cả sự tự tin của bạn về chính mình.
Một người đàn ông khi biết bạn gái mình “mất trinh” mà tỏ thái độ tức giận, thất vọng hoặc không thể chấp nhận bạn thì đó mới chính là người không xứng đáng ở bên cạnh bạn. Chẳng cần luyến lưu, thương tiếc hay đau đớn vì những người như thế. Một người thật sự yêu bạn thì cho dù bạn có tàn tật, xấu xí, tồi tệ, là người hiền lành hay hung ác đi chăng nữa thì người đó sẽ vẫn đứng bên cạnh bạn, ủng hộ và luôn làm chỗ dựa khi bạn cần.
Bạn chỉ cần sống đúng là chính mình thôi, phải tự tin, mạnh mẽ và biết yêu mình trước khi muốn dành tình thương cho ai đó. Đừng cố ép mình vào một khuôn khổ nào đó bạn không thích. Bạn cũng có quyền được yêu cho nên hãy yêu và sống theo trái tim của mình. Tôi còn muốn nói với bạn một điều nữa “đừng lấy người bạn không yêu”, có thể người đó yêu bạn và chẳng quan tâm đến quá khứ của bạn nhưng bạn vẫn có quyền lựa chọn người bạn yêu. Người lớn hay dạy mình rằng “thà lấy người yêu mình còn hon lấy người mình yêu” nhưng có thật sự hạnh phúc khi lấy người yêu mình? chỉ người trong cuộc mới biết được.
Xin nhắc với bạn“hạnh phúc” là thứ bạn cảm nhận được, còn thứ “hạnh phúc” trong mắt và sự hâm mộ của những người xung quanh đó chỉ là hạnh phúc ảo. Nếu bạn chỉ vì “mất trinh” mà chấp nhận sống trong cái hạnh phúc ảo ấy thì tôi không còn gì để phải nói nữa. Lần cuối cùng tôi xin khẳng định với bạn “trinh tiết không phải là thứ quý nhất của đàn bà”, “bạn vẫn có quyền yêu và được yêu như những người phụ nữ được cho là nguyên vẹn khác”.
Hãy luôn mạnh mẽ và yêu thương chính mình nhé!
Thanh Ngọc
– Nhỏ to tâm sự chuyện tình cảm tình yêu hôn nhân gia đình và cuộc sống