Tag Archives: đồng tiền

Chồng thực dụng

Lúc mới quen, cô rất nể phục anh vì tính chịu khó, siêng năng và tinh thần cầu tiến, ham học hỏi dù anh đã có một cơ ngơi đáng kể.

Vốn sinh ra trong một gia đình nghèo khó, đông anh em nên anh luôn muốn thoát khỏi cái nghèo bằng mọi cách. Trong nhà anh, chỉ có anh thành đạt nên anh nghiễm nhiên là trụ cột kinh tế và là niềm tự hào của cả gia đình.
Chồng thực dụng
Chồng thực dụng

 

Lẽ ra cô phải hạnh phúc khi có được một người chồng như thế nhưng mặt trái của những ưu điểm đó đã bộc lộ khi hai người thành vợ chồng. Thành đạt từ lúc còn khá trẻ nên anh rất tự mãn, coi thường người khác nếu họ thua kém anh. Anh luôn xem tiền là thước đo của mọi giá trị, lúc nào cũng nghĩ đến việc làm sao để có thật nhiều tiền, bất chấp mọi điều, kể cả lòng tự trọng và sĩ diện. Cô không cho rằng sự gian khó thuở ấu thơ đã ám ảnh anh đến mức tôn thờ đồng tiền đến vậy, bởi nhiều người cũng nghèo, thậm chí còn nghèo hơn anh mà người ta có nô lệ đồng tiền đến vậy đâu? Người quen đến nhà chơi với bộ dạng không được tươm tất thì y như rằng anh cho là họ muốn nhờ vả gì đó, tỏ thái độ khinh khỉnh ra mặt, khiến họ chẳng muốn lui tới thêm lần nào nữa.

Ngược lại, anh luôn ân cần, niềm nở với những người thành đạt, khá giả. Người thân ở quê gặp khó khăn, hỏi vay tiền, anh tính lãi sòng phẳng. Em trai cô bị hư xe, mượn xe cô đi làm đỡ một bữa. Lúc trả xe, anh cứ nhăn nhó khi thấy cậu em đi hết xăng mà quên đổ. Anh với một đồng nghiệp kèn cựa nhau vì một khoản huê hồng nào đó ăn chia không đều, cô khuyên anh bỏ qua vì số tiền không đáng nhưng anh không chịu. Vụ việc lùm xùm thế nào tới tai sếp, kết quả là cả hai cùng bị kỷ luật! Anh ra làm ăn riêng nhưng cũng chẳng ai hợp tác với anh được lâu vì không chịu nổi tính “cò kè bớt một thêm hai”, “xem đồng tiền to như bánh xe bò” của anh.

Cô khuyên anh rất nhiều, rằng cuộc sống không chỉ cần có tiền nhưng anh bảo cô sống giữa thời buổi này mà cứ như người trên mây, không thực tế. Mâu thuẫn giữa họ trở nên trầm trọng khi cả hai ngày càng tiến về hai thái cực đối nghịch nhau: cô sống thiên về tinh thần, tình cảm; còn anh quá nặng về vật chất. Cứ mở miệng ra là họ cãi nhau. Cô thấy lo sợ vì đây là khởi điểm dẫn đến sự tan vỡ của nhiều cặp vợ chồng. Dần dần, cô có thói quen câm lặng, nín nhịn mọi thứ cho nhà cửa đỡ ồn ào, con cái đỡ bị tổn thương nhưng cứ như vậy hoài xem ra cũng không ổn.

Kể lại với tôi, cô kết thúc bằng câu hỏi: với người chồng chỉ biết có tiền, thậm chí xem tiền quan trọng hơn cả vợ con, cô phải sống vì lẽ gì: vì tình, vì nghĩa hay vì con?

Theo Giao Lê
PNO

 

 

Giá trị của đồng tiền

Có lẽ ở sâu thẳm tâm hồn anh vẫn còn một chỗ trống cần được lấp đầy, khi mà cuộc sống đối với anh quá dễ dàng, kiếm tiền dễ, tiêu tiền dễ, bạn bè tôn sùng. Có lẽ vì những điều đó mà anh không còn thời gian để phát hiện ra, chỉ dành thời gian cho những thứ phù phiếm xa hoa.

Giá trị của đồng tiền - Ảnh minh họa
Giá trị của đồng tiền – Ảnh minh họa

Tại sao? Tại sao lại có sự thay đổi từ một con người vốn chỉ coi đồng tiền là công cụ để mua vui. Một con người có thể nướng hơn ba triệu cho một chai Chivas chỉ một đêm trong vũ trường để rồi sáng mai lại phải đi cày kiếm sống. Có phải chăng đồng tiền mà người ta kiếm quá dễ dàng thì người ta cũng dùng nó dễ dàng như thế. Cho dù đồng tiền ấy chính do tay người đó kiếm ra, đồng tiền ấy do mồ hôi, nước mắt mới có được.

Tại sao? Tại sao một con người khi đã dành dụm được hơn 40 triệu lại có thể nướng nó không thương tiếc vào bar, vào nhậu nhẹt trong vòng một tuần. Tại sao? Và càng khó hiểu hơn, tại sao bây giờ có thể ngồi để nói với người khác “thực sự bây giờ anh mới biết kiếm đồng tiền là như thế nào”. Đồng tiền của anh là những lần chạy xe đường rừng cả trăm km, là những lần vác mấy tấn nông sản, là những hôm trời mưa phải nằm ngủ ngoài rừng giữ xe với đàn muỗi, con nào con nấy to như con ruồi bay vo ve.

“Anh quý lắm, quý lắm em ơi” anh nói khi mắt rưng rưng như muốn khóc. Rồi anh tiếp, ngày trước làm ngoài Hà Nội một tháng anh có thể kiếm gần chục triệu, còn bây giờ chỉ hơn sáu triệu nhưng anh lại thấy nó khác. Sáu triệu của anh bây giờ anh vẫn còn thấy nó những ngày cuối tháng, không giống như những đồng tiền của 10 triệu ngày trước. Ngày trước anh chỉ biết là mình đã kiếm được nó, còn nó ra sao chỉ có thể hỏi những người chủ quán bar hay quán nhậu, những chỗ mà anh và bạn bè thường xuyên lui tới, chả kể cuối tuần hay đầu tuần, chỉ cần có tiền là anh có thể đến được.

Con người anh mạnh mẽ là thế, ngang tàng là thế, nhưng sau khi trải lòng mình với những ký ức mà anh từng xem là oai hùng thì lại mềm yếu, cứ như một cọng bún chỉ cần vẩy thêm vài giọt nước nữa là tan ra. Ăn chơi là thế, giang hồ là thế nhưng tại sao? Tại sao, điều gì làm một con người tưởng chừng cả đời chỉ biết chửi thề và đấm đá lại có thể khóc khi thấy hai đứa bé mặt mày nhếch nhác cầm túi vào mua gạo ở xứ người.

Có lẽ ở sâu thẳm tâm hồn anh vẫn còn một chỗ trống cần được lấp đầy, một điều mà anh không thấy trước kia, khi mà cuộc sống đối với anh quá dễ dàng, kiếm tiền dễ, tiêu tiền dễ, bạn bè tôn sùng. Có lẽ vì những điều đó mà anh không còn thời gian để phát hiện ra, mà chỉ dành thời gian cho những thứ phù phiếm xa hoa, những thứ mà anh tưởng anh chỉ cần bỏ tiền ra mua là được.

Nhưng anh nói anh đã lầm, những thứ như vậy không ai bán mà mua, có chăng do mình tưởng tượng ra hoặc nếu có ai đó bán đi nữa thì anh cũng không đủ tiền để mua và duy trì những điều đó. Anh càng chạy theo nó thì càng bị cuốn vào và lại càng không thể dứt ra được, cứ như thế anh phải cày, cày để có tiền đổi lấy sự tôn sùng, cày để có tiền và xài tiền để có được tiếng thơm “thằng này chơi đẹp”.

Mọi thứ với anh bây giờ đã khác. Khác thật sự, không phải khác cách kiếm tiền vì anh vẫn làm nghề lái xe. Điều khác ở đây là ở cách anh đối xử với đồng tiền, ở chỗ anh nhìn nhận đúng giá trị thực sự của mình, ở chỗ mỗi lần anh nghĩ mình không thể làm được, không thể vượt qua được, những lần như vậy anh lại tự nhắc mình “người ta làm được tại sao mình lại không thể”.

Rồi anh lại nghĩ đến người mẹ ở quê, anh lại chảy nước mắt. Anh khóc, không phải khóc vì tuyệt vọng, vì sự kém cỏi của bản thân mà khóc cho những quyết tâm cộng thêm hình ảnh người mẹ lam lũ “một nắng hai sương”. Những điều đó giúp anh có thêm động lực hơn. Những lần như vậy lại càng làm cho anh cảm thấy thấm thía ý nghĩa cuộc sống, ý nghĩa của đồng tiền. Đồng tiền không phải là những đồng tiền của 10 triệu, mà là đồng tiền của mồ hôi, của sự quyết tâm, của một ý chí kiên cường và cả của những giọt nước mắt anh rơi khi nghĩ về mẹ.

Anh nói “Cái số anh nó thế. Ban đầu trời cho sướng nhưng anh lại không biết trân trọng, khi mà mọi thứ đã vụt qua thì anh phải bắt đầu lại từ đầu với hai bàn tay trắng”. Có lẽ anh nói đúng nhưng trời không cho không ai cái gì, cũng không lấy mất đi của ai cái gì cả, mất cái này sẽ được cái khác.

Qua những việc trước đây mà giờ anh đã khác, khác theo nghĩa tích cực. Từ những thứ mà anh chưa bao giờ nghĩ tới và anh cho là những điều dở hơi. Giờ anh đã có một ước mơ, một ước mơ nghiêm túc, một ước mơ mà có nằm mơ trước đây anh cũng không mơ tới, một điều mà ngay cả khi nằm mơ anh cũng không dám nghĩ đến.

“Anh mơ sẽ có tiền mua con xe ben để chạy kiếm tiền, trước hết cho bản thân rồi sau đó mới tính tới chuyện khác”. Đối với nhiều người số tiền khoảng hơn 200 triệu là một việc “nhẹ như lông hồng” nhưng với anh và với nhiều người xuất thân ở vùng quê như anh thì đó là một “giấc mơ hạng sang”, một giấc mơ đáng phải mơ rồi.

Giờ anh đang từng bước hiện thực ước mơ của mình vì “Anh quý đồng tiền lắm em ơi”. Anh hỏi “Bây giờ có phải trễ không em, anh chuẩn bị 29 tuổi rồi, nếu thực hiện được dự định của mình thì anh phải mất hơn ba năm nữa”. Không có gì là trễ đâu anh, nhất là một người khi đã trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, bao nhiêu sóng gió như anh. Như em đã nói, con người ta sống qua năm tháng không được cái này cũng được cái khác, ngày trước anh chỉ có sự trải nghiệm, kinh nghiệm sống, biết phân biệt được cái đúng cái sai, biết được giá trị thực sự của cuộc sống, giá trị của đồng tiền.

Còn ba năm tiếp theo đây của anh, nó giúp anh có tiền để thực hiện ước mơ, có thêm kinh nghiệm trong nghề lái xe, có được những bài học khi anh vượt qua những thử thách trong tương lai. Và có một điều quan trọng nữa là anh có cuộc sống cùng “một ước mơ sống”.

Trời đêm những ngày cuối năm ở Sài Gòn se lạnh, anh phải về để chuẩn bị chuyến xe đêm sang Campuchia. Anh từ biệt và không ngừng nhắc “anh thực sự quý đồng tiền”. Và tôi cũng chỉ kịp chúc anh một năm mới với những điều tốt đẹp và chúc cho ước mơ của anh sớm trở thành hiện thực.

Xuân Chung

Mr Đàm bị ‘hành hung’ trên sân khấu

Vì muốn gặp người yêu, Mr Đàm giả làm bồi bàn, đột nhập vào phòng trà và chính vì sự nông nổi của mình, anh đã bị một trận đòn tả tơi do đại gia Chí Tài chỉ đạo. Continue reading Mr Đàm bị ‘hành hung’ trên sân khấu

Truyền hình ngày 24-03-2011

TT – VTV17g30: Ký sự những nẻo đường: Khát vọng Tây Bắc. 10g15: Văn học nghệ thuật. 13g: Phim: Mãnh lực đồng tiền. 15g: Những mảnh ghép cuộc sống: Phá án. 16g30: Phim tài liệu: Thần tướng quý minh. 17g20: Ký sự Amazon. 20g10: Phim: Biệt thự màu tro lạnh. 21g30: Phim tài liệu: Kỷ vật thiêng liêng một thời và mãi mãi. 22g30: Diễn đàn văn học nghệ thuật. 23g40: Dư địa chí truyền hình: Kinh đô cổ nước Việt: Cổ Loa thành.
VTV2
8g: Khám phá thế giới: Nữ hoàng của các loài cây. 10g30: Việt Nam xanh: Bảo vệ voọc Chà Vá bán đảo Sơn Trà. 11g30: Bạn của nhà nông. 12g30: Phim tài liệu: Hà Nội thi thư văn hiến. 13g30: Khám phá thế giới: Thiên nhiên kỳ diệu. 16g30: Phóng sự: Ðồng khởi Bến Tre. 18g: Kiến thức sử – địa. 19g: Phim: Thiên long bát bộ. 23g05: Khám phá thế giới: Tới thăm đất nước Uzbekistan.
VTV3
6g30: Sức sống Việt. 8g: Phim: Phía đông vườn địa đàng. 11g40: Mười vạn câu hỏi vì sao. 12g: Phim: Quyền lực của đồng tiền. 14g30: Thời trang và cuộc sống. 15g50: Phim: Lập trình cho trái tim. 18g: Phim: Hai chị em. 20g: Song ca cùng thần tượng. 21g20: Phim: Ðầm lầy bạc. 22g30: Phim: Sự quyến rũ của người vợ.
VTV9
7g: Phim: Thiên thần của em. 9g40: Phim: Thập bát La Hán. 11g20: Phim: Tấm lòng cha mẹ. 16g: Phim: Sóng gió nhà giam. 17g30: Phim: Tường vi cánh mỏng. 19g45: Phim: Thử thách nghiệt ngã. 20g50: Chuyện thật như đùa. 21g10: Phim: Gia đình sóng gió. 22g10: Phim: Thiên thần quyến rũ.
HTV9
6g30: Phim: Cô nàng bất đắc dĩ. 8g: Tạp chí văn nghệ. 10g30: Tạp chí giáo dục. 13g30: Phim tài liệu: Ði tìm người hát sử thi Raglay. 15g10: Ca nhạc dân tộc: Giai điệu quê hương. 16g: Phóng sự tài liệu. 16g20: Văn nghệ thiếu nhi: Chồi xinh. 18g: Phim: Vàng trong cát 20g50: Kịch: Hơn cả ước mơ. 22g30: Phim: Dòng đời nghiệt ngã.
HTV7
8g: Văn nghệ thiếu nhi: Vườn âm nhạc. 8g45: Thế giới giải trí. 9g30: Phim: Chuyện tình mùa thu. 11g: Phim: Chạm tới hoàng hôn. 12g: Phim: Ðại phong ca. 13g: Phim: Mua láng giềng gần. 15g20: Giải trí nước ngoài. 17g: Phim: Bong bóng mùa hè. 19g: Chuyện nhỏ. 20g45: Phim: Theo dấu hương xưa. 23g15: Phim: Phụng xuyên mẫu đơn.
BTV1
6g: Trang trại vui nhộn McDonald. 9g: Phim: Thiên đường ảo mộng. 10g: Thời trang & cuộc sống. 12g: Phim: Tình đầu của vợ tôi. 13g: Phim: Cuộc chiến gia tộc. 18g: Phim: Tân nghĩa bất dung tình. 19g: Phim: Vũ điệu nào cho anh. 19g45: Phim: Sát thủ hào hoa. 20g45: Phim: Truyền thuyết Jumong II. 21g45: Phim: Tòa án tình yêu.
BTV2
11g45: Em là định mệnh đời anh (T17). 17g45: Bình minh Ðại Ðường (T21-22). 19g45: Cuộc chiến tơ lụa (T5-6). 21g45: Thiên long bát bộ (T34). Continue reading Truyền hình ngày 24-03-2011

Người nông dân không im lặng

TT – Người nghèo thường cam chịu, dễ bị đè đầu cưỡi cổ. Nhưng với anh nông dân nghèo Phùng Sĩ Lâm thì không… Continue reading Người nông dân không im lặng

Mùa xuân, mùa yêu thương

TTO – Sáng 14-2, các con đường, cổng trường đại học – cao đẳng, ký túc xá… vốn đông đúc ở TP.HCM lại nhộn nhịp những cánh hồng ngày Valentine. Ngày tình yêu nên người bán, người mua đều hạnh phúc. Đếm những bông hồng, đếm những đồng tiền, nhưng những nụ cười trao nhau thì không đếm hết. Tại Hà Nội, những trái tim hồng khiến người ta không còn nhận ra được sân vận động Mỹ Đình… Continue reading Mùa xuân, mùa yêu thương