Category Archives: Tâm sự tình yêu

Yêu em nhưng tôi buồn quá

Mình tên là Kim Hòa. Mình đang học đại học năm cuối, 25 tuổi rồi vậy mà hiện tại vẫn đang cô đơn. Tình yêu cũng vày lần đi qua nhưng không hiểu sao đến cuối cùng, thì chỉ còn lại mình tôi. Mối tình gần đây nhất đó là vào tháng 11 năm rồi.

Cô ấy là sinh viên năm nhất, cô ấy nhỏ hơn tôi 5 tuổi, vừa mới lên thành phố học, cô ấy ở chung xóm trọ với tôi.  2 đứa tôi gặp nhau, cùng nhau nói chuyện. Ngay lần gặp đâu tiên, tôi đã biết con tim mình muốn gì, kỳ lạ, tôi đã yêu em ngay từ lần đầu gặp. Chúng tôi nói chuyện rồi đi uống cafe rất vui, những ngày tháng hạnh phúc nhất tôi từng biết, rồi cũng đến ngày noel. Tôi quyết định rủ cô ấy đi xem phim và thổ lộ tình cảm của mình, tôi nghĩ cô ấy sẽ đồng ý vì những lúc 2 đứa trải qua những giây phúc hạnh phúc vui vẻ, tôi tin vào tình cảm đó.

Tâm sự tình yêu - Góc tâm sự
Tâm sự tình yêu – Góc tâm sự

Nhưng cũng chính ngày hôm đó, tôi nhận được câu trả lời: “ xin lỗi, em đã có người yêu rồi, em không muốn người yêu em bắt gặp em đi với anh”.  Mọi thứ như sụp đổ trước mắt tôi, tôi im lặng, tôi không hiểu chuyện gì đã xảy ra, tôi đã làm gì sai sao, em đã có người yêu rồi sao? suốt quãng thời gian đó tôi vẫn tự hỏi tại sao? ở chung xóm trọ nhưng tôi ít gặp em hơn, chắc có lẽ em muốn tránh mặt rồi sao. Những tin nhắn của tôi em vẫn trả lời nhưng mà sao nó ngắn gọn và cay đắng quá. tôi nhớ em nhiều lắm, sau cái ngày đó tôi nhớ em ngày một nhiều hơn. Chỉ 2 tháng tìm hiểu em mà tôi đã khắc ghi hình ảnh em vào tim mình rồi.

Biết em đã yêu 1 ai khác rồi, nhưng tôi không thể quen được, tôi không thể bắt mình quên em được. ngày qua ngày tôi vẫn tim cách quan tâm chăm sóc cho em. Vì em mong manh, yếu đuối lắm. Tôi vẫn 1 mình yêu em, tết, lễ tình nhân, sinh nhật em, không 1 ngày nào tôi quen tặng những món quà tôi tự tay làm, tôi gủi yêu thương vào đó. Nhưng tôi biết tình cảm em vẫn luôn dành cho người đó. Buồn lắm khi đọc những status yêu thương của em dành cho người đó, những tấm hình của 2 người. Tôi đau lắm, tôi buồn lắm, nhưng biết làm sao vì em yêu người ta mà. Có khi tôi muốn quên em, nhưng nổi nhớ thương vẫn không khi nào tha cho tôi. Bao lần tôi quyết quên em đi, đừng cản trở tình yêu của người ta nữa. Nhưng nụ cười ánh mắt của em không khi nào nhạt đi trong tâm trí tôi. 1 tin nhắn, 1 lời chúc ngủ ngon của em vẫn luôn làm tôi thao thức. Tôi quyết tâm vẫn theo đuổi tình yêu của mình.

 

Một ngày kia, khi bước đi một mình trên con phố, đêm nay là 8/3, nhìn những đôi tình nhân tay trong tay đi trên phố, tôi nhớ em lắm, nhớ cái lần đầu tiên tôi nắm tay em, ngượng ngùng lắm. Và tôi đã thấy em tay trong tay cũng người ấy. tôi khụng lại, mọi thứ như đứng yên, có cái gì vừa vụt qua tim, tôi như người mất hồn, tôi muốn quay đầu lại chạy đi như thể em chưa thấy tôi. Nhưng rồi em cùng người ấy bước qua, một nụ cười trên môi em, tôi cũng cười, tôi cười cho cái thành phố này sao bé nhỏ quá, cười cho duyên số của mình.

 

Từ hôm đó lòng tôi tan nát, nó đau hơn rất nhiều những lần tôi biết em đang đi, đang hạnh phúc bên người ấy. Tôi không còn sức lực để làm gì nữa, bài tập càng ngày càng nhiều, nhưng tôi không thể nghĩ được gì nữa. Tôi muốn tìm cách nào đó để quen em ngay lập tức, tim tôi như chết rồi, tôi uống rượu, hút thuốc, đi du lịch, về quê. Nhưng không thể, không thể mang em ra khỏi tim tôi. Yêu em là đau khổ vậy sao, hay là tôi quá khờ dạy khi yêu em thật lòng, hay tôi không biết yêu là phải thế nào. Gần  tháng nay yêu em tôi chỉ nhận về nỗi đau khổ. Tôi phải làm gì đây?, rồi bỏ em ư?

 

Có thể tôi sẽ trốn tránh và chôn giấu tình yêu này mãi mãi. Nhưng trớ trêu thay, 1 lần đi uống nước với bạn bè, tôi chợt phát hiện ra cái người mà em yêu, hắn ngồi ở đằng kia, đang kể về những chiến tích của mình và hắn cũng chỉ muốn đưa em lên giường thôi. Làm sao đây, làm sao bỏ mặt em được đây, khi mà em đã yêu hắn quá nhiều như vậy. Tôi không biết phải làm sao cả ?

Chuyện tình yêu bị ngăn cản

Tôi người con gái Quang Nam 22 tuổi, anh 28 tuổi quê ở Nghệ An.

Tôi và anh yêu nhau gần 2 năm, tình yêu của chúng tôi thực sự rất đẹp. Anh là người đàn ông tốt, luôn yêu thương chăm sóc tôi tận tình.

Tôi là sinh viên năm cuối, vần còn phụ thuộc vào gia đinh. Công việc của anh cũng ổn định nhưng lương lậu hơi thấp. Nói đúng hơn chỉ có thể lo đủ cho anh. Còn nếu cưới hỏi xong để lo cho vợ con thì như thế thật sự không đủ.
Gia đình tôi vẫn còn cổ hủ, bảo tôi không được yêu ai từ Huế trờ ra. Ba mẹ tôi đều khẳng định và nói chắc chắn với tôi như thế. Ba mẹ không muốn con lấy chồng xa, và nhất là người cảnh ngoài.
Tôi yêu anh nên bất chấp gia đình, tôi giấu anh với gia đình. Nhưng giấu mãi cũng chẳng dc. Gia đình tôi biết và nói tôi nên tự mình mà lo. Ba má sẽ không chấp nhận.
Tôi thật sự hoang mang không biết phải làm như thế nào. Gia đình tôi rất khó. Trước nay tôi luôn nghe lời bô mẹ, cả việc thi đại học hay bất cứ gì tôi đều nghe theo. Gia đình có 2 con , tôi là con út nên được thương nhiều hơn. Tôi không muốn ba mẹ phiền lòng. Gia đình muốn tôi cưới một người khá giả chút, để sau này đỡ khổ. Nhưng nếu tôi ko yêu người đó liệu tôi có thật sự hạnh phúc không.
Tôi ko biết có nên chia tay a để a sớm tìm được hạnh phúc không. Nếu yêu lâu mà gia đình tôi ko chấp nhận , tôi thấy rất có lỗi với a.
Giờ tôi phải làm sao. Mong mọi người cho tôi lời khuyên
Tâm sự của Tiểu My mời mọi người cùng cho lời khuyên

Tình yêu tuổi học trò Tiếng nói của người trong cuộc

Từ “yêu em cho nó đỡ buồn” đến tình yêu hộ khẩu “made in thành phố”, yêu kiểu “một chân đạp hai xuồng”, một số sinh viên tỉnh léng phéng đi đêm và… đã gặp ma.

Nguyễn Văn Tân (sinh viên năm 2) có một câu thơ về tình yêu rất ấn tượng: Yêu em cho nó đỡ buồn. Ðến khi tốt nghiệp anh chuồn về quê. Tân cho biết, câu thơ trên đã trở thành “phương châm” của nhiều sinh viên tỉnh lên thành phố đi học.

Yêu “sơ cua”

Trước khi khăn gói lên đây dùi mài kinh sử, Tân đã có một mối tình “vắt vai” gần ba năm. Thời gian đầu, tình cảm của hai người hết sức tốt đẹp. Tuần nào, Tân cũng gửi thư về quê hỏi thăm và kể chuyện học hành. Cả hai còn hứa hẹn khi nào Tân tốt nghiệp ra trường sẽ tính tới. Vậy mà chưa đầy một năm, Tân đã bắt đầu chuyển hướng sang một cô bạn khác để “đỡ cô đơn nơi xứ lạ quê người”. Thế là một chân đạp hai xuồng, ở thành phố Tân ung dung thực hiện “ba cùng” (cùng ăn, cùng học, cùng ở) với cô người yêu mới; đến khi về quê lại “ân cần” chăm sóc người xưa. Còn Thanh Thảo (sinh viên năm 2) được mệnh danh là hoa khôi trong trường. Không biết có phải vì “hiểu” được ưu thế của mình hay không mà Thảo luôn “niềm nở” với bất cứ anh chàng nào muốn kết bạn với mình. Khi thì chàng X. với chiếc Spacy láng coóng, khi thì chàng Y. đưa đón tận sáng chiều. Mấy cô bạn học khuyên Thảo đừng chơi trò tay ba tay tư, Thảo đã “hồn nhiên” trả lời: “Mình chỉ giả vờ đưa đẩy vậy thôi chứ người yêu chính hiệu đang học bên Pháp kìa. Khi nào anh ấy về thì coi như kết thúc, còn bây giờ có người nhờ vả thì ngu gì không tận dụng”.

Tú Linh (sinh viên năm 2) đã duy trì mối tình “sơ cua” của mình hai năm qua mà chưa hề xảy ra tình huống “đáng tiếc” nào. Quê Linh ở vùng sông nước miền Tây, một năm Linh chỉ về thăm nhà hai lần vào dịp hè và tết. Trong khi đó, anh người yêu đã “theo” Linh suốt ba năm trời thì tháng nào cũng lặn lội lên thành phố thăm người yêu dù lương công nhân chỉ đủ dẫn Linh vào một quán ăn hạng xoàng. Vậy mà hình như Linh vẫn chưa bằng lòng với tấm chân tình của người yêu cho nên trước mặt bạn bè, Linh “trịnh trọng” giới thiệu “đây là anh họ”. Thế là, như một người hoàn toàn tự do, Linh đường đường chính chính đi lại với một anh chàng cùng trường mà không hề “sợ” đụng độ. Vì mỗi lần người yêu dưới quê lên thăm, Linh lại “nói nhỏ” với anh chàng cùng trường: “Em dẫn ông anh đi đây đi đó cho biết Sài Gòn”.

Yêu “hộ khẩu”

Có lẽ thật buồn cười khi một cô gái mới lớn vô tư phát biểu: “Tiêu chí chọn người yêu của em rất bình thường… chỉ cần ảnh có hộ khẩu thành phố là được”. Ðó là tiêu chuẩn chọn người yêu của Thanh Mai, sinh viên năm cuối. Từ ngày lên thành phố, Mai đã lọt vào mắt xanh của một anh chàng bán báo gần trường. Có mấy người bạn thấy trình độ hai người không tương xứng, khuyên nhưng Mai chỉ cười “cần gì trình độ, chỉ cần ảnh có hộ khẩu thành phố thì sau này khi tốt nghiệp, mình chẳng cần phải lo không có việc làm. Vả lại được trở thành người thành phố thì ai mà hổng thích”.

Luôn được thầy cô và bạn bè tin yêu, Thành Vinh trở thành tấm gương cho những chàng trai nông thôn lên thành phố học. Thế rồi Vinh lại được cô con gái của ông chủ tịch một phường trong quận X. để ý. Ban đầu, Vinh chẳng hề quan tâm vì mục tiêu của anh là tốt nghiệp loại giỏi và trở về quê . Thế nhưng trong một lần nghe mấy đứa bạn chỉ dẫn: “Cưới được nhỏ đó thì cuộc đời mày coi như lên hương vì không những được nhập hộ khẩu mà còn được ông già vợ giới thiệu cho việc làm, sướng cả đời…”. Người ta nói mưa dầm thấm lâu quả không sai vì kể từ đó, Vinh bắt đầu hẹn hò với con ông chủ tịch.

Là con gái lại lần đầu tiên đặt chân lên thành phố nên Quỳnh Chi luôn mong muốn được làm quen với anh chàng nào đó, miễn sao là “dân Sài Gòn”. Mỗi lần lên mạng tìm bạn, hễ thấy cái nick nào mang tên “trai Sài Gòn” là Chi mải mê chat không dứt ra được. Cuối cùng Chi cũng quen được một anh chàng thành phố. Qua những lần hẹn gặp trên mạng, Chi rất hy vọng vào “tình yêu” của mình. Ai cũng tưởng từ đây, Chi vớ được của bở, nào ngờ…chuyện đời không đơn giản như là “đang giỡn”…

Bi kịch

Ði đêm ắt có ngày gặp ma, điều đó không sai vì Tân, người được nhắc đến phía trên, đã thú thật về chuyện “một chân đạp hai xuồng” của mình đã “không hay chút nào”. Thì ra, qua một người quen, cô người yêu ở quê đã biết được chút ít về chuyện Tân thuê phòng ở với người yêu. Ðến nước này thì chẳng còn gì để mất, “nàng 1” tiến thẳng lên lớp “tuyên truyền” về “bộ mặt thật” của Tân không một lời thương tiếc. Không chỉ có “nàng 1” ra tay mà “nàng 2” cũng nhất quyết làm cho ra lẽ. Chuyện thì đã kết thúc từ lâu nhưng “tiếng thơm” còn theo mãi Tân những năm học về sau. Với Thanh Thảo, người có quan niệm “có người nhờ vả ngu gì không tận dụng”, đã phải gánh chịu hậu quả khi cả hai anh chàng cùng đụng độ. Mặc dù Thảo đã cố gắng giải thích nhưng cuối cùng hỗn chiến vẫn xảy ra. Sau lần ấy, tai tiếng về cô nàng hoa khôi Thảo không cần quảng cáo cũng nhanh chóng lan khắp toàn trường.

Không chỉ dừng lại ở chuyện “cảnh cáo”, trường hợp của Tú Linh còn dẫn đến sứt đầu mẻ trán. Chuyện xảy ra khi anh chàng người yêu ở thành phố phát hiện ra người mà Linh luôn miệng “khẳng định” là anh họ lại “thản nhiên ôm hôn” Linh ngay ghế đá khu nhà tập thể. Thế là không cần đắn đo, anh ta đã “tặng” cho ông anh đáng kính một cú đấm như trời giáng. Kết quả Linh mất trắng “cả chì lẫn chài”, đã vậy vì quá xấu hổ, Linh bỏ học về quê trong khi bạn bè đang háo hức bước vào giai đoạn chuyên ngành. Trong phút chốc, công lao cha mẹ nuôi ăn học bỗng tan thành mây khói chỉ vì bản thân quá dễ dãi trong tình yêu.

Thanh Mai – người đã bất chấp sự khác biệt về học thức để yêu một anh chàng bán báo lớn hơn mình gần một con giáp chỉ vì cái hộ khẩu “made in thành phố”, cuối cùng cũng rơi vào bi kịch khi cuộc hôn nhân diễn ra. Những tưởng khi mình lấy chồng thành phố sẽ có được một vị trí “hơn người” nào ngờ về làm vợ chưa được bao lâu, Mai đã phải ra sạp báo phụ chồng thay vì được đi làm ở một công ty nào đó. Không những thế, chỉ được dăm bữa nửa tháng, hai vợ chồng lại cãi một lần mà cốt lõi chỉ vì Mai nói nhiều mà “ổng” chẳng hiểu được bao nhiêu. Mỗi lần gặp lại bạn cũ, Mai chua xót bảo rằng “biết vậy về quê sướng hơn…”.

Còn rất nhiều trường hợp những chuyện tình yêu bắt đầu bằng vụ lợi và hậu quả mà nó để lại không chỉ làm tổn thương người trong cuộc mà còn gây nên nhiều “định kiến” xấu của người chung quanh. Phải chăng, một số người trẻ đã không biết được giá trị đích thực của tình yêu hay chính họ mới là người huỷ hoại cuộc sống của chính mình?

NGUYÊN PHONG

Tình yêu tuổi học trò Tiếng nói của người trong cuộc

Trong khi người lớn luôn lo lắng và tìm đủ mọi cách để “ngăn chặn” tình yêu mới chớm ở tuổi học trò thì “những người trong cuộc” cũng mong muốn được góp một phần “tiếng nói” của mình. Có thể những “chuyện tình” của họ sẽ kết thúc bằng một sự sai lầm hoặc để lại kinh nghiệm “xương máu” nhưng chắc chắn sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ con cái mình hơn.

Càng cấm càng yêu

Có thể nói, trường hợp càng cấm càng yêu khá phổ biến trong các gia đình có con ở độ tuổi bắt đầu yêu. Hồng Phương vừa mới học xong lớp 12 tiết lộ: “Năm ngoái, em có quen với một anh sinh viên trong lần đi xem ca nhạc. Tụi em thường trao đổi với nhau qua e-mail và điện thoại thỉnh thoảng có đi chơi với nhau, em nghĩ chuyện đó là bình thường”. Có lần Phương lén mẹ lên lầu gọi điện thoại cho bạn trai, đang nói chuyện, mẹ Phương đột ngột xuất hiện buộc Phương dừng ngay cuộc gọi, sau đó mẹ đánh Phương một trận. Trận đòn đó không đủ mạnh để Phương chia tay với bạn trai của mình theo như yêu cầu của mẹ mà nó còn khiến Phương oán trách gia đình nhiều hơn. Sau lần đó, thay vì anh bạn kia chủ động gọi điện thoại thì ngược lại Phương sẽ “canh” lúc không có ai ở nhà gọi cho anh ta rồi cả hai tha hồ tán gẫu, hẹn hò. Và thay vì đến lớp học thêm vào các buổi tối, Phương lén lút đi chơi với bạn trai. Phương tâm sự: “Phải chi mẹ hiểu em một chút thì tụi em đâu cần phải bỏ học lén lút hẹn hò như thế này”.

Năm học này, Minh Thành sẽ bước vào kỳ thi đại học nên bất cứ lúc nào Thành cũng bị người nhà thúc ép chuyện học hành, thi cử. Ðể bảo đảm cho cậu con trai an tâm vào chuyện học, chuyện vui chơi giải trí đều bị gạt ra khỏi thời khóa biểu. Trong một lần đi cắm trại với bạn bè (vì do nhà trường tổ chức nên gia đình phải miễn cưỡng cho đi), Thành quen được một cô bạn cùng tuổi học khác trường. Dĩ nhiên chuyện tình này của Minh bị gia đình phản đối và ngăn cấm quyết liệt. Từ đó Thành đâm ra ít nói, em tự nhốt mình trong phòng, không trò chuyện với ai. Nhưng theo Thành: “Em thấy mình không có lỗi gì trong chuyện này, có bạn gái là nhu cầu chính đáng miễn đừng lơ là chuyện học là được. Em muốn được giãi bày, được trao đổi thẳng thắn với gia đình, nhưng ba mẹ không dành cho em cơ hội”.

Bế tắc dẫn đến bỏ nhà, tự tử

Là con gái của một gia đình có tiếng trong giới kinh doanh xuất nhập khẩu, ngay từ nhỏ Hoàng Lan đã được cưng chiều hết mực. Khi Lan lên lớp 11, mẹ em đã “ôm ấp” hy vọng gả con gái mình cho người xứng đáng. Chính vì lẽ đó, Lan không được giao thiệp với những bạn trai cùng lớp mặc dù tình bạn của các em rất vô tư, trong sáng. Cuối năm 11, em kết bạn với Khánh cùng sinh hoạt trong câu lạc bộ ngoại ngữ của trường. Lúc đầu, cả hai chỉ giúp nhau trong học tập, trao đổi kinh nghiệm nhưng vì thấy Khánh thường xuyên gửi quà tặng Lan, nên mẹ em đã có những lời xúc phạm đến bạn ấy. Một phần xấu hổ với Khánh vì cách cư xử của mẹ, một phần cảm động trước sự quan tâm, chịu đựng của “người ấy” nên trong một lần bị mẹ mắng trước mặt mọi người, Lan đã bỏ nhà ra đi. Không quen biết ai ngoài mấy người bạn gái cùng lớp, Lan đã đến tìm Khánh. “May là lúc đó em được mẹ của bạn Khánh đã thông cảm và khuyên nhủ em rất chân tình đồng thời ba má em cũng sẵn sàng bỏ qua hành động nông nổi kịp thời đón em về nhà. Chứ không thì hậu quả khó lường”, Lan hú hồn mỗi khi nhớ lại chuyện cũ.

Cũng là con một trong gia đình khá giả nhưng ba mẹ của Thanh Xuân thường xuyên có những trận cãi nhau. Trong suy nghĩ của Xuân, em phải tìm cho mình một người yêu để bù đắp những trống vắng ấy. Thế rồi, qua một người bạn, Xuân bắt đầu để ý đến một anh “đẹp trai, ga lăng lại giàu có”. Vì ba mẹ Xuân lúc nào cũng mải mê kiếm tiền nên không ai quan tâm đến giờ giấc đi lại bất thường của con gái. Xuân thường đi sớm về muộn, thậm chí có hôm đi cả đêm gia đình cũng không hay biết. Hậu quả là Xuân có mang, bạn trai chối bỏ trách nhiệm, mà cũng không thể đòi hỏi gì hơn bởi cậu ta cũng chỉ mới có 16 tuổi. Cùng đường, Xuân chọn cho mình cái chết, cũng may được phát hiện và cứu chữa kịp thời. Sau cú sốc đó, Xuân sống khép kín, mặc cảm với gia đình bạn bè, “phải chi em được gia đình quan tâm nhiều hơn, thậm chí có thể “o ép” em vào kỷ luật nào đó, có lẽ quãng đời học sinh của em “bằng phẳng” ít chông gai hơn bây giờ”.

Có lẽ, chuyện tình yêu của tuổi học trò nói mãi cũng không bao giờ hết. Chỉ mong rằng, “người trong cuộc” luôn biết mình cần phải làm gì trước những rung động, biến đổi tình cảm của tuổi mới lớn để có cách ứng xử thật sáng suốt. Bên cạnh đó, “người ngoài cuộc” hãy dành thời gian cho con em của mình nhiều hơn nữa để “luôn lắng nghe và chia sẻ”…

NGUYÊN PHONG

Tình dục trước hôn nhân: Đèn xanh hay đèn đỏ?

90% các cô gái trẻ chấp nhận quan hệ tình dục với bạn trai trước hôn nhân chỉ cần… yêu nhau!

51,6 % bạn nam cho rằng người yêu và bạn đời là hai người khác nhau!

Sống trẻ xin được “khai trương” diễn đàn trao đổi về vấn đề tình dục trước hôn nhân, mong được sự tham gia hàng tuần của đông đảo bạn đọc để cùng trao đổi về vấn đề tế nhị và không kém thú vị này.

Ngoài việc được “nói… xả láng”, đảm bảo bạn còn có nhuận bút của toà soạn!

Sống trẻ chờ thư!

Khi mắt trao mắt, tay trao tay, môi trao môi và… lửa tình rần rật cháy khắp mình, thôi thúc bạn bước vào mê lộ của cảm xúc, của thăng hoa tình yêu, sự hiến dâng. Cứ coi như  bạn đang đứng trước một ngã tư có cột đèn xanh đèn đỏ. Và chọn lựa của bạn lúc bấy giờ là gì, bật đèn xanh cho những ham muốn hỏi đòi và “trao nhau”  hay bật đèn đỏ bởi vì sợ… tai nạn, nguy hiểm?

Văn hoá phương Đông coi trọng chữ trinh. Chữ trinh đáng giá ngàn vàng. Cáisự ngàn vàng ấy gắn với phẩm tiết, đức hạnh và vẹn toàn của người phụ nữ (Về khoản này, đàn ông được tạo hoá nương tay hơn, vì nếu không tự khai thì ít ai biết đến). Trong quan niệm đạo đức truyền thống, chữ trinh là một biểu hiện cho những giá trị tâm hồn trong trắng của cô gái khi về nhà chồng.

Đó là chuyện của ngày hôm qua. Thời đại internet, phim ảnh và văn hoá Tây phương đầy “thoáng mát” du nhập, tác động lên quan niệm, xu thế của người trẻ hiện đại. Nhiều rạn nứt trong quan niệm, đặc biệt là quan niệm về giới tính, lối sống và ứng xử tình dục của người trẻ hôm nay đang thực sự  là vấn đề nóng và thu hút sự quan tâm nhiều người, nhiều thế hệ. Thế hệ trước nhìn con cháu họ hôm nay và bảo, tụi nhỏ hư hỏng và dễ dãi quá trong chuyện yêu đương, cho và nhận. Người trẻ không ít người cho rằng yêu nhau, trao thân cho nhau là chuyện bình thường khi gặp đúng đối tượng có thể chia sẻ, hoà hợp được, tình yêu phải gắn với tình dục. Tình dục trước hôn nhân là chuyện cần thiết bởi trinh tiết không nằm ở đó mà ở… tâm hồn, nên sống thử với nhau trước khi đi đến kết hôn để có thể thích nghi, hoà hợp và họ tự mở đèn xanh cho mình, cho sự đòi hỏi của người yêu… Rồi cũng có những người trẻ không dám bứt khỏi quan niệm cũ, nói cách khác, họ dùng dằng, dè dặt khi nghĩ đến tương lai, đến hậu quả phải chịu và quyết định chọn… đèn đỏ dù có khi phải chấp nhận “chiến đấu tới cùng”, có khi… “mất bồ”  vì không chịu bước vào cuộc phiêu lưu đầy mê say mang tên tình dục!

Vẫn phải thừa nhận rằng, chuyện “cho hay giữ” là một trăn trở lớn trong tình yêu thời hiện đại khi quan niệm cũ còn gây ảnh hưởng nhiều và quan niệm mới, lối sống mới chỉ manh nha thể hiện. Những mâu thuẫn trong chính bản thân bạn là có thật, những mâu thuẫn giữa người này với người kia, giữa người yêu với người yêu về “chuyện ấy” ngày càng quyết liệt và sôi nổi trên những diễn đàn, website… chứng tỏ sự băn khoăn chọn lựa “đèn xanh hay đèn đỏ” đang được xới lên…

SỐNG TRẺ

Tình yêu sau thời sinh viên: Khi những “đoạn kết” không có hậu!

Lẽ ra không nên phân biệt tình yêu sinh viên với những tình yêu khác. Song, vì tính “hên xui” của nó được biểu hiện khá rõ, nên người viết mạnh dạn kể ra một số chuyện trong vô số chuyện bất thành phía sau giảng đường mà mình từng chứng kiến…

Khoảng cách từ mộng…

Liêm kể với tôi về chuyện “ngày xưa” của mình nghe như cổ tích: suốt bốn năm ở đại học Đà Lạt, Liêm vẫn đèo Đào trên chiếc Chaly đến giảng đường với một cuộc tình đầy hứa hẹn. Những dịp nghỉ, tết, họ tranh thủ dẫn nhau vềnhà ra mắt gia đình họ hàng hai bên. Chỉ cần ra trường là cưới nhau. Nhưng ngày Liêm ra trường là ngày Đào chán nản tuyệt vọng vì nợ một học phần, phải ở lại thi. Liêm xuống Sài  Gòn đi làm thêm, theo đuổi giấc mơ vào cao học. Xa mặt cách lòng. “Nói thật, mình nối dài cũng chỉ để dằn vặt những ngày tụi mình sống với nhau thời sinh viên. Nhưng càng ngày mình càng nhận ra: tụi mình không thể tiến xa hơn”. Một năm sau, ngày Đào được chứng nhận ra trường cũng là ngày mình chủ động chia tay nhau… Cả hai cùng lao đao một thời gian dài mới ổn định được.

Châu và Bình chung lớp với nhau từ thời phổ thông, họ rủ nhau thi vào cùng ngành ngữ văn và học cùng lớp. Khi chân ướt chân ráo vào đại học, họ đã tìmđến nhau để chia sẻ những tháng ngày thiếu thốn vật chất lẫn tình cảm. “Thật tình – Châu cho biết – tụi mình cần nhau nhiều lắm. Những lần nằm trên giường bệnh, không có gia đình, chỉ cần một sự chăm sóc ân cần của Bình, mình thấyđỡ tủi thân. Những chuyện nho nhỏ thời sinh viên như thế làm tụi mình yêu nhau tự khi nào không biết…”. Ra trường, Châu được phân công về dạy một trường vùng sâu còn Bình thì nghe lời cha mẹ về quê làm việc cho một văn phòng cấp sở. Thư qua tin lại một thời gian, vài tháng trời mới gặp nhau một lần. Cả hai phải mòn mỏi đợi chờ cho đến khi cuộc tình họ như ngọn nến một thời đã cháy cạn.

Thời sinh viên, với cuộc sống xa nhà, thiếu thốn vật chất lẫn tinh thần, có không ít bạn trẻ lao vào yêu đương để lấp những khoảng trống hoặc cũng có thể bị choáng ngợp và sống theo sự điều khiển của… cảm tính. Họ sẵn sàng sống cho những lý tưởng bay bổng về tương lai. Câu nói “học xong rồi cưới” trở thành một… mục đích trước mắt. Mục đích ấy cũng quyết định lối sống vàứng xử của họ với tình yêu. Có những nữ sinh viên suốt bốn năm đại học đã nuôi cái khát vọng “học xong sẽ cưới” với… vài ba người bạn trai. Và mỗi một cuộc tình, nàng đều là người tình nguyện chuyển đồ đạc sang “góp gạo thổi cơm chung” với chàng như cách sống thử trước hôn nhân. Cái khẩu hiệu “trái tim nóng và cái đầu lạnh” được không ít người cho là sến.

Chuyện tình yêu ở giảng đường bây giờ “thoáng đãng” hơn xưa. M – một nữsinh viên năm 3, khoa ngữ văn Đại học Khoa học xã hội và nhân văn cho biết: “Chẳng có lý gì phải tránh né khi tôi và anh ấy yêu nhau và sẽ cưới nhau trong nay mai. Chúng tôi tin vào tình yêu của mình…”. Khi hỏi về những dự định việc làm và đời sống vật chất chuẩn bị cho tương lai, cô bạn lắc đầu: “Chúng tôi là dân nhập cư. Sau khi cưới nhau cùng lắm là thuê nhà trọ, làm có tiền sẽdành dụm mua nhà sau”. Nhưng khi hỏi về công việc tương lai thì cô bạn không giấu nổi sự mơ màng vì: “Ra trường rồi tính…”.

… Đến thực

Có ngàn lẻ một nguyên nhân dẫn đến việc lý tưởng tình yêu thời giảngđường bị sụp đổ. Trong đó, không thể không kể đến tác động của môi trường công việc, sự xa mặt cách lòng, những va chạm vật chất đầu tiên gây thất vọng về nhau, cũng có thể do áp lực từ phía gia đình… Quả thật, khi ra trường, sinh viên phải lao vào làm việc, kiếm tiền, tìm một công việc ổn định. Thời gian lo đầu tư vào công việc mưu sinh, kiếm tiền làm cho họ thực tế hơnđể có thể lo sợ trước những giấc mơ ngày hôm qua. Họ nhận ra hôn nhân không đơn giản như mình tưởng.

Còn đi học, những nhu cầu vật chất là không đáng kể, thậm chí có người làm thêm cũng chỉ là ngẫu hứng, còn thì gia đình trợ cấp thường xuyên. Có khi kẹt lắm thì”dìu nhau đi dưới bóng nợ nần” cũng chẳng sao, càng thêm thơmộng. Bây giờ, phải tự “bơi” là chính, những nhu cầu và sự chuẩn bị tương lai cuộc sống càng dữ dội và khắc nghiệt khiến họ hẫng hụt và quay cuồng. Vàđiều kiện để có thể chung vai sát cánh bên nhau như ngày xưa không phải làđơn giản.

Trường hợp của Lan và Tuấn là một ví dụ. Sau khi họ tốt nghiệp khoa tin trường đại học Đà Lạt, cả hai chuyển xuống Sài Gòn lê la tìm việc mấy tháng trời, kể cả xin phụ việc cho những quán cà phê, nhưng mãi không tìm được việc ổn định. Một lần vào thăm con gái, mẹ của Lan đã “lôi đầu” con về quê và lo cho một việc làm ổn định ở xã. “Con đường hơn 400 cây số cộng với những khó khăn, sự nghi ngờ, thiếu cảm thông, khiến bọn mình chia tay… Đau khổ lắm, vì bọn mình vẫn còn yêu nhau!” .

Trường hợp của Đoan thì khác. Đoan kể: “Cả hai may mắn ra trường là có chỗ làm, cách nhau cũng không xa. Thời gian đầu, ảnh còn đến thăm mỗi tuần một lần. Sau thấy thưa vắng. Hỏi ra mới biết ảnh có quen bạn gái cùng ngành. Mình đã chủ động chia tay. Và khủng hoảng một thời gian. Còn ảnh thì không thấy nói năng gì…”. Đoan kể về thời sinh viên của mình như những ngày tháng đẹp và buồn.

“Thực tế không như mình tưởng!” đó là điều đọng lại sau mỗi cái kết không có hậu của tình yêu phía sau giảng đường. Cái khoảng cách từ mộng đến thực quá xa. Có những cặp đã sống trọn vẹn cho tình yêu ấy mà không nghĩđến những khó khăn về sau. Để rồi phía sau đó, đối với bản thân những người bạn gái, khi đứng trước thực tế của những con đường mới phải chọn lựa, họ có nhiều mối dằn vặt khổ tâm riêng. Đã có người không muốn lập giađình nữa, vì mặc cảm trong quá khứ, thời sinh viên, đã sống hết mình với người yêu mà không ngờ đến đoạn kết không có hậu.

Họ đã cùng nhau đi trên một con đường tươi đẹp. Họ nhắc về chuyện hôm qua như kể về một giấc mơ không sao lý giải nổi. Một giấc mơ ngắn ngủi trong thời thanh xuân, để sau đó, mỗi người quay lưng tìm cho mình một conđường khác. Một con đường mà họ không có quyền mơ mộng để bước hẫng một lần nữa sau những kinh nghiệm chua xót và kể cả trả giá… như conđường ngỡ thơ mộng mà họ đã đi qua.

Tình yêu thời “hậu sinh viên”, còn nhiều điều để nói!

NGUYỄN YÊN DU

Người đàn ông muốn có con ngoài giá thú

Gửi các anh chị.
Thật sư giờ em đang rối bời không biết phải làm gì để thoát ra hoàn cảnh này.
Em xin nêu ngắn gọn như thế này.
Em đã có người yêu được 5 năm. Sau khi ra trường, cả 2 đều đang dần ổn dịnh công việc và dự định đi đến hôn nhân.
Nhưng trớ trêu thay, trong khoảng thời gian này, em bị 1 người đồng nghiệp cưỡng hiếp.
Anh ta đã có vợ và vợ chồng anh ta khá thân với em và người yêu của em.
Nếu chuyện diễn ra 1 lần thôi thì em ngậm miệng mà bỏ qua.
Nhưng do tính chất công việc phải thường xuyên đi công tác và anh ta cứ viện lí do để gặp em.
Em đã cố gắng để chuyện đó không xảy ra nữa. Nhưng những lần đi công tác đó, anh ta buông những lời nói em nghe mà rất bàng hoàng. Anh ta muốn em có con với anh ta.
Giờ em rất muốn tố anh ta ra ánh sáng nhưng nếu sự việc vỡ lỡ thì em thấy có lỗi với vợ anh ta va hạnh phúc của em sẽ biến mất.
Em đã nhiều lần muốn nghỉ việc nhưng cứ đắn đo mãi.
Nhờ anh chị cho em lời khuyên ạ.
Tâm sự của bạn Ch. Tran xin lời khuyên.

Tâm sự 8/3 vì em là đàn bà – nên em luôn muốn nghe những lời yêu thương

Vì em là đàn bà – nên em luôn muốn nghe những lời yêu thương. Cho dù những lời khen, lời yêu có được nói cả triệu lần thì em vẫn cứ muốn nghe trong từng giây từng phút.

Vì em là đàn bà – đàn bà nhiều khi như con nít, vẫn thường hay hỏi những điều ngớ ngẩn mà mình biết câu trả lời sẽ là gì – cho dù cũng biết câu trả lời đôi khi là gian dối nhưng vẫn muốn hỏi muốn nghe. Chẳng hạn “anh có thương em không?”. Dù lòng anh lúc ấy đang rối bời và tình yêu tình thương lúc nhiều lúc ít nhưng là đàn bà em vẫn cứ muốn được nghe một tiếng “rất nhiều”.
Vì em là đàn bà – nên em luôn cần những cử chỉ nhỏ nhoi thể hiện sự quan tâm. Em ngồi, anh kê cho em cái gối sau lưng. Em mải mê bên máy tính, anh lẳng lặng rót ly nước đặt trước mặt. Em cặm cụi trong bếp, anh nhẹ nhàng vòng tay từ phía sau. Em tung chăn tung gối vội vàng đến bàn trang điểm, anh gấp chăn gấp màn cho tinh tươm. Em loay hoay với dây kéo, anh đứng sau lưng tự bao giờ gỡ tay em ra dành cho mình “trách nhiệm” kéo lên ấy và không quên kèm theo nụ cười ma mãnh… Ấy đấy, những điều nhỏ nhoi thế làm trái tim em tan chảy!
Vì em là đàn bà – nên đôi khi em thích thú khi biết anh ghen tuông. Em kể vô tư có vài người nhắn tin gọi điện, em muốn thấy anh cau mày. Khi anh hỏi “cái này ai làm cho em” với một việc mà anh hay thường làm, em cảm thấy hả hê trong dạ. Anh nói bóng gió “em đẹp”, là em biết anh hàm ý “chắc có nhiều anh theo đuôi” dù có khi anh chẳng nghĩ vậy mà em muốn nghĩ vậy để biết anh còn ghen còn thương yêu mình.
Vì em là đàn bà – nên em cần quà dù em không đòi quà  Cho dù trong năm biết bao nhiêu lần chẳng có dịp gì anh cũng mua hoa mua quà cho em nhưng em vẫn muốn nhận hoa nhận quà trong những ngày cả thế giới người ta tặng cho nhau. Em không thích cách nói “ngày này có gì đặc biệt đâu” hay là “anh là quà của em rồi”, cách giải thích khôn khéo ấy nhiều khi em gật gật nhưng lại không vui vì thể hiện sự nhàm chán theo thời gian. Em luôn cần sự mới mẻ trong cuộc sống. Vậy nên em thích những món quà bất ngờ, như thỏi son đỏ tươi chẳng hạn, bó hoa gởi từ xa khi anh đi công tác, một chiếc ví tay, một bữa ăn lãng mạn cho cả hai – những thứ nhỏ và không cần đắt tiền nhưng làm em sướng tê dại!
Vì em là đàn bà – nên em cần những thứ trên và muôn triệu những thứ khác nữa


Mừng 8/3.

 

Theo FB: Le Quynh Thu

8/3, em không cần quà, em cần được yêu thương!

– Sau bao nhiêu yêu thương chóng vánh đã qua, sau những lần đỗ vỡ, người ta càng sợ tình yêu thì lại càng muốn được yêu thương nhiều hơn… lắp đầy những khoảng trống hụt hẫng vô hình trong tim ấy… Em cũng vậy! Nhưng em có đòi hỏi quá nhiều không anh?

8-3 em không cần quà
8-3 em không cần quà, em chỉ cần anh yêu chân thành

Từ khi em biết, tình yêu không thuộc thể loại cổ tích hay tiểu thuyết ngôn tình, em đã không mơ về chàng hoàng tử lí tưởng hay một tình yêu không tưởng nữa.

Từ khi em biết, tình yêu là sau rất nhiều lời yêu thương vẫn một người cất bước đi, một người đứng lại với những lời hứa chỉ còn trong quá khứ… Từ khi em biết, tình yêu không chỉ là những món quà, những đóa hoa, những buổi chiều hẹn hò nhau trên phố, mà lại là những giọt nước mắt thiếu mất âm thanh cùng nỗi đau chừng như tim vụn nát…. Em đã không cho phép mình đi quá xa trong bất cứ mối quan hệ nào, không đặt niềm tin quá nhiều, không cho yêu thương quá nhiều….

 

Và rồi khi sự mạnh mẽ cố hữu trong em không đủ sức bướng bỉnh, cứng đầu trước anh, em như chú mèo ngoan chỉ muốn nằm gọn trong vòng tay anh mà ủ ấm.
Sau bao nhiêu yêu thương chóng vánh đã qua, sau những lần đỗ vỡ, người ta càng sợ tình yêu thì lại càng muốn được yêu thương nhiều hơn… lắp đầy những khoảng trống hụt hẫng vô hình trong tim ấy… Em cũng vậy! Nhưng em có đòi hỏi quá nhiều không anh?!
Em bắt anh hát cho em nghe những bản tình ca ẩm ướt nước mưa giữa trưa Sài Gòn nắng nóng.
Em bắt anh thử nghiệm những món ăn em tự phát minh vì không nhớ cách làm.
Em bắt anh vượt xa xôi đến tìm em trong đêm mưa tầm tã… chỉ vì em bất cẩn bị ngã giữa dòng xe ồn ã nơi này.
Em không cho anh hứa hẹn tương lai, vì em sợ hy vọng quá nhiều rồi thất vọng bao nhiêu.
Em không cho anh mua hoa tặng em ngày 14/2, vì em sợ một ngày Valentine nào đó, nhìn thấy người khác cầm hoa, em sẽ khóc… Nhưng em chỉ bảo anh rằng “vì ngày đó hoa rất đắt” mà thôi…
Và em sẽ không cho anh mua hoa tặng em vào 8/3.
Và em sẽ bắt anh mua hoa tặng mẹ em, em cũng sẽ mua hoa tặng mẹ anh vào mỗi 8/3.
Vì con gái khi yêu không cần quà, không cần hoa đâu anh! Cái con gái khi yêu cần chính là yêu thương – cảm giác được yêu thương khi nhận những món quà yêu thương ấy!
Vậy nên, 8/3, em không cần quà, em cần được yêu thương! Anh có biết…?
Tiểu Linh Lung  – GocTamSu.com

Những chấm lạnh mùa đông Hà Nội

Hà Nội vào mùa thương

Hoa sữa nhạt dần hương

Con đường hoa sữa vắng

Vì thiếu bước chân thương

Vào một ngày của mùa thương năm ấy em rời xa anh mãi mãi, cái lạnh sáng mùa đông trong bệnh viện cùng cái lạnh trong lòng làm người anh như hóa đá. Vậy mà đã mười năm có lẻ rồi em nhỉ. Sớm hôm nay, sương giăng lại mờ trên khắp phố phường Hà Nội, làm quá khứ tưởng đã ngủ yên trong anh lại dội về.

Anh bỗng nhớ bóng hình đến em quay quắt, anh thèm được tắm mình trong sóng mắt yêu thương của em biết bao.

Lục tìm lại trong ký ức, ngày đó khi anh bước chân vào giảng đường đại học, anh chẳng muốn quan hệ cùng ai trong lớp vì các bạn trong lớp hầu hết là dân tỉnh lẻ.

Bạn bè anh là những người có gia đình giàu có ở Hà Nội để bọn anh có điều kiện tụ tập chơi bời.

Cũng chỉ vì ham chơi hơn ham học mà anh đã phải thi lại nhiều môn, anh đã lo sợ vì mình là niềm tự hào trong nhà mà lại phải ở lại lớp.

Rồi anh phải tìm vào ký túc xá để nhờ vả em, cô lớp phó học tập. Em đã ra điều kiện là sẽ giúp anh ôn tập để thi lại nếu anh đệm đàn cho em hát trong đêm trung thu tại ký túc xá.

Mặc dù đã có kế hoạch đi chơi với đám bạn nhưng anh đành phải gác lại để đáp ứng yêu cầu của em.

Thật bất ngờ là anh đã có cảm giác vui vẻ cùng các bạn trong ký túc xá đến vậy, một cảm xúc chưa từng có khi anh đi chơi cùng đám bạn của anh.

Cũng từ đó anh không còn xa cách với các bạn trong lớp nữa mà tích cực tham gia các hoạt động Đoàn của lớp cùng các phong trào tình nguyện, nhóm bạn chơi bời của anh cũng vì thế xa lánh anh dần.

Nhưng anh không hề buồn vì đã có những người bạn mới tuyệt vời hơn.

Quãng đời sinh viên mà anh biết rằng nếu không có em thì anh chẳng có được tháng ngày vui đến thế.

Ngày sinh nhật của anh, em đã tặng anh những bông hoa mà em gọi là hoa Lung Linh cùng lời chúc mừng đẹp nhất mà anh từng nhận được.

Rồi anh đã yêu em, anh đã tìm hiểu và được biết rằng bố em – một người trai Hà Nội là cán bộ địa chất, một người đã cống hiến cả tuổi xuân của mình cho việc tìm ra nguồn tài nguyên làm giàu cho đất nước. Em tự hào về bố và mong muốn được sống đẹp như bố.

Lúc nhận bằng tốt nghiệp để có thể thực hiện ước mơ của chúng mình thì lại nỡ rời bỏ những người thương yêu em nhất.

Nỗi đau mất em làm anh gục ngã, nhưng lời hứa anh phải sống cho cả em đã giúp anh đứng dậy.

Thực hiện cả ước mơ của em, mặc dù có sự phản đối của gia đình, anh đã nộp đơn xin việc vào một chương trình hỗ trợ nông dân nghèo của Bộ Nông nghiệp.

Anh xin xung phong đi công tác tại các tỉnh khó khăn nhất của đất nước khiến anh Trưởng phòng sửng sốt.

Khỏa lấp nỗi đau bằng công việc cùng những ngày tháng phiêu du trên khắp nẻo đường đất nước, anh của em đã phần nào được như em mong muốn ‘ có sự tự tin để trở nên mạnh mẽ, có lòng nhân hậu để yêu cuộc sống này”.

Nước mắt anh đã ứa ra khi soi mình trong ánh mắt trong veo, tràn ngập niềm vui của các em nhỏ nơi anh đến lập dự án, khi chúng sung sướng chia nhau những chiếc kẹo anh đưa.

Nhưng những giọt nước mắt và ánh mắt lo âu của mẹ mỗi khi xếp tư trang cho anh lên đường đi công tác đã trả anh phải về đúng quỹ đạo mà gia đình mong muốn.

Cho đến tận bây giờ, khi được làm việc trong môi trường có điều hòa nhiệt độ của văn phòng sang trọng hay chiếc xe hơi vẫn chưa làm anh quen được.

Anh nhớ lắm bầu không tinh khiết của núi rừng tây bắc trong sắc trắng hoa ban, hay một mình nơi đảo vắng ngắm Thái Bình Dương xanh thẳm.

Ở những nơi đó anh mới cảm thấy như có em ở bên đang nhìn anh với ánh mắt yêu thương.

Trải lòng mình theo trang viết này để tìm thanh thản, anh phì cười khi nhớ lại câu nói của người bạn thân nhất nói với anh ngày hôm qua “ Trên đời này tôi sợ nhất người tốt ông ạ”.

Có lẽ đúng như vậy em à, nếu như anh không gặp được người tốt như em thì anh đã không phải mang nợ cả kiếp người.