Tag Archives: nhà võ

Sợ làm vợ giỏi

Không hiểu sao thời gian chừng nửa năm trở lại đây, mỗi lần nghe chồng khen “vợ tôi giỏi quá” là tôi… run cầm cập. Bởi liền sau đó sẽ là một việc anh nhờ ngoài tầm tay nhưng tôi khó lòng từ chối.

Nói đi còn nói lại, hồi mới cưới, cứ nghe anh khen “vợ anh giỏi quá” là mũi tôi như sắp nổ tung vì vui sướng. Mà việc giỏi của tôi hồi lúc đó, so với bây giờ thật đơn giản làm sao. Giỏi vì tôi nấu món anh thích khá ngon. Giỏi vì tôi lau nhà một lần là sạch chứ không như anh đánh vật cả mấy tiếng đồng hồ mà căn phòng hai mươi mét vuông vẫn long tong nước, nhớp nháp lông của con Kiki. Giỏi vì tôi ủi áo quần cho anh những đường li xếp bén đến suýt đứt tay chứ không như anh chỉ qua loa đại khái phần lưng áo, còn phần dưới thì “bỏ vào quần rồi ai thấy gì đâu”. Nhờ bao nhiêu lời có cánh của anh nên ngày từng ngày tôi trui rèn cái sự giỏi lên cấp độ càng cao, sao cho xứng tầm với bao lời khen ấy.

Sợ vợ giỏi
Sợ vợ giỏi – Ảnh minh hoạ

Để bây giờ…

Anh kêu thằng bạn thân “sa cơ lỡ vận” cần giúp đỡ một việc làm mà với cương vị công việc của tôi, tìm giúp bạn anh không mấy khó. Lái xe- công việc anh bạn này cần, tôi “hê” lên một tiếng sẽ có người nhận lời giúp đỡ. Nhưng tôi muốn biết, vì sao anh ta “sa cơ” khi trước kia công việc ổn định, nhà cửa thênh thang, vợ đẹp con ngoan? Anh gãi đầu, xoay tay một lúc mới ngắc ngứ nói “Là vì… vì… nó có bồ nhí!”. Tôi tức sôi gan nhưng vẫn giả vờ thông cảm ừ… à rằng chuyện say nắng say mưa thời buổi này không hiếm, nhưng để đến nổi mất việc làm là sao?

Thấy vợ không “chằn lửa” như tưởng tượng nên anh hồ hởi kể chuyện, y như rằng đó là “chiến công oanh liệt” lắm của bạn mình vậy! Rằng cô bồ nhí rất đẹp, một lần bạn anh lái xe đưa sếp đi ăn tiệc thì gặp cô chủ nhóm nấu ăn. Quen nhau hơn tháng, vài món “tủ” của anh này cô ấy đều chế biến rất “ngọt”. Vậy là “cảm” nhau. Cô không chồng, nuôi một thằng con đang tuổi ăn tuổi học nên vốn liếng chỉ đắp đổi qua ngày. Muốn nhận thầu mấy tiệc lớn đều không thể. Cô ước… phải chi có năm bảy chục triệu làm vốn. Bạn anh ra tay cho mượn ngay. Cũng chẳng dư dả gì, mượn tiền trừ quỹ lương thôi, nhưng nói là mượn cho bà xã làm ăn. “Cô bạn” ban đầu hứa ngon hứa ngọt sau một năm sẽ hoàn lại.

Hết một năm, nợ cũ chưa thấy trả mà gặp nhau thường xuyên hơn, “con đường đi đến tình yêu phải qua cái bao tử” càng nhiều. Món nào cũng ngon lành nóng sốt mà mặt mũi người nấu cứ long lanh xinh xinh vì sức nóng của bếp, chứ không nhăn nhúm càu nhàu chém to kho mặn như vợ nhà. Vậy là anh bạn mượn bên trái, mượn bên phải cho cô bồ “mượn” thêm hai trăm triệu nữa để “phát triển công việc”.

 

Vợ giỏi ...
Vợ giỏi …

 

Lương tháng anh ấy bây giờ còn không đủ xăng xe bản thân. Và chuyện gì đến đã đến. Cô bồ ra mặt “xù” nợ, bảo anh ‘Bắc thang lên hỏi ông trời…”. Buồn tình, anh ấy nghỉ việc, nợ cơ quan một mớ dài nhằng vợ phải đứng ra hẹn trả. Vậy là ly thân. Bây giờ anh ấy không tiền bạc, không công việc, chồng tôi muốn “cứu” bạn, vợ anh giỏi mà, giúp tụi anh nhé!

Một doanh nghiệp vận tải qua lời nhờ của tôi đã nhận bạn anh vào. Xem như tôi “giỏi” lần nữa. Nhưng khi nghe chủ doanh nghiệp bảo phải nộp chục triệu gọi là “cổ phần” thì bạn anh chạy té khói. Còn nói người ta “bắt chẹt” kẻ khó, rằng nếu phải nộp ngần ấy tiền thì tội gì xin vô doanh nghiệp này, nhiều chỗ khác đang trải thảm mời anh ta kìa…Tôi nghe mà nóng mặt, bảo chồng rằng tôi không thể giúp gì được nữa nhưng chồng tôi cứ nằn nì, câu cửa miệng luôn là “vợ của anh giỏi mà”.

Rồi hôm trước, em trai út của anh bỗng dưng điện thoại khóc bù lu bù loa nói rằng không có anh “cứu” phen này chắc chắn chú sẽ chết ngay lập tức (!). Rằng cái công ty mới thành lập chưa đầy bốn năm của chú và hai người bạn đang đứng trước nguy cơ giải thể. Mặt hàng “nhận thu mua thanh lý nhà xưởng, phế liệu” bây giờ ế ẩm quá. Bao nhiêu công trình, nhà xưởng công ty chú đặt mua tự dưng trở chứng không thanh lý nữa. Tiền cọc xem như đóng băng, phế liệu nằm tại công ty thì bán ve chai chẳng mấy đồng. Mà tiền nhân công, tiền mặt bằng… thì ngày nào cũng tốn. Vậy nên chú “xin” anh trai khoảng vài trăm triệu để “chữa cháy”. Chồng tôi xót em, lại khen “vợ anh giỏi mà” và bảo vợ có thể giúp chú ấy “vài trăm chai” không? Tôi suýt… đứng hình, hỏi chồng nhà mình làm sao dư đến vài trăm triệu để giúp chú ấy? Mà là “xin” luôn cơ đấy! Nhưng thật sự thì chú ấy cũng đâu quá khó khăn, vẫn còn chiếc Morning chạy tà tà cà phê mỗi sáng? Chồng tôi cau mặt: giúp được thì giúp, không thì thôi chứ chị dâu gì mà xeo nạy tài sản riêng của em chồng? Muốn gì đây? Tôi… á khẩu.

Chồng dịu giọng bảo, không có tiền nhà thì em mượn đâu đó, bè bạn, cơ quan, đối tác… Giỏi như vợ anh, uy tín như vợ anh, mà không có vài trăm triệu giúp em chồng sao? Rồi chồng lại kêu, uổng công có con vợ giỏi mà đụng việc nhà chồng là có thái độ không mấy thân thiện. Thế thì làm sao sống bền với nhau được? Xong chồng đi tới khuya mới về, người nồng nặc mùi men.

Chồng ơi! Tôi muốn gào lên. Sao không nghĩ giùm vợ một chút. Mượn nợ thì em có thể mượn được, nhưng phương pháp trả thì thế nào? Nhà mình bốn con người, tháng không đau không bệnh, ít đám tiệc thì còn dư chút ít. Chồng bảo vợ không “thân thiện” với việc nhà chồng, chắc là khó sống bền với nhau. Vậy chồng có thử đổi lại, nếu đó là việc của nhà vợ, chồng sẽ “thân thiện” được mấy phần?

Không phải là vợ không có cách giải quyết nợ giúp chú Út, nhưng nếu bảo rằng “giúp” luôn phần nợ đó thì vợ không làm được. Nó sẽ là tiền đề cho chú ấy không biết trách nhiệm với bản thân mình về sau đấy, chồng có biết không?

Và bây giờ, tôi không muốn là vợ giỏi nữa!

“Chui gầm chạn”

Là em gái, tôi không thể chạnh lòng khi nhìn thấy anh tôi sang nhà tôi với mấy bọc quần áo cũ nát, không có nổi một cái vali hay túi xách gì đó cho lịch sự so với ngoại hình của anh. Tôi lặng người đi, nước mắt cứ giàn giụa.

Chui gầm chạn
Chui gầm chạn

Anh và tôi vốn là những người con sống thiếu thốn tình cảm vì cha mẹ ly hôn khi chúng tôi còn rất nhỏ. Cha tôi bỏ đi biền biệt, chẳng một lần về thăm con. Anh sống với mẹ, tôi sống với cô hai. Dù sống trong gia đình nghèo nhưng anh được mẹ cho học hành không thua kém bạn bè.

Khi còn là sinh viên, anh quen chị. Lúc anh ra trường và xin cưới vợ là lúc mẹ gặp nhiều khó khăn nhất. Việc buôn bán thất bại, mẹ không thể tổ chức lễ cưới. Họ hàng cũng ra sức ngăn cản mẹ cưới vợ cho anh vì nghĩ đến tương lai của cháu mình. Thương con, mẹ nghe theo sự lựa chọn của anh. Lúc đó tôi còn là một cô sinh viên năm thứ hai. Mẹ và anh phải cùng nuôi tôi ăn học.

Đám cưới anh, mẹ chỉ mua được đôi bông tai cho con dâu, các sính lễ khác anh phải tự lo. Không biết bằng cách nào, anh cũng xoay xở đầy đủ và đám cưới được tổ chức bên nhà gái. Nhà trai không tổ chức vì họ hàng không đồng ý nhưng do anh thuyết phục, mọi người đành phải tham dự. Mọi người đưa rể sang nhà gái. Gia đình nhà gái cũng không cần quan tâm đến hoàn cảnh gia đình nhà trai thế nào. Anh an ủi mọi người: “Cha mẹ vợ thương con lắm, đây sẽ là chỗ dựa tinh thần cho con, mẹ và mọi người hãy cầu phúc cho con”.

Sau khi cưới, anh chị thuê nhà trọ sống gần nhà cha mẹ vợ cho tiện qua lại. Một năm sau, anh chị dọn về sống chung nhà cha mẹ vợ, lúc này chị đã sinh được một bé gái xinh xắn. Sợ con mình lâm cảnh “chó chui gầm chạn”, mẹ tôi và mọi người thuyết phục anh nên sống độc lập, nhưng anh không nghe. Anh muốn vợ và con gái được sống thoải mái vì nhà vợ đầy đủ tiện nghi.

Từ khi sống bên nhà vợ, dường như anh không còn tự do. Hàng ngày anh phải đi chợ, nấu ăn rồi đi làm. Sáng sớm, anh thức dậy để lo tưới rau, giặt giũ quần áo và cơm nước. Chiều về anh ghé qua chợ mua thức ăn, về nhà phải lo bế con. Vợ anh không động gì đến việc nhà. Anh phải lo việc trong, việc ngoài nhưng vẫn không thể vừa ý cha mẹ vợ. Theo cách nói của mẹ vợ, anh là người sống nhờ, đã được miễn phí tiền nhà thì phải biết điều, phải phục dịch.

Khi vui vẻ, cha mẹ vợ còn trò chuyện, cười đùa. Khi không vừa ý (nhất là về chuyện tiền nong), ông bà nặng nhẹ xua đuổi. Hàng xóm ai cũng biết anh bị mẹ vợ đuổi mãi nhưng cứ ở lì. Bà nội lên thăm cháu, ông bà ngoại cũng chẳng để ý. Chưa kể, anh chị em của chị dâu luôn coi khinh chàng rể “củ chuối”. Lúc này, tình hình công việc của anh khá ổn định nhưng lương hàng tháng chỉ ở mức trung bình.

Sau ba năm chung sống, vì chị quá thờ ơ và vô tâm với anh, tự ái đàn ông đã buộc anh phải từ bỏ gia đình. Gia đình bên nội cố hàn gắn, vun đắp lại hạnh phúc cho anh chị nhưng mẹ vợ thì nhất định không. Ban đầu, bà viện nhiều lý do, về sau nói thẳng: “Nó làm không có nhiều tiền, trước đây tôi nghĩ nó giỏi lắm. Đã bốn năm cưới nhau mà nó không có nhà cao cửa rộng, xe cộ gì hết. Nó không lo được cho vợ thì cưới vợ làm gì. Người khác bằng tuổi nó, nhà cửa, xe hơi đều có đủ. Ngày xưa, nó van xin, gia đình tôi mới gả con gái, từ đầu tôi đã thấy nó không được chút nào”.

Một sự thật không thể phủ nhận là gia đình chúng tôi quá nghèo, mẹ cũng chẳng cho anh được tiền bạc hay tài sản khi anh cưới vợ. Ở tuổi 28, anh chưa có cơ hội để kiếm được nhiều tiền như gia đình vợ mong đợi. Ngoài việc lo cho mẹ ở dưới quê, anh còn phải lo cho tôi ăn học vì anh rất thương tôi. Dù bất cứ hoàn cảnh nào anh cũng không bỏ rơi tôi và bây giờ anh cũng không thể bỏ rơi con gái anh. Anh bỏ vợ, gia đình vợ, bỏ luôn mảnh đất và tài khoản gửi tiết kiệm do vợ đứng tên sở hữu, chỉ giành quyền nuôi con.

 Diễm Nguyễn

Gia đình vợ chỉ coi tôi là người ‘phối giống’

Tôi cao 1m70, vợ cao gần 1m50, 33kg. Sinh con ra mạnh khỏe, xinh xắn là lúc tôi có cảm giác người ta chỉ nuôi cho mạnh khỏe, khi “xong” là lúc công việc hết. Gia đình nhà vợ từ đấy có những thái độ bất thường, đôi khi như muốn thách thức.

Tôi và vợ quen nhau 3 năm rồi cưới, từ đó đến nay được gần 2 năm. Cậu con trai xinh xắn được 6 tháng tuổi. Từ ngày con trai tôi ra đời đánh dấu một cuộc sống tôi cảm nhận không còn hạnh phúc. Trong tôi luôn khó chịu, hụt hẫng trống trải, muốn thoát ra khỏi cuộc hôn nhân này.

Tôi lệch với vợ vì chiều cao và dáng vẻ nên gia đình tôi ban đầu phản đối. Rồi bao sóng gió, tôi đã phải mất rất nhiều công sức để cưới được cô ấy. Bố mẹ tôi là nông dân, tôi là con trai út trên có 2 chị em gái. Tôi sinh sống làm ăn ở Hà Nội. Vợ sinh ra trong một gia đình công nhân viên chức ở tỉnh lẻ, cuộc sống không phải quá giàu có, cũng khá giả nên được bao bọc từ miếng ăn giấc ngủ, đi lại.

Ngày sinh con, mẹ tôi cũng gạt qua chuyện cũ coi như cuộc sống bình thường. Mẹ ở quê mang lên đôi gà và yến gạo trước 2 ngày vợ sinh, vậy mà từ khi cháu khóc tiếng khóc đầu tiên cũng chính lần đầu tôi ngồi khóc. Cách cư xử của gia đình vợ làm tôi thấy thương mẹ vô cùng. Tôi tự hỏi thiên thần vừa chào đời kia có phải là giọt máu của mình không? Có là cháu nội của mẹ tôi không? Tôi thấy họ vồ vập cháu mà quên mất bà nội và bố cháu đứng bên cạnh. Tôi nhìn mẹ ái ngại, vì những điều mẹ dặn ngày xưa.

Buồn hơn, tôi bị mọi người sai đi mua sữa, mua thau và những thứ còn thiếu; con tôi họ cứ ôm như là của riêng bên nhà vợ. Đặc biệt chỉ sợ tôi và bà nội lại gần cháu. Trong khi tôi chạy đi lấy đồ và giấy tờ họ ngồi rất đông ở đó. Ngày xưa khi tôi về ra mắt, cách cư xử nhà vợ khác bây giờ lắm. Tôi cao 1m70, vợ cao gần 1m50, 33kg. Bên nhà vợ ai cũng đồng ý, vun vén.

Lúc sinh cháu ra mạnh khỏe xinh xắn là lúc tôi có cảm giác mình như người phối giống”, người ta chỉ nuôi cho mạnh khỏe, khi “xong” là lúc công việc của mình hết. Gia đình nhà vợ từ đấy có những thái độ bất thường, đôi khi như muốn thách thức. Tôi thất vọng và hụt hẫng vô cùng. Ngày xưa khi vợ sinh cháu trai đích tôn là ông bà nội vui và có quyền lắm, bây giờ chắc cháu bà ngoại là nhất.

Tôi là bố cháu mà gần như không có quyền với con trai mình. Mua gì, ăn gì, tắm ra sao, mặc quần áo gì, đi đâu là sự quyết định của vợ và gia đình vợ. Sinh cháu xong tôi cho mẹ con về với ông bà nội, vợ đã tính chỉ ở 1 tháng nhà nội, về ngoại 2 tháng, đủ 4 tháng là 27 tết về ông bà nội, được vài ngày sẽ lên nhà ngoại. Nội ngoại cách nhau 150 km.

Dù là tiêm phòng vợ cũng quyết, nếu tôi bảo cho hai mẹ con về quê chơi ít ngày, vợ chắc chắn phản đối, viện đủ lý do, con ốm hay nguy hiểm. Nếu về nhà ngoại hay đi đâu cùng ông bà ngoại vợ nhất trí liền. Tôi đã ngồi tâm sự với vợ và mẹ vợ rất nhiều lần. Với vợ tôi nói là mình phải tự lập như bạn bè, với bà ngoại tôi nói cứ để vợ chồng con tự lập dần đi cho quen không sau này ông bà già yếu sẽ khó hơn. Vậy cũng không được.

Đôi khi tôi đi làm tối ngày về, muốn bế con mà gặp bà hay vợ là không được, phải rửa tay xà phòng mới bế. Tôi có cảm giác bố mẹ vợ đã đi quá giới hạn của mình rồi. Tôi không thể chịu nổi mọi sự quản lý của gia đình vợ. Mọi điều vợ tuyệt đối nghe bố mẹ, tôi như người thừa trong gia đình. Nhiều lúc bực quá tôi đã muốn bỏ vợ, chỉ buồn vì thiên thần nhỏ kia tôi không thể làm thế. Đôi khi tôi nhịn để cháu được chăm sóc tốt mà thật sự khó bởi bản năng làm bố, bản năng thống trị của người đàn ông không cho phép.

Tôi nghĩ mình đã chọn nhầm cuộc hôn nhân không hạnh phúc và phụ thuộc. Tôi không hề phụ thuộc kinh tế nhà vợ, từ khi yêu tôi vợ thất nghiệp về làm công ty do chính tôi mở ra. Hàng đêm mơ về cuộc sống có một mái ấm gia đình nhỏ độc lập, tôi thèm khát, đôi khi ra công viên tôi muốn mình thoát khỏi cuộc hôn nhân này để tìm một tổ ấm khác, chỉ một điều băn khoăn là con trai bé nhỏ của tôi. Vợ và gia đình vợ không bao giờ thay đổi, tôi đủ tỉnh táo để biết rằng hạnh phúc không còn ở nơi đây.

Chồng gia trưởng, vợ vụng thì gia đình thành chiến trường

Đây là thời khắc khó khăn nhất của cuộc sống vợ chồng. Hai bên phải cố gắng hết sức, phải biết kiềm chế, phải gạn đục khơi trong, phải lấy tình yêu gia đình làm trọng, phải tháo gỡ từng phần một. (Tôn Văn)>Có nên ly dị người chồng gia trưởng? Continue reading Chồng gia trưởng, vợ vụng thì gia đình thành chiến trường

Không yêu vợ nên anh Hai mới thấy nhà vợ như ‘địa ngục’

Các câu chuyện anh kể lể phải làm cho vợ cho con, tôi đều chỉ thấy trách nhiệm hơn là xuất phát từ tình yêu thương thật sự. Tôi nghĩ đây mới chính là vấn đề mà anh cần phải làm rõ chứ không phải đơn giản là sống ở đâu, nhà riêng hay nhà vợ. (Tam)>Sống trong ‘địa ngục’ nhà vợ Continue reading Không yêu vợ nên anh Hai mới thấy nhà vợ như ‘địa ngục’

Người thách thức số phận

TTXuân – Tuổi 63 chưa phải là già đối với con nhà võ. Nhưng bất cứ chuyện gì võ sư Đoàn Đình Long làm ở tuổi này, thậm chí cả từ nhiều năm trước, là người ta săm soi, bàn tán ra vẻ ngạc nhiên. Continue reading Người thách thức số phận