Những buổi đánh ghen, cãi cọ nảy lửa đã làm cả 3 mệt mỏi nhưng mọi thứ lại đâu vào đấy. Sao cô ta lại cứ dính vào chồng tôi làm gì chứ?
Vợ chồng tôi yêu và cưới nhau khi tuổi đời còn khá trẻ, mỗi người cũng trải qua vài mối tình trước đó. Tôi và chồng đều khá thành công trong công việc nên kinh tế gia đình ổn định và dư dả. Chồng tôi chín chắn, khá nghiêm túc, chúng tôi có 3 đứa con gái xinh xắn và học giỏi, cuộc sống tưởng rất hạnh phúc khi tuổi tác cũng đã lớn và tôi tin tưởng ở anh. Thỉnh thoảng cũng có vài tin nhắn lạ nhưng chồng đều giải thích rất phù hợp rằng có vài cô cứ để ý và chủ động (tại các thời điểm khác nhau).
Cách đây một năm tôi phát hiện ra chuyện tày đình và nổi điên lên, chồng ngoại tình với đồng nghiệp rất lâu rồi. Tôi tự hỏi tại sao giờ mình mới biết. Tôi khổ sở vật vã, từ ghen tuông đến căm hận tột độ. Đau đớn ở chỗ, 2 con người vi phạm đạo đức đó còn dám phô bày ra với mọi người trong cơ quan, bạn bè của anh. Chồng tôi cũng thừa nhận yêu cô ta thật lòng và giờ họ vẫn công khai qua lại với nhau.
Anh nói sẽ không bỏ rơi mẹ con tôi và luôn có trách nhiệm quan tâm, yêu thương gia đình. Tôi nhiều lần gặp riêng cô ta chửi rủa và mỗi lần đó tôi lại biết thêm sự thật về mối quan hệ của họ, càng đau đớn hơn. Cô ta có vẻ yêu chồng tôi và không vụ lợi nên khá thanh thản, nói nhiều lần muốn chồng quay về với tôi nhưng 2 người sâu nặng quá nên lại quay lại với nhau. Giờ họ còn tính sẽ có con với nhau nữa. Ngày nào tôi cũng phải sống trong căng thẳng, mệt mỏi.
Tôi không thể tự giải thoát cho mình bởi các con đang trong tuổi lớn, sợ sẽ không nuôi dạy chúng được tốt và thời gian này chúng sẽ dễ bị sa ngã nếu bố mẹ bỏ nhau. Rồi danh dự của 2 gia đình, họ hàng nữa, mọi người đều rất ngưỡng mộ gia đình tôi. Tôi tuổi tác đã lớn, sợ phải sống một mình nuôi con, thấy mình rất yếu đuối nên cố gắng chịu đựng cuộc sống chung đụng.
Tôi biết hàng ngày 2 người họ làm gì, đi đâu. Chồng vẫn đối nhân xử thế rất đúng mực với tôi, gia đình và họ hàng, tôi cũng liên tục ra tâm thư cảnh cáo chồng để anh sẽ nghĩ lại và cô nhân tình sớm có cuộc sống khác vì cô ta còn trẻ, chưa lập gia đình và nhiều người theo đuổi. Sao cô ta lại cứ dính vào chồng tôi làm gì chứ? Những buổi đánh ghen, cãi cọ nảy lửa đã làm cả 3 mệt mỏi nhưng mọi thứ lại đâu vào đấy. Tôi bế tắc, tạm quên đi thực tế này, làm đẹp và chăm sóc 3 con yêu quý, được một thời gian lại thấy chẳng thể tiếp tục như thế, trong lòng đầy hận thù, chỉ muốn cô ta không còn trên cõi đời này nữa. Xin hãy chia sẻ cùng tôi.
Mùa hè lại đến, bao yêu thương trong ta chợt quay về. Hàng phượng vỹ ngẩn ngơ từng bông đỏ rực. Cánh bằng lăng tím ngắt vương vất vài xác ve khô. Mùa cũ qua đi ngỡ như là hơi thở. Nỗi nhớ đong đầy trang lưu bút thuở nào.
Quên sao được nét chữ bạn bè nghuệch ngoạc mang dấu tích tháng năm. Này là chữ tròn tròn beo béo tựa như thân hình của chủ nhân tên gọi Mai “lu”. Chữ xiêu vẹo, hàng nọ xọ hàng kia của Kiên “ngố”…Rồi chữ “bác sĩ” của Minh “quậy”. Mỗi người một vẻ, để làm nên tập thể 12C đa sắc màu, đa tính cách.
Nhớ lắm, chỗ thân quen tôi ngồi bên cửa sổ. Những chiều học mơ mộng thả hồn viết thơ. Để rồi thầy cô bắt gặp, chịu phạt, lại gãi đầu bối rối. Ta thẹn thùng cười, chữa ngượng bằng câu xin lỗi hồn nhiên. Cái mắt gỗ trên bàn nếu vô tình ai biết được. Chắc rồi cũng sẽ mỉm cười tha thức cho lũ “…thứ ba học trò”.
Tuổi học trò trong ta tựa như trang giấy trắng. Cầm bút viết vào nghuệch ngoạc mà chẳng sợ sai. Mái trường tiểu học tôi ê a “gạo” bài. Mắt cười tít lên khi nhận điểm 10 đỏ chót. Mỗi sớm mai, hiền ngoan ngồi trên yên xe mẹ. Đặt vô vàn những câu hỏi tại sao? Mẹ gằn giọng, nhắc nhở bảo ngồi yên. Mắt ta cười nhìn những đám mây bay!
Ta từng ao ước thời học trò là mãi mãi. Để sẻ chia bao buồn vui của bạn bè. Giọt nước mắt đứa bạn thân lần đầu thất bại. Tựa vai ta. Ôi! thiêng liêng lắm tình bạn thân! Rồi giờ ra chơi, cả lũ ùa chạy xuống căn tin. Me xoài, cóc, ổi dúi đầy túi cặp mang vào trong lớp. Thòm thèm mắt liếc..cô, trông tiết học qua mau.
Ta nhớ những lần nổi hứng làm “ca sĩ” lớp. Giọng vịt bầu khàn đặc trưng và duy nhất. Những tràng vỗ tay pháo ran kèm tiếng cười làm ta ngượng mặt gấc. Nhớ những lần cả lũ nằm bên nhau trong chuyến dã ngoại cùng ngước lên bầu trời. Chiều mùa hạ trong xanh quá đỗi. Gửi theo mây ước mơ về phía chân trời xa. Nhớ những buổi sinh nhật không quà. Ừ, thì thứ lỗi cho học trò nghèo khổ! Ta nhìn bạn cười khì, hứa hẹn: Mai này giàu có bù lại sau. Nhớ những “vụ” chỉ có ở tuổi học trò. Sổ đầu bài ai dấu đi để rồi nhờ cô phân xử. Bao lo lắng giờ chỉ còn trong quá khứ. Thoáng nghĩ lại ký ức bỗng âu lo!
Chợt hoen mắt thương học trò những mùa thi: thầm quầng, trũng đen con mắt. Ước mơ, vào đời, sự nghiệp còn trước mắt…Nhọc nhằn cóp nhặt kiến thức chạy đua với thời gian.
Tôi không ngờ rằng anh trai chồng lại vuốt ve tôi và nói: ‘Cho anh một lần thôi, rồi anh sẽ không làm gì nữa đâu’.
Vợ chồng tôi mới cưới và vừa thuê một căn nhà nhỏ ở trên thành phố để ở. Vì gia đình cũng không khá giả nên anh trai chồng tôi quyết định đi xa lập nghiệp. Tôi và chồng cũng mừng vì anh ấy biết tu chí làm ăn, không như ngày trước lúc nào cũng xin tiền gia đình tiêu hoang phí.
Vì phải học tiếng hơn hai tháng nên anh ấy lên nhà vợ chồng tôi ở tạm trong thời gian học tiếng đó. Nhà tôi thuê cũng không được rộng cho lắm, chỉ có một phòng ngủ nên phải kê thêm giường ở ngoài cho anh ấy ngủ. Mặc dù rất ngại vì để anhh ấy ngủ ngoài như thế, nhưng vợ chồng tôi cũng thấy bớt lo lắng vì anh rất thoải mái, không nghĩ ngợi gì.
Thời gian học tiếng của anh ấy không cố định một buổi nào cả, học lúc sáng, lúc chiều nên thời gian chúng tôi tiếp xúc với anh cũng nhiều. Gia đình trở nên vui vẻ hơn vì có những câu chuyện của chồng tôi và anh ấy. Thời gian đầu vì nghĩ anh ấy lên đây chưa quen nên tôi hay hỏi han và nói chuyện cùng để anh trai không cảm thấy buồn trong thời gian ở nhà chúng tôi.
Nhưng mọi chuyện không có gì phải nghĩ hay khó xử khi anh ấy luôn có những lời nói và hành động thái quá với tôi. Nhiều lúc câu chuyện của chúng tôi ngắt quãng khi tôi bỏ đi ra ngoài vì lời nói của anh: “Nhìn em đẹp lắm”. Tôi không biết vì sao anh ấy lại có những lời nói như thế, tôi nghĩ chắc chỉ là câu nói xã giao thôi.
Nhưng càng ngày hành động và tần suất anh ấy ở nhà càng nhiều hơn khiến tôi bắt đầu thấy e ngại với sự xuất hiện của anh chồng ở nhà. Không chỉ dừng lại ở lời nói quá thân mật mà anh ấy còn có những hành động thái quá.
Một hôm do chồng tôi đi làm về muộn hơn thường ngày nên chỉ có tôi và anh ấy ở nhà, nếu chỉ có tôi và anh ấy ở nhà thì sẽ rất bất tiện và tôi có linh tính chuyện không hay sẽ xảy ra. Dù đã biết trước như vậy nhưng tôi không thể ngờ rằng anh trai chồng lại có hành động vuốt ve tôi và nói: “Em có yêu thằng Hưng nhà anh không?”, tôi chưa kịp định hình chuyện gì đang diễn ra thì anh ấy lại nói tiếp: “Cho anh một lần thôi, rồi anh sẽ không làm gì nữa đâu”. Lúc này tôi thấy ghê tởm người anh trai này. Không chỉ diễn ra một hai lần như thế, mà trong suốt một tuần đầu tiên anh ấy luôn có lời nói khiêu dâm, và đề cập tới “chuyện ấy” rất nhiều lần.
Trong thời gian anh trai chồng đang ở nhà, tôi đã cố gắng hết sức né tránh ánh mắt lời nói và hành động của anh ấy. Thấy tôi càng né tránh thì anh ấy lại có hành động quá đáng hơn, có lúc anh trai chồng vào thẳng phòng ngủ của tôi nhiều lần, lúc thì hỏi mượn cái này, lúc hỏi xem cái kia ở đâu.
Càng ngày tôi càng thấy sợ người anh trai này, tôi không dám tắm khi chồng tôi không có nhà và mỗi lần chỉ có hai anh em ở nhà thì tôi luôn tim một lý do như đi chợ, đi có công việc… để không phải ở cùng nhà với anh ấy khi ông xã đi vắng.
Tôi rất ngại chuyện đồn thổi không hay nên đã không nói gì với chồng, tôi lo chồng sẽ nghĩ tôi không thích anh trai nên mới nói chuyện này chuyện nọ. Và tôi cùng lo rằng nếu mọi người biết chuyện thì chỉ có tôi là người thiệt thòi. Tôi phải nói như thế nào với chồng tôi để anh ấy hiểu và không mất lòng anh trai.
Tôi không muốn điều này diễn ra nữa, cũng không muốn vướng sâu vào thêm chuyện gì nữa vì nó có thể để lại tiếng xấu cho vợ chông tôi và cả gia đình nhà chồng. Bây giờ tôi phải làm thế nào đây? Mọi người hãy cho tôi lời khuyên với. Tôi xin cám ơn.
Đi du lịch một mình, tắm tiên hay ngồi xem mưa sao băng… là những điều thú vị mà bạn nên trải qua trước tuổi 30.
Trang Business Insider vừa đưa ra 30 điều mà bạn cần trải nghiệm trước khi bước vào tuổi 30:
1. Tham gia cuộc thi chạy marathon (chỉ cần 1/2 đoạn đường) và bạn có thể đi bột một chút nếu quá mệt.
2. Đi du lịch đến bất kỳ một nơi nào đó, nhất là những nơi mà bạn xem như là điểm tận cùng của trái đất.
3. Tham dự hết mình vào một lễ hội âm nhạc.
4. ‘Tắm tiên’ tại một dòng sông, hồ nước hay một bãi biển hoang sơ nào đó.
5. Thử một lần đứng hát trước đám đông, ngay cả khi bạn không phải là một người hay hát.
6. Tự tay chuẩn bị một bữa tiệc để đãi bạn bè.
7. Lái thử chiếc xe mơ ước của mình.
8. Thưởng thức một bữa ăn ngon miệng tại một trong những nhà hàng sang trọng nhất thế giới.
9. Tham gia bữa tiệc tại một trong những thành phố lớn của thế giới như: London (Anh); Tokyo (Nhật Bản) hay Los Angeles (Mỹ).
10. Xem mưa sao băng.
11. Tổ chức cho mình một bữa tiệc sinh nhật thật lớn.
12. Thử cảm giác mạnh với các trò chơi mạo hiểm như nhảy bungee hoặc nhảy dù.
13. Leo lên đỉnh một ngọn núi cao (không nhất thiết là đỉnh Everest).
14. Học một khóa ngắn ngày về pha chế.
15. Đi lặn biển ngắm san hô.
16. Đi du lịch bất kỳ nơi đâu một mình, bạn sẽ khám phá ra rất nhiều điều thú vị.
17. Ăn một món ăn đáng sợ như các món về côn trùng, thịt chuột hay rắn…
18. Bạn phải biết thêm một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ.
19. Cắm trại một đêm ngoài dưới bầu trời ngàn sao.
20. Tham gia và một nhóm tập thể thao ngay cả khi bản thân bạn không phải là một vận động viên điền kinh.
21. Lựa chọn tiệm may quần áo thay vì đi mua sắm bên ngoài.
22. Trở thành một người cố vấn hoặc dành thời gian cho các hoạt động từ thiện.
23. Chèo xuồng trên các dòng sông hay các ngọn thác nhỏ.
24. Tìm một công việc đúng với sở thích và ước mơ của bạn.
25. Có một chuyến đi xuyên quốc gia.
26. Tham dự một sự kiện thể thao lớn như World Cup; Olympic…
27. Bạn có thể nghỉ hè trên các bãi biển, các khu trượt tuyết…
28. Tham gia một lớp học ngắn ngày như kỹ thuật làm đồ gồm, làm bánh kem…
29. Trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương ở nơi mà bạn đi du lịch đến.
30. Có những ngày nghỉ ngơi nếu như cơ thể của bạn thấy cần thiết để có thể nạp lại năng lượng.
Hu Pa
Chị sắp ra đi, chị chẳng còn sống đươc bao lâu nữa khi chị biết tin mình bị ung thư. Nhưng chị không nói cho anh biết, chị định giấu cả cái gia đình này cho tới ngày chị ra đi.
Thế nhưng, căn bệnh quái ác cứ hành hạ chị, ngày ngày chị bị đau mà không dám nói với ai. Anh đi làm về bận rộn tối ngày, lại bù đầu vào máy tính. Chị vẫn là người vợ tận tụy, lo cho anh từng bữa ăn, giấc ngủ. Mỗi lần chị đau là chị lại cố gắng kìm chế lại, hoặc làm ra giường kêu mệt, bảo anh giúp chị. Anh vục vặc:
– Giúp gì mà giúp, việc của đàn bà, cô không thấy tôi trăm công nghìn việc thế này à?
Nghe anh nói vậy, chị lại cười và nói trong hơi thở yếu:
– Ơ hay, em mệt thì em mới nhờ anh, chứ nếu không mệt thì em đã làm hết. Từ trước giờ anh có thấy em nhờ vả, sai bảo anh bao giờ không?
Chị nói đến đó thì mệt quá, thiếp đi, ngủ lúc nào không hay biết, cơn đau cũng qua nhanh.
Sắp tới ngày sinh nhật chị, chị nói với anh rằng:
– Anh à, em đã đặt vé giá rẻ cho vợ chồng mình đi Đà Lạt rồi đó. Em thích được đến đó một lần, nghe nói ở đó thơ mộng, lãng mạn, thích lắm!
Anh không thèm ngẩng mặt lên nhìn chị, chỉ nói:
– Tôi bảo cô đi bao giờ mà cô đặt vé, tôi không thích đi du lịch. Vợ chồng lấy nhau rồi thì cố gắng mà tiết kiệm, chi tiêu cho hợp lý. Chưa có sự đồng ý của chồng mà đặt vé, thích đi thì cô đi một mình đi, tôi không rảnh. Tôi còn phải kiếm tiền.
Rất ít khi anh xưng tôi với vợ, có lẽ lần này anh giận chị, giận vì chị không nói với anh một tiếng mà tự ý làm. Thật ra, chị muốn được đi nên chị mới làm thế, chị còn sống được bao lâu nữa đâu. Chị muốn được một lần đi du lịch cùng anh, nhất là trong những ngày cuối đời. Thế mà anh không nói với chị một câu an ủi. Anh có thể từ chối nhưng không nặng lời như vậy. Anh có thể nói: “Sao em không hỏi ý anh mà đã tự quyết định?”. Hoặc là “anh không biết hôm đó có rảnh để đi cùng em không, lẽ ra em phải nói trước để anh sắp xếp công việc”.
Chị nghĩ như vậy nhưng chỉ là chị nghĩ, còn anh không làm thế. Bấy lây nay, anh vẫn là người vô tâm như vậy. Dường như anh không bao giờ chủ động dành cho chị một điều gì bất ngờ, và anh cũng không bao giờ nói với chị một câu ngọt ngào khi chị tự ý đưa ra quyết định. Tính anh bảo thủ, anh thích mình là người quyết. Tính anh ưa ổn định, anh cũng không có sở thích đi nơi xa, nhất là du lịch. Còn chị thì ngược lại. Vợ chồng yêu nhau cần có những kỉ niệm, cần có những ngày tháng vun đắp tình yêu như những chuyến du lịch dài ngày. Nhưng anh chỉ thích ru rú vói 4 bức tường và làm việc. Tiền thì đâu có nhiều nhưng anh cứ thích như vậy.
Chị lấy anh mấy năm nay cũng giống như người giúp việc trong nhà. Chị hiểu, trái tim anh yêu chị và đến bây giờ vẫn còn yêu chị. Chỉ là, anh khô khan cộc cằn, anh không ưa những thứ lãng mạn, cầu kì, cũng không thích thể hiện cho người khác biết. Có những đêm chị nằm bên cạnh anh thủ thỉ: “Anh có hối hận vì lấy em không, vì chúng mình hay giận dỗi vô cớ, vì em hay trách cứ anh vô tâm, không quan tâm tới em?. Lúc đó, anh nửa đùa nửa thật: “Còn đang nghĩ…”.
Tức là, ngày hôm nay có thể anh không hối hận vì lấy chị, nhưng ngày sau nữa, anh sẽ hối hận nên anh mới trả lời như vậy. Không sao, bây giờ anh chưa nói là hối hận vì lấy chị là được rồi. Những yêu cầu của chị, anh luôn cho rằng quá đáng, vì anh không thích như vậy, còn chị thì luôn luôn đòi hỏi. Cuộc sống vợ chồng mà cứ trong 4 bức tường như thế, thật sự nhạt nhẽo biết bao. Anh đâu có hiểu điều đó, vì anh không bao giờ đặt địa vị của mình vào chị.
Anh chị chưa có con vì kiêng cữ, và đến khi chị biết mình bị bệnh, chị càng không muốn có con. Chỉ là anh nghĩ chị không muốn sinh con cho anh, còn mải vui, ham chơi nên mới thế. Anh càng giận chị nên những yêu cầu của chị, anh càng phớt lờ và không bao giờ nghĩ sẽ chiều theo ý chị. Nên chị càng sống đau khổ, tủi thân và chán nản khi những ngày cuối cùng của cuộc đời, chị không thể hạnh phúc trọn vẹn bên anh.
Anh như thế mà chị vẫn yêu anh hết lòng, hết dạ. Chị càng yêu anh bao nhiêu thì lại càng đau đớn trước sự thờ ơ của anh. Chị khóc rất nhiều và càng như thế, bệnh của chị càng trầm trọng hơn. Đến khi chị không gượng dậy được nữa, chị nằm bẹp giường và chị ngạt thở, anh đã hoảng hốt vô cùng.
Anh đưa chị vào viện trong trạng thái rất yếu, chị không còn sức lực để cố gắng nữa. Chị đã khóc rất nhiều và giờ đây, chị cảm nhận được hơi ấm của anh, chị lại quên hết tất cả những gì anh đã vô tâm đối xử với chị. Anh đợi kết quả xem chị làm sao. Bác sĩ hớt hải ra tìm người nhà của chị. “Ai là người nhà của bệnh nhân N?”.
Anh chạy vào cúi xuống kính cẩn bác sĩ. Vị bác sĩ nói:
– Vợ anh bị thế này lâu chưa, sao không trị liệu?
Bị gì cơ hả bác sĩ?
– Ung thư giai đoạn cuối chứ còn gì nữa? Anh không biết à?
– Ung… thư? Bác sĩ nói đùa ấy ạ? Vợ tôi sao lại ung thư?
Không còn thời gian nữa, chị ấy không sống được bao lâu, mời người nhà đưa về nhà để chăm sóc cho tốt những ngày cuối
Nước mắt anh rơi, anh ngồi gục xuống ghế như một kẻ bại trận trong đau đớn. Anh khóc như một đứa trẻ, anh phải đấm vào ngực mình để tim bớt đau. Anh nhớ lại những ngày chị ở bên anh, chị nhờ anh rửa bát, chị nhờ anh lấy đồ, chị nhờ anh mọi thứ nhưng anh chưa bao giờ động tay vào. Vì anh coi đó là việc của đàn bà, không hề hiểu cho chị.
Anh nhớ lại lúc chị đòi anh đi Đà Lạt du lịch, anh đã quát vào mặt chị như thế nào. Trời ạ, bây giờ anh mới hiểu tại sao chị không sinh con cho anh, vì chị biết, mình không còn sống được bao lâu nữa. Anh đau khổ nhận ra số phận của người vợ bất hạnh khi lấy phải người chồng vô tâm như anh. Thật sự lúc này anh cảm thấy hối hận vô cùng.
Anh nắm lấy bàn tay gầy guộc của chị. Mấy tháng nay, chị đã gầy đi trông thấy vậy mà người chồng vô tâm như anh bây giờ mới nhận ra. Trời ạ, tại sao trên đời lại có người chồng như anh. Anh khóc lóc nói với chị: “Em à, anh xin lỗi. Chúng mình sẽ đi Đà Lạt em nhé, đi đâu cũng được chỉ cần làm em thích”.
Nước mặt chị lăn dài, chị khóc vì xúc động, rồi chị lại cười nói với anh rằng: “Ừ, chúng mình sẽ đi Đà Lạt và sẽ có những ngày tháng thật vui vẻ, giống như ngày mình yêu nhau anh nhé”. Nghe chị nói tới đó, anh đã khóc như một đứa trẻ, gục đầu vào chị mà khóc. Anh chưa bao giờ thấy mình bỉ ổi như lúc này.
Đêm ấy, anh nằm ôm chị vào lòng như ngày hai người mới cưới. Anh bây giờ không còn là người chồng vô tâm hay trách cứ vợ, chỉ biết lao đầu vào công việc nữa. Anh trở thành người khác. Chị ôm anh, nằm lên tay anh ngủ và thủ thỉ: “Anh à, anh có hối hận vì lấy em không? Em không sinh con cho anh cũng không thể ở bên anh cả đời này”.
Anh ôm chị thật chặt như không muốn chị rời xa anh, muốn giữ mãi thân xác này. Anh nói với chị: “Không, anh chưa bao giờ hối hận vì lấy em cả. Em là người vợ tuyệt vời, anh thật sự rất yêu em. Chỉ là anh quá vô tâm, con người anh là thế, anh sinh ra đã có người khác nuông chiều mình nên anh quên mất trách nhiệm làm chồng. Anh đã để em phải cô đơn suốt thời gian qua. Anh xin lỗi. Tha thứ cho anh nhé, anh sẽ bù đắp cho em, chúng ta sẽ hạnh phúc tới già”. Nói vậy nhưng lòng anh đau như cắt vì anh biết, thời gian của chị không còn nhiều nữa.
Một đời người, một người vợ, một gia đình, tất cả với anh lúc này nó quý giá đến nhường nào. Anh quá hối hận vì những gì mình đã làm. Giá như anh đối xử với chị tốt hơn, quan tâm hơn thì lúc này, anh cũng bớt đi sự áy náy và đau khổ. Bây giờ thì anh lại càng hiểu câu nói, khi mất đi một thứ gì đó, ta mới nhận ra nó quan trọng biết nhường nào. Và hạnh phúc khi ở bên, hãy biết vun đắp và níu giữ, đừng để tuột mất và hối hận cả đời. Anh chị sợ, cả đời này anh phải hối hận vì đã để tuột mất chị, người vợ tuyệt vời của anh…
Với tôi điều này thực sự đúng. Không phải cứ cho là sẽ được nhận. Bản thân tôi vốn cũng tâm niệm rằng đã quyết định cho thì sẽ không cần nhận. Nhưng đôi lúc việc bạn cứ mải cho cũng làm cho người ta ngộ nhận rằng đó là việc hiển nhiên.
Làm dâu chưa lâu vì vốn dĩ cả tuần có khi cả tháng mới phải gặp mẹ chồng. Nhưng từ lúc có chồng tôi đã có em bé nên việc nhà tôi không thể quán xuyến tốt được. Vả lại nhà chồng tôi khá là to nên có khi 2, 3 hôm tôi mới dọn dẹp 1 lần. Tôi cũng chưa từng công nhận mình là đứa con dâu hoàn hảo, trái lại tôi rất vụn vì khi còn ở với mẹ tôi chưa từng phải làm tất cả mọi việc. Nhà tôi dân chủ lắm, mỗi người một việc mà làm.
Mấy cô em chồng được mẹ cưng chiều từ bé. Cô lớn thì chả đụng đến móng tay, cô út thì cứ bám theo mẹ dù đã 22, 23 tuổi. Chồng tôi cũng vậy, lúc nào cũng ỷ lại mẹ chả bao giờ biết tính toán chi tiêu cho gia đình. Mà tính tôi cũng không thuộc dạng cam chịu, ai sống sao mình sống vậy.
Lúc còn mang thai có hôm cô út về chơi. Vợ chồng tôi đi làm cả ngày, có khi đến tối thế mà khi về nhà thì nhà cửa tối om. Tôi còn sợ cô út có chuyện bảo chồng tôi vào xem sao, nào ngờ cô ấy ngủ cả ngày không thèm dậy nấu cơm ăn.
Tới khi tôi sinh em bé rồi về nhà chồng cũng vậy. Mỗi khi chỉ còn hai mẹ con tôi ở nhà thì cuộc sống khá thoải mái vì chồng tôi đi làm cả ngày. Nhưng khi có nội và mấy cô về thì tôi áp lực vô cùng. Con tôi không thích sữa nên ít bú vậy mà nội bắt tôi ép, chả biết ép đường nào khi mà nó còn bị trào ngược dạ dày, đụng tý là trớ hết cả ra. Rồi đến khi bé bỏ ti mẹ sớm, bé không thích sữa chứ không thích ti bình, nội thì bắt tập ti bình, cô thì bảo mua núm giả cho ngậm, hậu quả là nó thấy bình sữa là khóc thét, mãi mới tập cho đút muỗng được.
Quần áo thì giặt bằng máy, có hôm tôi giặt tôi phơi, biết nội kĩ tính nên tôi phơi rất cần thận, còn chồng tôi phơi thì nhăn nhúm cả lại. Có đợt nội về nói lớn “đứa nào giặt phơi hư hết áo của mẹ, áo mẹ mua cả triệu chứ ít”. Từ đó việc giăt đồ của nhà chồng tôi để cho chồng tôi hết. Tôi chỉ giặt đồ tôi và con thôi.
Tôi có con nhỏ nên sáng không thể đi chợ sớm, mà thực sự đồ ăn cho bé tôi nhờ mẹ tôi mua mang tới nên cũng ít đi chơ lắm. Lúc chưa có con tôi còn đi chợ nấu đồ ăn. Mà mấy cô ấy, ngon thì ăn không thì thôi. Đến lúc có con, loay hoay cả buổi sáng có khi đồ ăn trong tủ lạnh còn gì ăn nấy, hoặc ăn đồ thừa hôm trước. Hẳn mẹ nào có con nhỏ đều biết, khi hết cho con bú thì cái trứng hay nước tương cũng thành bữa cơm ngon, vì có được ăn đúng bữa đâu. Tôi cũng chẳng có thời gian và tiền bạc để hầu từng người
Con tôi thích ăn hơn thích uống sữa nên đến khi ăn dặm cái gì bé cũng xin. Tôi thì làm đủ món, tự tay nấu cho bé, nội và mấy cô chẳng mấy khi cho tiền mà lúc nào cũng bảo “ăn cá hồi thôi, cá hồi mới bổ, mấy thứ khác không bằng”, Mẹ tôi có lúc thương cháu mua cho hộp yến thì nội mỉa mai “thứ ấy bổ béo gì, con mua nguyên tổ cho nó ăn mới bổ”. Thử hỏi mình ở nhà chăm con không thu nhập, ai cho gì cảm ơn không hết, nội chẳng bỏ tiền nhưng thứ gì cũng chê.
Quần áo nội chưa bao giờ mua cho 1 bộ còn ngoại thương ngoại may cho thì nội bảo xấu, vải không tốt…. Nhà nhiều kiến lại có nhiều muỗi nên tôi mua cho cháu cái cũi, nội lại bảo “trời ơi, nó nhốt con vậy đó hả, sao không cho con tự do bò khắp nhà” Nhà sống có hai má con, những lúc tôi nấu cơm hay làm công chuyện ai coi bé, mà nhà nhiều muỗi, lắm chỗ tối, lại ổ điện….
Quả thật biết là bà thương cháu, nhưng chuyện gì cũng có lý có lẽ, bữa trước có người bà con ghé chơi hỏi “mẹ cháu chưa đi làm thế nội có phụ tiền không, vì ba cháu làm lương không cao mà”. Nội cười bảo “Không, tự tụi nó tính”. Vậy đó mà cô của cháu thì ra đường đi xe ga, xài Iphone, Ipad, đồ hiệu…. Không hề phụ tôi lo cho cháu mà 80% chi phí nuôi con đều do tiền tôi vậy mà tôi làm gì bà cũng không vừa lòng, cũng nói ra nói vào.
Giờ thì tôi mới hiểu con dâu thì vẫn là con…. người ta. Dù cho tôi có làm tốt cỡ nào nhưng vẫn không vừa mắt mẹ chồng. Ông bà ngoại cũng thương cháu nhưng khả năng kinh tế không có, lắm lúc dấm dúi cho cái này cái kia đã làm tôi vui lắm rồi. Có chồng có con mới càng thương cha thương mẹ, chưa báo hiếu cha me được ngày nào lại còn bắt cha me lo thêm. Bây giờ tôi chỉ muốn dọn về nhà tôi ở, tôi không muốn con tôi sống với môi trường đó rồi lại đi theo vết xe đổ. Lắm lúc tôi không biết có nên duy trì cuộc hôn nhân này nữa không?
Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách rất đặc biệt, một người cha và một người con. Nói đặc biệt là bởi vì người cha bị mù. Người con trai đi bên cạnh cẩn mẫn dìu người cha. Cậu con trai trạc mười tám mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là học sinh..
Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi: “Cho hai bát mì bò!”, cậu nói to. Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu ta, cậu ta nhoẻn miệng cười biết lỗi, rồi chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường, phía sau lưng tôi, bảo tôi rằng chỉ làm 1 bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi hoảng, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, thực ra thì tiền không đủ, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười với cậu ta tỏ vẻ hiểu ý.
Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, ân cần chăm sóc: “Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!”. Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. “An đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội.” Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt đầy nếp nhăn lại sáng lên nụ cười ấm áp. Điều khiến cho tôi ngạc nhiên đó là, cái cậu con trai đó không hề cản trở việc cha gắp thịt cho mình, mà cứ im như thóc đón nhận miếng thịt từ bát của cha, rồi lại lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về.
Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết. “Cái quán này thật tử tế quá, một bát mì mà biết bao nhiêu là thịt.” Ông lão cảm động nói. Kẻ đứng ngay bên cạnh là tôi, chợt toát hết cả mồ hôi, trong bát chỉ có vài mẩu thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: “Cha à, cha ăn mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này. ” “Ừ, ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò thực ra cũng có chất lắm đấy.”
Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi rất xúc động. Chẳng biết từ khi nào, bà chủ cũng đã ra đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai cha con họ. Vừa lúc đó, cậu Trương đầu bếp bê lên một đĩa thịt bò vừa thái, bà chủ dẩu dẩu môi ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại: “Anh để nhầm bàn rồi thì phải?, chúng tôi không gọi thịt bò.” Bà chủ mỉm cười bước lại chỗ họ: “Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, đĩa thịt này là quà biếu khách hàng. ” Cậu con trai cười cười, không hỏi gì thêm.
Cậu lại gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi nhựa. Chúng tôi cứ im lặng chờ cho hai cha con ăn xong, rồi lại dõi mắt tiễn hai cha con ra khỏ quán. Mãi khi cậu Trương đi thu bát đĩa, đột nhiên kêu lên khe khẽ. Hoá ra, đáy bát của cậu con trai đè lên mấy tờ tiền giấy, vừa đúng giá tiền của một đĩa thịt bò, được viết trên bảng giá của cửa hàng. Cùng lúc, Tôi, bà chủ, và cả cậu Trương chẳng ai nói lên lời, chỉ lặng lẽ thở dài, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng.”
Trong thành phố nọ có hai cha con sống với nhau rất vui vẻ, hạnh phúc. Một hôm, đứa bé gái chẳng may bị bệnh và ra đi mãi mãi. Người cha quá đau khổ , tuyệt vọng, quay lưng lại với tất cả mọi người. Ông chẳng thiết tha gì với cuộc sống nữa. Ông tự nhốt mình trong phòng và khóc mãi.
Một hôm, ngưòi cha ngủ thiếp đi và ông mơ thấy một giấc mơ kỳ lạ. Trong giấc mơ, ông gặp một đoàn người rước đèn. Tất cả ngọn đèn đều lung linh toả sáng, trừ ngọn đèn của đứa bé cuối. Đứa bé ấy cầm một ngọn nến không được thắp sáng. Nhìn kỹ hơn, ông nhận ra đứa bé ấy chính là đứa con gấi bé bỏng của mình.
Ông tiến lại gần và hỏi con rằng: ” Tại sao nến của con lại không cháy?”. Bé gái đã đáp rằng: ” Con đã cố lắm nhưng không được cha à! Mỗi lần con thắp lên ngọn nến thì những gịot nước mắt của cha lại dập tắt hết ngọn nến của con”.
Đến đó thì người cha choàng tỉnh. Từ đó, ông lấy lại thăng bằng, lại sống vui vẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh bởi ông không muốn những giọt nước mắt của ông lại dập tắt ngọn nến hi vọng của con ông.
Nước mắt chỉ có thể xoa dịu phần nào chứ không thể làm tan biến hoàn toàn nỗi mất mát lớn lao. Hãy cứ khóc khi bạn cần, nhưng hãy đứng lên vững vàng bạn nhé! Bởi ngoài kia, đâu đó, ở một nơi nào đó, người thân của bạn đang nhìn bạn mỉm cười.
(ST)