Tôi trải qua tuổi thơ của mình trong cái khó khăn chung của thời bao cấp, nhiều gia đình vất vả kiếm cái ăn, cái mặc cho con cái đã khó, chẳng mấy ai nghĩ đến chuyện cho con đi học hè. Các thầy cô giáo cũng chẳng mặn mà với việc dạy thêm. Hè về, thầy cô tự tạo công ăn việc làm cho mình bằng nhiều cách như tăng gia trồng trọt, chăn nuôi, có người tranh thủ ra chợ bán buôn vặt vãnh. Lũ học trò thì mong đến hè để được vui đùa thỏa thích, bày đủ trò chơi.
Để chuẩn bị cho năm học mới, lũ trẻ cũng làm thêm ngày hè, phụ cha mẹ đóng tiền học phí, quần áo, giày dép, sách vở. Còn nhớ mấy mùa hè liền, chúng tôi nhận bóc vỏ đậu phộng, rồi sau đó phân loại đậu, cứ “có ký có tiền”. Chúng tôi là con nhà nông thứ thiệt, nên chơi là chơi, làm là làm. Đứa nào cũng hăng say, cạnh tranh nhau để vượt chỉ tiêu do mình tự đề ra. Tiền công được mẹ nhận giúp vào mỗi cuối tuần. Tiền được bỏ vào ống, đến đầu năm học mới, mẹ đập heo. Nhà đông con, nên chỉ có cách ấy mẹ mới nhẹ gánh. Ngay từ nhỏ, chúng tôi đã có những trải nghiệm kiếm tiền, và kiếm một cách khó nhọc, nên đồng tiền luôn ý nghĩa và giá trị. Dù không học hè, nhưng chị em chúng tôi, đứa lớn chỉ bày cho đứa nhỏ, dùng sách cũ của anh chị mình. Chúng tôi tự củng cố kiến thức để bước vào năm học mới.
Mới sáng sớm, nắng đã lên cao, chúng tôi cũng theo chân cha mẹ ra đồng, cốt là để gặp gỡ bạn bè. Đồng ruộng mênh mông, gió hè lồng lộng, mang theo hơi nước mát dịu từ dòng kênh xanh, nên chẳng đứa nào muốn về nhà, dù bụng đã đói, mặt mày đỏ lưỡng vì những trận rượt đuổi, trốn bắt. Độ ba, bốn giờ chiều, chúng tôi lại tụ tập. Con trai con gái phân chia “lãnh địa” để bày trò. Có đứa vừa chăn trâu vừa ham chơi, để trâu ăn mất một khoảnh lúa to, về nhà no đòn. Khi mặt trời khuất bóng, đứa nào cũng nhem nhuốc. Tất cả cùng ào xuống dòng nước trong vắt, tắm táp, nô đùa “cú chót” rồi mới lên bờ.
Mùa hè cứ thế chợt đến, chợt đi, năm này qua năm nọ, đọng lại trong tiềm thức trẻ thơ những kỷ niệm đẹp, khó phai. Nhớ khi mệt lử, tất cả ngồi phịch xuống thở dốc, một bạn trai tinh nghịch đố cả bọn: “Hoa gì nở nhiều nhất vào mùa hè?”. Đứa nào cũng tranh nhau trả lời. Phần nhiều chọn hoa phượng, vì đấy là loài hoa học trò đáng yêu nhất, nở nhiều nhất vào mùa hè. Ai cũng chắc mẩm vì câu đố quá đơn giản ấy, nhưng bạn trai trả lời: mùa hè nắng như đổ lửa, hoa nở nhiều nhất vào mùa hè chỉ có thể là “hoa mắt”. Cả bọn ngớ người, rượt đuổi đứa bạn trai tinh nghịch. Tiếng cười, tiếng hét vang cả cánh đồng.
Hoa phượng đã lác đác. Một mùa hè lại về. Với học trò, đó là mùa chia tay bạn bè, nhưng cũng là mùa được trải nghiệm nhiều điều thú vị, được xem là những ký ức đẹp đẽ trong tuổi thơ mỗi người.
Sau bữa cà phê với con Tím, tết mình đem vợ con về quê. Nghe tin mình về quê chị Điểm nhắn hai ba nhắn, nói cu Lập tranh thủ lên nhà chị chơi, có việc. Không lên chị giận đó nghe. Mình lên.
Mình hỏi chị Điểm, nói tụi nó răng rồi chị? Chị thở hắt, nói răng nữa. Lấy nhau chơ răng. Nhưng tao nghi kiểu đó không được ba bảy hăm mốt ngày mô. Mình hỏi sao, chị chép miệng nói tính con Tím tau biết, thích thì chết cũng đeo lấy, hết thích ba vạn cũng bỏ. Tính thằng cu nhà tau cũng rứa. Bây giờ chúng nó đang hạnh phúc nhưng ngó bộ éo le lắm em ơi. Mình nói chị đừng lo xa quá, chuyện hạnh phúc gia đình không ai biết trước được, chị cứ để vậy, đến đâu hay đó chị ạ. Chị lắc đầu thở dài, nói để răng được mà để, tau gọi mi lên để tính giùm cho chị đây.
Chị Điểm ngước lên nhìn mình đầy van lơn. Mình nói em chẳng có cách chi mô, thấy có một cách cổ điển thiên hạ vẫn hay dùng. Chị hỏi cách chi, mình nói nên để thằng cu đi xuất khẩu lao động chừng dăm năm…Sang đó trước sau nó cũng quên con Tím, nếu không quên được sẽ có cô gái trẻ đẹp khác giúp nó quên. Mắt chị Điểm sáng lên, nói ừ, e phải đó hè. Em giúp chị nghe. Mình ok liền, nói việc này em lo được, đang có đợt công nhân xuất khẩu sang Đức. Hai tay chị Điểm chụp lấy tay mình nói rối rít giúp chị nghe em, giúp chị nghe em.
Ra tết mình vô Huế gặp con Tím bàn chuyện cho thằng cu đi xuất khẩu, chị Điểm cũng đã gọi điện bàn với nó rồi. Nhưng thằng cu không chịu đi, dứt khoát không. Con Tím nhìn mình buồn buồn, nói hay là mi xin cho tau đi. Mình nói cũng được nhưng nếu thằng cu cũng không chịu thì răng. Con Tím dướn mắt lên cười nhạt, nói quyền chi hắn? Mình nói mi đã cho hắn được cái quyền làm chồng thì hắn phải có cái quyền đó chớ. Con Tím ngồi trơ thở hắt, nói ừ hè. Tự nhiên con Tím bật cười, nói cái số tau vô duyên chi lạ. Dứt lời nước mắt nó chảy ròng ròng.
Bây giờ mình mới nhìn thấy vệt thâm tím dưới mang tai con Tím. Vệt thâm tím chỗ đó không thể nói dối vấp ngã được. Mình nói thằng cu đánh mi à, hắn ghen quá phải không? Con Tím khẽ gật đầu. Mình nói lần nào đánh xong hắn cũng quì lạy xin lỗi mi phải không? Con Tím khẽ gật đầu. Mình nói mi tính bỏ hắn nhưng không được phải không? Con Tím khẽ gật đầu. Mình nói mi sợ bỏ hắn thì hắn sẽ đâm đầu vào tàu hỏa tự tử phải không? Con Tím giật mình trợn mắt, nói ủa chớ răng chuyện chi mi cũng biết.
Mình chả biết gì hết nhưng trò đời là vậy. Chuyện này mình gặp nhiều rồi. Xưa có chị H. yêu thằng cu con, nó ghen đánh chị ghê quá. Mình bảo chị bỏ quách đi, chị nói chị cũng muốn bỏ lắm nhưng nó đã dọa rồi, nếu chị bỏ nó thì nó đâm đầu vào đầu tàu hỏa chết ngay lập tức. Mình nói chị cứ bỏ đi xem nó có chết không nào. Chị H. bỏ thằng cu, chẳng thấy nó đâm vào đầu tàu hỏa mà đâm đầu vào một cô ả khác. Lại còn viết thư cho chị than thở nó phải yêu một người khác để “quên đi một nỗi đau”. Mẹ sư bố thằng cu con, hi hi.
Chuyện xuất khẩu lao động cho con Tím dừng ở đó, phần vì mình phải lo chuyển cả nhà ra Hà Nội, phần vì chị Điểm có gọi điện cho mình, nói thằng cu có việc làm khá tốt ở Sài Gòn rồi. Ừ thôi, đi Sài Gòn cũng như đi nước ngoài vậy, miễn là con Tím tách được thằng cu. Mãi đến cuối năm 2002, mình vào Sài Gòn tìm nấm Linh Chi cổ, nghe nói nấm này chữa được bệnh của mình. Mình ở khách sạn gì quên rồi, phố nào đường nào cũng quên nốt. Chỉ nhớ Hồng Ánh thuê khách sạn này vì nó sát ngay công viên để cho mình sáng sáng ra công viên tập tểnh đi bộ. Hai tuần ở sài Gòn, sáng nào mình cũng đi bộ trong công viên từ 5 giờ đến 7 giờ sáng. Một hôm mình đang chấm chấm phẩy phẩy trong công viên, một người chạy qua mình bỗng quay ngoắt lại nhìn mình trân trố rồi vỗ tay đánh bốp kêu to, nói oa chà Nguyễn Quang Lập! Mình định thần mất gần một phút mới nhận ra đó là anh Đoàn.
Anh Đoàn ôm lấy mình cười hể hả, nói tưởng đến chết không gặp được nhau nữa, té ra quả đất tròn thiệt bay ơi! Anh lại nhấc bổng mình lên nhún mấy nhún, nói mi vô đây con Tím mừng lắm đây. Mình ngạc nhiên nhìn anh Đoàn, nói anh cũng còn nhớ con Tím à. Anh cười cái hậc, nói thằng ni nói chi lạ, làm răng quên được đứa con gái cầm cu mình từ hồi lớp 5. Hi hi.
Anh Đoàn đưa mình đi ăn sáng uống cà phê. Anh làm nghề sửa xe máy. Hiệu sửa xe của anh ở gần đây, sáng nào anh cũng ra công viên chạy mấy vòng, đi ăn sáng uống cà phê xong thì mở hiệu làm đến chín mười giờ đêm. Anh nói nhưng bữa ni tau đóng cửa hiệu chơi với mi cả ngày. Mình nói anh cứ đi làm đi, chỉ cần anh báo con Tím giùm em là được. Anh nói tất nhiên rồi, biết mi vô mà không cho con vợ tau gặp thì có mà chết với hắn. Mình sửng sốt nhìn anh Đoàn, nói con Tím là vợ anh à? Anh Đoàn nhăn răng cười, nói tất nhiên. Nó không vợ tao thì vợ ai.
Thấy mình cứ đứng trơ nhìn, anh Đoàn kéo mình ngồi xuống ghế, nói ngồi xuống đi để tau kể cho nghe. Oa chà, nhiều chuyện hay tàn bạo mi ơi. Anh kể sau vụ bị con Tím cầm cu , anh bỏ học đi lái máy cày. Sau bỏ máy cày đi lái xe tải. Được ít vốn liếng anh bỏ lái xe tải đi buôn trầm, phất lên rất nhanh và cũng sụp xuống rất nhanh vì cờ bạc. Trắng tay, năm 1995 anh bỏ vô Sài Gòn mở hiệu sửa xe máy vỉa hè, đêm ngủ nhờ dưới gầm cầu thang khu tập thể gần đó. Cuối năm 2000 một hôm con Tím dắt xe máy vào hiệu, vừa trông thấy anh nó đã rú lên vội vàng dắt xe đi ra. Con Tím sợ, nó nghĩ vì nó mà anh Đoàn bỏ học, chắc anh thù nó lắm. Anh Đoàn đuổi theo giữ nó lại, mắng nó te tua, nói anh em lâu ngày mới gặp nhau, chi mà sợ tau như sợ cọp rứa mi.
Từ đó anh em thân nhau, con Tím tháo khoán cái xe máy cho anh Đoàn. Bất kì xe hỏng ở đâu, hễ nó gọi là anh Đoàn xách đồ đến liền. Được hơn một năm anh Đoàn mới biết chồng con Tím là con chị Điểm. Thằng cu vào Sài Gòn làm việc, ép con Tím phải bán nhà vào theo. Dạo này vợ chồng nó đã hục hặc lắm rồi, thằng cu đánh con Tím như cơm bữa. Nó ghen tứ tung, ghen cả với anh Đoàn. Nhiều lần con Tím phải chạy đến cầu cứu anh Đoàn. Anh Đoàn xách dao phay đến tận nhà chỉ mặt thằng cu dọa nó. Thằng cu không sợ, nó biết anh Đoàn là bạn học của chị Điểm, chắc chắn không dám làm gì nó.
Thấy con Tím bị đánh đòn mà mình không làm gì được, anh Đoàn tức lắm chửi um lên, nói con ni ngu chi ngu tàn bạo, lấy ai lại đi lấy cái thằng mất dạy đó, thà lấy tao còn hơn. Con Tím cười, nó nhắc đến chuyện xưa, nói bộ anh không mất dạy à. Anh cười khì, nói tao có thể mất dạy cả thế giới, riêng vợ thì không. Con Tím lại cười, nói được rồi, khi mô tui gặp chị hỏi xem anh có mất dạy với vợ không. Anh Đoàn hỏi chị mô. Con Tím nói chị vợ anh đó. Anh Đoàn cười cái hậc, nói vợ con mô rứa hè.
Con Tím tròn xoe mắt, nói anh không có vợ thiệt à. Anh nói thiệt chớ răng không thiệt. Tại mi đó. Con Tím nói tại tui cái chi. Anh Đoàn trợn mắt lên, nói tại mi cầm cu tao, từ đó không có đứa mô dám cầm cu tao nữa. Con Tím cười rũ, đấm anh huỳnh huỵch.
Con Tím cứ tưởng anh Đoàn nói đùa, người như anh Đoàn không có vợ thật khó tin. Nó nghĩ chắc anh có vợ con rồi, nếu không thì cũng do bỏ nhau chứ không thể không có, té ra anh Đoàn chưa hề lấy ai thật. Mấy lần con Tím đòi đến nhà anh chơi, anh nói tao không có nhà. Con Tím cứ tưởng anh đùa, đến khi mục sở thị anh ngủ tại gầm cầu thang nó mới tin anh Đoàn nói thật, từ nhà cửa đến vợ con anh Đoàn đều không có.
Chuyện gì đến rồi phải đến. Một hôm con Tím gọi điện cầu cứu, anh Đoàn bỏ việc chạy đến. Thằng cu cài chặt cửa, anh Đoàn khỏe như trâu đạp mấy đạp là cửa bung ra. Con Tím đang nằm trên vũng máu, nó bị thằng cu lột truồng ra đánh cho tơi tả . Anh Đoàn hét to một tiếng, nói cha tổ mi thằng mất dạy!… Anh lao vào đánh thằng cu túi bụi. Anh bóp cổ thằng cu, nói mi cút ngay. Mi lấy con Tím không hôn thú, nhà này là của con Tím, con Tím đuổi mi mấy lần mi không chịu đi. Giờ chính thức tao đến để đuổi cổ mi ra khỏi nhà. Cút ngay không oong- đơ chi hết. Thằng cu nói quyền gì ở chú mà đuổi tui, anh Đoàn nói quyền chớ răng không. Từ giây phút này tao là chồng con Tím, nghe rõ không thằng chó!
Thằng cu bị tóng cổ ra khỏi nhà. Anh Đoàn quyết định ở lại canh cửa nhà con Tím mười ngày. Anh bỏ hết việc ngồi canh cửa. Đêm đến anh cũng ngồi canh cửa từ đầu hôm cho đến sáng. Đến ngày thứ mười không thấy thằng cu lai vãng gì nữa anh Đoàn mới chào con Tím ra về. Con Tím kéo áo anh níu lại, nói anh về mô nữa, đây là nhà của anh rồi mà. Thế là họ thành vợ chồng.
Mình hỏi anh Đoàn, nói lấy nhau kiểu rứa con Tím có hạnh phúc không. Anh Đoàn trợn mắt lên, nói răng không, thằng ni hỏi chi lạ rứa hè! Con vợ tao nói trong ba thằng chồng, tau là thằng làm nó hạnh phúc nhất đó. Anh Đoàn ngửa cổ cười kha kha kha, nói đàn ông không bần tiện, không ngoại tình, không đánh đập vợ con, chim cò lại không suy thoái thì không một con vợ nào trên đời lại không hạnh phúc. Tau nói rứa có đúng không nhà văn?
Khi bỏ chồng đầu con Tím mới ba hai tuổi, còn giòn lắm. Có một kinh nghiệm xưa nay, đàn ông đàn bà đều vậy, vừa ly dị phải lo kiếm vợ lấy chồng ngay, để lâu mất hết nhuệ khí, cái duyên cũng mất đi, càng để lâu càng khó bước thêm bước nữa. Biết vậy nên bạn bè gặp nó ở đâu cũng hỏi nó léo nhéo, nói chồng chưa.. chồng chưa. Con Tím nhăn răng cười, nói chưa. Lập tức cả bọn xúm lại rối rít bày cách kiếm chồng cho nó. Con Tím đá cho mỗi đứa một phát, nói cút cả đi, tao ớn chồng con đến tận cổ rồi, cấm tụi bay nói chuyện đó.
Nó ớn chồng thật, bất kì đâu vào ra cũng chỉ dắt díu lấy hai đứa con, tuyệt không ăn diện trang điểm gì. Khốn nỗi gái xinh có mặc áo tơi đội nón rách vẫn xinh. Đàn ông vẫn đeo lấy nó cả đàn, bám như đỉa đói. Đối phó với đám này lắm khi mệt bở hơi tai, con Tím nhiều lần phải cầu cứu đến mình. Chẳng phải mình tài giỏi gì, chẳng qua mình diễn kịch được và hay có mẹo cứt gà.
Một hôm mình vừa cơ quan ra cổng, bỗng nhiên con Tím lao xe đạp đâm thẳng tới mình, nói anh đi mô em tìm không ra? Chồng con chi lạ, bỏ người ta đi một mình. Nhác thấy sau nó một thằng trai lơ mình hiểu ngay vấn đề. Mình tiến về phía thằng đó giữ chặt ghi- đông xe đạp của nó, nói tao là Lập, Lập sẹo chợ Đông Ba đây. Thằng kia mặt mày tái mét, mình hất hàm về phía con Tím, nói cô kia là vợ tao, nhớ lấy mặt tao…tránh xa con vợ tao nhé. Thằng kia lí nhí dạ dạ rồi chuồn thẳng.
Hôm khác vào nửa đêm nó gọi điện về nhà, nói mi sang nhà tau ngay. Mình hỏi sao. Nó nói có một thằng cứ ở lì không chịu về, mi sang đuổi hắn về cho tau với. Mình cười, nói đuổi được thằng đó về thì tau ở lại nha. Nó cười, nói ông cố nội mi, sang mau lên. Mình sang, ngó qua cửa thấy thằng bạn nhậu của mình. Thằng này chết vợ, nó mê con Tím thật chứ không phải dân Đông Gioăng nhưng con Tím ghét nó cực kì. Mấy lần con Tím tìm mình, lạy lục phúc bái mình giải tán thằng này giùm nó. Mình nói thằng này công an khôn như cáo không lừa được, muốn giải tán mi phải cho tau nói xấu mi. Nó gật đầu cái rụp, nói thoái mái đi, kể cả việc nói tau không bướm.
Mình giả đò say gõ cửa nhà con Tím, thằng kia mở cửa, mình một hai nằng nặc rủ nó ra quán. Uống được một hai chén mình hỏi thằng này, nói mày mê con Tím thật à. Nó nói thật, tao muốn lấy nó làm vợ. Mình hỏi mày biết con Tím mấy chồng không. Nó bảo thì nó vừa bỏ thằng Lam đẹp trai, có đâu mà mấy chồng. Mình kéo đầu nó rỉ tai, nói chuyện bí mật ông đừng cho ai biết nhé. Nó bảo sao. Mình nói trước đây nó yêu ba thằng chết cả ba, toàn chết trên bụng nó. Đến lượt thằng Lam lấy nhau được ba năm mới bị, lần này nó rút kinh nghiệm cứ để yên vậy kêu hàng xóm tới khiêng cả cặp tới bệnh viện, nhờ thế thằng Lam mới thoát chết. Sau vụ đó thằng Lam mới biết trước đó đã có ba thằng chết vì vợ nó rồi, thằng Lam hãi quá bỏ của chạy lấy người. Thằng này mắt trợn mồm há, mình càng kể cái miệng nó càng há dần ra, hi hi. Hết chuyện nó ngồi chậc lưỡi ba bốn tiếng, nói rứa à rứa à… nguy hiểm quá nguy hiểm quá. Từ đó thằng này lặn một hơi không sủi tăm, he he.
Sau vụ đó bẵng đi một thời gian dài mình không gặp con Tím, rồi chia tỉnh chia teo lạc nhau cả mấy năm trời. Cuối năm 1992 mình từ Quảng Trị vào Huế, đang nhậu với thằng Ngọc Bình ca kịch Huế thì con Tím trờ tới, nói vô khi mô không báo tau thằng tê. Mình kéo nó vào mâm nhậu, nó nói chờ tí rồi chạy ra lôi một thằng cu con vào, nói đây là con trai chị Điểm. Mình à và cười, nhắc lại chuyện anh Đoàn chị Điểm ngày xưa. Lôi cả chuyện con Tím cầm cu anh Đoàn, con Tím lườm mình hai ba lần, nói thằng ni vô duyên chưa, nhắc chi ba chuyện đó hè.
Vì thằng cu là con chị Điểm nên mình gọi nó là cháu xưng chú. Thằng cu chừng hai lăm hai sáu tuổi cười cười nhìn mình không nói gì. Gần cuối bữa nhậu mình đã ngà ngà say, con Tím chắc cũng thế. Nghe mình cháu cháu chú chú với thằng cu nhiều quá nó chỉ thằng cu con, nói đây là chồng tau đó, mi đừng có lộn xộn. Mình ngạc nhiên quá trời.
Sáng sau con Tím rủ mình đi cà phê để nó trần tình vụ ông chồng hỉ chưa sạch mũi của nó. Té ra chị Điểm có đứa con học trường âm nhạc Huế 5 năm rồi mà mình không biết, chị gửi thằng cu cho con Tím cho nó ăn ở cùng. Suốt 5 năm không có việc gì xảy ra, vẫn cô cô cháu cháu rất ấm cúng, cho đến ngày nó tốt nghiệp ra trường vẫn cô cô cháu cháu rất ấm cúng. Chẳng may thằng cu không xin được việc làm, nó chạy hai ba chỗ không nơi nào nhận, suốt năm trời nó vẫn ăn ở nhà con Tím. Rồi đụng nhau ở cầu thang, ở bếp, ở buồng tắm… rồi dính vào nhau từ lúc nào không biết nữa.
Con Tím tỉnh hơn, nó nói với thằng cu, nói ông không lấy tôi được mô, tôi hơn ông một giáp lấy răng được mà lấy. Bây giờ nếu ông thích cứ lặng lẽ ăn ở với tôi, khi nào chán tôi ông cứ thoải mái đi lấy vợ, thế là tiện nhất. Nhưng thằng cu không chịu. Không chấp nhận kiểu chơi ngoài mặt cô cô cháu cháu, đóng cửa buồng mới được anh anh em, nó dứt khoát đòi cưới con Tím cho bằng được. Mình hỏi con Tím, nói thằng cu yêu mi thiệt à, con Tím nói thiệt. Mình hỏi mi có yêu nó không, con Tím nói yêu. Mình hỏi thiệt không, con Tím nói thiệt. Rồi bưng mặt khóc.
Mình biết con Tím “ đau” không phải việc nó lấy một thằng cu con, cu nào cũng là cu, tình yêu đâu có phân biệt cu con cu lớn, hi hi. “ Đau” nhất, cũng điều con Tím nghĩ nó không thể vượt qua được, chính là thằng cu là con trai của bạn nó, công nhận “đau” cực, hu hu. Đành rằng chị Điểm bậc chị nhưng dù sao cũng là bạn học thiếu thời, nó với chị Điểm thân nhau con chấy cắn đôi, xảy ra chuyện này làm sao nhìn được mặt nhau, còn bảo nó với chị Điểm gọi nhau là mẹ con thì thật quá đắng.
Con Tím kể nó đã mấy lần đuổi thằng cu ra khỏi nhà nhưng không được, mấy lần nó xách con bỏ nhà đi khỏi Huế cũng không được. Té ra xưa nay con Tím chưa bao giờ yêu, nó cũng chẳng ngờ tình yêu lại khủng khiếp như vậy. Nhưng với bản tính lì lợm nó vẫn hy vọng có ngày tình sẽ vơi đi, thằng cu sẽ nghĩ lại, nó sẽ cắt được khối tình đắng ngắt này. Con Tím cố tránh không có con với thằng cu, hai ba lần dính thai nó đều bí mật vào viện xổ ra hết. Lần cuối cùng thằng cu phát hiện ra, nó chặn lại và tuyên bố cưới nhau, bất kể con Tím có chịu làm giấy kết hôn hay không nó cũng làm lễ cưới để tuyên bố với thiên hạ con Tím là vợ nó.
Giây phút thằng cu gọi điện về nhà mới rùng rợn. Chị Điểm cầm máy, bao giờ thằng cu gọi điện về chị cũng mừng rỡ, nói mạ đây mạ đây…. Nghe nó bảo sẽ cưới vợ chị mừng rú lên, hét vang vang, nói cưới ai con… cưới ai con? Nó bảo vợ con là cô Tím đó mạ, chị vẫn hồ hởi phấn khởi, nói Tím à Tím à, khi mô đem về cho mạ coi mặt. Thằng cu nhắc lại mấy lần chị mới hiểu vợ con trai mình chính là bạn học của mình, khủng khiếp hơn nữa đó là người đàn bà 37 tuổi đã có hai con. Chị đứng cứng ngắc mặt tái dại. Mấy phút sau chị rú lên một tiếng kinh hoàng, nói ôi con ôi!… Và ngã lăn ra bất tỉnh.
Mấy hôm sau thằng cu nhận được điện tín: Về nhà với mạ ngay, từ nay mạ con mình no đói có nhau. Mấy hôm sau thằng cu nhận thêm một điện tín nữa: Nếu con không về mạ sẽ tự tử. Thế cùng con Tím phải theo thằng cu về nhà chị Điểm.
Chị Điểm cấm cửa không cho con Tím vào nhà, con Tím lặng lẽ nhìn chị Điểm rồi quì sụp xuống, nó cứ quì trước cửa nhà chị Điểm, quì từ trưa ngày hôm trước cho đến sáng ngày hôm sau thì ngã vật ra trước ngõ. Chị Điểm chạy ra ôm lấy con Tím, họ ôm nhau khóc, vừa khóc vừa gọi nhau mạ ơi con ơi nghẹn ngào cay đắng, như kiếp trước họ đã từng nghẹn ngào cay đắng gọi nhau như thế.
Em hết sức dịu dàng và có hơi nũng nịu khi nói chuyện với chồng. Chẳng hiểu lúc ấy vì sao đầu tôi bốc lửa, phát điên lên vì ghen. Tôi ôm hôn trong lúc em còn chưa hết bàng hoàng. Em chống trả quyết liệt chỉ làm tôi càng mạnh mẽ.
Tôi là chủ một công ty tư nhân, vừa tốt nghiệp là lao vào kinh doanh ngay, đến nay cũng coi như thành đạt, về đời sống tình cảm khá đơn điệu, tôi trải qua vài mối tình nhưng không cảm nhận được sự đồng điệu nên chia tay. Quan điểm của tôi về người yêu, người vợ phải là người cùng đồng điệu trong tâm hồn, có thể chia sẽ những tâm tư với nhau. Chính vì vậy nên đã ngoài 30 vẫn chưa có mối tình nào gọi là trọn vẹn. Cứ tưởng mọi thứ sẽ không có gì thay đổi, đến một ngày, tôi phải cưới vợ để chiều theo ý bố mẹ mà không thể tìm được người con gái mong ước để có thể gọi là tri kỷ.
Đến năm tôi 31 tuổi cô ấy xuất hiện, bình thường, không xấu không đẹp, nhưng có duyên từ nụ cười hiền, cách nói chuyện dù không ngọt ngào nhưng vô cùng hài hước, cách ăn mặc không rực rỡ, không phô trương nhưng duyên dáng. Em là cấp dưới của tôi, từ lúc phỏng vấn, khi em nhìn tôi bằng ánh mắt dịu dàng nhưng tự tin, tôi đã có linh cảm khác thường.
Công việc của em là trợ lý cho tôi nên việc tiếp xúc thường xuyên là điều khó tránh khỏi. Trong công việc, tôi không thể chê gì cả. Có thể em không xuất sắc nhưng sự cần mẫn và trách nhiệm đối với công việc khiến tôi hoàn toàn hài lòng. Đối với đồng nghiệp, em vui vẻ vô cùng, cách nói chuyện hồn nhiên làm nhiều người phải phì cười vì sự hài hước. Khi ai đó có chuyện, em lại sâu sắc đến không ngờ. Có lẽ trong công ty tôi, không ai không quý em.
Mỗi khi phải tan sở muộn, tôi vừa làm việc vừa trò chuyện với em, ngay cả tôi lúc ấy cũng không nhận thấy được sự thoải mái trong tâm hồn của mình, chỉ biết rằng càng ngày chuyện gì tôi cũng nói được với em. Dù không nói ra em vẫn có thể hiểu tôi muốn gì, im lặng trong sự cảm thông, vài lời chia sẻ nhưng sâu sắc. Cứ thế, em từ từ tiến vào tim tôi lúc nào không hay biết.
Nếu bình thường có lẽ tôi đã xác định tình cảm của mình sớm hơn, nhưng điều đáng nói ở đây, em là người phụ nữ đã có chồng. Trước khi vào làm ở công ty tôi, em đã kết hôn được một năm, có một con trai tròn một tuổi. Tới nay là hơn năm rưỡi tôi làm việc cùng em.
Em vui vẻ, hòa đồng nhưng luôn có sự đứng đắn đối với đồng nghiệp nam. Em hay cười nhưng không suồng sã, lúc nào cũng nhìn thẳng vào người đối diện bằng ánh mắt trong sáng nhất. Ngay cả khách hàng của công ty tôi, lúc đầu hoàn toàn không ấn tượng với em, sau vài lần cũng bị em thu phục bởi sự duyên dáng bẩm sinh đó.
Cho đến một ngày, khi ba mất, tôi gần như sụp đổ, ông là người tôi nhất mực kính trọng và yêu thương, nhưng trong suốt thời gian diễn ra tang lễ, tôi không hề khóc lấy một lần. Em cùng với các đồng nghiệp khác cũng chia sẻ với tôi trong những ngày tháng khó khăn đó. Sau đó một tuần, tôi và em đi gặp khách hàng trong quán cà phê khá sang trọng. Buổi gặp gỡ thuận lợi vô cùng nên công việc kết thúc sớm. Khách hàng cáo từ về trước, chỉ còn tôi và em. Chúng tôi nói vài câu qua lại, em cân nhắc từng lời để như không muốn chạm vào nỗi đau của tôi. Chẳng hiểu sao tôi lại kể với em về bố, từng lời, từng lời rồi nước mắt tôi rơi lúc nào không biết.
Một người đàn ông gần 33 tuổi, khóc trong quán cà phê, trước mặt một người phụ nữ nhỏ hơn mình bốn tuổi, vậy mà tôi không hề thấy xấu hổ. Sau ngày hôm đó, dù vẫn còn buồn nhưng lại thanh thản hơn rất nhiều.
Em vẫn im lặng nhìn tôi, không hề có sự thương hại nào mà tràn ngập niềm cảm thông. Cuối cùng, em chỉ nói nếu là mình chắc em cũng khó vượt qua được. Em không bảo anh cố gắng quên đi, bởi vì như vậy là không đúng: “Bố hết sức tuyệt vời, ông sẽ sống mãi trong tim anh. Hãy để thời gian xoa dịu nỗi đau này giúp anh, và chắc chắn rằng ông ấy cực kỳ tự hào về anh”.
Tôi nhớ từng lời từng chữ mà em nói, từng cử chỉ trên khuôn mặt đó đã khắc sâu vào tim tôi điều gì đó rất ngọt ngào. Đêm đó về nằm suy nghĩ lại tình cảm của mình từ trước đến nay, tôi biết rằng mình đã yêu. Tôi dằn vặt mình rất nhiều vì tình yêu này chắc chắn không thể nào được trọn vẹn. Em là người phụ nữ của gia đình, chỉ qua một vài lần nói chuyện, tôi biết em rất yêu chồng. Chồng em cũng rất khá, từ ngoại hình đến công việc. Theo vài lần gặp gỡ, tôi biết anh ta là người đàn ông rất tốt. Có điều trong tình cảm hơi khô khan, thiếu tâm lý đối với phụ nữ cũng như ít hòa hợp sở thích với em.
Sở dĩ tôi biết điều đó cũng là thông qua câu chuyện của em với những nữ đồng nghiệp. Em kể nhưng không phải là kể lể, than vãn mà chỉ là buột miệng nói ra mà thôi. Chẳng hạn như có vài chương trình em thích coi, nhưng em lại bảo em không coi vì chồng em không thích. Nhiều lần như vậy, tôi cũng có thể nhận thấy được là hai người hoàn toàn không cùng sở thích.
Ngược lại, tôi và em có thể nói mọi chuyện trên trời dưới đất, điều kì lạ là sở thích của hai đứa lại giống nhau, đến quan điểm cuộc sống, nhận xét một vấn đề, một khía cạnh cũng hiểu nhau như hiểu chính bản thân mình. Đến mức, một lần em phải tặc lưỡi bảo: Anh đúng là hiểu em thật.
Vậy đấy, người con gái tôi hằng tìm kiếm nay đã tìm được, vậy mà lại là người tôi không thể nào chạm vào. Tôi đi làm với tâm trạng cực kỳ mong chờ vì sắp gặp em, rồi tan sở với tâm trạng tăm tối vì biết em sẽ về với gia đình, với chồng. Có khi tôi ở nhà rồi lại nghĩ tới em, giờ này em đang làm gì, em ăn cơm chưa. Mỗi tối khi đi ngủ, hình ảnh em tràn ngập tim tôi, tôi tự nghĩ rồi tự ghen khi hình ảnh em nằm trong vòng tay của chồng.
Ngày qua ngày, tình cảm của tôi dành cho em càng lớn dần, còn em vô tư đến kinh ngạc. Tôi nhiều lúc không biết em có ngốc không khi không nhận thấy sự quan tâm của tôi. Em cứ đi làm và về đúng giờ, trưa đều gọi điện cho chồng, em kể chuyện chồng con với niềm hạnh phúc không che giấu. Có khi tôi mời em đi cà phê giữa trưa hay dùng cơm, em đều từ chối nếu chỉ có hai người. Vậy là từ lúc ấy, công ty tôi rất hay có liên hoan cuối tuần, chủ yếu tôi muốn kéo dài thời gian ở bên em, được nhìn thấy em lâu hơn một chút. Kết quả vẫn thất bại vì tôi tổ chức năm lần, em chỉ tham gia đúng một lần, ngồi chừng một tiếng rồi lại ra về.
Tôi bất lực với chính mình, tuyệt vọng hoàn toàn với tình yêu đó. Bản thân tôi là đứa từ nhỏ tới lớn luôn biết mình muốn gì, cần gì. Một khi đã muốn thì đều phải đạt được, vậy mà giờ đây, tôi biết yêu em, cần em nhưng không bao giờ có được em. Tôi yêu tôi hận, bao nhiêu cảm xúc cứ dồn nén lại như quả bom tích tụ lâu ngày, rồi nó bùng nổ.
Cách đây một tháng, hôm đó công việc khá nhiều nên cả công ty chỉ còn tôi và em. Gần 7 giờ tối mới tạm ổn, khi đó chồng em gọi điện tới. Tôi không cố ý nhưng vì ngồi gần nên nghe trọn cuộc đối thoại. Em hết sức dịu dàng và có hơi nũng nịu khi nói chuyện với chồng. Chẳng hiểu lúc ấy vì sao đầu tôi bốc lửa, phát điên lên vì ghen. Tôi đứng dậy ra ngoài rửa mặt, khi bước vào cũng là lúc em đi ra, lúc em va vào tôi thì lý trí của tôi mất sạch. Mùi hương từ tóc em nhẹ nhàng, sự mềm mại của người phụ nữ tôi yêu bấy lâu đã làm tôi mất đi tự chủ.
Tôi ôm trong lúc em còn chưa hết bàng hoàng, rồi hôn. Cứ nghĩ nụ hôn cũng như những nụ hôn trong cuộc tình khác, nhưng khi áp môi mình vào môi em, tôi đã biết cả cuộc đời này không thể thoát khỏi vòng luẩn quẩn. Tôi như người chưa biết hôn, đầy bối rối và tràn ngập kích thích. Em chống trả quyết liệt chỉ làm tôi càng mạnh mẽ. Em vừa khóc vừa vùng vẫy, cuối cùng khi tôi buông ra, em tát tôi hai cái. Tôi không xin lỗi em mà chỉ nói yêu em.
Em đi như chạy khỏi công ty, tôi cũng không đuổi theo, thật sự những gì tôi vừa trải qua còn khiến tôi choáng váng, vừa phấn khích, vừa tội lỗi. Dù chỉ là nụ hôn nhưng tôi chưa bao giờ thật sự hạnh phúc như vậy, cảm giác như điện giật. Có lẽ vì tôi quá yêu em chăng?
Từ hôm đó đến nay, em hoàn toàn không đến công ty. Em nghỉ ngang để mặc cho mọi chuyện rối bời, cả công ty ai cũng thắc mắc. Vài đồng nghiệp tìm đến nhà em để hỏi nhưng em luôn nói vòng vo, cuối cùng đều khẳng định là không đi làm nữa. Nếu cần bồi thường hợp đồng em sẽ bồi thường. Nhiều lúc tôi nghĩ, em lấy gì bồi thường cho trái tim tôi, em tự tiện đi vào rồi làm tôi tuyệt vọng đến khôn cùng.
Tôi chấp nhận cho em nghỉ việc, không yêu cầu gì, cũng không liên lạc với em, nhưng tôi mệt mỏi vì đau khổ. Để viết ra được những dòng này, tôi như rút cạn hết sinh lực. Tôi biết mình sai, nên phải để em yên bình với gia đình. Chỉ biết rằng tôi vừa cảm ơn vừa hận cuộc đời vì đã cho tôi gặp em, yêu em và tuyệt vọng cùng em.
Mười bảy tuổi, tôi gặp và yêu anh. Nông nổi, dại khờ tôi trao thân cho anh không suy tính thiệt hơn. Kết quả, tôi có thai. Ba mẹ tôi là những bác sĩ danh tiếng trong thành phố không chấp nhận việc tôi chưa học xong phổ thông trung học đã phải tính chuyện lập gia đình.
Mẹ đưa tôi đi phá thai. Sáu năm sau, tôi tốt nghiệp đại học. Trong thời gian đó, tôi và anh vẫn lén lút gặp nhau. Sau khi tôi tốt nghiệp, anh chính thức đặt vấn đề cưới xin. Thấy anh dám nhận trách nhiệm ngày trước và vẫn yêu tôi chân thành, ba mẹ tôi đồng ý. Anh xin cho tôi về làm việc chung với anh trong một cơ quan nghiên cứu khoa học.
Thời gian đầu, cuộc sống vợ chồng tôi rất hạnh phúc, ba mẹ cho tôi một căn nhà riêng. Mấy năm sau, trước áp lực của gia đình chồng và cả ba mẹ tôi, chúng tôi phải nghĩ đến việc có con. Đáng buồn là tôi không thể làm mẹ được nữa dù đã áp dụng đủ mọi phương cách điều trị. Mẹ tôi cho là tôi bị vô sinh do hậu quả của việc phá thai năm mười bảy tuổi. Trách nhiệm này, anh xin chịu hoàn toàn và an ủi tôi là sẽ cùng tôi sống đến già, sẽ yêu thương nhau đến chết… Thế nhưng, nỗi buồn cứ đeo bám lấy tôi, phủ đám mây đen lên cuộc sống gia đình tôi, dù anh đã làm mọi cách để cứu vãn.
Việc gì đến cũng đến. Người phụ nữ ấy xuất hiện ngay trong cơ quan, bên cạnh chồng tôi hàng ngày, hàng giờ. Cô ta tấn công chồng tôi, thậm chí còn trơ tráo tuyên bố với mọi người là sẽ loại tôi ra khỏi cuộc đời anh, đem đến cho anh một đứa con. Cuối cùng anh cũng đổ. Cô ta có thai thật. Chồng tôi dù thú nhận là không yêu cô ta, nhưng do chịu không nổi thái độ vênh váo và cái bầu ngày một lớn của cô ta trong cơ quan, tôi quyết định ly hôn để tránh cho chồng tôi sự khó xử, nhận thiệt thòi về phần mình, chấm dứt mười hai năm chung sống.
Sau ly hôn, chồng tôi về sống với cô ta trong một căn hộ tập thể nhỏ. Thời gian đầu tôi không thể nào chịu nổi sự cô đơn khi phải ở trong căn nhà cũ, nhìn tất cả đồ vật đã từng chứng kiến những năm hạnh phúc của mình. Chiếc gối cũng có hơi hướm anh, chiếc bàn cũng có bóng hình anh ngồi đó, ảo giác đôi khi như có tiếng xe của anh dừng trước nhà chờ tôi ra mở cửa. Buổi chiều, sau giờ làm việc tôi chẳng biết làm gì khi trở về nhà, tôi tìm quên trong những ly rượu để ngủ nhưng chẳng hề ngủ được. Những cơn mất ngủ triền miên làm tâm thần tôi suy sụp. Đau khổ nhất là tôi vẫn phải làm việc chung cơ quan với hai người ấy, phải chứng kiến hạnh phúc của họ. Nó như những nhát dao vằm nát trái tim tôi. Sau ngày lấy vợ, anh trông già hơn và vất vả hơn vì phải lo toan nhiều thứ. Anh luôn tế nhị khi gặp tôi, còn cô ta thì ngày càng trơ tráo bởi có tâm trạng của người chiến thắng.
Nỗi đau của tôi kéo dài đã hai năm, tôi chẳng thể nào xin chuyển được công tác khác vì tuổi cũng đã lớn. Hàng ngày, phải gặp người mà mình không hề muốn gặp, đôi khi phải làm việc, trao đổi với họ, tôi ngày càng bế tắc và tuyệt vọng. Tuy đã không còn phải dùng đến rượu để tìm giấc ngủ, nhưng tôi chẳng còn gì hết, mọi cánh cửa dẫn đến hạnh phúc đều đã đóng lại với tôi. Có ai chia sẻ giùm tôi nỗi đau vô cùng này?
Ngày chị để anh quay về sau những lỗi lầm, ai cũng khen chị cao thượng. Hiếm người phụ nữ nào đủ lòng vị tha để hành động như chị.
Vợ chồng chị kết hôn hơn mười bảy năm, có với nhau hai mặt con đủ nếp, đủ tẻ. Chị là kế toán một cơ quan nhà nước, chồng chị mở cửa hàng buôn bán vật liệu xây dựng. Nhờ biết tính toán làm ăn nên vợ chồng chị có một cơ ngơi đáng mơ ước: nhà lầu, xe hơi và vài miếng đất ở khu đô thị mới khi tuổi còn khá trẻ. Giông bão ập đến. Chồng chị sinh tật mê cờ bạc, gái gú. Tài sản lần lượt đội nón ra đi. Rồi chồng chị quyết định đi theo nhân tình, hối thúc chị ly hôn, chia đôi ngôi nhà đang ở để lấy tiền. Thủ tục ly hôn được giải quyết nhanh chóng. Chị ngậm ngùi bán nhà, đưa cho chồng nửa số tiền, còn mình thì tìm mua một mảnh đất mới xây nhà cho ba mẹ con. Nhiều lúc chị tưởng mình đã gục ngã trước số phận nhưng nhìn hai con đang tuổi lớn, chị lại gắng gượng đứng lên.
Mẹ con chị dọn về nhà ngoại ở tạm vì chị chưa tìm được mảnh đất nào ưng ý. Gần nửa năm sau, chị quyết định mua mảnh đất ngay phía sau nhà cũ, tuy nhỏ và ở hẻm cụt nhưng môi trường sống đảm bảo, hàng xóm thì đã quen thuộc. Chị kiếm thợ làm nhà, khởi công được một tuần thì chồng chị đột ngột trở về. Chẳng nói với chị một lời, anh lao vào phụ xây nhà, mua vật liệu, chỉ đạo thợ xây…
Dù anh em nhà ngoại và đứa con gái lớn phản đối quyết liệt hành động ấy của anh nhưng chị chỉ im lặng. Vợ chồng đầu gối tay ấp mấy chục năm, chị hiểu anh đã nhận ra sai lầm. Thì ra, sau khi lấy nửa số tiền bán nhà, anh đưa cho cô nhân tình lấy vốn làm ăn. Chưa đầy nửa năm, tiền cạn dần, cô ta bắt đầu cặp kè với người khác. Anh biết mình bị lừa, cùng đường không biết đi đâu, đành trở về với chị theo cách không giống ai… Thấy chị không nói gì, anh đoán chị đã mở lòng nên đánh liều đưa số tiền còn lại cho chị như thỉnh cầu “cho anh góp chút ít làm nhà”. Chị không nhận, anh lấy tiền đó tự ý mua thêm vật liệu…
Nhà xây xong, anh dọn về ở cùng ba mẹ con. Chị vẫn im lặng. Từ ngày về, anh chỉn chu hơn trước, bỏ cờ bạc và biết lo lắng mọi việc trong nhà. Nhưng, gia đình chị không còn được như xưa. Hai đứa con đủ lớn để hiểu việc bố chúng đã làm. Chúng cãi lời anh, thậm chí nhiều lần hỗn láo hét vào mặt anh: “Nhà này đâu phải nhà của bố”. Thấy con như vậy, chị vẫn im lặng. Nhiều lần anh đề nghị hai người đi đăng ký kết hôn lại nhưng chị vẫn lưỡng lự. Trong thâm tâm chị, chưa bao giờ thôi ám ảnh chuyện cũ và không khỏi khinh bỉ anh. Mỗi lần xem phim hay nghe kể chuyện ngoại tình, chị chì chiết người ta như thể mắng anh. Anh sống như một cái bóng trong nhà…
Cuộc sống của gia đình chị như tấm gương đã một lần bị vỡ, dù cố hàn gắn nhưng vết nứt đã quá lớn…
Mùa hè năm trước, tôi đã từng có người yêu. Anh đẹp trai, lịch lãm và trẻ trung. Trái lại, tôi không xinh, cũng chẳng duyên, đen đúa, thấp bé và thô kệch. Mọi người cho rằng hai đứa không xứng lứa vừa đôi. Tôi nghĩ do duyên nợ.
Anh quen tôi qua công việc. Tôi là nhân viên giao dịch của cơ quan quản lý xây dựng. Anh là người đại diện của công ty đến cơ quan tôi để lập thủ tục xây dựng. Dự án của công ty anh khá lớn, phải hơn một năm mới có thể hoàn tất. Trong quá trình làm việc, chúng tôi có nhiều cơ hội tiếp xúc, tình cảm dần nảy sinh.
Tôi – cô gái xấu xí, chưa từng có bạn trai. Khen tôi có duyên ngầm, anh là người đàn ông đầu tiên trân trọng và không chú ý đến những khuyết điểm của tôi. Tôi choáng ngợp trước sự hào phóng của “định mệnh” dành cho mình.
Ở bên anh, tôi vô cùng hạnh phúc. Nhưng trong anh có sự lo lắng, ưu phiền. Anh thường lảng tránh những câu hỏi của tôi. Thì ra anh hay ưu tư do anh là con trai của một gia đình nghèo khó, thiếu thốn về vật chất. Hàng tháng, anh phải gửi tiền về cho cha mẹ ở quê. Tôi thầm ngưỡng mộ và càng tin yêu anh.
Tôi động viên và giúp đỡ anh khi có dịp. Dự án gặp gút mắc, tôi với cương vị của mình luôn sẵn sàng giúp anh tháo gỡ. Anh đã về ra mắt gia đình tôi và tính chuyện lâu dài. Chúng tôi đã đi quá giới hạn.
Tôi nhủ mình phải giúp anh tạo dựng tương lai, cũng là tương lai của hai đứa. Tôi tạo nhiều điều kiện để anh xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp trong cơ quan, trước mắt là để dự án của anh được thuận buồm xuôi gió.
Nhưng điều tôi không ngờ tới là tình cảm “bay màu” khi dự án sắp hoàn thành. Sau một lần giận hờn, anh bất ngờ đòi chia tay với lý do không hợp nhau. Tôi sụp đổ và hụt hẫng. Có lẽ tôi sẽ van nài, níu kéo nếu không tình cờ nghe được cuộc trò chuyện của anh qua điện thoại. “Để công việc thuận lợi, tao phải làm quen nhỏ đó chứ có yêu thương gì nó đâu!”. Vì đồng tiền, anh có thể bất chấp thủ đoạn. Trong khi tôi luôn dành cho anh tình cảm trong sáng, không tính toán, vụ lợi. Vì quá tin yêu, tôi đã phớt lờ cảnh báo của đồng nghiệp: “Em hãy thận trọng, thời nay “Lý Thông” nhiều lắm, coi chừng bị lợi dụng, thiệt thân”.
Tôi đã dại dột tự đánh mất bản thân. Ở tuổi 24, một lần vấp ngã, tôi nhận ra mình thật non nớt, dù trong công việc tôi luôn được đánh giá cao. Tôi chưa biết sự đời, thế nào là tình yêu đích thực và cách nhìn nhận một con người. Tôi dần thấm bài học cho và nhận trong tình yêu mà anh thường nói. Anh bảo chúng tôi không nợ nần gì nhau. Anh đã giúp tôi vui và hạnh phúc. Còn tôi đã giúp anh hoàn thành dự án một cách tốt nhất. Anh cho tôi nhiều nụ cười và tước đoạt “những gì anh đang cần” – danh lợi, tiền tài và hơn hết đó là sự trong trắng của đời tôi.
Gia đình chị tôi ở quê, nghèo khó. Tôi đưa con gái lớn của chị lên Sài Gòn cho học nghề. Chồng tôi cũng rất thương cháu, hai dượng cháu vẫn thường trò chuyện vui vẻ.
Một bữa, tôi đi công tác xa. Nửa đêm, chồng tôi gọi điện giọng hốt hoảng: “Cháu bị đau bụng, đang nằm viện, em về ngay đi”. Đang ở miền Tây, tôi thuê xe đi suốt đêm mới về đến Sài Gòn. Ở phòng cấp cứu, người ta bảo đã chuyển cháu qua khoa sản. Tôi hoang mang, cháu bị đau bụng, sao lại nằm ở khoa sản. Thấy tôi ngơ ngác, cô y tá giải thích: “Cháu chị bị hiếp dâm, rách vùng cùng đồ. Cháu khai thủ phạm là chồng của chị”. Tôi nghe như sét đánh bên tai.
Suốt mấy ngày tôi không đủ can đảm đối diện với cháu. Nó khóc suốt và hoảng loạn. Nghe tiếng cháu khóc, nước mắt tôi cũng tuôn theo. Chồng tôi không phải là hạng trăng hoa, tôi không ngờ xảy ra cớ sự này. Khi về nhà, chồng quỳ sụp xuống xin tôi tha thứ. Anh bảo tại hôm đó uống say quá, mất hết lý trí. Giờ tôi xử lý thế nào anh cũng chấp nhận. Thậm chí tôi đuổi, anh sẽ ra đi. Tôi câm lặng ngồi sững trên ghế, đau đớn đến mức không còn nước mắt và lời lẽ để khóc lóc và trút giận. Anh gây ra cớ sự này, người gánh chịu là tôi, giải quyết hậu quả cũng là tôi. Lại còn đứa cháu, phải làm sao để cháu có thể sống bình yên như trước. Với chị tôi và ba má, tôi phải nói sao với họ… Trong lòng tôi lúc đó, như có tảng đá ngàn cân đang đè xuống, nghiến dần từng thớ thịt…
Kể từ đó, nhà tôi tắt hẳn tiếng cười. Đi làm về, tôi lầm lũi chăm sóc hai con rồi vào phòng đóng chặt cửa. Chồng tôi không chịu nổi, dọn đến ngủ ở cơ quan. Mấy tháng sau, anh quay về cầu xin tôi tha thứ.
Sau một thời gian, cháu tôi bình tâm trở lại. Tôi gom hết vốn liếng mở cửa hàng quần áo cho cháu bán. Tôi biết, tôi làm bao nhiêu chuyện cũng không thể bù đắp được những tổn thất mà cháu đã gánh chịu.
Hơn một năm sau, chồng tôi mới dám vào phòng. Những lúc vợ chồng gần gũi, trong đầu tôi bỗng hiện khuôn mặt đẫm nước mắt của cháu. Trong vô thức, tôi điên cuồng cào cấu chồng, xô bật ra. Anh gục xuống, bờ vai run bần bật. Đôi khi chính anh cũng không vượt qua được ám ảnh cũ. Đang ôm tôi, anh chợt dừng lại, tắt lịm mọi cảm xúc…
Hiện tại, cuộc hôn nhân của chúng tôi chỉ còn cái vỏ, còn tương lai, không thể nói trước điều gì. Tôi ao ước: giá như điều tồi tệ này chỉ là cơn ác mộng, và nó sẽ tan biến khi tôi thức giấc.
Nghe điện thoại xong, chị ngồi phịch xuống, thở dài: “Sướng quá hóa rồ!”.
Từ khi Dung, em gái chị, nghỉ việc ở nhà sinh con, hai vợ chồng dăm bữa lại có một trận cãi vã. Năm lần bảy lượt, cô vợ xách đồ đến nhà chị ở lì, ông chồng bỏ việc đến năn nỉ.
Vợ chồng cãi nhau càng to, chị chỉ càng thấy thương cho em rể. Đạt vốn chiều vợ, từ khi có con thì càng cưng chiều hơn. Hết giờ làm, anh chạy thẳng về nhà, phụ vợ cơm nước, giữ con. Tối qua anh phá lệ, theo đồng nghiệp đi nhậu đến khuya mới về. Anh vừa bước vào nhà đã thấy Dung bồng con ngồi bên mâm cơm còn nguyên, trân trối nhìn anh, nước mắt lã chã. Đạt “đứng hình” mấy giây. Dung đay nghiến: “Sao anh không đi luôn đi?”. Anh chạy lại đưa tay ôm con, Dung đứng phắt dậy làm đứa bé đang ngủ giật mình, khóc thét lên. Sự tình càng thêm thống thiết. Dung làm ngơ trước mọi dỗ dành của chồng, ôm con bỏ vào phòng, thay cho lời tuyên bố “tuyệt thực”. Tối đó Đạt ngủ không yên, sáng sớm, anh vừa mở lời: “Anh có ra ngoài nhậu nhẹt giao tiếp với người ta cũng vì công việc, vì mẹ con em thôi!”, chỉ chờ có vậy, Dung chẳng nói chẳng rằng, đùng đùng lôi cái valy trên đầu tủ xuống, tuyên bố: “Từ nay anh không cần cực khổ vì mẹ con tôi nữa!”. Dung lại lôi con dậy, bỏ về nhà ngoại. Thấy vợ bốc đồng, con thì khóc thét, anh giận quá, chẳng buồn phản ứng.
Chị nghe điện thoại em rể xong, chưa kịp “tiêu hóa”, thì em gái gọi, báo tin sấm: “Em thảo đơn ly hôn rồi, không việc gì phải dựa vào người ta rồi cứ luồn cúi mãi”. Em còn khoe, từ mai sẽ đem Xuka gửi trẻ rồi đi làm. Lúc chưa chồng, em có thể tự nuôi mình sung túc, lại còn dư dả. Nay đem phần dư dả đó nuôi con, chả cần dựa vào ai. Em nói như chơi! Chị biết nói gì lúc này cũng bằng nước đổ lá môn, đành thôi, ráng chờ mai mốt. Chị còn lạ gì mấy cái kiểu “nóng lửa rơm” này!
Sau khi lửa rơm bùng cháy, mình ngồi bên đống tro tàn, ngây người ra thì cũng đã muộn. Hàng xóm của chị, có một cô tên Trang, đã thôi chồng mà cứ về ngôi nhà cũ, sang hàng xóm hỏi tin chồng, rồi thở than. Trang xinh đẹp, thông minh, lại lấy chồng doanh nhân, có cái nhà to đùng sát vách nhà chị. Vừa cưới nhau về, Trang đòi chồng đưa cho cô giữ sổ tiết kiệm. Nghĩ đã là vợ chồng, bao nhiêu tiền dành dụm trước ngày kết hôn, anh đưa hết cho vợ. Chẳng ngờ Trang còn đòi chồng đưa cả thẻ ATM, để cô… quản lý chi tiêu của anh. Anh chồng sốc trước nguy cơ trở thành người làm công ăn lương của vợ, nhất định giữ lại cái “thẻ danh dự” ấy. Trang “đình công”, làm việc xong thì về nhà mẹ đẻ ăn uống rồi mới về nhà, mặc cái bếp nguội ngắt, mặc chồng phải vác cái bụng rỗng không đi ăn tiệm mỗi ngày. Chiêu “vườn không nhà trống” bất thành, chồng ăn tiệm mà vẫn phây phây, không hề lung lay, một hôm, Trang chìa ra cái “tối hậu thư”, đề nghị chồng ký vào. Anh chồng sửng sốt. Trang lại bảo, “xem em với cái thẻ, anh quý ai hơn”. Anh chồng nhất quyết không thỏa hiệp, cất tờ đơn ly hôn vào ngăn bàn, đề nghị vợ suy nghĩ thêm vài ngày. Mấy ngày ấy, Trang cứ sang nhà chị để… tìm đồng minh. Cô lăm lăm cái lý lẽ rằng, đã làm vợ, phải lo liệu việc nhà, rồi sẽ phải một tay sinh con, chăm con, vậy mà không nắm tài chính trong tay, thì khác nào Ôsin! Rồi bị chính cái lý lẽ ấy tung hỏa mù, cô nhất quyết chia tay, vì “mới cưới đã vậy, mai này anh ta keo kiệt chịu sao thấu?”.
Chị chỉ lẳng lặng thở dài, chắc người ta “thức thời” nên nghĩ vậy. Còn chị, chị chịu cái lý lẽ ấy!
Hôn nhân của chị cũng đâu hoàn hảo gì, nhưng chị tin, mình đã không tự tay khơi sâu vào cái chỗ bất toàn ấy. Anh vốn là người chồng tuyệt vời. Bỗng dưng gần đây, anh sinh tật cờ bạc. Nhà có hai chiếc xe máy, chị phải tự tay bán đi để trả nợ cho chồng. Quay về từ sai lầm, anh thành tâm hối lỗi, nhưng mỗi khi “tái phát”, bệnh càng thêm nặng. Xót con, ba mẹ hết lời khuyên chị chia tay, trút bớt gánh khổ. Nhiều khi muốn dứt để yên ổn nuôi con, nhưng thấy anh thất thểu trở về, chị lại dặn lòng, có đánh thì đánh kẻ chạy đi…
Anh hối lỗi, hai vợ chồng lại cùng nhau cố gắng kiếm tiền trả nợ, những lúc ấy, lòng chị tràn đầy tin tưởng. Nhưng anh lại sa chân, lần này, món nợ quá lớn, không còn mặt mũi nào nhìn chị, anh không về. Anh đi, tối nào con gái cũng nhắc: “Đừng khóa cửa mẹ ơi! Để cửa cho ba về!”. Chị rớt nước mắt. Còn thương nhau, thương con thế, bỏ sao đặng? Anh chưa bao giờ lớn tiếng với vợ. Ăn gì ngon, thấy người ta có thứ gì cũng muốn mua về cho vợ con. Những gì khiến chị yêu thương mà đến với anh, giờ vẫn còn đấy, làm sao dứt bỏ? Mỗi lần anh gây nợ, người ta lại giục chị ly hôn, kẻo mai mốt nguôi ngoai, khó dứt. Nhưng đến bây giờ, chị vẫn thấy biết ơn những lần nguôi ngoai, đã cho chị những khoảng lặng để lắng nghe lòng mình.
Chuyện mình vậy, chị chẳng biết nói gì để khuyên em. Phải chi em có thể bước ra khỏi cơn giận mà bình tâm suy nghĩ, đừng để nó thay mình định đoạt. Vợ chồng sống với nhau cả đời, tiếc làm gì vài ngày dừng lại, để nghe mình, nghe nhau? Hơn thế, tiếng khóc của Xuka, và sự hồn nhiên mong ngóng của con gái, cứ làm chị thấy xót xa nhớ đến bài thơ của Vương Trọng mà chùng lòng, “Những bố mẹ bên bờ chia cắt/Phút giây thôi, hãy nghe tiếng con mình”.
GocTamSu.com – Một buổi chiều tháng Ba năm 2010, tôi vào trang cá nhân của mình, bất chợt liếc qua phần “tình trạng hôn nhân”. Frank, người chồng 42 tuổi của tôi vừa mất được một tháng, nhưng ở đó vẫn ghi “có gia đình”.
Trong sự dứt khoát thoáng chốc của kẻ đang ngồi ở thế kỷ 21, tôi chuyển tình trạng hôn nhân của mình thành “góa bụa”. Chẳng từ nào diễn tả được chính xác hơn thế, “độc thân” nói lên quá ít. Tôi cũng nghĩ đến một lựa chọn khác là “Rất phức tạp” (có sự mất mát nào không phức tạp cơ chứ?), nhưng rồi lại thôi. Một số từ khác như “Chia cách” cũng hiện ra trong đầu, nhưng tình trạng của tôi còn bi đát hơn chia cách nhiều. Có những người vẫn hy vọng có thể tìm lại nhau dù chia cách. Còn với tôi, sự ra đi này là mãi mãi.
Vậy nên, ở tuổi 39, sau 7 năm kết hôn, tôi không còn là phụ nữ có gia đình. Tôi là bà góa. Bệnh tật và cái chết của Frank thuộc về anh ấy, nhưng chúng cũng làm thay đổi cuộc đời tôi, đưa ra những yêu cầu và đòi hỏi hy sinh. Con đường biến tôi từ một người vợ sang một bà góa rất dài, gập ghềnh và đau đớn. Hai năm trước khi Frank mất, tôi ở đó bên anh ấy, nhìn anh chống chọi với bệnh tật, không lúc nào không nuôi hy vọng và luôn nhắc mình phải lạc quan lên. Frank mắc một loại ung thư thực quản rất hiếm và quái ác. Khi tình trạng ung thư được kiểm soát, tôi vui với anh, khi nó xuất hiện trở lại, tôi đau nỗi đau của anh, tuyệt vọng cùng anh. Tôi nhào theo khi xe cấp cứu chở anh đến bệnh viện lúc nửa đêm, hỏi bác sĩ hàng ngàn câu hỏi về ung thư và ghi chép. Tôi khóc trên điện thoại khi gọi điện làm việc với bảo hiểm y tế. Rồi một sáng, khi tôi rời phòng bệnh có một lát để đi gọi điện, thì Frank qua đời. Lúc người ta thông báo, tôi quỵ xuống sàn, khóc lóc, đau đớn, dày vò tột độ vì đã không ở bên anh đúng giây phút cuối cùng.
Cho dù đã quyết định sẽ vẫn tiếp tục đeo nhẫn cưới suốt 1 năm sau khi Frank mất, 6 tháng sau, tôi cảm thấy vết thương đã dịu đi rất nhiều và có thể hẹn hò trở lại. Tôi bắt đầu nhớ cảm giác có đôi, có một người đàn ông làm bạn đồng hành. Thế nhưng khi quay lại hẹn hò, “góa bụa” lại trở thành vấn đề quá lớn. Đàn ông tránh nói về chủ đề đó với tôi.
Người đàn ông đầu tiên tôi thử hò hẹn là một vận động viên thể thao. Sau 2 tháng, anh ấy cố nặn nụ cười để nói với tôi lời “anh rất tiếc” trước khi đổi chủ đề từ “góa bụa” sang nói chuyện thể thao. Đó là một phản ứng thích hợp, nhưng chẳng cần nói tôi cũng đủ cảm thấy tiếc cho mình rồi. Sau chuyện này, tôi khó lòng chịu nổi việc ở bên ai đó cảm thấy tiếc cho tôi, thương hại tôi.
Một người đàn ông khác, khi biết “tiểu sử” của tôi thì “chạy” ngay tắp lự. Nhìn chung, đàn ông đến với tôi, cứ khi nào tôi thấy đủ thoải mái để kể chuyện của mình cho họ, thường là sau vài lần hẹn hò, thì họ sẽ ngãng ra, không email, không điện thoại nữa.
Tôi thừa nhận, việc tôi vẫn còn đeo nhẫn cưới và nói về Frank có thể là dấu hiệu để người ta nghĩ tôi chưa sẵn sàng sống tiếp. Nhưng tôi thực sự bị giằng xé giữa cảm giác quá gắn bó với những kỷ niệm về Frank và mong muốn bước tiếp về tương lai mà không có anh ấy.
Góa bụa dường như có một ảnh hưởng lạ kỳ nào đó lên cách đàn ông tiếp nhận tôi. Một số họ gọi tôi là “đầy nghị lực”, đến nỗi có lúc tôi thấy như họ đang nhìn tôi là một vị thánh sống. Còn cuộc hôn nhân đã qua của tôi trong mắt họ thì hoàn hảo đến không tì vết, mặc dù thực tế không phải vậy.
Cuộc hôn nhân ấy bình thường như hôn nhân của bao người khác, cũng có lúc thăng trầm. Một năm trước khi Frank ốm, chúng tôi có lúc còn phải gõ cửa trung tâm tư vấn, thậm chí đã thử chia tay, nhưng chưa bao giờ chúng tôi đặt câu hỏi liệu tôi có ở bên Frank không khi anh ấy ốm.
Dẫu thế, có vẻ như sự ra đi của Frank đã làm dịu tất cả, những sần sùi, gai góc của cuộc hôn nhân, chỉ để lại điều gì đó thật lý tưởng đến không thể chạm vào, như một mối đe dọa với những người đàn ông định đến bên tôi vậy.
Cứ thế tôi hò hẹn được 2 năm, có những người chỉ gặp gỡ, chuyện trò duy nhất 1 lần, có người vài tháng. Dường như luôn có rào cản giữa tôi với họ, và đó thường là Frank. Ở tuổi còn trẻ, tôi đã kết luận rằng, “bà góa” khác với những người đàn bà khác, khác với mọi người. Và tôi thì là một trong những người đàn bà góa bụa.
Rồi gần đây, tôi gặp một người đàn ông – bạn của bạn. Anh ấy gặp tôi khi đang từ Châu Âu du lịch khắp New York. Chúng tôi hẹn nhau đi uống nước và có khoảng thời gian vui vẻ, kể nhau nghe những câu chuyện về thời thơ ấu, chia sẻ về cuộc sống của mình như thế nào khi là một nhà văn. Tôi cho rằng người bạn chung đã nói với anh ấy việc tôi mất chồng. Thực ra thì người bạn ấy không nói, nhưng tôi cứ cảm giác thoải mái trong khi trò chuyện như thể anh biết rõ về điều đó vậy. Có lẽ vì cuộc trò chuyện đó không thực sự giống một buổi hẹn hò. Thay vì “rất tiếc”, anh ấy phản ứng bằng sự đồng cảm: Anh ấy muốn nghe nhiều hơn, anh ấy hiểu, được nói ra hết quan trọng với tôi thế nào.
Đó là điều những người đàn ông khác còn thiếu. Buổi tối của chúng tôi kết thúc rất trong sáng, nhưng lại ngân lên những rung động lớn trong tôi, nhắc tôi một điều rằng mình vẫn có khả năng gắn kết với đàn ông.
Tôi không tin cái chết đồng nghĩa với một bài học nào đó cho chúng ta. Nhưng tôi biết Frank khi ốm chẳng mong muốn gì hơn là được sống thêm một ngày. Và đó là điều đáng ghi nhớ: Nên trân trọng mỗi ngày mà mình có. Tôi không chắc rồi mình có kết hôn nữa hay không. Cho dù có kết hôn lần nữa, cho dù “tình trạng hôn nhân” trên trang cá nhân của tôi lại thay đổi, tôi vẫn mãi mang theo trải nghiệm về cuộc sống của một phụ nữ góa chồng.
Song gánh nặng đã nhẹ hơn. Ở chính nơi mà ý nghĩ về việc yêu thêm lần nữa dường như chẳng bao giờ thành hiện thực, tôi đã mang một cảm giác khác. Tôi không cảm thấy bi kịch, dị thường. Tôi thấy sẵn sàng. Gần như là thế.
Huyền Anh
Lược dịch theo Rosie Schaap/MC
– Nhỏ to tâm sự chuyện tình cảm tình yêu hôn nhân gia đình và cuộc sống