All posts by admin

Thùng nước gạo của mẹ làm xấu mặt con!

Cúp máy mẹ vừa mừng vừa lo. Mừng vì nghe con nói có người yêu đã lâu, cứ thấp thỏm chờ đợi giờ mới được gặp mặt, nhưng lại lo nghĩ cách làm sao để đón tiếp con rể tương lai một cách chu đáo.

Cả đêm mẹ trằn trọc, hết xoay mình lại trở người. Bố thấy mẹ cọ quậy cũng thức giấc theo: “Sao không ngủ đi mà còn vắt tay lên trán thế?”. “Đang nghĩ xem ngày mai nấu món gì đây. Bạn nó sống trên đó chắc đã quen với món ngon, mấy món ở quê không biết nó có dùng được không?”. “Gì chứ thịt gà quê luộc và canh cua đồng thì còn gì bằng. Trên thành phố có tiền chắc gì đã mua được những thứ đó” – bố “hiến kế”. Mẹ thấy cũng có lý, đầu nhẹ bẫng đi nhưng vừa chợp mắt được một lúc thì đã nghe tiếng gà gáy.

Mẹ đã khóc - Ảnh minh họa
Mẹ đã khóc – Ảnh minh họa

 

Mẹ thức dậy, dắt chiếc xe đạp ra sân. Xe non hơi lại phải gọi bố dậy bơm. Trước khi đạp xe ra chợ, mẹ không quên quay lại dặn bố: “Bố nó nhớ quét cửa ngõ cho sạch sẽ rồi hẵng đưa trâu ra đồng thả nhé”. Bố ừ à rồi đùa “đón con rể mà cứ như đón tổng thống” ấy.
Trời nắng nóng 38, 39o, mẹ đi chợ về giữa đường thì xe bị xẹp lốp. Đứng chờ bác thợ sửa xe mà mẹ nôn nóng không yên. Về nhà cũng chẳng kịp thay quần áo, mẹ xắn tay vào bếp. Vừa đặt nồi cơm lên thì mất điện nên phải cho ra xoong gang nấu bếp củi, vừa canh lửa vừa tranh thủ giã cua. Nghĩ cảnh trời nắng con đi đường xa về chắc sẽ khát nên mẹ lại tất tả đi hãm ấm chè vối. Đang xoay vần trong bếp thì nghe tiếng xe máy vào ngõ, mẹ mừng quýnh vuốt mồ hôi chạy ra. “Con rể tương lai” nhìn thấy mẹ tươi cười chào hỏi còn con gái có vẻ không vui. Suốt bữa ăn con gái vẫn giữ nguyên vẻ mặt đó khiến mẹ thấy lo. Rồi mẹ cũng biết được lý do khi nghe con gái càu nhàu: “Con đã dặn mẹ dọn dẹp nhà cửa rồi mà cái thùng nước gạo mẹ vẫn để chềnh ềnh ở trước cổng, đi vào đập ngay vào mắt”. Mẹ lặng người nghe con gái trách móc. Tối qua mẹ đi lấy nước gạo về muộn, cơm nước xong lại phải dọn dẹp nhà cửa để đón bạn con về, sáng lại đi chợ sớm nên chưa kịp cất đó thôi.
Tưởng ngày nghỉ cuối tuần con sẽ ở nhà vài ba hôm, ai dè con bảo chiều sẽ lên thành phố luôn vì mai có việc. Trời chiều nắng vẫn còn chói gắt nhưng mẹ đã phải đội nón ra vườn hái túi chanh tươi để con mang lên dùng trong những ngày nóng, rồi lại hì hụi gói ghém cho con chục trứng gà.
Con gái đi rồi, bố lắc đầu nhìn mẹ: “Không biết là nó bận việc thật hay sợ ở nhà mất điện chịu không được? Có mỗi cái thùng nước gạo thôi mà nó cũng cằn nhằn mẹ, chẳng lẽ nó đã quên nhờ có cái thùng nước gạo mẹ nó nuôi lợn mới có tiền cho nó ăn học hay sao?”. Mẹ lẳng lặng đi vào nhà, lòng gợn buồn.

 

 

Bên trọng, bên khinh

Linh xếp thêm áo quần của chồng và hai con bỏ vào hành lý. Ngày mai, Hùng – chồng Linh, sẽ đưa bọn trẻ về Quảng Ngãi thăm ông bà nội. Tay Linh chạm phải một chiếc túi nhỏ, mở ra là hai tuýp dầu nóng mà Thu, bạn Linh, gửi về từ Mỹ.

 

Cô kêu lên: “Anh ơi, sao mang về cho nội tới hai tuýp dầu nóng? Bữa trước em nói một cho nội, một cho ngoại mà”. Hùng từ trong buồng bước ra, mặt hầm hầm giật hai tuýp dầu trên tay vợ, thảy lại vào túi: “Giờ thăm nội trước, tính trước, chưa đến ngày thăm ngoại, tính làm chi? Nhờ soạn giúp mấy bộ đồ mà cũng càm ràm…”.

Linh ngỡ ngàng nhìn chồng. Chuyến này anh về nội, mang theo không ít đồ. Quà cho bên chồng, từ cô dì chú bác, các anh em nhà chồng cho đến ba mẹ chồng, Linh chuẩn bị không thiếu một thứ gì. Đã vậy, nửa tháng nay, ngày nào Hùng cũng kiểm tra, bắt vợ phải lo cho chu toàn. Anh nói quê xa, không về thì thôi, đã về phải cho ba mẹ được nở mày nở mặt.

Hùng là con trai thứ năm trong gia đình có sáu anh em. Khi quen Linh, Hùng đang là sinh viên năm thứ ba khoa xây dựng. Lúc đó, Linh vừa học, vừa làm kế toán cho cửa hàng vật tư y tế của người chị. Thấy gia đình Hùng quá khó khăn, chị Hai của Linh đã ngăn em gái đừng tiến xa hơn. Vì thương Hùng và biết không được ủng hộ, Linh mang cái thai bốn tháng làm sức ép để ba mẹ cho cưới. Thương con, gia đình Linh gom góp mua một lô đất nhỏ ở ngoại thành, cất căn nhà cấp bốn cho Linh. Có nhà, có vợ, Hùng tỏ ra là người có ý chí thật sự. Anh nỗ lực làm việc, dành dụm lo cho gia đình nhỏ của mình. Hùng lên kế hoạch: sẽ để dành tiền lo việc lớn như nhà cửa, xe cộ, tiền của Linh thì để sắm sửa, chi tiêu. Ngoài giờ làm ở công ty chính thức, Hùng còn nhận theo dõi thi công cho một vài công ty. Thấy chồng như vậy, Linh vô cùng tự hào. Sau 5 năm, vợ chồng cất được nhà mới, rộng gấp đôi nhà cũ. Mấy chị em gái của Linh bắt đầu yên tâm về người em rể thì đến lượt Linh lo lắng.

Chồng trọng nhà mình - Khinh nhà vợ
Chồng trọng nhà mình – Khinh nhà vợ – Ảnh minh họa

Có nhà, Hùng bắt đầu lên kế hoạch đón ba mẹ vào chơi. Hùng bắt Linh phải nghỉ phép ở nhà cả 10 ngày để đón tiếp, đưa ba mẹ và các cháu của anh đi thăm chỗ này, chỗ nọ. Linh vui vẻ làm theo ý chồng. Nhưng, đến lượt ba mẹ Linh từ Tiền Giang thu xếp lên mừng nhà mới của hai con, Hùng tỏ thái độ không vui. Nghe vợ nói sẽ xin nghỉ phép ở nhà chơi với ba mẹ, Hùng cằn nhằn: “Sao em rách việc quá, ba mẹ em lên Sài Gòn hoài chứ có phải mới lên lần đầu đâu mà bày đặt nghỉ phép. Phép để đó còn lo cho con lúc ốm đau”. Thấy chồng khó chịu, Linh đành nghe theo. Ba mẹ lên thăm mà cô phải đi làm suốt. Mẹ của Linh có tật ăn trầu, biết con ở thành phố kỹ lưỡng, lúc nào bà cũng kè kè cái ống bơ. Nhưng, mới ở nhà Linh được ngày thứ hai, Hùng đã nói: “Mẹ ăn trầu hôi không chịu được!”. Mặc cho ba mẹ vợ sững sờ, chàng rể bỏ dở bữa cơm đứng dậy lên phòng mình. Ba mẹ Linh thấy con gái khó xử, sáng hôm sau vội vã ra bến xe về quê, kế hoạch dành cả tuần thăm con ở thành phố của ông bà coi như phá sản.

Theo ý Hùng, tiền của anh là để lo “việc lớn”, nên mọi chi tiêu trong gia đình dồn lên vai vợ. Dù nhà có khách hay đang phải nuôi thêm em cháu gì của Hùng, Linh vẫn phải gồng mình lo cơm nước cho đầy đủ, chu toàn. Hai con trai đến tuổi đi học, Hùng cũng phó mặc cho Linh đóng học phí. Linh có cảm giác bất công, nhưng không dám mở miệng hỏi tiền chồng, vì có lần Linh hỏi, Hùng nạt ngang: “Phân công từ đầu, anh lo nhà cửa, em lo cơm nước, sinh hoạt phí, sao không biết thu vén, giờ còn hỏi…”. Linh hiểu, chỉ cần nhìn sơ, Hùng đã biết chị Hai của Linh thường phải tạo điều kiện giúp em. Ngoài mối mang cơ bản, Linh còn được chị giao cho các khách sộp để lấy thêm hoa hồng. Vì thế, không cần tiền của chồng, Linh vẫn có thể tự xoay xở được. Biết vậy nên Hùng để mặc vợ lo liệu toàn bộ trong ngoài, anh nói, anh còn phải gom góp tiền mang về quê cho ba mẹ xây nhà ở, cất nhà thờ họ…

Sáu năm qua, dù bận bịu đến mấy, anh cũng thu xếp hai chuyến về Quảng Ngãi thăm cha mẹ, họ hàng, mỗi lần gần nửa tháng. Lần nào chuẩn bị cho chồng về quê, Linh cũng có cảm giác tủi hờn. Vì thu vén quà cáp cho ba mẹ và họ hàng, Hùng cáu gắt suốt với Linh. Anh bắt Linh phải mất nhiều thời gian để chọn quà cho ba mẹ anh, dù chị đang đợt cao điểm giao hàng cho khách, không rảnh để chợ búa, mua sắm. Có lần Linh trách chồng sao cứ phải về bên nội mà ngoại ở gần, chẳng chịu đi thăm. Hùng buột miệng: “Ba mẹ em còn trẻ, còn khỏe, thăm hỏi làm gì!”…

Đến hôm nay, việc anh giật lại tuýp dầu đã vượt sức chịu đựng của Linh. Không phải cô không thể mua lại tuýp dầu khác cho ba mẹ mình, nhưng nghĩ đến sự nhỏ nhen, ích kỷ và phân biệt đối xử của chồng, Linh hoàn toàn thất vọng.

Linh nhận ra, chỉ gia đình, dòng họ của chồng mới là quan trọng với anh. Cha mẹ, anh chị em của Linh, dù có công hỗ trợ, nâng đỡ cô thế nào cũng chỉ là “gia đình bên vợ” mà thôi… Nhìn đi nhìn lại, khiếm khuyết đó đã khiến Linh luôn phải sống trong bất an. Cô mệt mỏi tự hỏi, liệu mình có đủ sức chịu đựng thêm nữa với người chồng như thế?

HẠNH CHI

 

Lớp “13”

Em gọi khóa luyện thi đại học cấp tốc sau khi tốt nghiệp phổ thông là lớp “13”.

Tình yêu lớp luyện thi đại học
Tình yêu lớp luyện thi đại học

Lớp “13” toàn những gương mặt lạ. Thầy cô tranh thủ giảng càng nhiều càng tốt, học sinh cắm cúi ghi chép với tốc độ nhanh nhất có thể. Giờ giải lao chỉ 15 phút, hình như chẳng ai kịp làm quen ai. Đây là giai đoạn chạy nước rút để có thể đoạt một chiếc vé vào đại học.

Giữa lúc “dầu sôi lửa bỏng” như thế, chúng mình lại lơ đãng “nhận ra nhau”. Hôm đó, sau giờ học, em hùn hết tiền trong túi để ăn tiệc mừng sinh nhật nhỏ bạn thân. Khi bạn bè chia tay ra về, vào sân trường lấy xe, lòng em phập phồng lo: “Lỡ xui xẻo bị xì lốp xe thì làm sao về nhà được đây?”. Trời xui đất khiến, nỗi lo hóa thành sự thật. Năm trăm đồng để bơm bánh xe cũng không có, hay “làm mặt” ra góc phố mượn đỡ ống bơm của ông cụ cho khỏi tốn tiền?

Góc sửa xe quen thuộc trống trơn. Ông cụ đã dọn nghỉ sớm. Nghĩ đến đoạn đường về nhà gần mười cây số trong khi phố đã lên đèn, em nhăn nhó sắp khóc. Đúng lúc đó anh xuất hiện, với một chiếc xe đạp cũ bị đứt thắng. Em nhận ra gương mặt quen của người bạn thường ngồi cách mình hai dãy bàn. Không sửa được xe, anh quay ra, chuẩn bị về. Biết nhà gần nhau, anh mang giúp chiếc xe cà tàng của em gửi lại trường. Hai đứa đèo nhau trên chiếc xe không có thắng, mỗi lần đến ngã tư hay vào đoạn đường đông đúc thì thật khổ cho người lái. Đêm trời mát nhưng lưng anh đẫm mồ hôi.

Chúng mình đi học chung từ đó. Lớp “13”, em học hành sốt vó, sợ thi trượt sẽ không còn được gặp anh. Dù vậy, em vẫn có thời gian mộng mơ một chút khi hoa phượng rợp đỏ sân trường. Thỉnh thoảng lén nhìn tấm lưng quen thuộc cách hai dãy bàn, em thường cười một mình, lòng nghe ấm lạ.

Chẳng biết có phải vì tội đi luyện thi cấp tốc lại còn để thời gian mơ mộng yêu đương hay không mà năm đó em chỉ vừa đủ điểm vào trường, trong khi anh đỗ á khoa. Năm thứ hai, anh giành được học bổng du học.

Em cứ tưởng tất cả chỉ còn trong ký ức. Bỗng dưng hôm nay anh xuất hiện với tư cách tân trưởng phòng kinh doanh của công ty. Gặp nhau vội vàng nên chưa kịp nói gì. Anh nhắn tin: “Anh mới về nước. Đây là công việc đầu tiên của anh. Gặp lại em vui quá. Chiều chờ anh về”. Em bước tới phía cửa sổ nhìn xuống đường. Hoa phượng tháng Sáu rực rỡ tô sắc phố. Có một người đang rộn ràng nhớ những ngày cắp sách đến trường học lớp “13”…

 Việt My

Trót dại trao ‘cái ngàn vàng’ cho đồng nghiệp

Tối tôi đến gặp anh để xin nghỉ việc. Sau khi trò chuyện, anh bảo tôi nên tìm nhà nghỉ mà ngủ vì phòng trọ đã khóa cửa, rồi anh ngỏ ý vào cùng để trò chuyện, và tôi đồng ý. Sau đó “chuyện ấy” đã xảy ra.

Tình công sở
Tình công sở – Ảnh minh họa

Tôi và anh cùng làm việc chung với nhau, anh ấy là người hướng dẫn tôi trong công việc. Từ chỗ thường xuyên trao đổi công việc, chúng tôi cũng hay trò chuyện về cuộc sống, quan điểm tình yêu, song cả hai người vẫn giữ khoảng cách đúng mực.

Tôi gặp vấn đề về gia đình và cuộc sống, lại thấy mình không có năng lực tiếp tục làm việc nên gặp anh để xin nghỉ. Tối đó, khoảng 9h30, nghe tôi bày tỏ sự tình, anh hỏi thăm và động viên rồi chúng tôi quay sang nói chuyện về cuộc sống và mọi thứ. Nửa đêm anh hỏi tôi đêm nay ngủ ở đâu, tôi trả lời phòng trọ đóng cửa rồi và nói “anh về nhà đi, để em kiếm chỗ nào ngủ hoặc đi ngắm Sài Gòn đến sáng cũng được”.

Anh ấy khuyên tôi nên vào nhà nghỉ mà ngủ, rồi ngỏ ý muốn vào cùng để trò chuyện. Tôi đồng ý, và chuyện gì đến cũng đến, cả hai đã “vượt rào”. Sau đêm đó, anh ấy không nói gì mà cứ im lặng. Tôi cũng im lặng, cho đến giờ vẫn không biết nên làm gì và giải quyết như thế nào nữa. Có phải tôi đã nảy sinh tình cảm với anh ta không?

Thảo.

Gánh nặng làm cha

Mẹ sức khỏe không được tốt, phải về nghỉ mất sức, thành ra mình bố phải nuôi ba đứa con ăn học, sự vất vả luôn hằn trên đôi mắt trũng sâu của bố, những nhọc nhằn như khắc rõ lên mỗi nếp nhăn trên gương mặt. Bố lúc nào cũng khó tính, chẳng mấy ai dám lại gần.

 

Đã từ rất lâu bố chẳng ham mê bất cứ gì ngoài công việc, và cũng vì đặc thù công việc nên bố không thể thích thú với những trò giải trí như bia rượu thuốc lá, bố sống hoàn toàn lành mạnh nên sức khỏe cũng tốt, nhờ thế mấy đứa con đứa nào cũng muốn noi theo.

 

Ngày con đi thi tốt nghiệp cuối cấp, và ngay cả ở những kỳ thi tranh giải ở trường, bố mẹ các bạn đưa đi, thậm chí đứng chờ ở ngoài, còn con toàn tự đi bộ hoặc đạp xe mà đi, vì mẹ không biết đi xe. Ngày thi đại học cũng là anh đưa đi. Hồi đó con đã tủi thân rất nhiều, trách bố chẳng quan tâm.

 

Trưởng thành hơn một chút, con mới dần hiểu cho nỗi khổ của trụ cột gia đình. Bố nghỉ một ngày nghĩa là một ngày không lương, nghĩa là một ngày ấy bao miệng ăn chẳng có chỗ trông vào. Giờ đây khi cùng chồng gánh vác việc gia đình con mới thực sự thấu hiểu sự vất vả, những buổi đi sớm về khuya và cả những buổi phải đi công tác triền miên của bố, tất cả chỉ để lo cho gia đình lớn nhỏ của mình. Vậy nên bố luôn biết cắt giảm những thú vui của mình để quay về bên vợ con, với bố thời gian đi làm xa gia đình mười tiếng một ngày là quá đủ.

 

Con biết bố mẹ luôn nghĩ đến các con, luôn tìm cách động viên kịp lúc, để khách quan đưa ra góp ý cho chúng. Con biết bố cũng luôn muốn quan tâm đến đời sống tinh thần của lũ trẻ, song nhiều lúc lực bất tòng tâm. Thi thoảng được bố chở cho lên cơ quan chơi, cho lên tháp nước ngắm toàn thị trấn từ tít trên cao, con vô cùng thích thú và con biết bố cũng rất vui.

 

Ngày con đi thực tập bố lại nhờ vả, nói khó với khối văn phòng để cho con vào đó học việc cho biết chứ không dám hi vọng được ở lại làm. Chính nhờ những ngày ngắn ngủi ấy lại là tiền đề cho những gì sau này con có được, chỉ một tháng thực tập mà có khi bằng kinh nghiệm hằng năm trời con đi học cố gắng tích lũy. Những điều ấy con vẫn ghi nhớ trong lòng bố ạ.

 

Vừa rồi, thấy các chú còn vất vả, bố lại quyết định chắt bóp để đứng ra xây căn nhà khang trang cho ông bà nội, cứ thế nên nỗi lo cứ tràn ngập nỗi lo.

 

Nghĩ về bố con thêm hiểu và thông cảm cho “gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” con trở nên đồng cảm với những trăn trở của chồng nên luôn tìm cách hỗ trợ anh ấy một tay, nhờ đó mà tình cảm vợ chồng thêm bền chặt.

 

Chúng con được như hôm nay tất cả nhờ sự chịu thương chịu khó của bố và tài thu vén khéo léo của mẹ. Giờ với chúng con chỗ dựa về tinh thần quan trọng hơn tất cả, con chỉ mơ ước bố mẹ mãi mạnh khỏe để dịp cuối tuần trở về tụ họp, được khoe bố mẹ cái nọ cái kia, chia sẻ những câu chuyện xảy ra với gia đình nhỏ của mình để mong nhận được những lời khuyên bảo.

 

Bố giờ đã già nhiều rồi, tóc đã sợi đen ít hơn sợi bạc, lâu lắm chẳng thấy ai còn khen bố đẹp trai phong độ, dù bố vẫn thế, vẫn mở mắt ra là lấy uống một ngụm nước muối, vừa ngậm xúc miệng vừa lấy chổi quét từ nhà, đến sân, sau đó là chạy bộ một vòng, rồi quay về rủ mẹ đi dạo bộ … và một ngày ý nghĩa với bố là ngày mà giúp đỡ được vợ con nhiều nhất. Bố à, con tự hào về bố.

TSL

“Chọn người như ba mà lấy”

So với nhiều người đàn ông khác, ba tôi không bằng một góc của người ta, không chức quyền, không giàu sang, không thành đạt, không to cao vạm vỡ. Nhưng ít ra, với những người phụ nữ trong gia đình tôi, ba là người đàn ông vĩ đại nhất thế gian này.

Ba chở con
Ba chở con – Ảnh minh họa

 

Cái hồi ba mẹ còn tán nhau, nghe đâu ba hay phì phèo điếu thuốc để làm thơ, đến lúc lấy mẹ về, tôi mon men ra đời thì ba bỏ hẳn thuốc vì sợ ảnh hưởng đến con nhỏ. Đã vậy, rượu bia ba không đụng đến một giọt, ba minh chứng ngược lại cho cái lý “nam vô tửu như cờ vô phong.”

 

Lúc gặp gỡ ban đầu, mẹ chẳng thèm để ý tới ba, mẹ cao ráo xinh đẹp trong khi ba nom già nua và xấu trai lắm. Thế mà, duyên số đưa đẩy thế nào, ba gặp ông bà ngoại, lọt vào mắt xanh của hai người. Ông ngoại nhất nhất nói với mẹ “chỉ có thằng này là được”. Mẹ chẳng hiểu cái “được” mà ông ngoại chấm là sao, khi mà ba chẳng có gì nổi trội so với đám trai làng dập dìu trước ngõ.

 

Có ông bà ngoại hỗ trợ, ba dần dần chinh phục trái tim mẹ. Mẹ nhận ra, ở con người ấy có khối điều hay ho, tài giỏi mà những người cùng trang lứa không có. Cho đến bây giờ, mẹ vẫn bảo, ba là chọn lựa đúng đắn nhất trong cuộc đời của mẹ.

 

Nhờ sự lựa chọn tuyệt vời đó, chị em tôi lần lượt ra đời.

 

Nhà nội vốn có truyền thống học giỏi nhưng không có điều kiện để học hành đến nơi đến chốn. Ba học lực xuất sắc, văn hay chữ đẹp nhưng phải nghỉ học từ năm lớp mười. Thi thoảng gặp bạn ba, mấy chú vẫn hay đùa “Ba con không học, chứ học hành tới nơi chắc phải làm to.” Nhìn ánh mắt đầy tôn trọng của họ dành cho ba, tôi thấy tự hào lắm lắm.

 

Ba ở nhà phụ nội mấy năm rồi xung phong đi bộ đội. Khi trở về, ba đã hơn ba mươi tuổi và mang theo một vết thương ở đầu. Huân chương kháng chiến treo ở góc nhà chẳng giúp được gì trong cuộc mưu sinh nhưng nó là minh chứng cho những năm tháng tuổi trẻ sống hết mình.

 

Lập gia đình, ba lại bắt đầu gồng gánh cho gia đình nhỏ. Ba làm đủ nghề để kiếm sống từ rà tìm phế liệu, xay gạo, buôn bán…

 

Ba vốn cẩn thận, đặc biệt trong việc chăm con. Mùa hè miền Trung nóng nực, tối đến cái nóng còn theo sát. Chị em tôi nằm ngủ thường để quạt ở đầu giường từ hôm đến sáng. Có lúc nằm ngủ mê man, chợt nghe tiếng lục đục, hóa ra, ba bê mấy chậu nước đặt trước quạt vì sợ con gái khô da.

 

Thời tiết chỉ hơi se lạnh, con cái nhà hàng xóm tung tăng đi ngoài đường, chị em tôi buộc phải ở trong nhà, áo ấm khăn quàng kín mít. Ba sợ mấy đứa bị cảm.

 

Lúc học tiểu học, hai chị em tôi thường dắt tay nhau đi bộ. Mỗi lúc trời mưa, ba lấy mảnh áo mưa che vội vào người rồi hốt hoảng đi đón chúng tôi. Dù ở cách xa mấy, tôi vẫn có thể nhận ra dáng đạp xe của ba, trên đầu đội chiếc nón tơi, tay cầm chiếc áo mưa cho hai chị em, khuôn mặt lo lắng, thất thần. Về đến nhà, thể nào ba cũng ướt nhẹp trong khi hai chị em tôi khô ráo.

 

Thế nhưng, ba cực kỳ nghiêm khắc và khó tính. Nếu làm một phép so sánh, có lẽ ba là người cha nghiêm khắc nhất so với những người cha của bạn bè từ nhỏ đến lớn của tôi.

 

Lúc nhỏ tới giờ, ba luôn hạn chế chị em tôi đi chơi, nhất là buổi tối. Ba khó tính đến nỗi bạn bè của chúng tôi đều e ngại khi đến chơi nhà. Tôi đã từng mường tượng trẻ con rằng, ước gì ba của mình được như ba của bạn này bạn kia, chiều con như vầy. Để rồi càng lớn, càng nhận ra rằng, chính sự nghiêm khắc của ba đã rèn giũa chúng tôi nên người, rèn sự bản lĩnh và tỉnh táo trước mọi điều không hay trong cuộc sống.

 

Ba hay vì người khác, hay thương người quên cả mình, nhiều độ mẹ giận lắm vì lòng tốt của ba. Ví như, năm nào đó ba đi khám bệnh, có người bệnh cần máu kịp thời, ba chẳng ngần ngại hiến máu cho người ta. Về nhà, ba giấu mẹ vì sợ mẹ lo, nhìn vẻ mặt xanh xao của ba, mẹ chẳng nỡ trách cứ.

 

Lúc trước, khi điện đài còn chập chờn, chưa có mạng lưới như bây giờ, mỗi lần cúp điện, nguyên cả xóm ngồi chờ ba. Chẳng hiểu sao, thanh niên trai tráng không thiếu nhưng chẳng ai đủ dũng cảm và hiểu biết để trèo lên sửa. Mỗi lúc thấy ba lúi húi trèo thang sửa điện, tôi đứng từ xa, mắt dõi theo không yên, giận luôn mấy anh mấy chú trong xóm.

 

Ba không bao giờ trau chuốt vẻ ngoài cho mình và cũng không hề khuyến khích chúng tôi điều ấy. Tôi từng có cảm giác xấu hổ khi ba xuất hiện trước mắt bạn bè tôi với vẻ nhàu nhĩ, xộc xệch. Tự hỏi sao ba chẳng thơm phức và chỉnh chu, bóng láng như ba của người ta. Hỏi rồi cũng tự trả lời, vì chị em mình nên ba như thế. Ba luôn bảo, vẻ ngoài chẳng quan trọng, người ta tôn trọng mình vì cái bên trong mình có chứ không phải bộ đồ bên ngoài. Càng lớn, tôi càng tự hào về ba.

 

Nếu được vẽ một bức tranh về ba, tôi không thể vẽ hình ảnh một người cha bác sĩ mặc áo blu trắng tinh, một người cha giáo viên mực thước, một người cha thành đạt chức cao vọng trọng. Tôi chỉ vẽ người cha chân thực với bàn tay thô ráp, gương mặt khắc khổ, mái tóc điểm màu thời gian, sẽ điểm tô nhiều nhất là mồ hôi. Mồ hôi ướt áo mỗi khi ba chở hàng cho người ta, mồ hôi lấm tấm khi ba hì hụi ngồi sửa đồ, mồ hôi chảy dài khi hai cha con ngồi đợi tàu tiễn tôi lúc tôi vào thành phố… Có nhiều lắm mồ hôi ba đã rơi, cũng nhiều lắm yêu thương ba dành cho cả gia đình, cho mẹ và mấy chị em tôi. Tất thảy đều không đong đếm được.

 

Mẹ chỉ nói với chúng tôi một câu ngắn gọn rằng, lấy chồng, hãy chọn người như ba mà lấy.

 

Diệu Ái

Lại chuyện “ngàn vàng”

Hiện giờ tôi là sinh viên năm thứ tư, nhưng tới cuối năm thứ ba tôi mới quen và có cảm tình với một bạn gái. Cô ấy ngoan, xuất thân từ gia đình gia giáo, nói chuyện lễ độ, dễ thương và rất hiền.

Chúng tôi yêu nhau và đã bàn bạc rất nhiều về tương lai. Tôi cũng từng đặt câu hỏi: Liệu rằng tôi có phải “người đầu tiên” của cô ấy không? (không phải ích kỷ, nhưng tôi muốn biết cô ấy có đúng như những gì cô ấy vẫn nói và theo cảm nhận của riêng tôi). Câu trả lời: “Tất nhiên, anh là người đầu tiên. Trước anh em chưa từng yêu ai cả”…

 

Lần đầu “chăn gối”, tôi không thấy cô ấy ra máu và cảm giác không giống những gì sách báo mô tả. Khi tôi nói điều đó thì cô ấy phản ứng ngay: “Em đi vệ sinh và có thấy máu”. Tôi cứ vu vơ tin rằng có thể như vậy thật. Sau đó, mỗi lần tôi hỏi về chuyện trinh tiết cô ấy lại tỏ ra cáu gắt, trách móc, tôi đành phải nịnh nọt và cầu hòa. Tôi vẫn cứ yêu và tôn thờ cô ấy, vì tôi biết thời nay yêu được một người con gái như thế khó lắm. Tôi dự tính khi ra trường sẽ cưới luôn.

Nhưng cách đây vài hôm tôi đã phát hiện ra sự thật phũ phàng: Trong thời gian yêu tôi, cô ấy vẫn nhắn tin ngọt ngào với người yêu cũ, thậm chí đã quan hệ rất nhiều lần với anh ta (từ năm lớp 12 tới giờ) và uống thuốc tránh thai liên tục. Tôi cũng không phải người thứ hai của cô ấy mà có lẽ là người thứ ba, thứ tư gì đấy. Vậy mà có lần cô ấy hỏi tôi: “Sức khỏe em không tốt, yếu đuối lắm, nếu em không thể có con thì anh có cưới không?” tôi trả lời là “có”, vì tôi yêu cô ấy và sẵn sàng chấp nhận tất cả khi cô ấy đã dâng hiến cho mình.

Giờ thì tôi đã biết cô ấy sống giả tạo, lừa dối tôi một cách trắng trợn, những gì cô ấy thể hiện và nói về quá khứ không có chút nào là sự thật. Khi bị tôi phát hiện, cô ấy nói không có ý định lừa dối tôi suốt đời, định sau này sẽ nói… Nhưng nếu không bị phát hiện, liệu cô ấy và người yêu cũ có tiếp tục ngọt ngào và làm những chuyện mờ ám sau lưng tôi và sẽ vẫn giả tạo như thế, mặc cho tôi tôn thờ và yêu cô ấy biết chừng nào?…

Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về việc tại sao phụ nữ thường nói dối về trinh tiết. Phải chăng một số phụ nữ ngày nay cho rằng “thời đại đã thay đổi” và sex trước hôn nhân là chuyện bình thường, do đó họ từ bỏ quan niệm “chữ trinh đáng giá ngàn vàng” để được sống và yêu một cách tự do, thông thoáng hơn? Nghe qua có vẻ hiện đại và hợp lý, song chính phụ nữ lại là những người dễ bị tổn thương và khủng hoảng nhất bởi quan niệm dễ dãi của mình. Vì sự thực “trinh tiết” vẫn là câu chuyện quan trọng trong xã hội Á Đông, và đàn ông nói chung vẫn khó có thể chấp nhận người phụ nữ đã từng “qua tay” nhiều người. Bởi vậy, nhiều phụ nữ có “vết đen” trong quá khứ thường phải nói dối, và lời nói dối sẽ theo họ suốt cuộc đời, bởi nếu thú nhận sự thật, biết đâu sẽ mất tất cả?

Đa số phụ nữ không hiểu hết tầm quan trọng mà đàn ông đặt vào hai chữ “trinh tiết” khi họ đi tìm một mối quan hệ nghiêm túc. Họ rất trân trọng người phụ nữ biết kiểm soát bản thân, có chuẩn mực và nguyên tắc trong vấn đề tình dục, vì điều này cho họ cảm giác yên tâm, tin tưởng vào người bạn đời và nhất là cảm thấy mình xứng đáng. Những phụ nữ chia sẻ bản thân mình với bất kỳ ai cô ấy thích mà không quá bận tâm đến giá trị của mình thường không biết rằng: càng nhiều người sử dụng chung một thứ gì đó thì nó càng mất giá trị và ít được quý trọng. Phụ nữ có thể nói: “Đàn ông có quyền tự do tình dục, sao chúng tôi lại không?”. Nếu thực sự tin như vậy thì tại sao khi đối mặt với câu hỏi “Em đã ngủ với bao nhiêu đàn ông?”, những chị em chung đụng nhiều nhất lại thường phải nói dối? Có phải vì đàn ông ích kỷ, độc đoán, hay vì chính bản thân họ cũng cảm thấy mình tồi tệ và không xứng đáng?

Với tôi, nếu trung thực, thủy chung, đáng tin cậy và có trách nhiệm trong đời sống tình dục tức là phụ nữ đã nắm trong tay thứ vũ khí mạnh nhất để chinh phục đàn ông. Ngược lại, nếu họ lạm dụng sức mạnh đó với nhiều đàn ông, nó sẽ mất hiệu lực và đem lại kết quả trái ngược.

Theo Lao Động Cuối Tuần

Nhà to nhất khu vẫn thường vay tiền hàng xóm đi chợ

Tôi thi thoảng sang nhà hàng xóm mua chịu rồi xin chồng trả sau. Mẹ tôi cũng luôn phải đi mua chịu mắm muối. Nhà mình to nhất khu, chồng đi xe đẹp, tiền làm ra nhiều mà mẹ và vợ luôn phải chịu cảnh cùng cực như thế.

Nhà giàu có nhưng ki bo với mẹ và vợ
Nhà giàu có nhưng ki bo với mẹ và vợ – Ảnh Minh Họa

Tôi 36 tuổi, từng học đại học Sư phạm, khi lấy chồng anh không cho tôi đi dạy học. Anh làm kinh doanh nên muốn tôi ở nhà làm cùng. Tôi sống với chồng, mẹ chồng và hai con riêng của anh, sau này sinh thêm một bé trai. Thật may mắn vì tôi được sống với các cháu từ nhỏ nên mối quan hệ với các con riêng khá tốt.

Chồng tôi là một người gia trưởng, luôn bắt vợ phải làm theo những gì anh muốn, từ lúc về sống với gia đình anh, tôi luôn là người thụ động, kinh tế anh quản lý, hàng ngày đưa tiền cho mẹ đi chợ. Nhiều khi anh cũng không đưa tiền, mẹ tôi cũng không dám hỏi, tôi lại càng không, tôi muốn làm gì đều phải hỏi xin anh. Tôi thấy ái ngại, không xin mặc dù có nhiều thứ người phụ nữ cần đến trong cuộc sống hàng ngày.

Gia đình tôi không quá giàu có nhưng khá giả so với mọi người, vậy mà cuộc sống lúc nào cũng bị hạn hẹp một cách tuyệt đối. Mẹ chồng và tôi không dám xin tiền của chồng, mỗi khi xin tiền đều bị chồng mắng chửi thậm tệ dù đó là tiền để chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày. Mẹ chồng lương được hơn triệu mỗi tháng, bà phải dùng số tiền đó để chi tiêu hàng ngày cho gia đình, anh thường xuyên không về nhà ăn cơm nên bữa cơm gia đình của mẹ con, bà cháu lúc nào cũng đạm bạc với đồng lương ít ỏi của bà.

Tôi làm cùng chồng nhưng hàng tháng anh không đưa cho tôi tiêu, con nhỏ muốn mua sữa phải xin rất nhiều lần chồng mới cho, hoặc tôi lại sang nhà hàng xóm mua chịu về rồi xin chồng trả sau. Mẹ tôi ở nhà cũng vậy, luôn phải đi mua chịu mắm muối. Tôi thấy thật xấu hổ vì nhà mình to nhất khu, chồng đi xe đẹp, tiền làm ra nhiều mà mẹ và vợ luôn phải chịu cảnh cùng cực như thế.

Khi tôi sinh cháu cũng là lúc tôi rơi vào cảnh cùng cực. Anh không muốn tôi sinh thêm cháu mà chỉ muốn tôi nuôi hai con của anh thôi, anh không chu cấp tiền cho gia đình, luôn đi ra ngoài và không về nhà ngủ. Khi con được 3 tháng cũng là lúc tôi biết tin chồng ngoại tình với cô kế toán công ty nhà mình. Tôi đau khổ đến cùng cực, chồng đuổi không cho tôi đi làm ở công ty nữa, kiên quyết giữ lại cô kế toán đó bên mình.

Tôi đã phải nhờ đến sự can thiệp của mẹ chồng và các anh chị em chồng nhưng cuối cùng nhận được sự đánh đập và chửi rủa không thương tiếc khi dám nói chuyện ngoại tình. Khi mẹ chồng và anh chị em khuyên can được chồng cho cô kế toán ấy nghỉ ở công ty cũng là lúc anh không còn nghĩ đến tình nghĩa gì với tôi và đứa con chung nữa. Tôi vẫn sống với mẹ chồng và 3 đứa con nhưng chồng không quan tâm, cũng không hỏi han con cái, cứ đi biền biệt.

Tôi ngậm đắng nuốt cay nuôi con và sống cùng mẹ chồng cho đến ngày hôm nay. Con tôi đã 9 tuổi, cháu chuẩn bị vào lớp 4, hai cháu con riêng đã lớn, tôi vẫn sống lầm lũi, nhẫn nhục như thế. Chồng không cho tôi ra ngoài, không giao du bạn bè với ai, thậm chí cả hàng xóm chồng cũng không cho tôi ngồi chơi cùng, tôi cứ như con rùa lầm lũi như thế.

Cho đến hôm nay, tôi nhận được tin chồng vẫn qua lại với cô kế toán đó. Sau khi nghỉ làm ở công ty nhà, anh đã xin việc cho cô ấy ở một công ty khác cách đó không xa. Cô ấy cũng có một đứa con nhưng không biết người bố là ai, hiện nay đang thuê nhà ở gần công ty nhà tôi. Chính những người bạn mà anh luôn đi cùng trong những cuộc chơi bời, du lịch đó đã nói hết về chồng tôi và cô kế toán, tôi không thể tin vào tai mình nữa.

Chồng tôi là người đã lo cho cô ấy suốt những năm qua, luôn đi cùng cô ấy trong tất cả những chuyến du lịch với bạn bè hay công tác ở đâu đó. Căn nhà cô ấy đang ở cũng là chồng tôi thuê cho hai mẹ con cô ấy. Tôi như chết đứng, không còn một cảm xúc nào, không thể khóc được nhiều hơn thế, cuộc sống của tôi đã tối lại càng thêm tối tăm.

Tôi nghĩ lại những gì mình đã trải qua bấy nhiêu năm trời, đi làm cùng chồng, mang lại cho chồng những hợp đồng và những mối quan hệ khách hàng vì chồng tôi xuất thân là một công nhân nên giao tiếp và hiểu biết xã hội rất kém. Căn nhà anh xây được, xe anh là do công sức của hai vợ chồng làm nên với những mảnh đất trong quá trình kinh doanh.

Thế mà anh đã bắt tôi ký vào giấy xác nhận đó là tài sản riêng của anh, không liên quan gì đến tôi. Xin nói một điều khi tôi lấy anh, anh tay trắng, ở nhờ nhà của mẹ anh. Tôi đã nhờ gia đình, bạn bè và người thân khuyên bảo anh nhưng bất lực. Anh em trong gia đình khuyên tôi nên chấp nhận cuộc sống như thế, đó là bản chất không thể thay đổi của anh.

Tôi không biết nói gì hơn, với tôi lúc này gần một người mẹ đơn thân, không có công ăn việc làm, không tiền bạc, tôi phải làm sao đây? Tôi là một người phụ nữ hiền lành, sống nội tâm, tôi thấy sức chịu đựng của mình đã đi quá giới hạn. Hãy cho tôi một lời khuyên chân thành nhất.

Lan

Ngoại Tình Vì Chồng Bất Lực

Tôi và bạn trai của mình yêu nhau được hơn 3 năm. Có thể tôi nói các bạn chẳng tin, nhưng đúng là chúng tôi giữ gìn cho nhau thật. Hai đứa cũng làm với nhau đủ mọi trò của những đôi yêu nhau, trừ mỗi… “chuyện ấy”.

Ngoại tình vì chồng bất lực
Ngoại tình vì chồng bất lực – Ảnh minh họa

Cứ khi cả hai chúng tôi đều thấy nóng người lên thì người yêu tôi lại dừng lại. Anh bảo rằng anh nghĩ cho tôi. Vì tôi đã bảo anh tôi muốn giữ gìn đến lức cưới nên anh tôn trọng điều đó. Tôi biết đó là quyết định rất đúng, nhưng thực lòng tôi cũng rất lo lắng, vì bạn bè tôi bảo: Yêu nhau mà không thử trước rất dễ có thể sau này không hòa hợp. Mà chuyện sex làm một phần vô cùng quan trọng trong hôn nhân… Thế là sau khi cùng nhau ký vào đơn đăng ký kết hôn, tôi “bật đèn xanh” để cùng anh vượt qua ranh giới mà chúng tôi đã cố gắng kìm lại bấy lâu nay.

[sam id=”2″ codes=”true”]

Lần đầu tiên của tôi vô cùng tệ hại. Có lẽ vì tôi căng thẳng quá, hay do anh đã chịu giữ quá lâu mà tôi hụt hẫng đến độ chẳng cảm thấy gì cả. Anh thì không nhận ra điều đó. Anh nghĩ rằng thế là tốt với tôi rồi. Tôi tự nhủ, lần sau sẽ ổn hơn. Nhưng những lần sau đó vẫn chung một kịch bản, và kết quả còn tệ hại hơn: Quá chóng vánh và quá vụng về! Tôi bắt đầu hoảng khi ngày cưới cận kề. Tôi đi tìm thông tin về căn bệnh “chưa tới chợ đã tiêu hết tiền” của cánh đàn ông để cố gắng khắc phục. Nhưng mọi thứ như phản lại tôi vậy, tôi càng cố gắng chủ động, dùng mọi cách để kìm hãm sự hưng phấn của anh, bồi bổ cho anh đủ thứ, nhưng đâu vẫn hoàn đó. Điều khổ sở nhất là tôi không thể nói với ông chồng sắp cưới của tôi rằng anh bất ổn, vì anh vốn là người rất hiền lành, ít giao thiệp, với tôi cũng là lần đầu tiên của anh.

Tôi còn phải giấu anh xem phim nóng để có thể biết người ta làm điều đó với nhau thế nào. Nếu chồng sắp cưới của tôi biết tôi thất vọng về anh, chắc anh sẽ khổ sở lắm mà tôi thì không muốn vậy. Càng xem phim, càng đọc trên mạng nhiều, tôi mới càng vỡ lẽ ra là chúng tôi đã quá ngờ nghệch về chuyện tình dục, hay nói đúng hơn, kiến thức về chuyện ấy của hai chúng tôi đều là con số không! Đôi lần tôi rón rén đề cập đến chuyện vợ chồng, anh mắng ngay là tôi ấu trĩ và ngốc nghếch. Anh bảo đó là chuyện hoàn toàn bản năng, phải tự nhiên mới tốt chứ đừng có hi vọng sẽ tác động được bằng những chiêu trò này kia. Anh còn cảnh cáo tôi đừng có học đòi từ những đứa bạn sexy và bệnh hoạn! Càng gần ngày cưới, tôi càng hoang mang. Mỗi lần gần anh, tôi lại cảm thấy đơn độc và tủi thân. Đến mức khi anh đã thỏa mãn rồi, tôi âm thầm trùm chăn tự ve vuốt để giúp bản thân mình. Chỉ muốn ứa nước mắt.

Tôi nhìn mấy cô gái khác lả lơi với tụi đàn ông trong bar mà thấy thèm khát. Tôi như bị thiêu đốt khi một anh chàng đồng nghiệp đẹp trai ôm riết lấy tôi, vòng tay quanh eo và trượt xuống đùi tôi. Đã quá lâu rồi, tôi không biết ôm một người đàn ông lạ, và tôi như bị kích thích tột độ khi cảm nhận thấy sự hưng phấn ở anh ta. Tôi không biết đêm đó tôi đã uống bao nhiêu, nhưng tôi say thật sự. Tất cả còn lại trong đầu tôi lúc ấy chỉ là khao khát muốn được yêu đương, muốn quên đi cảm giác tủi hổ và bất lực với người đàn ông sắp gắn bó với tôi cả cuộc đời…

Tôi tỉnh dậy trong phòng khách sạn với anh đồng nghiệp đêm qua ở bên cạnh. Tôi thấy đau đầu, thân thể rã rơi, nhưng tôi nhớ rõ mình đã có một cảm giác hưng phấn chưa từng trải qua đêm qua, chắc chắn là với người đàn ông này. Anh ấy đang nhìn tôi, cười thích thú khi thấy tôi đang ngơ ngác. Anh bảo: “Em tuyệt quá đi mất, em biết không?” Lần đầu tiên có người nói với tôi như thế. Chúng tôi nói chuyện một chút, anh lấy nước, gọi đồ ăn cho tôi. Khi tôi bình tĩnh lại, anh bảo rằng đêm qua tôi rất say, nhưng tôi đã có một đêm hết mình, đầy hứng thú. Chúng tôi đã làm chuyện ấy không chỉ một lần. Tôi thấy xấu hổ, chưa bao giờ tôi với chồng sắp cưới nói chuyện với nhau tự nhiên như vậy. Tôi cay đắng nghĩ rằng suốt 3 năm yêu nhau, chồng tôi hình như chỉ biết yêu tôi như một gái bé bỏng, dễ thương, cần được nâng niu và gìn giữ. Nước mắt tôi chảy xuống một cách không kiểm soát, và anh đồng nghiệp thì không ngần ngại hôn lên má tôi, chặn những dòng nước mắt nóng hổi. Tôi không kiềm chế được nữa, chúng tôi quấn vào nhau, hoàn toàn tỉnh táo, hoàn toàn đam mê và cuồng nhiệt. Thân thể tôi bị tung hứng đến rã rời trong vòng tay anh, tôi bị điều khiển, và thật bất ngờ là tôi đáp lại nồng nhiệt, ăn ý. Tôi nhận ra mình như được lột xác, tôi hiểu thế nào là cảm giác thăng hoa, thỏa mãn tột độ trước một người đàn ông mạnh mẽ, ham muốn như anh…

Tôi trở về nhà, như một người khác sau chuyến công tác. Tôi không đủ mạnh mẽ để chia tay với chồng sắp cưới. Chúng tôi đã cưới nhau và tôi chấp nhận cuộc sống ấy, một cuộc sống tình dục tạm bợ và hoàn toàn chỉ là “fake”. Tôi vẫn vờ lên đỉnh mỗi khi cùng chồng. Tôi vẫn khen ngợi anh và thấy an ủi phần nào khi mắt anh lấp lánh hạnh phúc. Nhưng tôi lén lút với một cuộc sống khác, những buổi gặp gỡ ban trưa với anh đồng nghiệp nóng bỏng. Với chồng, tôi từ tốn, nhu mì bao nhiêu, thì với anh đồng nghiệp, tôi đòi hỏi và bạo liệt bấy nhiêu. Nhiều đêm, tôi vẫn mất ngủ, thấy đầu óc miên man và chán nản với cuộc sống hai mặt. Tôi vừa muốn dừng lại, nhắm mắt chấp nhận cuộc hôn nhân với người chồng tử tế mà tôi đã chọn, nhưng lại không thể ngăn được những ham muốn quá mạnh mẽ len lỏi trong đầu mình. Dù hiểu rằng việc này chẳng đi đến đâu, nhưng tôi không biết phải làm sao nữa. Mong mọi người hãy giúp tôi!

 

Xin lỗi vì bố không giữ được mẹ cho con

Mẹ đã quyết bỏ đi, bố nghĩ cũng không nên ngăn cản, khi nào lớn lên con sẽ tự hiểu. Nhiều khi bố không kèm cặp con chu đáo, không bên cạnh con thường xuyên mỗi tối như trước.

Bố đi họp phụ huynh về ngồi lặng lẽ, con trai hỏi bố sao thế? Bố nói không sao, bố đang buồn vì kết quả học tập của con. Bố gặp riêng cô chủ nhiệm, cô nói khuyết điểm của con cho bố nghe. Bố xin lỗi cô vì năm trước con không như thế, tất cả là tại bố.

Từ khi mẹ bỏ bố con mình ra đi, bố phải vừa làm mẹ, vừa làm cha, công việc luôn bề bộn, con còn nhỏ bé. Bố xin lỗi con vì không giữ được mẹ ở lại. Mẹ đã quyết bỏ đi, bố nghĩ cũng không nên ngăn cản, khi nào lớn lên con sẽ tự hiểu. Nhiều khi bố không kèm cặp con chu đáo, không bên cạnh con thường xuyên mỗi tối như trước. Bố ít có thời gian chở con đi chơi, con chỉ còn biết chơi game để giải trí. Con đã không còn siêng năng như trước, ngồi học mà nhớ đến em, đến mẹ, nhớ đến gia đình ta ngày xưa.

Kiểm tra bài thấy con làm toán được 3 điểm, bố biết rằng lỗi tại bố. Bố xin lỗi con vì biết tại sao con lại như thế. Bố hiểu rằng vì con đã không chú ý khi nghe giảng, dạo này con hay bị quên. Bố con mình sẽ cố gắng nhé con.

Đi dự lễ tổng kết năm học về con trai cầm hai tấm giấy khen của trường và quận, niền vui hiện rõ hơn thường ngày, bố đi làm về chưa kịp thay đồ đã ôm hôn con thật lâu. Con trai hỏi sao người bố hôi thế, xin lỗi con, bố rất vui.