Thời gian trước, tôi và sếp có đi công tác, tôi chạy sang phòng sếp để ngủ cùng, phòng có sếp và anh trợ lý. Anh này ngại nên sang phòng tôi, sếp cũng vậy. Chỉ vì tự nhiên tôi sợ ma quá nên chạy sang phòng sếp định ngủ cho đỡ sợ.
Tôi có chồng và một con, ngoại hình bình thường, rất năng nổ trong công việc. Tôi có duyên gặp sếp từ khi đang là đối tác, vẻ ngoài hiền lành, điềm đạm khiến tôi về làm việc cho anh. Trong thời gian mang bầu cũng gặp trục trặc với chồng nên tâm trạng không được tốt, tôi có tâm sự với sếp, được anh chia sẻ và động viên tôi lại càng quý mến và tôn trọng anh nhiều hơn.
Về công việc, tôi làm luôn hết lòng vì công ty, cố gắng kiếm hợp đồng, một mặt cho công ty và một mặt cố gắng kiếm tiền cho con, chồng lương cũng không dư dả gì. Trong sâu thẳm tôi vẫn thầm đố kỵ với vợ anh, chị ta luôn tỏ ra tự tin, kiểu như ta là vợ sếp thì phải như bề trên, mọi người trong công ty yêu quý chỉ vì chị ta khéo nói chứ thực ra có giúp gì được chồng trong công việc đâu. Ví dụ chị ta cảm ơn tôi kiểu: Chị và cháu rất biết ơn vì sự nhiệt tình và tài giỏi của em, anh nhà chị tìm được một người giúp việc và trợ lý như em thật là tốt.
Thực ra sếp cũng có những mối quan hệ ngoài luồng nhưng chị vợ lại luôn tỏ ra cho cả thế giới biết chồng rất yêu gia đình. Tôi nghĩ chị ta biết những chuyện như thế mà vẫn tỏ ra như không có gì thì không phải người chân thành. Những chuyến công tác được đi cùng sếp trong lòng tôi thấy thật bình yên và vô tư hết mình vì công việc, mặc dù có những lúc con sốt, thậm chí những ngày đầu khi con chưa đầy năm tôi vẫn lặn lội đi công tác xa cả tuần cho công ty.
Trong một lần công tác cùng anh, chị ta gọi điện nói chuyển máy gặp tôi, sau mấy câu xã giao chị ta nói: Em đi công tác với chồng chị nên giữ ý, đừng có thể hiện tình cảm vô tư quá đà không hay. Chị ta nói mấy tuần trước có nghe anh trợ lý nói. Thời gian trước, tôi và sếp có đi công tác, tôi chạy sang phòng sếp để ngủ cùng, trong phòng có sếp và anh trợ lý. Anh này ngại nên sang phòng tôi, sếp cũng vậy. Chuyện chẳng có gì chỉ vì tự nhiên tôi sợ ma quá nên chạy sang phòng sếp định ngủ cho đỡ sợ. Thế mà chị ta gọi điện nói rằng: Chị rất xấu hổ khi nghe được chuyện như vậy, em có thể ngủ với chồng chị ở đâu thì chị không biết nhưng làm như vậy có người biết nói lại chẳng ra gì.
Tôi cảm thấy bị xúc phạm và bức xúc với cách nói kẻ cả của chị ta, tôi nói tại sao chị không gọi thẳng cho tôi mà phải gọi cho anh? Chị ta nói không lưu số. Tôi nói khi đi công tác xong sẽ gặp chị để nói chuyện về cách cư xử hồ đồ đó. Ngay việc đi công tác thường xuyên cũng khiến cho chồng tôi suy nghĩ và luôn ghen tuông vì anh tự ti rằng mình nhỏ con và xấu, còn sếp thì quá đẹp. Bây giờ gặp thêm chuyện này, tôi mệt mỏi và muốn xin nghỉ việc tại công ty, nhưng không đành lòng vì anh và công ty đang gặp khó khăn. Tôi phải nói gì với chị vợ kia và có nên thôi việc ở công ty để gia đình được vui vẻ không? Xin chân thành cảm ơn mọi người.
Khi ngủ bên cạnh vài lần, chưa bao giờ anh có hành động gì ham muốn, còn mặc luôn cả quần jeans-áo thun, chỉ ôm tôi suốt đêm. Anh chưa bao giờ nói “yêu” mà chỉ nói “thương”, dù vậy anh luôn quan tâm, chăm sóc tôi.
Anh là một người rất đẹp trai, cao ráo, phong độ, ga lăng nhưng ngay từ đầu gặp tôi đã nghĩ anh không phải là đối tượng của mình vì cảm giác anh “thiếu đàn ông”, có lẽ do tính cách anh quá hiền. Tuy nhiên, làm bạn với anh một thời gian, tôi có tình cảm lúc nào không biết, từ đó ngày nào chúng tôi cũng dành thời gian cho nhau. Chúng tôi có nhiều kỷ niệm rất đẹp và vui vẻ nhưng có một điều lạ là tuy có tình cảm nhưng hiếm khi đi chơi riêng, lúc nào cũng có thêm 1-2 người bạn đi cùng.
Từ khi làm bạn gái anh, cả năm trời chưa bao giờ anh “đụng” vào người tôi, chỉ ôm hôn dù chúng tôi đã gần 30 và tôi là cô gái có nhan sắc, quyến rũ, có nhiều đàn ông theo đuổi. Khi ngủ bên cạnh anh vài lần, chưa bao giờ anh có hành động gì ham muốn, còn mặc luôn cả quần jeans-áo thun, chỉ ôm tôi suốt đêm. Anh chưa bao giờ nói “yêu” mà chỉ nói “thương”, dù vậy anh luôn quan tâm, chăm sóc, đi làm về dành hết thời gian cho một người phụ nữ duy nhất là tôi và cũng rất ghen. Tôi cảm nhận anh thương yêu mình rất nhiều và tôi cũng vậy.
Tôi có nghe vài người bạn nam của anh nói mấp mé anh là gay kín, đồng tính, “vào bóng tối sẽ biết về anh”, đó là những người khá thân với anh. Thật sự tôi cũng không biết thế nào vì thỉnh thoảng đột nhiên anh có những ngôn từ và điệu bộ y chang như những người bạn gay của tôi, sau đó lại trở về bình thường, làm tôi giật mình. Anh chưa bao giờ có hành động “chốn 2 người” với tôi nhưng tôi quan sát rõ ràng thấy anh không “tia” đàn ông nào cả, chỉ ngắm nhìn phụ nữ.
Tôi nhờ bạn bè là đồng nghiệp của anh theo dõi từ lâu, thấy anh không có quan hệ thân thiết với nữ hay nam nào, đi làm xong là về với tôi, không la cà với ai. Lúc trước anh có mấy cô bạn gái, đa số đều xinh đẹp, tôi thương anh, nhiều lần giận dỗi, đòi đi chơi riêng nhưng cuối cùng chúng tôi vẫn đi đông người. Dù không nói ra nhưng tôi biết anh có ý định cưới tôi làm vợ. Anh rất hãnh diện về tôi, thường khoe ảnh và kể về tôi với bạn bè, đồng nghiệp. Mẹ tôi rất quý mến anh, gia đình anh cũng quý mến tôi. Mọi người đều nói chúng tôi đẹp đôi, là “cặp đôi hoàn hảo” và sẽ cưới nhau nhưng cuộc đời không ai biết được chữ “ngờ”.
Vì những giận hờn vu vơ và không duyên phận nên chúng tôi đã không đến được với nhau. Về sau tôi lấy chồng, có con nhưng còn nghĩ về anh. Chúng tôi là bạn. Khi biết tôi có bầu và lấy người khác, dù đau khổ nhưng anh vẫn quan tâm, mua thuốc dưỡng thai cho tôi, mua sữa, tã cho con tôi, chỉ tôi những quyển sách hay về nuôi dạy con. Bất cứ chuyện gì tôi nhờ anh cũng nhiệt tình giúp đỡ. Tôi cảm động lắm.
Từ đầu và cho đến bây giờ, anh là người đàn ông đặc biệt và luôn ở vị trí quan trọng trong trái tim tôi. Mặc dù chúng tôi chưa bao giờ quan hệ xác thịt nhưng tôi cảm thấy ở bên anh rất vui vẻ, hạnh phúc và bình an, chưa có người đàn ông nào đem đến cho tôi cảm giác đó. Trong mắt tôi anh giống như thiên thần với tâm hồn rộng lượng và đôi mắt rất hiền. Ngay cả chồng cũng không mang được cho tôi cảm giác yêu thương, bình an và đồng cảm về tâm hồn như vậy.
Tôi vẫn còn nhớ về những kỷ niệm với anh, nhớ những lúc đi ăn, dạo phố, đi lễ, nhớ những lúc anh ôm hôn và nắm tay tôi. Thật sự là cảm giác được anh ôm hôn, nắm tay còn hạnh phúc hơn cảm giác lên giường với người đàn ông khác. Có phải người tôi yêu là anh? Liệu có kiểu tình yêu không cần đến tình dục và anh có phải là gay không? Đến bây giờ tôi vẫn không biết anh có như người ta nói không nhưng tôi biết mình vẫn còn thương anh rất nhiều.
Những ngày này, tôi đang ngược xuôi tìm mua căn hộ dạng nhà ở xã hội – tranh thủ cùng gói kích cầu 30.000 tỷ. Tôi đã nghĩ đến chuyện chuyển trường cho con và tìm thêm việc bán thời gian để có thể lo cho cuộc sống của ba mẹ con.
Nhưng, tính toán mãi tôi vẫn chưa đủ tiền mua căn hộ dù chỉ be bé vùng ven (cả tỷ đồng), đi vay dù được ưu đãi áp lực trả vốn lẫn lãi vẫn khó kham nổi khi tôi còn phải nuôi hai con nhỏ. Nghĩ đến việc tách hai con đang sống sung túc ở trung tâm thành phố dạt ra vùng ngoại ô thiếu thốn hoặc phải sống tạm bợ trong phòng trọ chật chội, tôi thật không cam lòng. Trụ cột kinh tế trong nhà là chồng tôi, nhưng cùng với đồng tiền đem về nhiều hơn anh ngày càng gia trưởng khiến tôi bị ức chế và tủi thân vô cùng. Tôi đã phải tập trơ lì cảm xúc để chịu đựng anh nhưng đôi lúc cũng muốn phát điên. Song, nhìn hai con đi mầm non về líu lo “con có ba, con có má…”, “bố là tất cả bố ơi bố ơi” là tôi lại như mềm rũ ra. Dù đối xử với vợ ngày càng tồi tệ nhưng anh vẫn là người cha yêu thương con cái và biết lo cho gia đình.
Tôi trăn trở đến trầm uất, nếu đưa đơn ly hôn chắc chắn anh sẽ ký ngay một cách ngạo mạn và giành nuôi cả hai đứa, có đấu tranh quyết liệt lắm, có thể tôi chỉ được nuôi một đứa. Hai chị em mới 3, 4 tuổi liền nhau, biết chia đứa nào? Nhiều đêm mơ thấy cảnh các con ngơ ngác gào khóc khi không thấy mẹ mà thay vào đó là người đàn bà khác trong nhà, tôi lại trào nước mắt buông xuôi. Không đành đoạn thôi thì nín nhịn mà chờ đợi, chờ phép màu thay đổi chồng tôi hoặc chờ đến ngày con đủ khôn lớn để tôi yên tâm rũ bỏ nợ nần. Nhiều người bảo tôi yếu đuối, cứ ly hôn rồi mọi thứ dần sẽ ổn, cuộc sống hậu ly hôn có khi sáng tươi vô cùng (?!). Có người nói tôi đa đoan, con gái sống với bố cũng tốt, thiếu gì cách chăm sóc con từ xa. Tôi xin nhận hết mọi chê bai, chỉ không chịu nổi cảnh con tôi thua thiệt. Chúng không thể là chuột bạch để tôi thử nghiệm cuộc sống ly hôn nếu chưa chuẩn bị sao cho cuộc sống mới không tệ hơn cái cũ. Chúng cần được sống xứng đáng mỗi ngày.
Ly hôn bây giờ sẽ giải thoát cho tôi khỏi người chồng độc đoán và ích kỷ nhưng là ngõ cụt cho cả ba mẹ con. Với hai con nhỏ, tôi không thể quay lại thời độc thân đua chen công việc để khẳng định mình. Các con bị tước đi quyền được chung sống với cả bố và mẹ, bị đoạt mất sự sung túc đầm ấm chúng đang và đáng được có. Chúng còn quá bé bỏng để phải chịu đựng và biết cảm thông. Cho dù cha chúng quan niệm ra sao, nhưng là mẹ, tôi không cho phép mình lấy đi của chúng hạnh phúc tuổi thơ đó, dẫu duy trì thêm nữa cuộc hôn nhân là rất bức bối cho bản thân tôi.
Duy trì hôn nhân là sống mòn, ly hôn là trốn khỏi chông gai này nhưng lại rơi vào gút mắc khác, thật bế tắc!
Sau hơn 3 năm yêu, chúng em chia tay mà không hiểu nguyên nhân tại sao. Em tìm mọi cách níu kéo nhưng không thành. Cuối cùng bạn gái bảo nguyên nhân là do cô ấy chưa đủ tự tin về làm dâu và vì sợ gia đình em.
Em và bạn gái đều 26 tuổi, quen nhau được hơn 3 năm. Năm nay em đã ngỏ lời bảo bạn gái cố gắng sang năm sau hoặc năm 2015 sẽ tổ chức đám cưới. Cô ấy cũng vui lắm, tưởng chừng tình yêu của hai đứa sẽ có một kết cục tốt đẹp.
Nhưng rồi chúng em chia tay mà không hiểu nguyên nhân tại sao. Em tìm mọi cách níu kéo nhưng cuối cùng cô ấy bảo nguyên nhân là do cô ấy chưa đủ tự tin về làm dâu và sợ gia đình em.
Về phần gia đình em có một giai đoạn (khoảng 3 năm về trước) gặp khó khăn về kinh tế. Em là con út trong nhà, khi đó em đang đi học và đi làm thêm được một ít tiền hàng tháng gửi về cho bố mẹ trang trải cho gia đình. Suốt 1, 2 năm nay em vẫn gửi tiền về nhà. Cho đến khoảng 6 tháng gần đây, kinh tế gia đình em đã ổn định, mọi khó khăn đã giải quyết xong.
Hiện tại em có công việc ổn định, lương tháng cũng đủ sống và để dành được một chút. Em định tiến đến hôn nhân với ban gái nhưng kết quả tình yêu lại “gãy gánh” thế. Mặc dù em đã nhiều lần níu kéo, nhưng câu trả lời của cô ấy vẫn là “Em không biết, em không dám chắc”.
Em rất đau khổ, không biết phải làm gì. Em đã thử chia tay 1 thời gian, nhưng sau đó em nhận thấy mình vẫn còn yêu cô ấy nhiều lắm. Em có hỏi thì cô ấy nói vẫn còn yêu, nhưng sợ cảm giác về làm dâu trong gia đình em. Vậy em phải làm gì để không đánh mất tình yêu của mình? – (Tuân).
Lâu nay chỉ nghe chị em than trách đàn ông chúng tôi, nhưng không hẳn thế. Mời chị em xem chuyện tôi kể rồi cho tôi xin một lời khuyên!
Tôi năm nay 42 tuổi sinh ra ở miền Trung nơi quanh năm nắng gió, mưa bão, tuổi thơ tôi với lấm lem bùn đất với ngô khoai sắn, bữa đói bửa no. Năm lên 7 tuổi thì mẹ tôi mất để lại cho cha tôi 8 đứa con thơ, đứa nhỏ nhất 2 tuổi. 8 chị em đùm bọc nuôi nhau ăn học. 10 năm sau cha tôi mới được về hưu, dù hoàn cảnh khó khăn nhưng tất cả anh chị em trong nhà đều học hành đàng hoàng. Đến tôi thì quá khó khăn, tôi chỉ mong học nhanh ra trường kiếm cơm ăn nhưng sự đời không như mình nghĩ, học xong đi tìm việc khắp nơi, không được, tôi đi làm thuê khắp nơi để kiếm tiền xin việc, ở nhờ anh chị có khi ăn cơm chan nước mắt. Việc xin chẳng được, nợ tiền xin việc không có trả, tôi đành vào Nam kiếm việc làm hai bàn tay trắng. 4 ngày 4 đêm xe đò từ Tây Bắc vào Sài Gòn, không người thân anh em, tôi làm đủ các nghề từ bốc vác rửa xe, đóng hàng ở chợ, chạy xe ôm làm tiếp thị, vừa làm vừa học, làm ở đâu xin ở nhờ ở đó, vỉa hè hay chỗ rửa xe với tôi như thế đã hạnh phúc lắm rồi.
Trong quá trình đi học tôi quen anh bạn thành phố rất tốt vì cũng hoàn cảnh như tôi. Trong nhóm bạn của anh có vợ tôi. Do mặc cảm với hoàn cảnh nên tôi không dám nghĩ tới tình yêu, cũng không có nhiều khái niệm hay kinh nghiệm về tình yêu, chỉ lo làm kiếm tiền trả nợ, trang trải cuộc sống. Vì hai hoàn cảnh trái ngược nhau, tôi dân tỉnh, em dân thành phố, tôi nhà nghèo em nhà giàu, tôi lo làm ngoài đường, em ở nhà cũng có việc làm. Nói thật tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện yêu, lấy em, nhưng trong đám bạn trai xung quanh thì cô ấy lại để ý tới tôi, không biết tôi có gì khác người không. Cái gì tới cũng tới cô ấy chủ động yêu, chủ động dâng hiến. Tôi như mảnh đất khô cằn được vở hoang mù mờ với đầy cảm xúc. Khi tỉnh dậy, đã quá muộn tôi đã 31 tuổi em 32. Lúc này bỏ thì thương, vương thì tội dù trong suốt thời gian đó, không ít lần, em xúc phạm tôi gia đình tôi . Vì nghĩ mình cũng có một phần lỗi tôi bỏ qua, chuẩn bị làm đám cưới, trước ngày cưới 1 tháng cha tôi mất như báo trước một điều không tốt lành. Tôi bảo em về nhà tôi làm đám tang cho cha, em không về bảo nhà xa và chưa chuẩn bị được gì.
Tôi phải về 1 mình, lo việc cho cha xong tôi quay vào Sài Gòn đi làm, nói phải chịu tang cha 3 năm theo phong tục, bị ốm 4 tháng, em không hỏi thăm hay chăm sóc gì. Khi tôi nhờ nấu cháo thì em bảo: “Con này chết rồi nó không quen hầu hạ người khác”. Bó tay, tôi chia tay, cô ấy quen vài người rồi chán vì không có tương lai, quay lại năn nỉ tôi. Một lần nữa, tôi lai bỏ qua , làm đám cưới. Tôi góp vơi gia đình vợ một số tiền để vợ làm ăn, phòng khi thất nghiệp vẫn có tiền cho vợ con sống.
Địa ngục bắt đầu từ đây. Lúc này tôi đã có nhà riêng, một công ty, đã có hộ khẩu thành phố như bao người. Vợ nói có bầu nên ở nhà mình cho tiện, không phải đi lại, tôi thương con thương vợ nên đồng ý. Trong suốt thời gian mang bầu, vợ, anh vợ cãi nhau vợ, mẹ vợ cãi nhau. Cứ mỗi lần như thế anh vợ lại điện thoại, sĩ nhục tôi không thiếu thứ gì tôi yên lặng không nói lời nào cho nhà được yên vì nghĩ vợ đang mang bầu không nên xúc động có hại cho con, mặc dù tôi không lỗi gì.
Vợ sinh 1 mình tôi lo hết, mỗi lần mẹ vợ vô thăm cháu tôi phải cho tiền xe ôm mới đi. Vợ sinh mổ hết thuốc mê đau, vợ la mắng, tôi phải xin lỗi bác sỹ . Phòng có 6 sản phụ lúc vợ nóng thì cho mọi người mở quạt, lúc vợ lạnh vợ bắt tắt quạt , những người đi nuôi không chịu, họ phản ánh trưởng khoa, mọi người đòi cho vợ ra ngoài hành lang, tôi phải xin lỗi mọi người đi nuôi sản phụ. Vợ không có sữa, tôi mua móng heo nấu đu đủ năn nỉ vợ ăn được vài miếng rồi bỏ. Tôi mua móng dê nấu cháo đậu vợ không ăn, không có sữa vợ đổ thừa tôi. Vợ đi tắm nước lạnh, không kiêng một tuần sau vợ bị liệt dây thần kinh số 7 méo mặt, xếch một bên mắt, vợ cũng đổ thừa cho tôi. Tôi yên lặng chịu đựng, hàng đêm thức 4 lần pha sữa cho con, ngồi ru con ngủ, đau hết cả lưng.
Con bú sữa ngoài 1 tuần đi viện 3 lần nhưng sáng tôi vẫn dậy sớm, rửa bình sữa cho con, phơi nắng cho con, chở vợ đi châm cứu gần 2 tháng mới khỏi.
Nghĩ rằng khi sinh nở phụ nữ hay stress, vợ muốn đi xem phim, tôi ở nhà trông con, cho vợ đi xem với bạn. Thấy chân vợ có vết thâm có sẹo tôi mua thuốc bôi làm mờ sẹo cho vợ, vợ không dùng còn la chồng. Khi có bạn bè rủ đi ăn, tôi mang vợ đi nhưng đến nơi không hòa nhập được về nhà vợ cũng chửi tôi. Đi đường thấy cô nào ăn mặc đẹp , vợ bảo tôi liếc gái, về nhà lại chửi chồng.
3 lần tôi viết đơn ly dị, vợ đều xé. Đỉnh điểm lá mùng 7 tết 2010, mẹ vợ dựng chuyện tôi ôm người làm trong nhà. thế là vợ và mẹ vợ cãi nhau. Anh vợ được thể nhảy vào chửi tôi, xúc phạm cha mẹ tôi. Hết chịu nổi tôi nói anh không đủ tư cách nói chuyện với tôi. Khi tôi về nhà, đang bế con lúc này được một tuổi rưỡi, anh tay cầm kềm, tay cầm búa định hành hung 2 cha con tôi, đuổi tôi ra khỏi nhà nếu không cúp điện, nước nhà tôi.
Tôi mời mẹ vợ vô nói vài câu rồi ra đi về nhà mình ở, lúc này vợ thưa anh vợ ra công an, anh bị công anh kêu lên quạt một trận, làm chị dâu phải xin lỗi. Có lẻ, mẹ vợ cũng thấy mình quá đáng nên cũng bảo tô về, tôi không về ,vợ, mẹ vợ bảo mua hay thuê nhà gần đây cho con nó qua lại có cha có con .Tôi vay mượn mua một căn nhà gần đó nhưng vợ lấy cớ không ở chung cư quen nên không về. Hai mẹ con bảo tôi lấy cớ đó ra đi khỏi phải trông con, bắt tôi bán nhà. Tôi kiên quyết không bán, ở 1 mình từ dạo ấy chạy qua lại với con. Tôi cũng ly thân vợ từ đây, tôi vẫn có trách nhiệm đóng tiền ăn học hàng tháng cho con. Tết đến, tôi vẫn đưa cho vợ khi 10 triêu có khi 12 triêu, gửi cho bà ngoại chút tiền.
Mặc dù có tiền đóng góp cho gia đình vợ làm ăn nhưng tôi không quan tâm. Lần nào đưa tiền thì đối xử có vẻ tốt, chỉ được vài hôm lại như cũ. Có lần, vợ còn thuê thợ mở khóa nhà lấy hết hồ sơ giấy tờ quan trọng bắt tôi phải chuộc. Tôi rất thương con cũng bỏ qua, vì tuổi thơ tôi cũng đã mồ côi nên tôi hiểu sự thiệt thòi của đứa con không đầy đủ cha mẹ, rất nhiều lần tôi định bỏ ra đi xong nhớ con không chịu nổi lại quay về.
Con trai gần 5 tuổi rồi bây giờ không còn nhỏ để ốm đau mỗi ngày cũng chưa đủ lớn để biết đau khổ, tôi định ra đi làm lại từ đầu, không biết có nên chăng? Còn ở lại vớ một người vợ không chịu lớn, muốn có chồng không muốn làm vợ, làm dâu 6 năm chưa một lần về quê chồng, muốn có con không muốn làm mẹ, chỉ muốn được không muốn mất, muốn nhận không muốn cho, ích kỷ bảo thủ thà bắt con phải xa cha chứ không chịu leo mấy bước cầu thang. Liệu phần đời còn lại của tôi có được hạnh phúc? khi con trai giờ cũng biết hùa theo mẹ chửi cha.
Liệu sự hi sinh của tôi có được đền đáp? Tôi như người không nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm! Các bạn hãy cho tôi xin một lời khuyên!
Tôi từng có một cuộc hôn nhân mà tôi luôn nghĩ sẽ lâu dài, bởi chúng tôi tự nguyện đến với nhau bằng tình yêu. Thế nhưng…
Để vợ ở nhà lo việc nội trợ, mình tôi kiếm tiền cho gia đình. Tôi không bỏ qua bất cứ cơ hội nào có thể kiếm được tiền, vừa làm việc cơ quan, vừa tham gia biên tập cho một công ty sách, soạn chương trình cho các buỗi lễ, tiệc theo đơn đặt hàng, thậm chí kiêm luôn vai trò MC khi được mời.
Nhưng, vợ tôi không chịu nhận ra những nỗ lực của tôi. Nàng luôn so sánh tôi với những người đàn ông thành đạt và tự oán trách mình bạc phước, không lấy được người chồng giỏi giang. Thời gian nhàn rỗi, thay vì lo vén khéo chuyện nhà cửa, vợ tôi thuê một người giúp việc làm thay mình, còn nàng thì bắt đầu những cuộc hẹn hò với bạn bè thời con gái. Ban đầu là cà phê, sau lại đến vũ trường, quán bar. Hôm nào đi làm về tôi cũng chỉ gặp con gái và người giúp việc. Khi nàng về, kim đồng hồ luôn chỉ hơn số 10.
Thoạt đầu, tôi tỏ ý không hài lòng, vợ tôi còn ái ngại thanh minh này nọ nhưng lâu dần, nàng nói thẳng là sống với tôi nàng thấy quá nhàm chán, nếu không có bạn bè thì cuộc sống chẳng còn ý nghĩa gì. Tôi đề nghị nàng tìm một việc gì đó để làm, hoặc buôn bán thì nàng lu loa rằng bạn bè của nàng lấy chồng được cưng chiều, ở không hưởng phước, còn nàng thì vô phúc vớ phải ông chồng muốn vợ phải đi làm. Thế là tôi đành nhẫn nhịn cho qua chuyện.
Rồi đến lúc nàng có nhân tình. Hắn là bạn nhảy cùa nàng, là người hằng đêm thay tôi dìu nàng từ sàn nhảy đến… lên giường. Khi sự thật phơi bày, nàng chủ động đề nghị chấm dứt quan hệ vợ chồng với tôi. Mệt mỏi sau bao nỗ lực hàn gắn đều thất bại, tôi thuận tình ly hôn. Những người mẹ khác thì luôn muốn bắt con, vợ tôi ngược lại, giao con cho tôi nuôi. Nàng bảo, muốn hoàn toàn tự do để làm lại cuộc đời. Không hiểu sao, khi tòa tuyên ly hôn, tôi lại cảm thấy lòng nhẹ tênh chứ không vật vã hay đau khổ như tôi đã tưởng. Hóa ra, tình yêu trong tôi đã chết từ lâu, những cố gắng níu kéo chỉ vì con cái.
Giờ con ở cùng tôi, tôi thừa khả năng nuôi nấng và chăm sóc cháu mà không cần bàn tay mẹ nó. Khi trở lại làm người tự do, tôi chỉ hối tiếc vì mình đã không buông tay sớm hơn. Ly hôn với tôi thực sự là lối thoát….
“Một tuần ông làm nhiệm vụ với vợ mấy lần? Nhìn dây đoán củ, gầy nhẳng thế kia chắc vợ ông buồn lắm!”; “Vòng 3 cái Hoa nhân sự nhìn hấp dẫn phết, mà nó lấy chồng mấy năm vẫn chưa bầu bí gì, hay khoai thằng chồng bị hà?…”
Đó chỉ là vài trong vô vàn cách tếu táo của “quý ông” xung quanh vấn đề muôn thuở hấp dẫn họ: chém gió về sex. Không chỉ ngoài trà đá, quán bia mà ngay tại phòng làm việc, mỗi khi có dịp là các đồng nghiệp nam đua nhau hưởng ứng, kèm theo những tiếng cười khoái trá khiến không ít chị em phụ nữ ngượng chín mặt khi vô tình nghe được hay bị lôi vào chủ đề bàn tán.
Ra trường không lâu, Hải (24 tuổi) được tuyển làm hợp đồng ở một cơ quan nhà nước. Vốn tính chín chắn, những ngày đầu cậu vẫn luôn nhắc nhở mình phải kiêng dè trong lời ăn tiếng nói. Thế nhưng, chỉ vào cơ quan được vài ngày Hải đã cảm thấy sốc trước mức độ “tám” chuyện của các đàn anh làm cùng phòng.
“Phòng có 7 người thì 4 anh đã có vợ con, 2 anh còn lại cũng chuẩn bị cưới nên ai cũng nhiều kinh nghiệm ‘chuyện ấy’. Chỉ cần một người khơi ra là lập tức tất cả đều nhao vào hưởng ứng”, Hải cho biết.
Chủ đề các đồng nghiệp của Hải hay nói là thi nhau khoe khả năng “chiến trận”. Ai cũng cho là mình hơn người khác nên không ngượng miệng nói về tần suất, thời gian, khả năng “chăn rau”, bồ bịch công sở.
“Lão Khải phòng bên cạnh còn khuyên mình: ‘Sau này lấy vợ thì kiếm em nào chiều được khoản ấy. Chứ như anh ngày xưa chỉ biết yêu, sau này mới biết cỡ mình phải lấy 3 vợ’. Mà quả thật, suốt ngày thấy ông ấy lên mạng kiếm ‘rau sạch’, giờ nghỉ trưa là mất hút khỏi công ty'”, chàng trai cho biết.
Lúc đầu chưa quen nên cậu còn đỏ mặt tía tai nhưng lâu dần cũng dỏng tai nghe ngóng, cười trừ cho qua chuyện. Anh xem việc này chẳng hại đến ai, còn giảm stress công việc, với lại “biết đâu học hỏi được chút ít kinh nghiệm… làm vốn”.
Theo Minh Tiến – nhân viên một công ty quảng cáo ở Hà Nội, thì mức độ “tám” chuyện sex ở công sở như vậy vẫn còn nhẹ. Ở cơ quan, cậu thường xuyên chứng kiến cảnh mấy ông có vợ đánh giá “hàng họ” của mẫu ảnh và cả đồng nghiệp nữ cơ quan.
“Có hôm đang ngồi làm thì ông anh bàn bên gọi giật đùng đùng: ‘Sang đây mà xem ảnh facebook em Hường mặc bikini này. Suốt ngày thấy em ấy mặc quần bò, sơ mi, giờ mới biết bên trong ngon đáo để. Để gọi cho em ấy cảm ơn vì đã cho anh em rửa mắt'”, Tiến dẫn lại.
Tưởng đồng nghiệp này nói đùa, ai ngờ ông này làm thật, vừa khen ảnh đẹp, các vòng “ngon”. Kết thúc cuộc điện thoại còn nói: “Lần sau em mặc hai mảnh, loại mỏng mỏng chút cho anh còn soi chứ như này mất công tưởng tượng, mệt lắm”, Tiến chậc lưỡi tỏ ra phục về độ trơ của ông đồng nghiệp.
Còn Hiệu (quê Hà Nam), làm cho một công ty máy tính trên đường Láng Hạ, (Hà Nội) tâm sự, anh từ con “gà mù” trở thành một nhà “hùng biện”… khi chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác cùng công ty.
“Trước đó, mình làm bên phần mềm, cả ngày chỉ chúi mũi vào máy tính, rảnh rang là mấy anh em đấu game. Nhưng khi chuyển sang bộ phận phát triển khách hàng thì ôi thôi, mình cũng không ngờ khả năng ‘chém gió, chém bão’ của mình tăng lên thế”, Hiệu nói
Điển hình trong khả năng ăn nói của Hiệu phải kể đến độ bạo dạn khi nói về chuyện giường chiếu. “Có hôm mấy anh em đang ngồi nói chuyện về ‘súng ống’ thì một em thực tập không gõ cửa mà cứ thế đi vào mượn bút xóa. Được thể chúng mình thi nhau mời gọi: ‘Thanh ơi! Ra đây anh cho mượn, bút của anh vừa to vừa lắm mực, viết mãi không hết’. Cô em này ngây thơ tưởng thật lại gần, cả hội phá lên cười. Nhìn mặt em đó ngơ ngơ đến tội”, chàng trai 27 tuổi cười nhăn nhở.
Không chỉ đám nhân viên quèn “rảnh rỗi sinh nông nổi”, mà theo Hiệu mấy sếp lớn của anh cũng không kiêng dè gì chuyện này. Lúc đầu nhân viên còn sợ sếp biết nhưng một lần sếp đột ngột chứng kiến chuyện “tám”, không những không chê trách mà còn hùa theo.
“Thú thật trong vấn đề tế nhị này ai cũng như ai thôi, thằng nào khỏe thằng đó làm ‘sếp’. Có bận sếp bảo máy tính chậm, kêu đi sửa thì mình thấy trong phần lược sử máy sếp toàn web đen. Sếp cho mượn mấy quyển sách kinh doanh về đọc mà trong đó còn kẹp cả ‘áo mưa’ nữa ấy chứ”, anh chàng kể.
Đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma, 26 tuổi mà Hiệu vẫn chưa mối tình vắt vai. “Cái tiếng nhân viên kinh doanh dẻo miệng thành sạn rồi nên chẳng em nào trẻ trung về phòng này cả, hoặc giả có về thì lại chuyển đi mất. Giờ trong phòng còn toàn thằng độc thân, không ai thèm ‘hốt”, Hiệu thật thà.
Minh Tiến cũng không khá hơn khi đang “tăm” một cô em cùng cơ quan. Nhưng lúc cô này bị chính đồng nghiệp đem ra đo đạc chi li 3 vòng, rồi bình luận cả nốt ruồi đằng sau áo thì cậu thấy khó chịu như đang bình luận về mình.
“Ban đầu anh em còn thân thiết nhưng sau mấy vụ bị các ông đó trêu chọc, có tôi tham gia thì cô ấy tránh tôi như ‘đỉa phải vôi’. Giờ tiếp cận người ta càng như bắc thang lên trời”, Tiến lộ vẻ chua xót.
Một người ở cơ quan Hải thậm chí còn bị sếp “trù” khi biết anh mang “chuyện ấy” ra đùa. “Lão ấy buột miệng trêu một chị cùng cơ quan khi có sếp đang ở đó. Mặt sếp sa sầm, gọi anh này sang phòng riêng nói chuyện. Từ đó thấy anh này chẳng bao giờ bắt chủ đề trước nữa. Mà lão cũng bị cắt thưởng đợt lễ 30/4”, Hải kể.
Theo chuyên gia tâm lý Hồng Hà – Trung tâm tư vấn tình yêu, hôn nhân, gia đình Nhịp cầu hạnh phúc thì cả đàn ông và đàn bà đều nói về chuyện tế nhị, song mức độ đàn ông có vẻ thô tục, bạo dạn hơn. Phụ nữ chỉ xem đó như tâm sự, chia sẻ, còn đàn ông lại thích đánh giá, khoe khoang.
Xét ở một góc độ nào đó, đúng là tếu chuyện chăn gối có thể giảm stress, như một kiểu đùa vui, trong sáng song đôi khi một số người có ý xấu, là quấy rối tình dục. Vì thế chuyên gia khuyên, thứ nhất để giữ thói quen này của đàn ông trong ngưỡng “an toàn” thì chỉ nên nói chuyện chung chung nhưng không ám thị vào một đối tượng cụ thể như kiểu nhận xét 3 vòng của một đồng nghiệp nữ.
Thứ hai, nói chuyện sex cũng cần phù hợp với không gian và đối tượng. “Đàn ông ngoài quán bia, là bạn bè thân thiết thì có thể thoải mái tám chuyện vì đó chỉ như lời nói gió bay. Nhưng trong môi trường công sở, một khi quá tục tĩu sẽ dễ bị đánh giá văn hóa, con người”, chuyên gia nói.
“Chuyện tiếu lâm cũng có những mức độ của nó, thô mà thanh chứ không phải đã thô, lại tục, gợi dục. Nhất là trong môi trường công sở, mọi lời nói, cử chỉ đều bị đánh giá, săm soi từ nhiều phía, nhiều người. Đừng vì để sướng cái miệng mà hại cái thân”, nhà tâm lý khuyên.
Và hậu quả bây giờ là Tính luôn phải “chào thua” vợ trong mọi trận chiến. Trong mắt thiên hạ, anh trở thành người chồng nhu nhược dưới “ách thống trị” của cô vợ ghê gớm.
Còn nhớ, trước khi cưới, không ít lần bố mẹ ra sức ngăn cản Tính đến với Trang. Đơn giản vì tính tình Trang đanh đá, hễ có gì không ưa là làm “loạn” cả nhà.
Chưa cưới nhau mà mỗi lần qua nhà Tính, cô chỉ đạo mọi việc từ A-Z, ngay cả mẹ chồng cũng bị “nạt” dù lúc ấy cô mới là dâu hờ. Điều đó khiến mẹ Tính sống chết bắt Tính phải bỏ Trang. Nhưng nghĩ, Trang chỉ “khẩu xà tâm Phật”, thẳng tính nên dễ mất lòng người khác. Vì vậy, dù bị phản đối, Tính vẫn “rước nàng về dinh”.
Và hậu quả bây giờ là Tính luôn phải “chào thua” vợ trong mọi trận chiến. Trong mắt thiên hạ, anh trở thành người chồng nhu nhược dưới “ách thống trị” của cô vợ ghê gớm.
Hai vợ chồng bàn bạc xây nhà, có vợ giúp thì cũng tốt, nhưng giúp như Trang chắc không có bà vợ thứ 2 nào làm được. Từ mọi việc cơm nước cho thợ, trông coi tiến trình xây dựng đến vay mượn để làm thêm đều do một mình Trang quyết hết.
Chưa dừng ở đó, mặc dù Tính đã thuê người về thiết kế cho ngôi nhà, nhưng Trang vẫn không ưng ý. Cô yêu cầu phải sửa nhà bếp theo ý cô, bể nước phải ở chỗ này. Rồi cô liên tục chê thiết kế dở ngay trước mặt thợ làm Tính nhiều phen mất mặt mà đành im lặng.
Nhà xây xong, đến màu sơn, rèm cửa, kê giường tủ ở đâu… Trang cũng quyết định toàn bộ. Hễ Tính muốn làm chỗ này, Trang lại ngay lập tức chuyển đồ đi chỗ khác với hàng ngàn lí do biện luận hùng hồn. Dù đúng hay sai Tính cũng phải theo ý cô.
Xây nhà là một chuyện, sinh con năm nào, tuổi gì cũng phải do cô lựa chọn khiến Tính vô cùng chán nản.
Để sinh được con trai, Trang nhờ bác sỹ tư vấn nào là canh trứng, canh ngày, canh giờ… Cô bắt Tính nghiêm túc thực hiện mệnh lệnh của mình, thành ra đến lúc “lâm trận” Tính chẳng còn hứng thú gì. Aanh đáp ứng vợ như một cái máy mà trong đầu toàn nghĩ chuyện đâu đâu.
Mỗi lần anh mở miệng định góp ý, giải thích, ngay lập tức Trang đã “chặn họng”: “Em biết anh định nói gì rồi, không bàn nữa, em đã quyết thì cứ thế mà làm” hay “Anh xem, có việc gì anh làm là hợp lý đâu, lần nào em cũng phải sửa”. Sau nhiều lần như vậy, anh ít chia sẻ với vợ hơn.
Cho đến một lần, công ty Tính làm ăn khó khăn, Tính bị cho nghỉ trong đợt giảm biên chế. Trong khi đó, công việc kinh doanh của Trang lên như diều gặp gió. Cô từ nhân viên được tiến cử lên trưởng phòng và đang được đề xuất lên chiếc ghế phó giám đốc còn trống.
Nhân việc này, Trang dứt khoát: “Nhà mình một tay em cũng kiếm đủ nuôi 2 bố con anh. Anh ở nhà chăm sóc cu Bin, chăm lo cơm nước cho em là được rồi”. Nói là làm, hôm sau Trang liệt kê hàng dài danh sách ăn gì, mua ở đâu, chăm con thế nào… và đưa cho Tính lo, còn cô chỉ tập trung lo toan kinh tế.
Tìm việc 2 tháng mà không thấy hy vọng, Tính đành ngậm ngùi ở nhà và mọi việc diễn ra đúng ý sắp đặt của Trang. Tính vốn ít nói giờ lại càng ít nói hơn. Anh chép miệng, thôi thì vợ lo kiếm tiền, mình lo chăm con, âu cũng là lẽ thường tình!
Nhưng cũng từ ngày đó, hễ bực tức ở công ty Trang lại về nhà “đá thúng đụng nia”, liếc xéo rồi chửi khéo Tính khi anh chưa kịp nấu xong bữa cơm, khi con khóc, con quấy, khi mấy cái áo chưa kịp giặt…
Hàng trăm thứ chuyện lặt vặt nhỏ tí cũng khiến Trang tức giận. Vậy mà Tính cũng không nói gì. Nếu Trang có hỏi thì anh chỉ buông vài lời quen thuộc: “Em làm gì cũng được” hay “Mọi việc đều do em quyết”, khiến máu nóng trong người Trang càng được đà sôi lên. Cô giận dữ: “Vậy tôi ly hôn cũng được phải không?” mà Tính vẫn im lặng.
Một hôm, mẹ chồng lên chơi, thấy Tính đang lúi húi lau nhà, xót con bà nạt: “Cái Trang đâu không làm mà lại để thằng Tính làm thế này. Đàn ông con trai lo việc lớn chứ sao lại lúi húi ở nhà như đàn bà thế…”.
Chưa kịp nói hết câu, Trang khó chịu ra mặt: “Tiền nhà này một tay con lo, anh ấy có mỗi việc ở nhà làm mấy việc đó thôi, có gì ghê gớm đâu. Con còn nhiều khách hàng, hợp đồng đang chờ, không rảnh để làm mấy việc đó”.
Mẹ Tính tức sôi máu mà không nói được câu nào. Bà tức giận quay sang trách con trai: “Từ mai đi tìm việc ngay, mày định làm chồng hay làm vợ?” rồi sa sầm mặt mày bỏ về. Trang cũng bỏ vào phòng nhưng vẫn không quên cằn nhằn: “Anh làm nhanh lên, được ngày nghỉ mà cũng không yên thân”.
Tính định nói gì đó, song anh lại thôi. Nếu anh không quá nhu nhược có lẽ vợ anh đã không trở nên ghê gớm đến vậy. Ngay ngày mai, anh sẽ đi tìm việc thôi. “Nhất định là phải đi làm” – Tính nghĩ thầm.
Cảm giác bất lực ùa về, anh thấy mình thật đúng như lời vợ nói: “Anh là người chồng nhu nhược!”.
Tôi lấy chồng không được sự đồng ý của cha mẹ. Cưới nhau, chồng tôi vẫn đang xin việc làm, còn tôi là cô giáo tiểu học ở trường huyện.
Làm vợ anh trong thời điểm đó, tôi tự hào đã yêu anh không tính toán, dù cha mẹ hăm dọa “gạch tên khỏi danh sách thừa kế”.
Chúng tôi ra thị xã thuê phòng trọ để anh dễ có cơ hội xin việc làm. Hàng ngày tôi chạy xe từ thị xã về huyện hơn 20 cây số để dạy học và ngược lại. Mùa khô gió hanh rát mặt, mùa mưa ướt lạnh, nhưng về đến nhà có sẵn cơm canh chồng nấu, thấy đời vui lắm dù nửa cuối tháng, mâm cơm chỉ có món rau xào suông. Thỉnh thoảng em gái tôi đến thăm, trước khi ra về em gái thường hỏi “Anh chị cần tiền không?”. Câu hỏi khiến nung nấu trong lòng tôi ý nghĩ, một ngày nào đó vợ chồng tôi sẽ quay về chào cha mẹ trong tư thế thật xênh xang.
Sau một năm hai đứa sống bằng tiền lương của tôi thì anh xin được việc ở Đắk Nông, một tỉnh mới tách ra từ Đắk Lắk. Nhân sự chưa ổn định, hàng tuần cán bộ công nhân viên chức từ tỉnh Đắk Lắk về Đắk Nông làm việc cho đến cuối tuần thì họ quay về với gia đình, còn anh là nhân viên tép riu mới toanh, có nhiều cuối tuần phải ở lại để kiêm luôn công việc bảo vệ cơ quan.
Tôi trả phòng trọ ở thị xã dọn về huyện cho gần trường. Dù ở một mình nhưng thỉnh thoảng có chồng về nên tôi không thể tiết kiệm bằng cách ở chung với bạn bè mà phải thuê riêng một phòng. Một cảnh hai quê, đi đi lại lại thăm nhau, rồi thì cơm hàng cháo chợ rất tốn kém…
Tôi có thai. Ốm nghén nôn mửa oặt ẹo mà không có chồng bên cạnh, thật buồn. Buồn hơn nữa là những cú điện thoại anh gọi về nói nhớ em bằng giọng lè nhè. Vậy, khi thất nghiệp thì không rượu chè không thuốc lá, có được việc làm thì sinh tật và đổ thừa tại buồn. Khuyên can không được, tôi dọa ly hôn, chồng thách “tùy em”.
Chụp cây bút viết đơn ngay, nhưng… ly hôn là thừa nhận cha mẹ mình đúng khiến tôi sĩ diện với gia đình mà ngừng lại. Lời xin lỗi của chồng không lấp được cái hố tràn ngập chua xót trong tôi.
Tôi vừa mong vừa sợ em gái đến thăm. Mỗi khi em gái đến, tôi nấu nướng linh đình và mua hoa về cắm khắp nơi, mở nhạc tưng bừng… tôi không muốn em chứng kiến tôi cô độc và buồn, không muốn lời em kể về mình là hình ảnh tội nghiệp, muốn ba mẹ hiểu tôi đầy đủ và hạnh phúc, để rồi khi nhìn thấy tia thương hại trong mắt em gái, tôi gồng mình để không òa khóc. Sợ mình khóc thì con sinh ra bị sầu muộn, tôi lại gượng cười đùa…
Mấy lần chồng về thăm chứng kiến tôi khóc khóc cười cười như vậy, anh sợ, hứa bỏ rượu và tiết kiệm dành dụm. Sự tình có vẻ tươi sáng hơn một chút thì nhà trường đưa ra quy định chuẩn hóa giáo viên, ai cũng phải có bằng đại học. Tôi khệ nệ bụng bầu chạy xe ra thị xã để ôn thi, bạn bè cười: “Bà xin chuyển làm văn thư là vừa, có thi đậu đi nữa thì ai giữ con cho mà đi học?”.
Bụng tôi được tám tháng thì em gái đến: “Mẹ nói khi sinh chị về nhà để mẹ chăm sóc cho”, tôi chưa kịp vui được mẹ thông cảm thì em gái tiếp: “Nhưng chồng chị không được lui tới”. Tôi gượng cười: “Tụi chị tính rồi, chồng chị xin nghỉ phép và nghỉ không lương thêm tháng nữa. Cũng ổn”.
Nhưng vào thời điểm đó, sếp quan tâm đến chồng tôi và thường yêu cầu anh cùng tiếp khách, vị trí trợ lý là trong tầm tay. Nếu anh nghỉ việc dài ngày sợ tuột mất cơ hội. “Anh coi chức trợ lý hơn em và con à?”, tôi gào lên uất ức rồi xé lá đơn xin nghỉ phép anh viết. Công danh sự nghiệp của anh cũng là của tôi, của con tôi, của cái ngày xênh xang quay về chào ba mẹ để chứng tỏ chọn lựa của mình không mù quáng.
Nuốt tủi cực vào lòng, tôi chuẩn bị tự chăm sóc mình và con, chuẩn bị đối diện với bao điều hay dở có thể tưởng tượng được… Duy nhất một điều tôi không hề nghĩ tới là mẹ chồng có mặt vào ngày con tôi chào đời.
Sự xuất hiện của bà khiến tôi mừng đến chảy nước mắt, là tôi muốn mọi người thấy tôi được nhà chồng quan tâm trân trọng biết bao.
Bà lặng lẽ chăm sóc tôi tận tình và hơn vậy nữa, bà đến chào cha mẹ tôi. Hình dung bà khép nép trước mặt cha mẹ tôi vẻ nhận lỗi vì con trai mình làm buồn lòng người khác, tôi ứa nước mắt muốn nói lời cảm ơn mà không thể thốt thành lời.
Tôi và em bé được ba tháng mười ngày thì mẹ chồng trở về quê. Tôi bận bịu vất vả hơn, nhưng nỗi buồn dịu đi nhiều lắm, vợ chồng tôi đầm ấm hơn dù vẫn một cảnh hai quê. Có lẽ đến lúc đó tôi mới thật sự cảm nhận yêu là như thế nào và người ta có thể làm được gì cho người mình yêu thương.
Con được bốn tháng thì bắt đầu học kỳ đầu tiên của chương trình đại học, lớp học tập trung ở thành phố cách nơi tôi ở 40 cây số, mỗi kỳ học kéo dài hai tháng rưỡi. Chồng tôi hỏi “Em tính sao?”. Nghĩ đến ngày mình cầm tấm bằng đại học trong tay về chào cha mẹ, ồ, đẹp hơn những hình ảnh xênh xang nhất mà tôi có thể tưởng tượng được. Nhưng mà ngay cả khi chồng hy sinh chịu ở nhà bế con thì tôi cũng không muốn cho bé bú sữa ngoài.
Đành vậy, tôi nhìn bạn bè lên đường ra phố học và xếp cất tờ giấy báo thi đậu của mình vào hộc bàn, để làm kỷ niệm thôi. Quyết định vậy nhưng tay tôi cứ bấm phím điện thoại hỏi thăm bạn bè học hành ra sao, mới nhận ra trong lòng mình nôn nao luyến tiếc.
Một lần nữa, chồng tôi lại cầu cứu mẹ. Đến lúc đó tôi mới biết là khi mẹ vào với vợ chồng tôi thì bố chồng ngoài việc nương rẫy còn phải đảm đương thêm việc của vợ ở vườn rau, các em chồng đi học về phải thay nhau nấu nướng và lo cho đàn heo, bầy vịt, vì thêm việc cho nên phải thức rất khuya mới kịp học bài.
Nhập học trễ nên tôi phải học bù rất nhiều, may mà có mẹ chồng giữ con và nấu nướng giặt giũ cho, tôi chỉ làm một việc là cho con bú. Bà chủ nhà trọ nói kiếp trước tôi làm gì mà kiếp này có phước vậy.
Tấm lòng của mẹ chồng khiến tôi uốn nắn được chính mình, tôi không nghĩ tới ngày xênh xang như một cuộc đáp trả nữa. Tôi vẫn mong có ngày đó và cố gắng cho ngày đó, để cha mẹ tôi yên lòng thấy tôi được hạnh phúc, và để nói với con tôi “Mẹ cảm ơn ông bà nội và các cô chú của con nhiều lắm”.
6 năm chúng tôi sống với nhau như vợ chồng, tôi lo lắng, chăm sóc anh đúng nghĩa một người vợ; anh cũng vậy, rất hạnh phúc và vui vẻ. Anh chia tay vì không muốn tôi tiếp tục đau khổ chờ đợi.
Tôi năm nay 28 tuổi, gia đình cũng có ăn có mặc, là cô gái có ngoại hình. Mọi người xung quanh nhìn nhận về tôi và gia đình là tốt, hạnh phúc, đàng hoàng, ai cũng muốn làm sui gia. Tôi được nhiều người thương và hỏi cưới, toàn người tốt và giàu có.
Tôi biết anh 10 năm, yêu nhau 6 năm, thời gian không phải ngắn. Chúng tôi yêu nhau rất vui vẻ, hạnh phúc, cứ tưởng không bao giờ xa nhau. Vậy mà khi về quê nghỉ lễ 30/4 vừa rồi, lúc lên Sài Gòn anh nói chia tay vì không xứng với tình yêu của tôi, không muốn tôi chờ đợi anh để mất tuổi xuân.
Tôi cứ nghĩ anh nói chơi nhưng đó là sự thật. Tôi đau lắm, đau đến tận xương tủy. 6 năm chúng tôi sống với nhau như vợ chồng, tôi lo lắng, chăm sóc anh đúng nghĩa một người vợ; anh cũng vậy, rất hạnh phúc và vui vẻ.
Trong thời gian quen nhau, gia đình tôi ai cũng biết anh, rất yêu thương anh, ai cũng mong chúng tôi đám cưới. Gia đình anh chẳng ai biết tôi, chẳng biết anh có bạn gái, tôi hỏi sao không dẫn tôi về nhà, anh nói mẹ muốn anh lấy vợ ngoài Bắc. Gia đình anh quê ở một tỉnh phía Bắc, muốn anh phải lấy vợ Bắc. Anh rất thương ba mẹ, tôi cũng thương ba mẹ anh vì đã sinh ra anh. Tôi không hiểu con gái Nam thì sao, miễn cưới nhau về sống hạnh phúc, phải đạo làm dâu làm vợ là được rồi.
Anh hứa sẽ cưới tôi, cho anh thời gian để nói chuyện với gia đình. Tôi cho anh thời gian đúng 6 năm, chờ đợi anh để giờ tôi đau. Anh chia tay vì không muốn tôi đau khổ chờ đợi, nhưng anh có biết chính anh làm tôi đau như thế nào. Tôi chưa bao giờ hối hận vì đã chờ đợi, tôi hối hận vì anh không cho tôi về ra mắt gia đình, không cho tôi cơ hội để biết gia đình anh không thích tôi ở chỗ nào. Nếu 2 người thật sự yêu nhau thì cùng cố gắng tìm hạnh phúc của mình chứ sao anh từ bỏ để làm cả 2 đau khổ?
Tôi biết giờ đây anh cũng đau khổ vì hơn ai hết tôi biết anh yêu tôi như thế nào. Chúng tôi chia tay đã 2 tháng rồi, anh tránh tôi, không có cách nào để gặp anh. Từ ngày xa nhau đến giờ tôi bị stress nặng, cố gượng cười vì không muốn người thân lo lắng, nhưng rồi tối nào cũng khóc. Nơi tôi đang ở chỗ nào cũng có hình bóng anh. Thật sự tôi không muốn từ bỏ hạnh phúc của mình đâu.
Minh
– Nhỏ to tâm sự chuyện tình cảm tình yêu hôn nhân gia đình và cuộc sống