Chị em nó ít giao du chơi bời, suốt ngày ru rú ở nhà với bố mẹ. Bạn bè thường cười trêu, đúng là “hội chứng gà công nghiệp”.
Xa nhà, xa bố mẹ, đi học đại học, chị nó ở nhà bác ruột nên bạn bè xã hội của chị không mở rộng hơn là mấy. Chị vẫn sống rất nhút nhát, kín kẽ, với cả người nhà cũng ít khi chia sẻ, chị em gái chẳng mấy lúc chuyện trò.
Tới tuổi đi làm chị ra ngoài ở trọ. Bên ngoài thì ít giao lưu, hết giờ làm chị chỉ lướt mạng, cuối tuần nào cũng phóng xe về với bố mẹ, chưa thấy chị nói yêu ai bao giờ, có vẻ như quan hệ với đồng nghiệp cũng không được tốt.
Chị nó vẫn cứ vậy, cho đến một ngày con trai bà chủ nhà chị trọ vốn làm ở xa giờ thất nghiệp, về gần tìm việc, thấy chị nó hiền khô, bao năm chẳng yêu ai, công việc ổn định, gia đình cũng tương đối thì tấn công. Vào đúng thời điểm bố mẹ nó giục như hò đò, thậm chí là nhiếc chị việc hai tám rồi mà chưa chịu đi lấy chồng, thế là chị gật.
Nhưng không hiểu sao anh chị lấy nhau mãi chẳng có con, ai cũng buồn não nề. Đã thế hàng xóm còn ác ý cho rằng chị sống buông thả hồi xa nhà học đại học, nạo phá lắm vào giờ mới “tịt”. Tin đồn đến tai bố mẹ chồng chị, khiến mối quan hệ của chị với nhà chồng vốn đã trục trặc nay càng chẳng ra gì. Chị muốn ly hôn nhưng mẹ đẻ chị dọa sẽ từ mặt, sẽ đập đầu vào tường mà chết…
Dạo này ngôi nhà nhỏ càng trở nên u ám hơn. Bố mẹ nó chẳng còn thiết nhắc nhở, giục giã nó lấy chồng.
Tôi thầm nghĩ là đồng nghiệp với nhau có gì không đúng thì nói thẳng với nhau cũng là giúp nhau sửa đổi ấy thế mà lại đi than thở sau lưng tôi, thì lúc nào người mới cũng nhiều sơ xuất và không có kinh nghiệm phải không.
Tâm trạng tôi lúc này có thể nói không còn từ nào diễn tả trọn nỗi buồn trong tôi. Tôi một cô gái khá may mắn khi được một cô giáo giỏi nổi tiếng nhận làm học trò. Tôi thấy vui lắm nhưng cũng cảm thấy trách nhiệm nặng nề đặt trên vai mình, lỡ làm không tốt sẽ làm phụ lòng cô, lỡ mà mình sơ sót sẽ khiến cô buồn, nói chung tôi chỉ biết cố gắng và cố gắng.
Nhưng niềm vui, niềm động lực trong tôi đã dập tắt ngay khi mới ngày đầu tôi đi làm về, tối đó tôi nghe nhỏ bạn cùng phòng, cũng là em gái họ của bạn trai tôi đang thực tập ở đó về kể cho tôi nghe hình như mấy chị trong công ty không ai thích tôi hết, hôm nay lúc ăn trưa nghe mấy chị bàn tán nói chung không tốt về tôi, tôi nghe thấy mà lòng nặng trĩu, tôi có cảm giác mình bị tổn thương.
Có lẽ với các bạn đó là một chuyện bình thường hết đỗi bình thường nhưng với tôi nó là điều tồi tệ nhất, tính tự ái trong tôi trỗi dậy tôi thấy xấu hổ khi đối diện với nhỏ vì nhỏ cũng đi thực tập mà lại được yêu mến hơn tôi trong khi tôi đi làm hết sức bình thường mới có một ngày mà bị nói than mệt này nọ.
Tôi thầm nghĩ là đồng nghiệp với nhau có gì không đúng thì nói thẳng với nhau cũng là giúp nhau sửa đổi ấy thế mà lại đi than thở sau lưng tôi, thì lúc nào người mới cũng nhiều sơ xuất và không có kinh nghiệm phải không, tôi gần như muốn khóc thật sự là muốn khóc khi nghe những lời đó. Tôi đã gửi mail cho cô xin nghỉ vì tôi thấy trong cùng một chỗ làm mà không hài lòng về nhau như thế sẽ không có động lực để mình tiếp tục đâu.
Nhưng mà cô đã nói tôi rằng công ty không bao giờ có chuyện đó xảy ra, vì nội quy công ty là thế, tôi tin cô nhưng tôi cũng vẫn buồn không lẽ nhỏ nói sạo tôi. Cô gọi tôi tới để hỏi nhỏ cho rõ nhưng tôi biết khi tôi đến đồng nghĩa với việc nhỏ sẽ bị ảnh hưởng sau này, tôi không muốn vì tôi mà làm ảnh hưởng tới nhỏ, nhất là khi nhỏ có quan hệ anh em với bạn trai tôi.
Tôi thấy buồn lắm khi nhỏ giận hờn tôi trách tôi đã nói ra, nhỏ mắng tôi không chơi với tôi nữa, tôi thấy có khi mình đã sai rất nhiều, nhỏ nói đúng tôi chỉ nghĩ cho bản thân tôi thôi chỉ biết tự ái của bản thân mà không nghĩ tới ảnh hưởng của nhỏ. Nhỏ hằng ngày phải tới công ty, nhỏ không muốn mới đi thực tập mà gây định kiến với người ta, nhưng có lẽ trong lúc đó tôi hơi mất bình tĩnh mà đã nói cho cô biết, tôi thấy tôi ngốc lắm tôi không biết bình tĩnh sẽ hỏng hết mọi chuyện, có lẽ trong tôi luôn thiếu đi từ “ nhẫn”, một từ tôi cần phải cố gắng sửa đổi để có được nó.
Tôi biết giờ tôi có xin lỗi nhỏ cũng không tha lỗi cho tôi đâu, vì tôi đã làm nhỏ bị ảnh hưởng, tôi thật sự thấy mình đúng là kẻ chuyên gia gây rắc rối, là một kẻ chị suốt ngày sợ người này nghĩ sai về mình người kia nghĩ không đúng về mình. Nếu cuộc sống cứ sợ thế này thế kia thì sao tôi thành công được phải không.
Sau lần này tôi biết tôi đã học được một bài học vun đắp cho từ nhân nhưng đánh đổi cho nó là một tình bạn tôi đã có hơn ba năm qua, nhưng thật sự nhỏ đã không hiểu tôi.
So với nhiều người đàn ông khác, ba tôi không bằng một góc của người ta, không chức quyền, không giàu sang, không thành đạt, không to cao vạm vỡ. Nhưng ít ra, với những người phụ nữ trong gia đình tôi, ba là người đàn ông vĩ đại nhất thế gian này.
Cái hồi ba mẹ còn tán nhau, nghe đâu ba hay phì phèo điếu thuốc để làm thơ, đến lúc lấy mẹ về, tôi mon men ra đời thì ba bỏ hẳn thuốc vì sợ ảnh hưởng đến con nhỏ. Đã vậy, rượu bia ba không đụng đến một giọt, ba minh chứng ngược lại cho cái lý “nam vô tửu như cờ vô phong.”
Lúc gặp gỡ ban đầu, mẹ chẳng thèm để ý tới ba, mẹ cao ráo xinh đẹp trong khi ba nom già nua và xấu trai lắm. Thế mà, duyên số đưa đẩy thế nào, ba gặp ông bà ngoại, lọt vào mắt xanh của hai người. Ông ngoại nhất nhất nói với mẹ “chỉ có thằng này là được”. Mẹ chẳng hiểu cái “được” mà ông ngoại chấm là sao, khi mà ba chẳng có gì nổi trội so với đám trai làng dập dìu trước ngõ.
Có ông bà ngoại hỗ trợ, ba dần dần chinh phục trái tim mẹ. Mẹ nhận ra, ở con người ấy có khối điều hay ho, tài giỏi mà những người cùng trang lứa không có. Cho đến bây giờ, mẹ vẫn bảo, ba là chọn lựa đúng đắn nhất trong cuộc đời của mẹ.
Nhờ sự lựa chọn tuyệt vời đó, chị em tôi lần lượt ra đời.
Nhà nội vốn có truyền thống học giỏi nhưng không có điều kiện để học hành đến nơi đến chốn. Ba học lực xuất sắc, văn hay chữ đẹp nhưng phải nghỉ học từ năm lớp mười. Thi thoảng gặp bạn ba, mấy chú vẫn hay đùa “Ba con không học, chứ học hành tới nơi chắc phải làm to.” Nhìn ánh mắt đầy tôn trọng của họ dành cho ba, tôi thấy tự hào lắm lắm.
Ba ở nhà phụ nội mấy năm rồi xung phong đi bộ đội. Khi trở về, ba đã hơn ba mươi tuổi và mang theo một vết thương ở đầu. Huân chương kháng chiến treo ở góc nhà chẳng giúp được gì trong cuộc mưu sinh nhưng nó là minh chứng cho những năm tháng tuổi trẻ sống hết mình.
Lập gia đình, ba lại bắt đầu gồng gánh cho gia đình nhỏ. Ba làm đủ nghề để kiếm sống từ rà tìm phế liệu, xay gạo, buôn bán…
Ba vốn cẩn thận, đặc biệt trong việc chăm con. Mùa hè miền Trung nóng nực, tối đến cái nóng còn theo sát. Chị em tôi nằm ngủ thường để quạt ở đầu giường từ hôm đến sáng. Có lúc nằm ngủ mê man, chợt nghe tiếng lục đục, hóa ra, ba bê mấy chậu nước đặt trước quạt vì sợ con gái khô da.
Thời tiết chỉ hơi se lạnh, con cái nhà hàng xóm tung tăng đi ngoài đường, chị em tôi buộc phải ở trong nhà, áo ấm khăn quàng kín mít. Ba sợ mấy đứa bị cảm.
Lúc học tiểu học, hai chị em tôi thường dắt tay nhau đi bộ. Mỗi lúc trời mưa, ba lấy mảnh áo mưa che vội vào người rồi hốt hoảng đi đón chúng tôi. Dù ở cách xa mấy, tôi vẫn có thể nhận ra dáng đạp xe của ba, trên đầu đội chiếc nón tơi, tay cầm chiếc áo mưa cho hai chị em, khuôn mặt lo lắng, thất thần. Về đến nhà, thể nào ba cũng ướt nhẹp trong khi hai chị em tôi khô ráo.
Thế nhưng, ba cực kỳ nghiêm khắc và khó tính. Nếu làm một phép so sánh, có lẽ ba là người cha nghiêm khắc nhất so với những người cha của bạn bè từ nhỏ đến lớn của tôi.
Lúc nhỏ tới giờ, ba luôn hạn chế chị em tôi đi chơi, nhất là buổi tối. Ba khó tính đến nỗi bạn bè của chúng tôi đều e ngại khi đến chơi nhà. Tôi đã từng mường tượng trẻ con rằng, ước gì ba của mình được như ba của bạn này bạn kia, chiều con như vầy. Để rồi càng lớn, càng nhận ra rằng, chính sự nghiêm khắc của ba đã rèn giũa chúng tôi nên người, rèn sự bản lĩnh và tỉnh táo trước mọi điều không hay trong cuộc sống.
Ba hay vì người khác, hay thương người quên cả mình, nhiều độ mẹ giận lắm vì lòng tốt của ba. Ví như, năm nào đó ba đi khám bệnh, có người bệnh cần máu kịp thời, ba chẳng ngần ngại hiến máu cho người ta. Về nhà, ba giấu mẹ vì sợ mẹ lo, nhìn vẻ mặt xanh xao của ba, mẹ chẳng nỡ trách cứ.
Lúc trước, khi điện đài còn chập chờn, chưa có mạng lưới như bây giờ, mỗi lần cúp điện, nguyên cả xóm ngồi chờ ba. Chẳng hiểu sao, thanh niên trai tráng không thiếu nhưng chẳng ai đủ dũng cảm và hiểu biết để trèo lên sửa. Mỗi lúc thấy ba lúi húi trèo thang sửa điện, tôi đứng từ xa, mắt dõi theo không yên, giận luôn mấy anh mấy chú trong xóm.
Ba không bao giờ trau chuốt vẻ ngoài cho mình và cũng không hề khuyến khích chúng tôi điều ấy. Tôi từng có cảm giác xấu hổ khi ba xuất hiện trước mắt bạn bè tôi với vẻ nhàu nhĩ, xộc xệch. Tự hỏi sao ba chẳng thơm phức và chỉnh chu, bóng láng như ba của người ta. Hỏi rồi cũng tự trả lời, vì chị em mình nên ba như thế. Ba luôn bảo, vẻ ngoài chẳng quan trọng, người ta tôn trọng mình vì cái bên trong mình có chứ không phải bộ đồ bên ngoài. Càng lớn, tôi càng tự hào về ba.
Nếu được vẽ một bức tranh về ba, tôi không thể vẽ hình ảnh một người cha bác sĩ mặc áo blu trắng tinh, một người cha giáo viên mực thước, một người cha thành đạt chức cao vọng trọng. Tôi chỉ vẽ người cha chân thực với bàn tay thô ráp, gương mặt khắc khổ, mái tóc điểm màu thời gian, sẽ điểm tô nhiều nhất là mồ hôi. Mồ hôi ướt áo mỗi khi ba chở hàng cho người ta, mồ hôi lấm tấm khi ba hì hụi ngồi sửa đồ, mồ hôi chảy dài khi hai cha con ngồi đợi tàu tiễn tôi lúc tôi vào thành phố… Có nhiều lắm mồ hôi ba đã rơi, cũng nhiều lắm yêu thương ba dành cho cả gia đình, cho mẹ và mấy chị em tôi. Tất thảy đều không đong đếm được.
Mẹ chỉ nói với chúng tôi một câu ngắn gọn rằng, lấy chồng, hãy chọn người như ba mà lấy.
Tôi nghĩ mình lo đi làm, hàng tháng đưa tiền về cho vợ là đã đầy đủ bổn phận. Ngay cả số tiền đó thiếu đủ thế nào tôi cũng ít quan tâm. Cho đến lúc này, đối mặt với cơm áo gạo tiền của chính mình, mới chợt ngỡ ngàng.
Trước đây tôi là người đàn ông vô tâm, hết giờ làm là bù khú bên bạn bè, vui vẻ nhậu nhẹt, tôi không quan tâm đến cảm xúc của vợ mình ra sao, dù nhiều lần vợ tôi nhắc nhở hãy dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Nhưng kỳ lạ, vợ tôi càng cấm đoán tôi lại càng muốn thoát ra, muốn chứng tỏ mình với bạn hữu rằng hôn nhân không thể ràng buộc được tôi.
Đôi lúc về khuya thấy vẻ mặt vợ buồn bã tôi cũng thấy xót xa, nhưng hôm sau vui vẻ bên bạn hữu và các em chân dài tôi lại quên hết mọi nỗi buồn phiền của vợ. Cho tới một hôm vợ đưa cho tôi lá đơn ly hôn, tôi rất bất ngờ, không bao giờ nghĩ rằng có ngày vợ lại dám làm như vậy, nhưng vì tự ái tôi ký luôn. Chúng tôi nhanh chóng ra tòa, sau khi ly hôn tôi mới biết tài sản của mình thực chất chẳng có gì, bao năm chung sống tôi đã chẳng lo lắng được gì, một mình vợ phải gánh vác mọi việc trong gia đình chỉ bởi vì người chồng ham chơi, thích nhậu như tôi.
Thời gian đầu sau ly hôn tôi cảm thấy rất thoải mái, tự do, muốn đi đâu thì đi, không bị ai thúc giục, quản lý. Nhưng sau rồi nhậu nhẹt bù khú mãi cũng chán, nhất là ngày lễ tết, bạn bè đều ở nhà với vợ con, chỉ còn một mình đơn độc tôi mới hiểu cảm giác cô đơn trống trải của vợ ngày xưa mỗi khi tôi đi đến đêm khuya mới về, chắc hẳn vợ từng rất buồn và cô đơn. Giờ đây ngồi một mình trong căn nhà trống trải, nhớ về những tháng ngày hạnh phúc, những tiếng cười đùa của vợ con, tôi thấy nuối tiếc vì đã không biết quý trọng gia đình. Tôi thấy thương vợ con mình hơn bao giờ hết.
Những ngày vội vã, hối hả sau ly hôn cũng qua đi. Tôi bắt đầu sống chậm lại, và chính trong những khoảng lặng nhìn lại ấy, tôi đã giật mình. Dường như trước nay mình chưa bao giờ dừng lại, để nhìn ngẫm, để suy xét. Tôi ngỡ ngàng nhận ra mình đã không hiểu nhiều về người phụ nữ bao năm sống bên cạnh. Cô ấy vui gì, buồn gì, bận rộn gì, mơ ước gì, gặp chuyện khó khăn gì… hầu như phải tự mình bươn chải. Mà phụ nữ vốn yếu đuối và đa cảm.
Tôi đã thờ ơ, như bản chất vô tâm cố hữu của mình, không hề nghĩ rằng đời người phụ nữ khi lấy chồng sinh con đã như một bông hoa dâng mật ngọt cho chính chồng con họ hết rồi. Tôi nhận ra, hình như mình chỉ biết nhận mà chẳng hề cho đi, đã tự làm nguội lạnh nơi được gọi là mái ấm.
Không phải tôi không yêu quý gia đình, nhưng hình như tôi đã quá coi nhẹ những va chạm vụn vặt, những thất vọng nhỏ nhặt, những lo toan mà gia đình nào cũng có. Tôi cứ nghĩ, mình lo đi làm, hàng tháng đưa tiền về cho vợ là đã đầy đủ bổn phận, còn gì để kêu ca, phàn nàn, đòi hỏi kia chứ. Ngay cả số tiền đó thiếu đủ thế nào tôi cũng ít quan tâm. Cho đến lúc này, đối mặt với cơm áo gạo tiền của chính mình, mới chợt ngỡ ngàng.
Bây giờ, tôi thường về nhà sớm, ngồi một mình bên cửa sổ, nơi mà trước đây thi thoảng tôi thấy vợ đã ngồi. Tôi thử tự nếm trải cảm giác cô đơn trong chính ngôi nhà mình, cô đơn ngay bên cạnh người thân, và cảm thấy thấm thía thật nhiều. Giá như tôi sớm nhận ra rằng, có những điều nhỏ nhặt nhưng sức tàn phá của nó thật ghê gớm. Giá như tôi biết, sức chịu đựng của mỗi người đều có hạn. Giá như tôi hiểu, sẽ có lúc những người thân yêu chán nản lìa xa nhau, chứ không phải hiển nhiên họ phải ở mãi bên tôi.
Tôi cũng nhận ra rằng, thành công trong sự nghiệp của bất kỳ cá nhân nào cũng không thể sánh bằng thành công của một người vượt qua chính mình trong cuộc sống, góp phần bảo vệ cho những thành viên trong gia đình mà mình đã lựa chọn và cho chính mình có được một mái ấm hạnh phúc, một cái nôi tốt để nuôi dưỡng những đứa con đang hình thành nhân cách.
Thành công đó không đong đếm, phô trương, nhưng luôn luôn kế thừa được cho con cháu dù con cháu có làm bất kỳ ngành nghề gì, sống ở đâu, trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào. Phải chăng tất cả những điều đó đã gói gọn thành một chữ “đức” mà ông bà ngày xưa mong muốn để lại cho con cháu đời sau.
Tôi thực sự kêu gọi các đức ông chồng hãy đọc để cảm nhận được tâm sự chân thành này. Mong rằng họ sẽ ý thức hơn để giữ được mái ấm của mình vì suy cho cùng thành công lớn nhất, vĩ đại nhất của một người là có một gia đình hạnh phúc đến cuối đời.
– Nhỏ to tâm sự chuyện tình cảm tình yêu hôn nhân gia đình và cuộc sống