Tag Archives: mẹ chồng

Cách dạy con của bà mẹ phương Tây

Dâu Tây dạy con, mẹ chồng đại khai nhãn giới” với mong muốn chia sẻ cùng độc giả cách dạy con ở tuổi lên 3 của một bà mẹ nước ngoài.

Con trai tôi du học, sau khi tốt nghiệp thì định cư tại Mỹ, và đã kiếm cho tôi cô con dâu người Tây tên Susan. Hiện giờ, cháu trai Peter đã 3 tuổi. Mùa hè năm nay, con trai đăng ký visa “thăm người thân”. Thời gian 3 tháng tôi lưu lại Mỹ, con dâu Tây Susan có cách giáo dục con cái làm tôi đây – người mẹ chồng – phải đại khai nhãn giới.

Không ăn thì cứ nhịn đói

Mỗi buổi sáng, sau khi Peter thức dậy, Susan để phần ăn sáng lên bàn và bận rộn làm việc khác. Peter sẽ tự mình leo lên chiếc ghế, uống sữa, ăn bánh sandwich, sau khi ăn no, nó sẽ tự về phòng của mình, tự tìm quần áo trên tủ, rồi tự lấy giày, tự mình mặc lên. Bất kể chỉ mới 3 tuổi thôi, vẫn chưa phân biệt rõ ràng mặt trái hay mặt phải của bít tất, giày trái hay giày phải.

Có một lần, Peter lại mặc ngược chiếc quần lên người, tôi vội vàng chạy đến muốn thay lại cho cháu, nhưng đã bị Susan cản lại. Nó nói, nếu cảm thấy không thoải mái tự cháu sẽ cởi ra, và mặc lại; nếu nó không cảm thấy không có gì là không thoải mái, vậy thì tùy. Và nguyên ngày đó, Peter mặc cái quần ngược đó chạy tới chạy lui, Susan như không thấy gì hết.

Một lần nữa, Peter ra ngoài chơi với cháu nhà hàng xóm, chưa được bao lâu thì nó chạy thở hổn hển về đến nhà, nói với Susan: “Mẹ ơi, Lusi nói cái quần của con mặc ngược rồi, đúng không? Lusi là con nhà hàng xóm, năm nay 5 tuổi. Susan mỉm cười nói: “Đúng vậy, con có muốn mặc lại không?” Peter gật gật đầu, tự mình cởi quần ra, xem tỉ mỉ rồi, bắt đầu mặc lại. Từ lần đó về sau, Peter không bao giờ mặc ngược quần nữa.

Tôi đã không kiềm được mà nhớ lại, cháu gái ngoại của tôi lúc 5 – 6 tuổi chưa biết dùng đũa, lúc học tiểu học còn chưa biết cột dây giày, và bây giờ đang theo trung học dạng ký túc xá, mỗi cuối tuần là đem một đống quần áo dơ về nhà.

Có một buổi trưa, Peter giận dỗi, không chịu ăn cơm. Susan la rầy mấy câu, Peter giận hờn đẩy khay cơm xuống đất, thức ăn trên khay rớt đầy trên đất. Susan nhìn Peter, giọng nói nghiêm khắc: “Xem ra con đúng là không muốn ăn thật! Nhớ lấy, từ giờ đến sáng mai, con không được ăn gì hết.” Peter gật gật đầu, kiên quyết trả lời: “Yes!” Và tôi chợt cười thầm, hai mẹ con này cứng đầu như nhau!

Buổi chiều, Susan bàn với tôi, nhờ tôi nấu cho bữa tối. Tôi lại thầm nghĩ, nhất định Susan thấy sáng nay cháu không ăn gì hết, nên muốn buổi tối cháu ăn ngon và nhiều hơn. Tôi bèn trổ tài nấu ăn, làm món sườn chua ngọt mà Peter thích nhất, món tôm, và còn dùng mì Ý để làm món mì kiểu Việt Nam mà Peter rất thích, người nhỏ nhỏ như thế mà có thể ăn được một tô lớn.

Bắt đầu bữa cơm tối, Peter vui mừng nhảy lên ghế ngồi. Susan đến lấy đi dĩa và nĩa của con, nói: “Chúng ta giao ước rồi phải không, hôm nay con không được ăn gì hết, chính con cũng đồng ý rồi đó”. Peter nhìn nét mặt nghiêm túc của người mẹ, “òa” lên khóc, vừa khóc vừa nói: “Mẹ ơi, con đói, con muốn ăn cơm”. “Không được, nói rồi là phải giữ lời”. Susan không một chút động lòng. Tôi thấy đau lòng muốn thay cháu cầu xin, nói đỡ lời dùm, nhưng thấy ánh mắt ra hiệu của con trai tôi. Nhớ lại lúc mới đến Mỹ, con trai có nói với tôi: “Ở nước Mỹ, lúc cha mẹ giáo dục con cái, người ngoài không nên nhúng tay, bất kể là trưởng bối cũng không ngoại lệ”. Không còn cách nào, tôi chỉ còn giữ im lặng mà thôi. Bữa cơm đó, từ đầu đến cuối, Peter tội nghiệp chỉ ngồi chơi với chiếc xe mô hình, mắt trừng trừng nhìn ba người lớn chúng tôi ăn như hổ đói. Đến đó tôi mới biết dụng ý của Susan khi nhờ tôi nấu. Tôi tin rằng, lần sau, trong lúc Peter muốn giận hờn quăng liệng thức ăn, nhất định sẽ nghĩ đến kinh nghiệm bụng đói nhìn ba mẹ và bà nội ăn cao lương mỹ vị. Bụng đói không dễ chịu tí nào, huống chi là đối mặt với món mình thích ăn.

Buổi tối, tôi và Susan cùng đến chúc Peter ngủ ngon. Peter cẩn thận dè dặt hỏi: “Mẹ ơi, con đói lắm, giờ con có thể ăn món Việt không?” Susan mỉm cười lắc đầu, kiên quyết nói: “Không!”. Peter nuốt nước miếng, lại hỏi: “Vậy để con ngủ dậy rồi khi mở mắt con được ăn chứ?” “Đương nhiên được rồi”, Susan thật dịu dàng khẽ đáp. Peter đã cười tươi hẳn ra.

Sau bài học này, Peter rất tích cực ăn cơm, nó không muốn vì “tuyệt thực” mà lỡ bữa ăn ngon, và chịu cực hình bụng đói. Mỗi lần nhìn thấy Peter ngoạm từng phần lớn thức ăn, lúc miệng và mặt dính đầy thức ăn, tôi lại nhớ đến cháu ngoại, hồi bằng tuổi Peter; mấy người cầm tô cơm đí theo sau đuôi nó, dỗ dành, mà nó còn chưa chịu ngoan ngoãn ăn, mà còn ra điều kiện: ăn xong chén cơm mua một kiện đồ chơi, ăn thêm một chén thì mua thêm một kiện đồ chơi…

Ăn miếng trả miếng

Có một lần, chúng tôi dắt Peter ra công viên chơi. Rất nhanh, Peter đã cùng hai cô bé chơi nấu ăn với nhau. Cái nồi nhỏ bằng mủ, cái xẻng nhỏ, cái thau nhỏ, những cái chén nhỏ xếp đầy trên đường. Bất ngờ, Peter tinh nghịch cầm cái nồi bằng nhựa lên, đập rất mạnh lên đầu một cô bé. Cô bé bần thần một lúc trước khi oà khóc thật lớn. Cháu gái kia thấy tình hình vậy cũng òa khóc theo. Đại khái, Peter cũng không nghĩ đến hậu quả nghiêm trọng như vậy sẽ xảy ra, đứng qua một bên, trợn mắt nhìn. Susan đi tới. Sau khi hiểu được đầu đuôi sự việc, nó không quát nạt một tiếng, cầm lấy cái nồi ấy, gõ mạnh một cái lên đầu Peter. Peter không phòng bị, té ngã xuống bãi cỏ, khóc nức nở. Susan hỏi Peter: “Đau không? Lần sau có còn làm thế nữa không?” Peter vừa khóc vừa lắc đầu. Tôi tin rằng, lần sau nó sẽ không làm thế nữa.

Cậu của Peter tặng cho cháu một chiếc xe đạp nhỏ, Peter rất thích, khư khư giữ làm bảo bối không cho ai đụng vào. Lusi cô bé trong xóm, là bạn thân của Peter, đã mấy lần thỉnh cầu Peter cho chạy thử chiếc xe nhỏ này, Peter không đồng ý. Một lần, mấy cháu đang chơi chung với nhau, Lusi thừa lúc Peter không để ý, lén lén nhảy lên chiếc xe và đạp mau đi. Khi biết ra, Peter rất phẫn nộ, đến méc mẹ.

Susan đang ngồi nói chuyện và uống café với mẹ của những đứa nhỏ kia, liền mỉm cười trả lời con: “Chuyện của chúng con thì chúng con tự giải quyết, mẹ không xen vào được.” Peter bất lực quay đi. Một lát sau, Lusi chạy chiếc xe về. Vừa thấy Lusi, Peter lập tức chạy tới đẩy bạn té xuống đất, giật lại chiếc xe. Lusi ngồi bệt dưới đất, khóc ré lên. Susan ẵm Lusi dậy và dỗ dành một lát. Rất nhanh sau đó Lusi đã chơi vui vẻ lại với những bạn còn lại. Peter tự mình chạy xe tới lui một lát thì cảm thấy hơi nhàm chán, nhìn thấy những bạn kia chơi thật vui vẻ với nhau nên nó muốn tham gia chung. Nó chạy tới chỗ Susan, lầu bầu thưa: “Mẹ, con muốn chơi với Lusi và tụi nó”.

Susan không đả động gì và trả lời: “Con tự kiếm mấy bạn ấy vậy!” “Mẹ ơi, mẹ đi với con nhen”, Peter thỉnh cầu. “Chuyện này không được rồi, lúc nãy con đã làm cho Lusi khóc, giờ con lại muốn chơi với mọi người, vậy con phải tự đi giải quyết vấn đề”. Peter leo lên chiếc xe và chạy từ từ đến chỗ Lusi, lúc gần đến chỗ, thì nó lại quay ngược đi. Chạy tới lui mấy vòng như vậy, không biết từ lúc nào mà Peter và Lusi lại vui vẻ với nhau, hợp thành nhóm ồn ào.

Dạy dỗ chăm nom con cái là chuyện của cha mẹ

Song thân Susan biết tôi đang ở Mỹ, nên lái xe từ California đến thăm chúng tôi. Nhà có khách tới, Peter rất hào hứng, chạy lên chạy xuống. Nó lấy cái thùng đựng đầy nước, rồi xách đi tới đi lui trong nhà. Susan cảnh cáo nó mấy lần rồi, rằng không được làm nước văng lung tung trong nhà. Peter để ngoài tai. Cuối cùng Peter đã làm nước đổ hết ra nền. Chưa thấy mình làm sai, Peter còn đắc ý dẫm đạp lên vũng nước, làm ướt hết quần áo.

Tôi lập tức chạy đi lấy cây lau nhà để dọn dẹp. Susan giật lại cây lau nhà và đem đưa cho Peter, nói với nó: “Lau sàn cho khô, cởi đồ ướt ra và tự mình giặt sạch”, Peter không chịu vừa khóc vừa la. Susan không nói thêm lời nào, lập tức kéo nó đến phòng trữ đồ, đóng chặt cửa lại. Nghe từ bên trong tiếng khóc hoảng sợ của nó, tim tôi đau thắt lại, rất muốn chạy đến ẵm cháu ra. Bà ngoại của Peter lại cản tôi, nói: “Đó là chuyện của Susan”.

Một lát sau, Peter không khóc nữa, nó ở trong phòng trữ đồ hét thật lớn: “Mẹ ơi, con sai rồi!” Susan đứng ở ngoài hỏi: “Thế giờ con biết phải làm gì chưa?” “Con biết”. Susan mở cửa ra, Peter chạy từ phòng trữ đồ ra, nước mắt đầy mặt. Nó cầm cây lau nhà cao gấp đôi nó ra sức lau cho khô sàn nhà. Sau đó tự cởi quần áo dơ ra, xách trên tay, trần truồng chạy vô nhà tắm, hí hửng giặt đồ. Ông bà ngoại của nó nhìn vào thái độ kinh ngạc của tôi, thích thú mỉm cười. Sự việc này làm tôi cảm động vô cùng.

Ở rất nhiều gia đình Trung Quốc, cha mẹ giáo dục con cái thì thường phát sinh vấn đề “đại thế chiến”. Trẻ luôn luôn được ngoại nuông chiều, nội thì can ngăn, vợ chồng cãi nhau, gà bay chó chạy.

Sau này, tôi và ông bà ngoại của Peter trong khi trò chuyện có nhắc đến chuyện này, một câu họ nói đã gây ấn tượng sâu sắc cho tôi: “Con trẻ là con cái của cha mẹ chúng, trước tiên phải tôn trọng cách giáo dục của cha mẹ”.

Đứa bé tuy còn nhỏ, nhưng thường mang tính nghịch ngợm bẩm sinh. Nếu quan sát thấy các thành viên trong gia đình có mâu thuẫn, nó sẽ nhạy bén lợi dụng sơ hở. Việc này không cải thiện hành vi của nó, và chẳng ích lợi gì cho nó. Ngược lại còn làm cho vấn đề càng nghiêm trọng hơn, thậm chí còn gây ra những vấn đề khác.

Ngoài ra, nếu các thành viên trong gia đình xung đột, không khí gia đình không hòa thuận, trẻ sẽ có cảm giác bất an, sự phát triển tâm lý của nó sẽ bị ảnh hưởng bất lợi. Cho nên, dù ông bà cha mẹ bất đồng về cách giáo dục con cháu, hay là vợ chồng có quan niệm giáo dục khác nhau, cũng không nên để lộ sự mâu thuẫn trước mặt con cái. Ông bà ngoại của Peter ở lại một tuần và chuẩn bị về Cali. Hai ngày trước khi đi, ông ngoại của Peter rất nghiêm túc hỏi con gái mình: “Peter muốn chiếc xe đào đất, ba có thể mua cho nó chứ?”. Susan suy nghĩ rồi nói: “Ba mẹ lần này đã mua cho nó đôi giày trượt băng làm qùa rồi. Đợi đến Noel ba hãy mua chiếc xe đó cho nó!”

Tôi không biết ông ngoại của Peter nói như thế nào với thằng nhóc này, mà sau đó tôi dắt cháu đi siêu thị, nó chỉ tay vào món đồ chơi, khoe: “Ông ngoại nói, đến Noel sẽ mua tặng cháu cái này” với giọng thích thú và mong đợi.

Susan nghiêm khắc với con như vậy nhưng Peter lại yêu thương mẹ hết mực. Khi chơi ở ngoài, cháu hay thu thập một số hoa lá mà cháu cho là đẹp rồi trịnh trọng tặng mẹ. Người ngoài tặng quà cho cháu, cháu luôn gọi mẹ cùng mở quà; có thức ăn ngon, cháu luôn để phần một nửa cho mẹ.

Nghĩ đến nhiều đứa trẻ coi thường và lạnh nhạt đối xử đối với cha mẹ, tôi không thể không kính phục cô con dâu Tây này của tôi. Theo tôi, cách giáo dục con cái của bà mẹ Phương Tây này rất xứng đáng để các bà mẹ Phương Đông như tôi học theo…

(Sưu tầm)

Cứ tắt đèn là mẹ chồng lại xông vào phòng

…Khi đèn vừa tắt, mẹ chồng tôi xông vào phòng đòi mắc màn cho “đỡ muỗi”. Mắc màn xong bà ở lại bật ti vi xem quan họ cả tối, rồi ngủ quên lúc nào không hay. Chồng tôi ra chỉ thị: “Em ngủ với mẹ, anh ra phòng khách vậy”.

Vợ chồng tôi sống với nhau được gần 2 năm. Chúng tôi vẫn đang lên kế hoạch chuyện con cái để chuyên tâm vào phát triển sự nghiệp. Bề ngoài, ai nhìn cũng tấm tắc khen tôi may mắn khi lấy chồng khá giả, chồng hiền, mẹ chồng tâm lý. Thế nhưng có ở trong chăn mới biết chăn có rận.

Khi mới yêu nhau, tôi rất hay được nghe những lời nói, câu chuyện của anh ấy kể về mẹ. Tôi cảm thấy anh yêu mẹ mình nhiều lắm. Và bà cũng rất đáng để cho con trai yêu thương thật.

Nghe nói, sau khi sinh anh ra đời, bố anh đã bỏ rơi mẹ con anh và đi theo tiếng gọi của tình yêu mới. Bỏ mặc những lời ong tiếng ve, lời tán tỉnh của người đàn ông khác, mẹ chồng tôi quyết ở vậy nuôi con trai mình khôn lớn. Bà khác hoàn toàn với những người đàn bà khác, bà vẫn cho phép anh gặp bố mỗi lúc anh muốn.

Mẹ chồng sợ con dâu chiếm mất con trai
Mẹ chồng sợ con dâu chiếm mất con trai

Cứ thế, dù chưa làm dâu nhà anh nhưng mẹ chồng tôi đã xuất hiện đều đặn với mật đồ dày đặc trong những câu chuyện của anh khiến tôi còn thấy cảm động, đồng cảm, xen chút ngưỡng mộ khi đối diện với bà. Lúc đó, tôi nghĩ thật đơn giản: chỉ cần mình biết điều, yêu thương bà chắc chắn bà sẽ yêu thương lại. Thêm vào đó, bà lại vô cùng hiền từ, dịu dàng thì chắc chắn bà cũng sẽ thương tôi như con thôi.

Trước khi cưới, tôi có đến nhà và dự tiệc sinh nhật của anh. Hôm đó tất cả mọi thứ đều tuyệt vời ấm cúng cho tới khi tôi tặng quà cho anh. Đó là một cái áo sơ mi màu hồng nhạt rất đơn giản mà nhẹ nhàng mà anh bảo thích.

Cầm trên tay món quà bạn gái tặng, anh tỏ vẻ thích món quà này lắm. Nhưng khi mẹ anh giật lấy, rồi nhận xét: “Mặc cái áo này ái lắm con ơi!” thì anh có vẻ cũng ủng hộ.

Có lẽ vì thế, đó là lần duy nhất tôi thấy cái áo đó xuất hiện trước mặt mình. Chẳng bao giờ tôi thấy anh mặc. Đến khi cưới nhau về, tôi mới thấy nó trở thành giẻ lau chân của mẹ anh.

Khi yêu, anh chẳng bao giờ chịu đi chơi tối quá 30 phút vì “sợ mẹ ở nhà buồn”. Anh chẳng bao giờ chịu ăn ở ngoài với lý do “đã quen ăn cơm mẹ nấu”. Tôi rủ anh đi mua sắm cùng, anh cũng từ chối bởi “anh quen để mẹ chọn”… Ngốc thật, thế mà ngày đó, tôi ngu muội không nhận ra anh đích thị là một thằng đàn ông bám váy mẹ?

Ngược lại, lúc đó trong mắt tôi anh là một người đàn ông hiền lành, đến con gián cũng chẳng dám giết, chỉ xua tay đuổi đi. Anh lại học rất giỏi, lớp anh là lớp cử nhân tài năng và chỉ có một mình anh được học bổng đi Mỹ. Tại đây, chúng tôi quen và yêu nhau. Tôi hiểu, với mẹ chồng, anh là của báu, là vật vô giá với bà.

Sau ngày về nước vài tháng, chúng tôi đã tổ chức đám cưới. Đêm tân hôn, khi cả hai sắp tắt đèn đi ngủ thì bỗng nghe tiếng mẹ anh khóc thút thít ngoài phòng khách.

Anh lo lắng phóng ra như bay. Thì ra, mẹ anh cảm động vì con trai của mẹ hôm nay đã chính thức trưởng thành và trở thành người đàn ông thực sự sau gần 30 năm mẹ nuôi không lớn. Tôi cười xòa, ôi đúng là mẹ tình cảm quá! Kết quả hôm đó, mẹ chồng nằm giữa hai vợ chồng tôi.

Đến đêm hôm sau, khi đèn vừa tắt, mẹ chồng tôi lại xông vào phòng đòi mắc màn cho “đỡ muỗi”. Mắc màn xong bà ở lại bật ti vi xem chương trình quan họ cả tối rồi ngủ quên lúc nào không hay trong phòng con dâu mới cưới. Chồng tôi lại ra chỉ thị: “Em ngủ với mẹ, anh ra phòng khách vậy”.

Những ngày sau, lúc thì bà bảo “mẹ sợ ma, mẹ ngủ với”, lúc thì bà lại bảo người khó chịu. Bà chỉ yên tâm lên giường đi ngủ khi con dâu và con trai bà đã say giấc. Đến nỗi, ngày đó, vợ chồng tôi còn nhiều lần phải hẹn hò nhau ra nhà nghỉ buổi trưa để hâm nóng tình cảm vợ chồng.

Dù giấu kín nhưng chẳng hiểu sao điều này vẫn đến tai mẹ chồng. Bà tỏ thái độ bực mình, cáu kỉnh với con dâu và bảo tôi làm khổ chồng: “Con đừng hành nó nhiều, phải để nó có sức mà tính chuyện làm ăn chứ? Làm vợ mà chẳng tinh ý gì cả”.

Đến lúc này tôi mới bắt đầu cảm thấy mẹ chồng không “gà tơ” như tôi nghĩ. Dường như bà đang sợ con dâu “chiếm” mất anh con trai của bà. Đúng, anh giỏi giang, ngoài xã hội anh có địa vị làm Thạc sĩ này nọ nhưng khi về tới nhà, anh như con cún con sà vào lòng mẹ, để mẹ ôm ấp vỗ về.

Hàng ngày, khi thấy hai con đi làm về là bà lại lục tục ra lấy cốc nước cam mát, cùng khăn mặt ấm lau cho con trai. Đôi khi tôi thấy sống trong gia đình chồng, tôi thật lạc lõng.

Mâu thuẫn mẹ chồng và tôi lên tới đỉnh điểm khi bà gợi ý sẽ cầm hộ tiền lương của hai đứa. Thu nhập của chúng tôi cũng tương đối, khoảng 70 triệu/tháng. Với tôi, tiền nong cần sòng phẳng, tôi không phải là người ki bo nên mỗi tháng chúng tôi biếu mẹ ít nhất 10 triệu ngoài tiền ăn để bà tiêu pha. Bên cạnh đó, là một người phụ nữ, tôi cũng có nhu cầu tiết kiệm tiền cho tương lai.

Khi nghe mẹ nói vậy, chồng tôi hùa vào: “Đúng rồi, từ tháng sau em đưa cho mẹ nhé, mẹ mà giữ thì ngon lành rồi”.

Tôi chỉ cười không nói không rằng. Sau bữa ăn ở phòng riêng của hai vợ chồng, tôi có nói thẳng với chồng nhưng anh cự nự: “Là một gia đình rồi, em còn tính toán nỗi gì? Em không tin mẹ ư?”.

Dù anh nói gì tôi vẫn quyết định mọi thứ sẽ mãi mãi như cũ. Tiền của hai vợ chồng ngoài ăn uống, biếu mẹ thì cả hai cần có khoản riêng cho con cái sau này. Khi mẹ biết điều đó, mẹ khó chịu với tôi ra mặt, nói bóng gió cả ngày.

Tôi đang vô cùng mệt mỏi và không biết phải làm sao. Có lúc tôi nghĩ tới giải pháp ra ở riêng. Nhưng vừa mở miệng đến hai chữ này, anh chồng tôi đã giãy nảy lên: “Cái gì? Em điên à?”.

Thi thoảng, tôi cũng cố gắng tâm sự ngọt nhạt với mẹ để hai mẹ con có thể hiểu nhau hơn nhưng bà lúc nào cũng lo tôi làm khổ con trai bà. Có lúc bực mình quá, tôi có xin mẹ: “Hãy để chúng con có không gian sống riêng” thì bà trợn mắt lên bảo: “Nó là con trai mẹ, mẹ có quyền!”.

Thực sự dù mới kết hôn gần 2 năm nhưng tôi cũng đang nghĩ đến phương án ly hôn. Tôi chắc chắn chồng tôi không thay đổi, mẹ chồng tôi cũng không thay đổi thì tôi sẽ phải là người phải thay đổi.

(Theo Afamily)

Mẹ chồng ghê gớm ngay sau ngày cưới

Vừa đón dâu về, đang chụp ảnh cùng cô em chồng bà đã ‘mát mẻ’: ‘Bà cô bên chồng đấy!’. Rồi lợi dụng tôi đi thi, bà lấy hết tiền phong bì cưới.

Mẹ Chồng Ghê Gớm Ngay Sau Ngày Cưới
Mẹ Chồng Ghê Gớm Ngay Sau Ngày Cưới

Yêu nhau được hai năm, trải qua nhiều thử thách, tôi và anh cũng đến được với nhau. Ngày yêu tôi cũng đến nhà anh chơi nhiều lần, mẹ anh đều vui vẻ.

Ngày cưới tôi hạnh phúc lắm. Nhưng điều làm tôi thất vọng là khi đón dâu về, đang chụp ảnh cùng cô em chồng thì mẹ chồng tôi đã nói một câu mà tôi không hiểu: “Bà cô bên chồng đấy!”. Bà nói vậy rồi nguây nguẩy bỏ vào nhà. Câu nói đó làm tôi thấy lạnh người.

Hôm sau tôi phải đi thi (vì tôi vẫn đang học tại chức), ở nhà bà lấy hết phong bì ra đếm cùng cô em chồng, tôi không biết gì. Khi tôi về chỉ thấy bà nói với tôi: “Tiền mẹ chi phí hết, không thừa ra đồng nào”. Tôi cũng không nói gì, nhưng trong mắt tôi, tôi cảm thấy khinh người phụ nữ đó.

Số tiền đó tôi cũng không cần vì gia đình tôi có kinh tế khá, vì vậy ngay sau khi lấy chồng, mẹ đẻ tôi đã cho tiền mua máy giặt (vì mẹ tôi sợ tôi đi làm, đi học lại phải giặt quần áo cho cả nhà chồng nữa). Mẹ chồng tôi vui lắm. Bà chỉ muốn vơ vào cho mình, nếu thấy mua cái gì cho nhà chồng bà đều vui vẻ, nhưng nếu mua về cho nhà ngoại là bà hậm hực. Tôi luôn muốn hai nhà đều phải công bằng như nhau.

Mỗi lần tôi về nhà ngoại chơi, mẹ chồng tôi đều hậm hực vì bà nghĩ tôi về cho bố mẹ tiền. Lúc nào bà cũng soi xét tôi có về nhà ngoại không, có cho mẹ đẻ cái gì không… Chồng tôi là người hiền lành, tôi có nói chuyện nhưng chồng luôn im lặng. Tôi biết anh là người sồng tình cảm và rất thương mẹ, nên tôi cũng không muốn giữa tôi và mẹ chồng căng thẳng, để anh không phải suy nghĩ.

Sống với nhau được một năm nhưng tôi cảm thấy chán. Tôi vẫn rất yêu chồng nhưng mẹ anh làm nhiều việc khiến tôi khinh ghét. Tôi không biết liệu mình có thể sống như thế này với anh được bao lâu, cuộc sống thật ngột ngạt.

Xin mẹ hãy đối xử với con dâu bằng chân tình

Con từng nghe câu này “thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa”. Vậy thì trước tiên mẹ hãy thực hiện điều thứ nhất. Sống chân thành với chính bản thân, và thực thà với con cháu. Chỉ cần mẹ làm được như thế là đã tích đức cho chúng con rồi mẹ ạ.

Con vẫn nhớ lần đầu gặp mẹ khi con trai mẹ đưa con về ra mắt. Gặp bố mẹ và các chị ai cũng vui vẻ, ân cần. Mẹ còn chỉ vào chị dâu bảo con “Chị được tiếng là đẹp người đẹp nết, có ăn có học, gia đình gia giáo, sau này con cứ theo gương chị mà học tập”. Lúc đó con thấy mình hạnh phúc khôn tả. Thật hiếm có mẹ chồng nào tình cảm và khen ngợi con dâu đến vậy. Con nghĩ mình thật hạnh phúc nếu được làm con dâu mẹ.

Hôm cưới con, vì đường xa quá con say xe đến mật xanh mật vàng. Tối đó sau khi dọn dẹp xong con chỉ mong được nằm nghỉ cho hết cơn chếnh choáng của cảm giác trên xe. Vừa đóng cửa phòng con đã nghe tiếng mẹ gọi “chúng mày chưa được ngủ ngay đâu nhé, con phải sang ngồi chơi với chị đã, bao giờ chị ngủ thì hãy về”. Con nghĩ, vì chị mất chồng nên mẹ sợ chị sẽ tủi thân, buồn chán. Mẹ thật tâm lý.

Thời gian sau, khi chúng con đã ra ngoài chỗ làm ở, thình thoảng mẹ lại nhắc nhở phải gọi điện về cho chị động viên chị. Mẹ còn không quên nhắc nhở “chúng mày phải năng hỏi han nó, kẻo nó quên đi nó đi lấy chồng mất thì sao?”. Lúc đó con đã thấy ngờ ngợ. Chẳng lẽ sự quan tâm mà mẹ dành cho chị hóa ra là vì mục đích này sao? Con bảo chồng “Chị T sẽ chẳng bao giờ quên được anh H đâu, vì ngày nào chẳng có người nhắc, chưa kịp quên đã có người nhắc để nhớ rồi”.

Thế rồi, con nhớ lại thái độ của chị với bố mẹ và mọi người thật là lạnh nhạt. Từ ngày biết chị chưa bao giờ thấy chị sang nhà mẹ chơi, chưa bao giờ thấy chị chủ động chào hỏi vui đùa với mọi người. Phải chăng chị cũng nhận ra ý đồ của mẹ? Có lần mẹ điện ra bảo chị chửi bố ghê lắm sau đó chị không cho phép thằng cháu đích tôn của mẹ, tức là con chị được tiếp xúc nói chuyện với ông bà.

Mẹ bảo chồng con gọi cho chị xin chị thông cảm, đừng chửi bố nữa và cho bà được gặp cháu. Mẹ ơi, vì đâu ra nông nỗi này hả mẹ? Chẳng phải bố mẹ vẫn rất yêu quý chiều chuộng chị sao? Chẳng phải mẹ và mọi người vẫn thường bảo con phải nhìn vào tấm gương của chị mà học tập đấy sao?

Hôm nọ con về, nghe chị và mọi người nói lại thì nguyên nhân của việc cãi vã chửi bới đó là do chị muốn bố mẹ sang tên cho chị căn nhà mà chị đang ở, nhưng bố mẹ chưa đồng ý. Lý do là căn nhà đó xây trên đất của ông cha, tiền xây nhà thì do bố mẹ và chồng chị góp vào tạo dựng lên, nên bố mẹ không muốn sang tên cho chị, sợ là chị sẽ bán đi mà đi lấy chồng thì thằng cháu đích tôn của ông bà sẽ phải ra đường.

Con không đồng ý với suy nghĩ của bố mẹ, con đã nói chuyện với chị và các chị gái về quan điểm của con về việc này. Theo con thì của chồng công vợ, nhà đó dù cho có là của bố mẹ cho tiền xây nên, nhưng đã cho vợ chồng chị rồi thì nó là của vợ chồng chị. Giờ anh mất thì nó là của mẹ con chị thì nên để cho chị đứng tên, vì ông bà già rồi lỡ mà có chuyện không hay xảy ra, nhà cửa vẫn mang tên ông bà đến lúc ấy có xảy ra tranh chấp thì khổ cho mẹ con chị.

Chị là người mẹ đời nào lại để con mình đứng đường. Nếu chị có bán ngôi nhà đó thì chẳng qua cũng vì mâu thuẫn quá làm chị không còn muốn ở đó mà bán đi để mua chỗ khác chứ không đời nào chị bán nhà đi mà đuổi con chị ra đường. Trước mặt chị ấy, các chị nhà mình đều đồng ý với quan điểm của con. Nhưng con thật bất ngờ, khi không có chị ấy các chị đã không ngần ngại chửi vợ chồng con là ngu, không hiểu biết gì.

“Cái nhà đáng 500 mà nó bán 200 thì đầy thằng nhẩy vào mua”. Con nghe mà thấy chua chát. Con thấy chua chát cho chị ấy mẹ ạ. Giá như mọi người đừng tỏ ra quá tốt khi ở trước mặt chị ấy thì chị đã được sống với con người thật của mọi người, để mẹ con chị còn hiểu được mọi người mà đối ứng, đằng này…

Trước đây con từng rất giận mẹ và các chị gái khi mọi người đối xử quá bất công với con. Con từng rất giận chị ấy vì chị đối xử với mẹ con con chẳng ra gì. Nhưng bây giờ thì khác. Con thật sự thấy thương chị ấy và con lại nghĩ đến mình. Chị là người thiệt thòi, vậy mà mọi người còn đối xử bằng 2 bộ mặt với chị như thế, thử hỏi với con thì sao? Những tình cảm, lời nói của mọi người thể hiện trước mặt con có còn là sự thật?

Giờ đây con đang có chồng bên cạnh, con có việc làm, con có thể kiếm được chút tiền để biếu mẹ chi tiêu, giả sử nếu sau này có 1 lúc nào đó kinh tế sa sút, con không còn biếu xén mẹ được như bây giờ thì mẹ có khác với con? Con nhớ lại lời chị dâu lúc nói về mẹ “bà thì chỉ có tiền thôi, bà giả vờ tử tế với con cháu nhưng thực chất chỉ nghĩ đến tiền, bà ra vẻ tốt với tôi chẳng qua cũng chỉ vì muốn chiếm cái nhà này chứ đâu phải thật lòng”. Mẹ ơi! Chị nói đúng không hả mẹ?

Con còn nhớ lúc con mới cưới xong, mẹ bảo “ngày trước mẹ buôn bán cũng dành dụm được ít tiền, nhưng rồi anh (ý nói chồng của chị) lấy vợ mẹ lo làm nhà cho anh ấy, rồi còn ít tiền đưa nốt để nó làm vốn. Ngày trước các cụ vẫn suy nghĩ rằng có bao nhiêu trâu bò điền sản thì phải để cho con trưởng, để sau này về già sống với con trưởng và chết đi thì con trưởng còn cúng giỗ, mẹ cũng nghĩ vậy nên chẳng giữ lại gì. Nhưng giờ không may anh mất rồi, mẹ thì chẳng còn gì cả nên đành nhờ cậy ở các con thôi”.

Con thấy những điều mẹ nói là rất chân thực và con sẵn sàng với trách nhiệm của đứa con dâu út (mà chồng con giờ là chỗ dựa duy nhất của mẹ). Nhưng rồi bây giờ con nghe bố mẹ kể lể rằng đã giúp đỡ vợ chồng con này kia, rồi bố nói với mọi người rằng chẳng nhờ vả gì vợ chồng con cả. Trong khi tiền con vẫn đưa đều, đồ đạc con vẫn sắm, nhà cửa con vẫn sửa sang cho bố mẹ còn vợ chồng con thì vẫn phải thuê nhà ở, con con phải gửi bà ngoại trông hộ còn bố mẹ chồng thì con đã nhờ được gì đâu.

Mẹ vẫn thường đi lễ phật, và mẹ rất tín. Bằng chứng là mẹ đã lập cả điện thờ tại gia để thờ các quan. Con nghĩ mẹ đã quyết tâm tu để được về với Phật. Còn con vẫn còn là 1 cô gái trẻ nên việc lễ bái con chưa tham gia nhiều. Nhưng con cũng biết 1 câu rằng “Phật ở trong tâm”. Con người ta muốn “tu” thì trước tiên tấm lòng phải hướng thiện, và luôn sống thật thà.

Con từng nghe câu này “thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa”. Vậy thì trước tiên mẹ hãy thực hiện điều thứ nhất đi đã. Sống chân thành với chính bản thân, và thực thà với con cháu. Chỉ cần mẹ làm được như thế là đã tích đức cho chúng con rồi mẹ ạ.

Ngân

Khi tôi sắp chết mẹ chồng vẫn thờ ơ

Xin giới thiệu sơ qua về bản thân. Tôi công tác tại một cơ quan của Bộ. Về hình thức, tôi khá xinh xắn, nhẹ nhàng và khéo léo. Rất nhiều người đã nhận xét về tôi như vậy từ hồi tôi còn đi học cho đến đến đồng nghiệp hiện tại.

Tôi còn biết nấu ăn, biết ăn mặc nữa. Chồng tôi cũng khá đẹp trai, công việc ổn định, nhưng mắc tật trăng hoa, hết người này tới người khác.

Mẹ chồng con dâu
Mẹ chồng con dâu

Thời gian đầu có vẻ ổn, bố mẹ chồng tôi đi đâu cũng khen con dâu. Mỗi khi tôi về đều dẫn tôi đi thăm hỏi họ hàng, bạn bè và giới thiệu con dâu.

Bố mẹ chồng tôi thì đều là công chức. Mẹ chồng tôi hơi yếu nên từ khi lấy bố chồng tôi, ngoại trừ việc sinh được chồng tôi và em gái chồng thì mọi việc trong nhà đều đến tay bà nội chồng và bố chồng tôi.

Trước khi lấy chồng, bố tôi có dặn tôi rằng: “Bố mẹ không cần con phải quan tâm tới bố mẹ. Con hãy quan tâm và đối xử tốt với bố mẹ chồng con và gia đình chồng con là bố mẹ vui rồi. Dù họ có đối xử không tốt thì con hãy cứ cư xử đúng theo lương tâm của mình để không có điều gì phải day dứt”. Tôi mang theo điều Bố dặn đi làm dâu và tự hứa sẽ hết sức yêu thương, coi gia đình chồng như gia đình mình.

Dù không ở chung nhưng lễ, Tết nào tôi cũng sửa soạn quà cáp chu đáo. Tôi gửi cả về cô dì chú bác, các cháu nhỏ ở quê chồng. Tôi cũng thường xuyên gọi điện hỏi thăm bố mẹ chồng, mua quà biếu.

Khi bố mẹ chồng đến chơi, tôi cũng hồ hởi đi chợ, nấu nướng tiếp đón. Tôi cũng quan tâm chu đáo tới em gái anh, cho xe máy, cho tiền, mua tặng đồ… Thời gian đầu có vẻ ổn, bố mẹ chồng tôi đi đâu cũng khen con dâu. Mỗi khi tôi về đều dẫn tôi đi thăm hỏi họ hàng, bạn bè và giới thiệu con dâu.

Mẹ chồng còn mua cả đồ nhóc cho tôi khi tôi sinh con xong. Tôi thấy mình lâng lâng trong hạnh phúc. Nhưng đúng là ngày vui ngắn chẳng tày gang.

Khi tôi sinh con được khoảng 1 tháng, cháu sinh non nên rất yếu, khi đó chưa có người giúp việc, mẹ đẻ tôi thì ốm nặng sau 2 tháng thức trắng chăm mẹ con tôi trong bệnh viện. Nhưng mẹ chồng bảo tôi: “Con chịu khó chăm con cho chồng con ngủ phòng bên kia, nó đi làm cả ngày mệt rồi”.

Vậy là vừa sinh song được khoảng 1 tháng, tôi tự giặt giũ, nấu nướng, chăm con. Đêm nào tôi cũng chỉ ngủ khoảng 1 tiếng vì sợ con ngưng thở bởi cháu rất yếu. Thế nhưng mẹ chồng tôi đi kể khắp nơi rằng, tôi vụng không biết chăm con, tôi không cho con bú (cháu tự dưng không bú mà chỉ ăn sữa bình).

Bà gọi điện cho mẹ đẻ tôi nói: “Vợ chồng nó ngu như con chó, cho con ăn sữa ngoài khác gì ăn cám lợn. Sau này nó ốm đau thì đừng có kêu”. Bà còn chê tôi béo, chê tôi xấu. Không ngày nào bà không gọi điện cho mẹ tôi để nói về điều đó. Bà chê tôi xấu quá, đến bà còn không mê được nữa là chồng tôi.

Viết đến đây, thực sự tôi đang rất uất ức, nhưng như vậy vẫn chưa là gì. Bà can thiệp vào việc tôi cho con ăn gì, ăn như thế nào. Bà bắt tôi đi tìm thuốc trị biếng ăn cho cháu, tôi chưa đi được thì bà gọi điện mắng: “Mẹ không tưởng tượng được lại có người mẹ như con” (tôi không thể quên được câu này).

Với tôi, bà bắt tôi đi hút mỡ bụng, bắt tôi uống thuốc giảm cân, bắt tôi ăn ít… Mỗi khi ông bà xuống chơi, bà lục hết tủ quần áo nhà tôi, lấy quần áo con trai ra kiểm tra xem có cái nào sứt chỉ, cái nào nhăn không rồi gọi tôi ra phê bình.

Bà bắt tôi khi tắm thì tranh thủ giặt quần áo của chồng bằng tay, dặn tôi rằng chồng đi làm về thì tôi phải tươi cười chạy ra đỡ lấy cặp cho chồng, pha nước chanh cho chồng, bóp vai cho chồng, hỏi chồng muốn ăn gì để nấu. Chồng cáu hay quát thì không được nói lại, phải nín nhịn hết.

Khi chúng tôi mua nhà thì bố chồng tôi lấy lý do rằng, mua nhà hay có chuyện xấu nên để ông đứng tên nhà và vợ chồng chúng tôi góp vào đấy gần 1/2 số tiền. Để rồi sau đó mỗi lần đến chơi, ông đều bảo: “Nhà này là nhà của tao, chúng mày chỉ ở nhờ trông nhà cho tao thôi”.

Thì ra, ông chưa từng coi tôi là con, thậm chí chưa từng coi là con dâu, mà chỉ đề phòng, nếu ly hôn thì tôi được chia đôi số tài sản có được do mồ hôi, công sức của vợ chồng tôi.

Mẹ chồng tôi thì bảo rằng, chồng nó có bồ mà cũng ghen. Bà nói tại tôi lúc nào mặt cũng sưng lên nên chồng nó mới chán. Mà mặt tôi không vui vì sao, vì cho cơ hội đến 4,5 lần mà chồng tôi không chấm dứt được với nhân tình. Anh về còn chửi bới, đánh đập tôi và con.

Mẹ chồng tôi lúc nào cũng: “Mẹ thương con như con gái, nhưng số con khổ, lấy phải thằng chồng như thế thì phải chịu chứ làm sao. Chồng chứ có phải cái áo đâu mà không thích thì thay”.

Bà thương tôi đến nỗi khi tôi băng huyết suýt chết, bà ở chơi 3 ngày nhưng không thèm hỏi thăm tôi 1 câu. Bà và con gái bà còn ngồi nhẩm tính xem 1 ngày mẹ con tôi uống hết bao nhiêu tiền nước yến (cái loại 6000đồng/lon ấy).

Bà còn nói với mọi người về tôi rằng: “Tôi khinh nó”. Riêng câu này thì đến chết tôi cũng không quên được. Tôi đã làm gì để bà khinh, có phải vì tôi không chấp nhận chuyện chồng tôi bồ bịch, đòi bỏ con trai vàng ngọc của bà hay không?

Con gái bà thì bảo với anh trai, tức chồng tôi rằng: “Anh làm được bao nhiêu tiền thì đưa hết cho em. Em giữ cho, cần thì em đưa”. Có lần nó đã nói hớ với tôi nên tôi mới biết vậy. Đó chỉ là những chuyện tiêu biểu thôi, còn vô số những chuyện khác nữa mà nếu kể ra thì hết nhiều lắm các chị em ạ.

Chuyện chồng bồ bịch triền miên, hết người này tới người khác, chuyện gia đình chồng như vậy, cộng với nhiều việc khác khiến tôi luôn stress nặng nề.

Giờ đây, tôi thấy rằng mình không cần phải cố gắng để làm vừa lòng họ nữa, không phải cố gắng để nghe những gì họ nói và nói những gì họ muốn nghe. Sống như thế nào, có biết điều hay không thì tôi tin bản thân họ đều hiểu và cả hàng xóm, anh em ruột thịt của họ cũng hiểu.

Mẹ chồng tôi thì bảo rằng, chồng nó có bồ mà cũng ghen. Bà nói tại tôi lúc nào mặt cũng sưng lên nên chồng nó mới chán.
Mẹ chồng tôi thì bảo rằng, chồng nó có bồ mà cũng ghen. Bà nói tại tôi lúc nào mặt cũng sưng lên nên chồng nó mới chán.

Tôi thấy mình cứ sống đúng với lương tâm mình, không lươn lẹo, không thủ đoạn, nhận khi cho và cho khi được nhận sẽ khiến chúng ta cân bằng hơn. Tôi không biết sau này khi làm mẹ chồng, mẹ vợ, tôi sẽ nghĩ và cư xử thế nào.

Nhưng tôi luôn nghĩ, bây giờ gia đình nào cũng chỉ 1-2 đứa con, nếu chỉ biết nghĩ cho bản thân mình, không thương và coi dâu, rể như con, mà lúc nào cũng sợ thiệt hơn, đề phòng với dâu, với rể thì tình cảm sẽ không thể nào bền vững.

Và trên thực tế, nhiều người đã phải trả bằng những năm tháng tuổi già bệnh tật và cô đơn. Tôi nhớ có câu như thế này: “Càng cay nghiệt lắm thì càng oan trái nhiều”. Tôi luôn tin đời có nhân có quả.

Thôi đành ra riêng

Con ơi, cái răng cái tóc là góc con người. Mẹ thấy chỉ mấy đứa không có giáo dục mới đầu xanh, đầu đỏ. Con để tóc đen là đẹp nhất. Chứ nhuộm thế này mẹ trông nó xơ xác chẳng khác gì đống rơm trên đầu”.

 

Mẹ chồng nàng dâu
Mẹ chồng nàng dâu

Nghe mẹ chồng nói mà Hà tức nghẹn cổ, không nuốt trôi miếng cơm vừa và vào miệng.

Đây cũng chẳng phải là lần đầu tiên bà Nga khiến cho Hà có cảm giác ấy. Trong khi các cô bạn cùng phòng Hà phàn nàn về việc mẹ chồng cứ như người dưng với con dâu thì Hà lại được mẹ chồng quan tâm một cách thái quá. 

Hồi chưa cưới, một lần Hà cùng Hải – chồng Hà bây giờ và bà Nga sang nhà bác của Hải ăn Tết trung thu. Hà vừa đưa miếng bánh lên miệng thì bà đã nhanh nhảu:

 

– Ăn đồ ngọt dễ lên cân lắm con ạ! Con xem giảm cân thế nào chứ cứ ăn nhiều đồ ngọt vào mẹ sợ đến hôm cưới không mặc được váy thì khổ.

 

Nói rồi bà quay sang ông bác tiếp lời: “Cháu nó 56 cân rồi đấy bác. Bác thông cảm, nó phải ăn kiêng”.

 

Câu nói của mẹ chồng làm Hà ngượng chín mặt, chỉ muốn độn thổ ngay lập tức. May mà ông bác chồng nhanh ý:

 

– Cứ ăn đi cháu! Ăn một miếng cũng không tăng cân lên được đâu. Mà cô này hay thật, có bà mẹ chồng nào như thế không?

 

Đến đêm tân hôn, hai vợ chồng đã đóng cửa chuẩn bị đến giây phút quan trọng nhất, bà còn lật đật chạy sang gõ cửa gọi riêng Hà ra ngoài:

 

– Đấy, việc bận rộn quá nên mẹ quên khuấy mất. Hai đứa đã… làm gì chưa? Mẹ là mẹ cứ phải nói thẳng. Hôm nay mẹ thấy thằng Hải nó uống nhiều rượu trông phờ phạc lắm rồi. Con cũng thôi đừng đòi hỏi nó nữa mà nó mệt.

 

Có hôm vừa sắm được cái áo mới, Hà hí hửng mặc đi làm thì vừa lò dò xuống cầu thang, bà đã buông một câu: “Ấy chết! Họ may cái áo sao mà vải mỏng quá. Mỏng thế này thì phơi cả người ra chứ che được cái gì!”. Hôm sau không hiểu bà đi siêu thị với ai mà mang về cho Hà cái áo không thể cổ lỗ sỹ được hơn, kèm theo lời dặn dò: “Mặc thế này cho đứng đắn con ạ”.

 

Nhiều hôm con trai đi công tác, từ mấy ngày trước bà đã dặn đi dặn lại Hà phải chuẩn bị kỹ càng quần áo, kem đánh răng, khăn mặt, đồ ăn vặt cho chồng. Ấy vậy mà, đến tối, hai vợ chồng đang “gần gũi” trong phòng thì bà đập cửa ầm ầm. Chồng tá hỏa chui vào chăn, vợ thì vơ vội cái váy ngủ mặc vào ra mở cửa. Mẹ chồng đầu tóc bù xù đứng trước cửa, vẻ mặt lo lắng: “Mẹ mơ thấy thằng Hải đi quên đồ, không có quần áo thay. Con chuẩn bị kỹ chưa đấy?”

 

Kể chuyện này với mấy đứa bạn mà chúng nó cứ cười như nắc nẻ. Thật ra thì bà Nga cứ hay nói thế nhưng không tỏ ý ghét bỏ, ghen tỵ gì với Hà cả. Chỉ là bà quan tâm thái quá, mà ngày nào cũng như ngày nào nên Hà thấy mệt mỏi.

 

Mua bộ quần áo nào bà cũng không vừa lòng. Mười năm về làm dâu vẫn một kiểu tóc dài, đen, thẳng mượt theo ý thích của bà. Việc gì của vợ chồng Hà, bà cũng làm như hai vợ chồng Hà là những đứa trẻ lên ba không thể làm được nếu không có bà quan tâm.

 

Cứ như thế này mãi thì Hà bức bối không chịu được. Có lẽ cô phải bàn với chồng ra ở riêng.

 

Theo TTVN

Mẹ chồng tìm mọi cách ngăn cản con dâu về giúp nhà ngoại

Do chồng tôi không được đứng tên tài sản thừa kế của ông bà ngoại cho con gái nên mẹ chồng tôi thay đổi thái độ và bà luôn tìm mọi cách để ngăn cản con dâu có thời gian trở về bên ngoại phụ giúp công việc ngày giáp Tết.

Gia đình tôi có 4 anh chị em và là gia đình buôn bán giàu nhất huyện. Nhưng khi tôi còn nhỏ, các anh chị của tôi rất hư khiến cho bố mẹ của tôi vất vả rất nhiều, nhìn thấy bố mẹ vất vả như vậy nên tôi rất thương bố mẹ tôi. 

Khi vào trung học tôi đã biết ra phụ bố mẹ buôn bán, tốt nghiệp đại học xong thay vì tiếp tục ở lại trên thành phố phát triển sự nghiệp tôi lại chọn con đường về quê làm việc để có thể phụ giúp bố mẹ mình. Khi lấy chồng, tôi cũng hi vọng là có thể sống chung với bố mẹ nhưng anh là con một nên tôi phải về nhà chồng sống cùng bố mẹ chồng. Với lại lúc này các anh chị tôi đã thay đổi tính nết và anh cả cũng đã lấy vợ nên có thể phụ giúp việc kinh doanh của bố mẹ. Vì thế tôi có thể yên tâm về nhà chồng.

 

Gia đình chồng tôi là gia đình gia giáo nhưng mẹ anh là 1 người phụ nữ rất ghê gớm. Ngày trước mẹ chồng tôi từng là giáo viên dạy văn của tôi, bởi vì phụ bố mẹ nên tôi đã không học thêm môn văn và đã bị đì đến chỉ một chút nữa ở lại lớp dù môn văn tôi học rất khá. Cuối cùng bố tôi đã phải đích thân đến biếu quà cáp thì tôi mới qua năm học đó 1 cách suôn sẻ.

Bởi vì thế khi biết tôi về làm dâu nhà anh thì bố tôi rất bực mình, nhưng vì tình yêu của anh và tôi rất sâu đậm nên ông mới bắt buộc đồng ý. Còn mẹ anh thì rất vui khi anh lấy tôi. Trước khi cưới, tôi có thưa chuyện với mẹ anh là vào những ngày giáp Tết cho tôi được về bên nhà phụ giúp bố mẹ tôi mua bán vì công việc vào những ngày giáp Tết rất bận và bà vui vẻ đồng ý.

Năm đầu tiên sau khi kết hôn mọi chuyện rất suôn sẻ, tôi ở nhà chồng vừa đi làm, vừa làm việc nội trợ. Mẹ chồng tôi không phải làm bất cứ việc gì ngoại trừ việc đi dạy. Thỉnh thoảng tôi còn ngồi đánh máy giáo án cho mẹ chồng tôi nữa. Cuối tuần tôi và chồng tôi về nhà bố mẹ tôi, rồi tôi phụ bố mẹ trong việc tính toán sổ sách vì anh cả tôi không rành mấy chuyện này.

Tết đến thì tôi về phụ bố mẹ tôi việc mua bán. Và khi về đến nhà chồng cũng hơn 9 giờ tối nhưng tôi vẫn phải dọn dẹp nhà, chế biến sẵn đồ ăn, đánh bóng lư đồng, làm dưa. Dù rất vất vả nhưng chồng tôi lại thương tôi, hay phụ tôi làm việc nên tôi cảm thấy hạnh phúc. Mọi chuyện trôi qua êm đềm cho đến khi bố mẹ tôi họp chia tài sản.

Do anh cả sẽ kế thừa công việc của bố mẹ và là người phụng dưỡng bố mẹ nên bố mẹ chia cho anh phần lớn của cải trong nhà, còn tôi thì được 1 căn nhà và 1 số tiền lớn. Và do là người kinh doanh nên bố tôi bắt tất cả dâu rể trong nhà không ai được đứng tên tài sản của ông để lại. Chồng tôi thì cảm thấy bình thường còn mẹ chồng tôi thì khó chịu ra mặt và bà bắt đầu giở chiêu.

 

Bà luôn viện cớ khiến tôi không thể về nhà bố mẹ mình vào cuối tuần được nữa. Lúc thì bà đau đầu cần người chăm sóc, lúc thì bà đi đám cưới cần người ở nhà nấu cơm cho bố chồng ăn. Tôi nêu ý kiến thuê ô sin thì bà không đồng ý. Nên đi làm về thì tôi ghé qua nhà lấy sổ sách về nhà chồng làm thì tối đó bà kêu tôi sang tâm sự với bà, không thì bắt tôi phụ bà soạn giáo án.

Đỉnh điểm là Tết năm vừa rồi, mặc dù tôi đã chuẩn bị hết mọi thứ ở nhà chồng rồi mới sang phụ bố mẹ tôi, vậy mà mẹ chồng tôi đi rêu rao khắp nơi là bố mẹ tôi sướng, gả con gái mà không bị mất con, còn nhà chồng tôi có dâu cũng như không. Mẹ chồng tôi không nói trước mặt tôi mà lại đi nói cho mọi ngưới xung quanh nên khiến cho bố mẹ tôi tự ái. Mẹ chồng tôi còn mua đồ về bắt tôi gói bánh trưng, kết quả là hôm đó tôi không ra phụ bố mẹ tôi bán hàng. Hai ông bà lại có tuổi, khách lại đông nên bị mất cắp sợi dây chuyền gần 5 chỉ vàng. Tôi tức điên người, chồng tôi mà không ngăn tôi lại chắc tôi vác cuốc đập bể nồi bánh trưng.

 

Tết năm nay lại sắp đến, bố mẹ tôi lại già yếu. Dù bên ngoại đã có các anh chị khác có phụ giúp nhưng công việc rất nhiều mà mẹ chồng tôi lại thế nên tôi thấy mệt mỏi quá. Tôi đang muốn tính ra ở riêng nhưng như thế thì thấy thương chồng quá, tôi không muốn làm chồng tôi khó xử. Tôi phải làm sao đây?

Dâu tập hai

Sau khi chờ đợi mòn mỏi, hy vọng gần tan biến, thì bà Lê Hoàng Lan ( phường 15, Bình Thạnh) nghe con trai báo tin: “Tui lấy vợ đó nghen”. Bà mừng húm như trúng số. Nhưng niềm vui tắt ngúm khi con trai bà đưa về một cô gái đã có chồng từ lúc 17 tuổi, bây giờ đóng vai vợ “tập hai” với con bà.

Con dâu tập 2
Con dâu tập 2

Cậu con trai lầm lì không nói nhiều, nên mọi sự bà càng khó hiểu. Con trai bà không thuộc loại chơi bời, cũng chẳng quen linh tinh. Hồi nó 22 tuổi, nó có để ý một cô bé hàng xóm, nhưng không dám nói, rồi cổ đi lấy Việt Kiều, nó hơi buồn buồn…Hành trình trái tim của con bà đơn giản vậy đó, còn cô gái này thì khiếp: “Yêu từ lúc 15 tuổi, 17 tuổi có thai, sống thử không đăng ký kết hôn, chồng hờ bỏ đi, nuôi con một mình, quen biết nhiều anh…”. Nói chuyện với bà, cô gái tỏ ra rất hiểu biết, từng trải, có ý chứng tỏ mình chẳng ham lấy chồng làm gì, chẳng qua là gặp được… tình yêu đích thực.

 

Sao con trai bà lại là tình đích thực của cô gái đó, mà không phải là một cậu nào khác? Chắc cô ta quá chán, quá sợ loại đàn ông mồm mép, coi tán gái như trò giải trí…nên rung động trước những anh có trái tim… lành lặn. Thế thì con bà thiệt thòi rồi. Bà mang tâm tư nhỏ nhẹ nói cùng con. Cậu con bảo mẹ đừng lo, yêu là yêu chứ có phải kinh doanh mua bán gì mà sợ lỗ lã, thiệt thòi. Thôi thì bà đành dựa vào số phận, con trai cũng chẳng mất gì lớn, nhưng bà cũng chẳng có gì để khoe với hàng xóm, bà con về nàng dâu tương lai.

Thế nhưng, cô con gái kia ngày càng làm bà yên tâm. Điều làm bà hài lòng nhất là cô ta không hề “ghen tỵ” với bà. Bà cứ mặc sức chăm sóc cho con trai, mua quần áo, thức ăn cho con như hồi con trai bà còn độc thân mà không đá động gì đến con dâu. Hóa ra, làm mẹ trước khi lấy chồng khiến cho cô gái hiểu rõ tình mẫu tử như thế nào, nên không thể cắt đứt theo kiểu: “Sao mẹ cứ theo chiều chuộng chồng con” như các cô con dâu tập một, chưa hề có kinh nghiệm. Cô này cũng lạ, gặp chuyện gì bất trắc đều rất bình tỉnh. Như con trai bà bỗng nhiên bị công ty sa thải. Bà mẹ biết tính con, ăn nói cộc lốc, thẳng thắn, chắc là cự chuyện gì với sếp lớn. Nhưng cô vợ không than phiền chồng, chỉ bảo: “Chẳng sao cả, trong cái rủi có cái may”. Ít lâu sau, công ty chồng cô phá sản, không trả đồng lương nào cho nhân viên, ông chồng mới thấy mình may, vì còn nhận được tiền lương trước khi nghỉ việc. Dần dần bà nhận ra con dâu dù chưa nhiều tuổi, nhưng đã trải qua nhiều “biến cố to lớn” trong cuộc đời, nên bây giờ thấy chuyện gì “lộn xộn, bất thường” cũng là chuyện nhỏ hết.

Dâu tập 2 làm hài lòng mẹ chồng
Dâu tập 2 làm hài lòng mẹ chồng – Ảnh minh họa

Ngày đám cưới con trai, bà Trần Thanh Dung, mời khách hạn chế, không phải vì bà tiết kiệm mà vì con trai bà là “hàng mới chưa đập hộp” trong khi con dâu chẳng những là hàng… “second-hand”, lớn hơn con bà 3 tuổi mà còn khuyến mãi cho nhà chồng hai đứa con riêng. Phân tích ngăn cấm đủ điều không được, bà phải ậm ừ bỏ qua để con trai không ra ngoài mướn nhà trọ. Có người an ủi: “Thôi kệ, con nhỏ đó coi vậy mà dễ bảo, chứ những cô ưu tú coi chừng lại khó thích nghi với nhà chồng”.

Bà cũng hy vọng vậy, và từ từ bà nhận ra con trai bà biết nhìn người. Cô con dâu rất biết điều, biết thân biết phận. Bà mẹ chồng ở nhà nấu cơm, cô lãnh phần rửa chén, dọn dẹp. Ông chồng và hai đứa con của cô phụ trách trồng rau sạch trên sân thượng. Không bao giờ, cô dòm ngó chuyện gia đình chồng, không nhiều chuyện linh tinh. Cuộc hôn nhân đầu tiên tan vỡ dạy cho cô nhiều bài học về cách tổ chức gia đình.

Chẳng những vậy, càng ngày cô con dâu càng chứng tỏ là “người phụ nữ thời đại”. Cô ủng hộ bà mẹ chồng nhiều sở thích mà lâu nay bà cảm thấy ngại ngùng, như làm đẹp, mát xa, du lịch. “Má còn trẻ, mặc cái váy ngắn cho đẹp, má uốn cái tóc lên, nhuộm màu đi…”.

Ngoài mặt thì ít nói chuyện, chứ trong lòng bà thích cô con dâu…thoáng. Chưa hết đâu, chồng bà mất gần 4 năm, cô con dâu rất đồng cảm chuyện bạn bè của mẹ chồng: “Thấy ông nào được là má tiến tới luôn, không thì “nói chuyện cho vui”, khỏi cần kết hôn cho vướng bận”. Sao con dâu bà hiểu được lòng mẹ chồng nhiều đến thế. Có gì đâu, thì hồi sống với chồng trước, cô cứ hy sinh cho gia đình, hầu hạ bố mẹ chồng, cất hết sở thích của bản thân, cuối cùng chồng có bồ, bảo vợ nhạt, không có cá tính. Rồi khi sống một một mình nuôi con, cô ấy nhận ra phụ nữ cũng có quyền vui chơi miễn là lành mạnh, cũng có quyền sống như mình muốn…

Không phải cô nào qua đổ vỡ tan nát cũng rút kinh nghiệm một cách thành công, nhưng những bà mẹ hiểu con trai mình thì sẽ hiểu được vì sao con mình lại bỏ qua những “trăng tròn” để chọn một “vầng trăng khuyết”.

 

PHƯ CHU
(Tuổi Trẻ Cười)

Ăn bám

Mới 5 giờ sáng dưới nhà đã loảng xoảng tiếng nồi niêu xoong chậu va vào nhau. Đấy là cách mẹ chồng chị Phượng tỏ thái độ khi thấy con dâu “dậy muộn”.

Ăn bám - Ảnh minh họa
Ăn bám – Ảnh minh họa

Bà nói vọng lên như chỉ cốt để con dâu nghe thấy: “Không dậy đi còn nằm ườn ra đấy. Dậy mà làm đi cứ phơi thây ra đấy thì thóc đâu mà đổ vào mồm. Ai hầu mãi được”. Dù trời mùa thu hãy còn se lạnh, chưa sáng hẳn, dù biết dậy giờ này cũng chẳng làm gì, Phượng vẫn uể oải ngồi dậy.

 

Tất cả bắt đầu từ lúc chị mất việc nghỉ ở nhà. Chị làm công nhân một công ty may mặc. Khủng hoảng kinh tế chung, nhiều công ty phải đóng cửa. Chị nằm trong số hơn 600 công nhân bị cắt giảm ở công ty.

 

Xưa nay, lương 2 vợ chồng chỉ đủ trả tiền thuê nhà trên thành phố và chi tiêu tằn tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Tuy chưa đến nỗi thiếu thốn nhưng cũng chẳng dư ra đồng nào để tích cóp. Giờ chị mất việc, chồng chị may mắn chưa phải nghỉ ở nhà nhưng công ty ít việc nên phải thay ca luôn phiên. Tiền lương cũng vì thế mà giảm đi gần một nửa.

 

Chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ, lương tháng của chồng không đủ trang trải sinh hoạt, lại thêm 2 đứa con, đứa lớn bắt đầu vào lớp 1, đứa nhỏ chưa cai sữa. Chồng chị không những không lấy thế để lo lắng mà còn bắt đầu đi muộn về sớm. Do thời gian rảnh rỗi nhiều nên hay tụ tập với bạn bè. Cuộc sống trở nên khó khăn và ngột ngạt. Những cuộc cãi vã đã thường xuyên hơn…

 

Thương con gái, bố mẹ chị nhờ mối quen biết chạy cho chị một chân lao công trong Công ty môi trường của thành phố. Công việc quét dọn và thu gom rác đường phố tuy hơi vất vả nhưng lại có biên chế và lương cũng tạm ổn.

 

Chị chưa kịp vui mừng thì đã nhận một gáo nước lạnh từ thái độ của bố mẹ chồng. Bố mẹ chồng ở quê làm ruộng nhưng lại có tính sĩ diện cao. Họ đưa lý do “không muốn thằng Tuấn mất mặt khi bạn bè biết vợ nó làm lao công quét rác” để bắt chị về quê làm ruộng. Mẹ chồng bảo “thà làm nông dân cấy lúa mà ăn còn hơn đi thu rác ngoài đường” . Bà tuyên bố coi như không có con cháu trong nhà nếu chị làm công việc “xấu mặt nhà chồng” ấy.

 

Dù đã cố gắng giải thích với mẹ chồng về công việc và hoàn cảnh hiện tại nhưng vô ích, Phượng quay sang cầu cứu chồng, mong anh đứng ra khuyên nhủ mẹ. Đáp lại chị là thái độ dửng dưng. Chính anh cũng không muốn “mất mặt”.

 

Cực chẳng đã chị đành khăn gói đưa con về quê chồng. Dự định tá túc một thời gian đợi việc.

 

Đã hơn 2 tháng kể từ ngày về ở quê, chị hứng chịu thái độ kinh rẻ của mẹ chồng. Người già không ngủ muộn được nên thường dậy sớm. Mẹ chồng chị thường thức dậy lúc 5 giờ và bắt con dâu dậy theo dù chẳng có việc gì làm.

 

Từ ngày chị chuyển về quê, mọi việc trong nhà đều đến tay chị. Dù không biết làm ruộng chị cũng theo mọi người trong nhà ra đồng, ai bảo gì làm nấy. Chị chăm lo nhà cửa gọn gàng, nhặt rau, nấu cơm, chăn lợn… Nhưng chẳng bao giờ mẹ chồng hài lòng với chị. Chồng làm xa, mình chị với 2 đứa con nhỏ đối diện với thái độ khinh miệt của bố mẹ chồng. Buồn nhất là đứa em chồng cũng bắt chước mẹ mà hạch sách, bắt bẻ chị là ăn bám trong nhà. Nhiều đêm chị nằm ôm con khóc.

 

Đêm qua bé út lên cơn sốt, cứ khóc ngằn ngặt làm chị thức trắng để dỗ. Mãi gần sáng chị mới chợp mắt được thì đã phải dậy bởi thái độ khó chịu của mẹ chồng.

 

Bố chị gọi điện về, nói đã thuê giúp chị vỉa hè của một công ty để bán trà đá và ốc luộc buổi tối. Chị vừa mừng vừa lo. Mừng vì chí ít cũng có việc để kiếm thêm tiền nuôi con, nhưng lại lo, vì biết đâu ông bà nội không cho đi làm, biết đâu bán nước vỉa hè cũng làm ông bà mất mặt.

 

Nguyễn Thị Lệ / Dân Trí

Tình dễ tan trước ngày cưới

“Anh thật thất vọng, yêu nhau bao nhiêu năm mà em không biết anh là con người thế nào. Được, nếu em thấy anh không thể cho em một chỗ dựa thì hãy làm theo ý em: Hủy đám cưới”, Hải (27 tuổi) to tiếng với vợ sắp cưới khi hôn lễ chỉ còn một tháng nữa.

Hải và Hiền yêu nhau từ thời sinh viên. Lúc ra trường, mỗi người một công việc, tuy tính chất có khác nhau nhưng cả hai đều cố gắng dung hòa. Theo đúng dự tính, một đám cưới lãng mạn sẽ diễn ra vào cuối năm nay. Thế nhưng càng gần ngày cưới, Hải càng thấy khó chịu với tính nết “khó như bà đẻ” của Hiền.

“Không hiểu cô ấy nghe mấy cô bạn thủ thỉ gì mà dạo này bắt đầu hạnh họe, kiểm soát, ca thán tôi nhiều hơn. Đầu tiên là cách cô ấy ‘ dạy chồng’: ‘đàn ông khi yêu là thiên thần, lúc cưới là quỹ dữ’, sau này phải đưa hết tiền cho vợ, 7h phải về tới nhà, vợ nấu cơm thì chồng rửa bát… Tôi chỉ cười vì tôi vốn nghĩ lúc nào rãnh sẽ giúp. Vợ là người mình yêu thương sao có thể bắt cô ấy đầu tắt mặt tối, còn mình ngồi chơi được”, Hải chia sẻ.

Để có tiền mua váy cưới cho Hiền, Hải đã phải làm tăng ca cả tháng nay. Hôm qua, anh đi liên hoan kết thúc dự án với mấy anh em ở phòng, dù trước đó đã giải thích với Hiền song cô vẫn liên tục gọi điện, khóc lóc. Thương cảnh vợ sắp cưới ngồi chờ cơm, khi tàn cuộc Hải vẫn vòng xe qua phòng trọ của Hiền.

“Tôi vừa bước vào đã nhận được trận mắng té tát: ‘Anh đi đâu mà giờ mới về. Chắc định xả hơi trước ngày cưới chứ gì. Anh đưa điện thoại đây, đi với con nào mà không chịu bắt máy. Không cưới nữa’. Tôi nghe mà ức trong cổ họng. Từ ngày yêu Hiền, tôi chưa bao giờ tơ tưởng đến người con gái nào khác, thế mà cô ấy…”, Hải than.

Cho rằng bạn gái không tin tưởng mình, anh chàng không còn giữ được bình tĩnh quyết định giải thoát cho đôi bên. Anh không thèm dắt xe, đi bộ trong đêm về phòng. Hiền cũng không tin vào tai mình, khóc vật vã. Người bạn cùng phòng phải thức cả đêm canh chừng đề phòng cô gái làm liều.

Sắp làm cô dâu, nhưng Tiên (23 tuổi, Bắc Giang) cứ ngày một héo hon vì lo lắng. Chẳng ai còn nhận ra cô gái vui tươi thuở nào giờ biến thành bà già cáu bẳn. Ngày cưới đang dần tới mà cô thì liên tục muốn hoãn.

Như thống nhất từ trước, sau khi kết hôn Tiên sẽ về sống cùng gia đình chồng ở Xuân Đỉnh (Hà Nội). Cô dâu trẻ sợ không biết có đảm nhận được vai trò mới vừa làm vợ, làm dâu, vừa phải đi làm, lại phải chăm lo cho gia đình chồng. “Nhà mình có 4 thế hệ, chưa nói phải phục vụ cơm nước hằng ngày, rồi phải ‘đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên’. Nhất là mình sợ quan hệ mẹ chồng – nàng dâu xích mích. Nhà còn có chị dâu, ông bà già, trẻ nhỏ nữa, biết sao để điều hòa cho hết”, Tiên cho biết.

“Dù yêu anh xã vô cùng nhưng cứ nghĩ đến cảnh làm dâu, ở nhà người khác mà thấy khó chịu ghê. 23 năm sống tự do, quen được cưng nựng, giờ đùng một cái sang nhà người lạ ở, bảo sao chịu được. Nói với anh xã thì anh ấy bảo nhà nào chẳng là nhà, có anh bên em rồi còn lo gì nữa. Thương bố mẹ, nghĩ cho thân mình, lại nhớ lời chồng mà phát bực”, Tiên nói.

Tháng 11 này, Ngọc Thảo (24 tuổi, Thanh Hóa) – nhân viên một siêu thị ở Hà Nội sẽ về làm dâu nhà chú rể Quản (Nam Định) nhưng tâm trạng cô khá rối bời. Người vốn đã gầy yếu, vì lo cho đám cưới Thảo càng sụt cân hơn. Chỉ trong 3 tháng, Thảo bị sụt từ 47 kg xuống 42 kg.

“Em và anh đã lên kế hoạch sang tháng sau cưới, đã chụp hình, đặt nhà hàng, mua trang sức. Giấy mời cũng đã đâu vào đấy rồi nhưng không hiểu sao dạo này tính em rất khó. Trong đầu luôn có một nghi hoặc mơ hồ liệu sau cưới có hạnh phúc như bây giờ. Em yêu anh ấy, thậm chí hơn cả bản thân mình nên em sợ lắm”, Thảo nói.

Có lẽ chính vì thế, Thảo hay bắt bẻ, thử thách chồng sắp cưới hơn. Cô cũng đâm ra nghi hoặc, gần như ngày nào cũng soi điện thoại, facebook, mail của Quản. “Hôm qua, em hẹn anh đi gặp mấy đứa bạn thân đưa thiếp mời. Anh đến muộn chừng nửa tiếng. Em thấy mình như phát điên gọi điện ầm ĩ, chất vấn anh đủ điều. Nghĩ lại cũng thấy mình sai. Em thực sự không hiểu mình bị ma xui, quỷ khiến thế nào nữa”, Thảo sầu não.

Tai hại hơn mỗi lần giận dỗi, Thảo đều nghĩ đến chuyện sẽ hủy đám cưới, chia tay. Chỉ trong 3 tháng nay cô đã đòi hủy đám cưới 4 lần. Mỗi lần như vậy chồng sắp cưới của cô tức giận tím cả mặt, còn cô chỉ biết bưng mặt khóc.

“Những lần đòi hủy hôn anh xã toàn vùng vằng bỏ đi. Em thì lại nghĩ anh vô tâm, chỉ mình tha thiết, càng hờn giận hơn. Gần như đêm nào em cũng mơ thấy anh đang ở bên một cô gái, rồi ban ngày suy nghĩ không ăn uống được gì nên em mới sụt cân. Hôm qua bà mẹ chồng còn bảo gầy ngom thế thì đẻ đái gì, càng khiến em bực bội”, Thảo kể.

Theo nhà tâm lý Văn Thanh Sĩ – Tổng đài 1088, ông thường xuyên tư vấn cho các trường hợp cả nam, lẫn nữ muốn hủy đám cưới trước hôn nhân. “Khi yêu, cả hai đều vun vén cho tình yêu nhưng khi đã có một tờ giấy kết hôn hay ngày cưới đã định, nhiều người nhầm tưởng rằng tình yêu của họ cuối cùng có thành quả mà quên mất bồi dưỡng, vun vén. Nếu một trong hai người tỏ ra vô tâm, thờ ơ thì rất có thể sẽ đánh mất hạnh phúc chính trong thời khắc thử thách này”, chuyên gia nói.

Giai đoạn tiền hôn nhân là thời điểm nóng bỏng, quyết định hạnh phúc nhưng không ít người nhầm tưởng đây đã là đích của tình yêu mà thiếu đi sự cố gắng, dẫn đến tình cảm rạn nứt trong đúng giai đoạn này. Ảnh: Google Images.
Giai đoạn tiền hôn nhân là thời điểm nóng bỏng, quyết định hạnh phúc nhưng không ít người nhầm tưởng đây đã là đích của tình yêu mà thiếu đi sự cố gắng, dẫn đến tình cảm rạn nứt trong đúng giai đoạn này. Ảnh: Google Images.

Theo nhà tâm lý, gần bước vào lễ cưới, bao nỗi lo toan sẽ đè nặng lên những đôi trai gái. Đối với họ cuộc sống tự do trước đó và cuộc sống hôn nhân là hai thái cực hoàn toàn khác biệt, vừa háo hức lại vừa lo lắng. Tựu trung lại có 3 vấn đề lớn thường gặp phải trong giai đoạn này là do những bất đồng về tài chính, thời gian và sự nghiệp. Có thể trong giai đoạn yêu nhau, trai gái ít có thời gian cho nhau, hay sự nghiệp công việc của một trong hai không tốt…dù thế tình cảm của họ vẫn mặn nồng. Nhưng khi xác định cưới nhau rồi, ai cũng có chung tâm lý muốn người kia dành nhiều thời gian cho gia đình, liệu với mức lương như hiện tại người ta có thể lo cho hạnh phúc không. Họ dễ mất niềm tin vào nhau hơn.

Để tránh những lo lắng không đáng có này, các cặp đôi nên chuẩn bị sẵn tâm lý, kinh tế trước hôn nhân, dành nhiều thời gian cho nhau, tìm hiểu tâm sự của đối phương nhiều hơn. Hai bên gia đình thường xuyên qua lại, động viên con trẻ.

“Hơn lúc nào hết, hãy quan tâm đến đối phương nhiều hơn trong giai đoạn này. Thêm vào đó cũng phải chuẩn bị đầy đủ tư tưởng, tài chính và cả một kế hoạch trước khi quyết định đi đến kết hôn”, chuyên gia cho biết.

Phan Dương / Theo VnExpress