Tag Archives: chi tiêu

Người thuê chung nhà

Em lập gia đình gần ba năm, có bé gái một tuổi. Vợ chồng em ở nhà thuê, tới tháng chồng em đưa ít tiền, trả tiền nhà xong thì không đủ tiền mua sữa cho con. Anh nói, còn phải giúp đỡ gia đình.

 Em sống với chồng mà có cảm giác như hai người ở trọ trả chung tiền nhà, ngoài ra không còn chút gì gọi là chia sẻ. Em muốn tâm sự để vợ chồng hiểu nhau, nhưng chỉ mình em nói, anh không trả lời. Nói căng thì anh dắt xe bỏ đi. Khi em có thai, bị động thai, lại bị cao huyết áp thai kỳ, anh không hề quan tâm, lo lắng. Chỉ khi về nhà nội thì anh trở nên khác hẳn: vui vẻ, hào phóng, cho tiền người này người nọ. Tiền lương tháng của anh cũng đem về gửi mẹ. Lúc trước chưa có con, lương mình em cũng đủ sống, giờ có thêm bé, em phải một mình vừa chăm con vừa đi làm. Đã vậy, má chồng còn xét nét đủ thứ, tháng nào lên thăm cháu cũng gom món này món kia đem về, còn nói em ăn xài phung phí. Em chẳng biết mình còn cơ hội để cứu vãn gia đình không, nhiều khi mệt mỏi quá em nghĩ ly hôn cho xong, lấy chồng như vậy cũng chẳng được thêm cái gì ngoài nỗi mệt mỏi chịu đựng.

Thanh Thảo (TP.HCM)

Hôn nhân gia đình người thuê chung nhà - Ảnh minh họa
Hôn nhân gia đình người thuê chung nhà – Ảnh minh họa

Vợ chồng có thể ở nhà thuê, nhưng không thể chỉ là những người thuê chung nhà. Trách nhiệm gia đình không phải ở chỗ trả tiền nhà là xong. Em không nói rõ chồng em giúp đỡ gia đình bên nội như thế nào. Nếu tiền lương hằng tháng đem hết về gửi mẹ, vợ con thiếu hụt anh ta không cần biết đến, khi em cần tiền hỏi cũng không có đồng nào, thì không ổn. Nhưng, nếu chồng em có dự định riêng chưa nói với em, gửi mẹ để dành tiền mua nhà mua đất, thì cũng nên nghĩ lại. Vợ chồng em không thể cứ ở nhà thuê mãi, nên cũng cần tiết kiệm dành dụm. Chỉ có điều, cả hai vợ chồng phải thống nhất với nhau cách chi tiêu, để dành.

Em nên nói chuyện với chồng về khó khăn của mình, lập sổ chi tiêu rõ ràng để chồng thấy em không phung phí. Cứ nhỏ nhẹ bền bỉ mà nói chuyện, không cần phải “căng” làm gì, sử dụng chiến thuật “mưa dầm thấm lâu”. Những lần bà nội lên chơi, em cũng nên tâm sự với bà những chuyện đó, đừng khư khư giữ kín trong lòng. Lấy nhau ba năm, em cần nắm rõ chồng em làm ra mỗi tháng bao nhiêu, đưa tiền cho em xong thì còn lại bao nhiêu, tiêu xài thế nào. Những khoản chi lớn trong nhà: tiền gửi con, tiền mua sữa, em thử “huy động vốn” của chồng xem sao. Đừng căng thẳng hạch hỏi, hãy sử dụng “sức mạnh cá nhân” của mình, em sẽ thấy kết quả không đến nỗi tệ!

Đọc thư em nghe như mọi chuyện đều có “hơi tiền”, Hạnh Dung hiểu em đang bị căng thẳng về tiền bạc. Hãy thử thoải mái một chút, bớt càm ràm chuyện tiền bạc, thay vào đó, hãy tìm hiểu vì sao khi anh về nhà nội lại “vui vẻ, hào phóng”, rồi từ đó tìm cách để anh cũng vui vẻ hào phóng với mẹ con em ở nhà. Ly hôn hay không là do tình yêu của vợ chồng em còn hay hết, chứ đừng vì lý do kinh tế khó khăn. Thời điểm này, em hãy cố gắng làm hết sức mình đã, hãy đặt mục tiêu cải thiện chất lượng sống của gia đình. Chúc em thành công và hạnh phúc.

Không thể chia tay – Kỳ 1: Bức tranh hạnh phúc

TT – “Để giữ được hạnh phúc này, tôi đã phải chấp nhận mất đi một phần tình cảm thiêng liêng nhất của những người thân, nhưng tôi vẫn hi vọng đến một ngày nào đó bố mẹ sẽ hiểu, sẽ cảm thông và tha thứ cho con gái mình, bởi đôi lúc trái tim có những lý lẽ mà lý trí không sao lý giải nổi”, Nguyễn Thị Lý bắt đầu kể về cuộc đời mình bằng một chất giọng Huế nhẹ nhàng nhưng trĩu nước mắt. Continue reading Không thể chia tay – Kỳ 1: Bức tranh hạnh phúc

Phòng the lạnh ngắt vì bão giá

Anh Thắng than thở: “Đêm đến, muốn gần gũi vợ một tí mà nàng cứ tỉ tê: ra Tết, cái gì cũng tăng giá. Xăng tăng rồi, ít hôm nữa lại là điện, tỷ giá ngân hàng thì biến động, lãi suất cao, nợ ngập đầu…”. Continue reading Phòng the lạnh ngắt vì bão giá