Category Archives: Tâm sự cuộc sống
Cái tát để đời của cô giáo
Vừa thưa chuyện, cô Loan đã tát một cái làm hắn nảy đom đóm. Cô giận. Hắn khóc. Đoạn, cô dúi vào tay hắn một xấp tiền mỏng. “Em nghỉ học mấy ngày qua, cả lớp đều biết. Các bạn gom góp mỗi người một chút tặng em đóng học phí…”.
Nhà hắn thuộc dạng “khó ba đời”. Ba hắn xưa là ông giáo làng, thất chí nên bỏ việc, về cày ruộng. Mấy mảnh đất màu trồng rau đậu và vài sào ruộng chỉ đủ nuôi 5 miệng ăn. Gặp khi bão lũ, sâu bệnh thì mùa màng mất trắng. Cả nhà phải bữa đói bữa no, một hạt cơm “cõng” bốn năm lát sắn.
Mẹ bệnh liên miên. Mấy anh chị đã có gia đình riêng, đều nghèo kiết xác. Hắn phải phụ ba mọi việc. Ba bảo đừng làm nữa, lo mà học hành. Nghèo thì phải lo học, “không thì cả đời làm kiếp ngựa trâu cày bục mặt như bố mẹ”. Hắn không sợ nghèo, chỉ sợ không có điều kiện học. Mà không có điều kiện thật. Năm hắn chuẩn bị thi tốt nghiệp cuối cấp THCS, trời hạn kinh khủng. Mất mùa, cả làng đói, nhà hắn cũng ăn khoai sắn cầm hơi. Rồi đến lúc không còn khoai sắn mà ăn. Mẹ phải ăn cháo lỏng. Hắn đứng nép sau phên tre, nhìn mẹ ôm bụng nhăn nhó đau mà nước mắt chảy ròng ròng. Giọt nước mắt thằng con trai tuổi đang lớn đong đầy sự tủi thân.
Không tiền đóng học phí, không tiền ăn học, hắn quyết định nghỉ, “đút vở bụi tre”, lên thành phố kiếm cơm.
Trước khi lên thành phố, hắn đến thăm cô Loan dạy Văn. Hắn là đứa học trò cô Loan thương nhất vì nhà nghèo, hiền ngoan, học khá. Vừa thưa chuyện, cô Loan đã tát một cái làm hắn nảy đom đóm. Cô giận. Hắn khóc. Đoạn, cô dúi vào tay hắn một xấp tiền mỏng. “Em nghỉ học mấy ngày qua, cả lớp đều biết. Các bạn gom góp mỗi người một chút tặng em đóng học phí…”.
“Một chút” của các bạn, ấy là mỗi người một rổ khoai, nửa ang lúa, một bó mía, một lọn củi…, trong đó có cả phần của cô Loan. Nhà ai cũng nghèo sát đất như nhà hắn chứ có khá gì hơn. Cô Loan gom lại, chở hết xuống chợ huyện bán, lấy tiền đem về.
Hắn cầm xấp tiền tình nghĩa, thầm nghĩ: Cái sự học cao quý là thế lẽ nào hắn dám bỏ, trong khi cô giáo và bạn bè hết lòng lo cho hắn. Cái tình người, tình bạn trong lúc hàn vi cao cả là thế, nỡ nào hắn “phụ bạc”.
Hắn quyết định phải học. Học thật giỏi.
Mười năm sau, hắn trở về. Nơi thứ hai hắn ghé thăm sau khi về nhà mình là cô Loan. Ấy là dịp 20-11, trên tay hắn là một món quà hết sức đặc biệt, được bỏ trong một chiếc bao tải to.
Trong đó là một rổ khoai, nửa ang lúa, một bó mía, một lọn củi… Món quà tựa ngày xưa. Bạn bè năm cũ không hẹn mà gặp, cùng tụ tập ở nhà cô Loan đông đủ. Cùng nhìn món quà “lạ”, cùng kể về cú tát năm xưa, mọi người phá lên cười sung sướng!
“Lá lành đùm lá rách”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, “nhân bất học bất tri lý”… Ôi, hiểu và làm được theo những lời răn dạy ấy, tình người, tình đời đẹp biết bao nhiêu…
Táo tợn thỏa thuận giữa em vợ và anh rể
Khi tôi tỉnh thì đã thấy anh đang ngồi trên giường nhìn tôi với ánh mắt thèm khát. Chiếc váy tôi đang mặc đã bị kéo lên quá ngực, không biết do tôi hay do anh. Thấy tôi mở mắt, anh đưa tay sờ ngực tôi và hỏi: “Sao lại nằm tênh hênh thế này em?”
Tôi đang là sinh viên đại học năm thứ 3 ở Hà Nội. Do chị gái và anh rể có nhà ở gần trường nên hơn 2 năm nay tôi ở cùng anh chị.
Bình thường anh rể và chị gái đi làm, tôi cũng đi học cả ngày, gặp nhau chỉ vào buổi tối. Sau khi ăn cơm và dọn dẹp xong, thường thì anh chị ngồi xem ti vi còn tôi về phòng học bài. Căn nhà hai tầng, tầng một vừa là bếp vừa phòng khách, tầng hai có 2 phòng ngủ cách nhau một nhà vệ sinh.
Tôi thường học bài khuya nên việc nghe thấy những tiếng rên rỉ từ phòng anh chị là chuyện bình thường. Thời gian đầu anh chị cũng cố nín nhịn nhưng có vẻ như việc quan hệ trong im lặng làm giảm khoái cảm, nên về sau giữa chúng tôi có một thỏa thuận ngầm là ai làm việc người nấy.
Thú thực tôi cũng có bạn trai từ năm lớp 11 và hiểu chuyện, nên chẳng trách gì việc anh chị quá vô tư. Đôi khi bị kích thích bởi tiếng động từ phòng anh chị, tôi cũng tự thỏa mãn cho mình.
Anh rể là người cởi mở, vui tính. Từ sau khi chia tay bạn trai hồi đầu năm, tôi hay nói chuyện với anh và coi anh như một người bạn tâm giao. Anh cũng thường tâm sự với tôi mỗi khi vợ chồng có khúc mắc. Những lúc đó tôi thường trêu đùa: “lấy vợ bằng tuổi khổ thế đấy em ạ!” rồi xoa đầu anh như một người chị xoa đầu em. Tất nhiên những tâm sự này của hai anh em hoàn toàn diễn ra sau lưng chị gái tôi.
Gần đây tôi để ý thấy quan hệ giữa hai anh em có chút thay đổi. Anh nhìn tôi với ánh mắt lạ hơn. Không phải là cố ý nhưng tôi nghĩ anh chị có thể vô tư chuyện kia đến thế thì tôi ngại gì mà phải ăn mặc kín đáo khi ở nhà. Thế là thường cứ về tới nhà là tôi lại mặc mấy bộ quần áo hơi gợi cảm.
Khi thấy anh cứ lén lút vào mình, tôi cũng mặc kệ. Khi chỉ có tôi với anh ở nhà, anh lại càng nhìn táo tợn hơn. Tôi cốc đầu anh và hỏi: “Khiếp, anh nhìn cái gì mà nhìn ghê thế hả?” Anh tóm tay tôi kéo vào lòng và hôn lên tóc: “Gớm, cô cứ mặc thế này thì đố thằng nào chịu được!” Càng ngày anh càng tỏ ra “thân mật” hơn, nhưng tôi chỉ cho anh ôm hoặc thơm một chút rồi nói: “Anh cứ léng phéng là em méc chị đấy nhé!” Câu nói đó bao giờ cũng hiệu nghiệm, anh buông tay ra tức thì.
Cho tới hôm qua, tôi đang ngủ trưa thì anh về. Vì ở nhà một mình nên tôi chỉ khép cửa buồng ngủ. Khi tôi tỉnh thì đã thấy anh đang ngồi trên giường nhìn tôi với ánh mắt thèm khát. Chiếc váy tôi đang mặc đã bị kéo lên quá ngực, không biết do tôi hay do anh. Thấy tôi mở mắt, anh đưa tay sờ ngực tôi và hỏi: “Sao lại nằm tênh hênh thế này em?” Tôi đẩy tay ra: “Kệ em! Sao anh lại về nhà giờ này?” Anh ngồi điềm tĩnh hút thuốc và tâm sự: “Dạo này chị mới có bầu, bác sỹ bảo thai yếu nên anh chị phải kiêng quan hệ. Mà cô biết rồi đấy, bình thường tối nào anh chị cũng phải một hai lần, giờ không có anh không chịu nổi.”
Anh quay sang cầm tay tôi, mỉm cười: “Thôi thì thế này, anh biết em vẫn phải tự thỏa mãn, hay là trong thời gian chị mang bầu anh em mình bí mật thỏa mãn cho nhau, Ok?” – “Anh bị điên à? Ra ngoài cho em ngủ trưa.” Anh đành ngậm ngùi đi ra. Anh rể vẫn thế, táo tợn nhưng chưa bao giờ dám làm trái ý tôi.
Nằm một mình, tôi cứ nghĩ mãi. Thú thật thì anh rể cũng rất hấp dẫn, vả lại anh em tôi chẳng xa lạ gì nhau. Nếu không vướng chị gái thì tôi đã chẳng ngại gì mà không đồng ý. Nhưng…cuộc đời vẫn có chữ nhưng, vạn nhất chị gái tôi biết, hoặc chuyện này lộ ra ngoài, thì tôi biết giấu mặt vào đâu. Hơn nữa, cái chính là tôi không muốn có lỗi với chị gái mình.
Nhưng, lại nhưng, nhìn vẻ mặt thèm thuồng và rầu rĩ của anh lúc đi ra, tôi thấy tội. Giá như tôi không phải là em gái chị tôi, hoặc giá như, vân vân và mây mây… Làm người thật khó!
Chiếc phong bì bị từ chối
Nhân ngày lễ, có dịp gặp gỡ trao đổi với giáo viên của con, khi tặng hoa cho cô, một ông bố đã tranh thủ nhét thêm chiếc phong bì như một lời “gửi gắm”. Cuối giờ, khi anh chuẩn bị dắt xe ra về thì bất ngờ nghe tiếng cô giáo gọi lại…
1. Cuộc đối thoại của hai mẹ con họ diễn ra tại một nhà sách nằm trên đường Hai Bà Trưng (Q.1, TPHCM) ngay trước dịp lễ 20/11. Người mẹ dẫn con đi chọn quà cho cô giáo. Thấy mẹ con chọn sổ, cô bé tầm 9 – 10 tuổi lắc đầu quầy quậy rồi đưa thay chỉ về chiếc đồng hồ cát ở gian hàng lưu niệm: “Con thích tặng cô cái này. Cô hay chơi với tụi con nên con biết cô cũng… thích đồ chơi lắm”.
Người mẹ dường như không nghe thấy lời con, vẫn chăm chú vào việc của mình. Cô bé níu mạnh tay mẹ, lại chỉ về phía chiếc đồng hồ cát. Người mẹ… hồn nhiên: “Vớ vẩn, cô chẳng thích sổ mà cũng chẳng thích đồng hồ cát. Mẹ mua sổ là để kẹp phong bì tặng tiền cho cô, hiểu chưa?”. Cô bé vùng vằng bảo vệ quan điểm của mình: “Không, cô con không thích tiền, cô thích đồng hồ cát với hoa thôi”.
Sự nì nèo của cô bé làm người mẹ nổi cáu: “Con biết cái gì, cô nào mà chả thích… tiền. Đồng hồ cát có ăn được không? Ngày lễ này mẹ mất cả nửa triệu bạc để đi cô con đấy, hơi đâu bỏ tiền mà mua đồng cát nữa”.
Mặc cho sự thất vọng trên vẻ mặt của con, chị cầm cuốn sổ tay ra để tính tiền. Cô bé vẫn lắc đầu không chịu cho đến khi bị người mẹ kéo ra khỏi nhà sách…
2. Nhân ngày lễ, có dịp gặp gỡ trao đổi với giáo viên của con, một ông bố khi tặng hoa cho cô giáo đã tranh thủ… đút thêm chiếc phòng bì như một lời “gửi gắm”.
Trong đó có kèm tấm thiệp không chỉ để ghi lời chúc mừng tới giáo viên mà quan trọng hơn để ghi tên bé con nhà mình. Anh hoàn toàn tự tin với hành vi này đinh ninh cô nào chả… thích phong bì và còn biết có những phụ huynh khác cũng “nhắn nhủ” tới cô như mình.
Cuối giờ, khi anh chuẩn bị dắt xe ra về thì bất ngờ nghe tiếng cô giáo gọi lại. Cô tiến đến chỗ anh, gửi lại chiếc phong bì, nói rất nhẹ nhàng: “Giỏ hoa em xin nhận nhưng cái này em gửi lại. Anh không phải lo lắng quá, em sẽ chăm sóc các bé hết sức của mình”. Biết cô giáo không nhận, người đàn ông chỉ biết…. đứng gãi đầu và cười như đang chữa ngượng cho mình.
Câu chuyện về “chiếc phong bì bị từ chối” đó sẽ không ai biết đến. Cho đến một ngày người bố ấy không muốn im lặng, quyết định viết thư cảm ơn gửi lên ban giám hiệu kể về “bí mật” của cô giáo và mình. Hiệu trưởng xuống trò chuyện với giáo viên nọ, lúc này cô mới giải thích: “Em không thể nhận bồi dưỡng của phụ huynh để mong mình giữ sự công bằng, đối xử tốt nhất có thể với tất cả các trẻ”.
Lý do không kể chuyện này với ai, cô giáo công tác tại Trường Mầm non Vàng Anh (Q.5, TPHCM) bày tỏ: “Liệu khi mình kể ra có ai tin không?”. Nghe mà chua xót nhưng đúng là rất thật vì lâu nay nhà giáo thường đã bị “gán” với những điều không hay.
Việc phụ huynh đi quà phong bì cho giáo viên nhiều năm gần đâu không còn xa lại, nhất là ở thành phố. Thay vì phải vắt óc suy nghĩ tặng quà gì cho cô, nhiều phụ huynh gửi… phong bì cho tiện. Nhiều người mặc định “Cô nào chả thích… phong bì” như thể là một định luật – vừa gọn vừa tiện hơn bất kỳ món quà nào. Điều này đã “vơ đũa cả nắm” và đưa đến cái nhìn méo mó về hình ảnh người thầy.
Đau lòng hơn là có những phụ huynh còn áp đặt suy nghĩ theo hướng tiêu cực và toan tính của mình lên đầu con trẻ!
Hoài Nam
Tưởng lấy vợ là xong
“Cậu mợ cứ nghe tôi, tìm đám nào vừa mắt thì gả quách nó đi cho xong. Vợ chồng bảo ban nhau dễ hơn, léng phéng vợ nó giở võ “giềng năm” nó khác phải kiêng dè. Sau có con, cuống quýt cho biết thân, mợ lo thì biết lo đến bao giờ”.
Lòng tốt đã vô tình đẩy em họ đến gần chồng tôi
Thời gian gần đây, Hoa tỏ ra khó chịu khi vợ chồng tôi vui vẻ và thân thiết, Hoa cũng chủ động nhờ chồng tôi nhiều việc. Cuối tuần khi chúng tôi ở nhà, lúc tôi đang loay hoay với đống bát đũa thì Hoa nhờ chồng tôi lai đi siêu thị mua ít đồ.
Tôi không phải là người đòi hỏi nhiều, mọi chuyện đối với tôi như thế là quá đủ. Tôi có 1 gia đình nhỏ, một cô con gái xinh xắn lên 3 và một người chồng yêu thương vợ con. Tôi và anh học cùng đại học, cùng ra trường và làm trong một lĩnh vực. Sau 5 năm ra trường giờ anh đã là giám đốc và tôi là chuyên viên phân tích. Tôi nghĩ mình may mắn vì lấy được 1 người chồng hiểu mình và tâm lý.
Anh chịu khó, có lẽ là mẫu người khó kiếm trong xã hội này. Một người đàn ông vừa biết làm kinh tế lại vừa chịu khó làm việc nhà. Sáng sớm anh chở tôi đi làm, chiều hai vợ chồng cùng đi chợ và buổi tối chúng tôi cùng chăm sóc gia đình nhỏ của mình. Sau ngày cưới, đặc biệt là sau khi có con nhỏ, anh chăm tôi nhiều hơn. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, buổi tối là phút giây hạnh phúc nhất đối với tôi. Chúng tôi cùng nấu cơm, dọn nhà, giặt quần áo và chơi cùng cô con gái xinh xắn. Cảm giác ấm ấp nhất của tôi là hàng tuần chồng gội đầu và sấy tóc cho vợ.
Cuộc sống đang diễn ra bình thường cho đến ngày cô em họ tôi chuyến đến ở cùng. Hoa là cô em họ xa, kém tôi 3 tuổi nhưng hai chị em chơi rất thân, có lẽ là người bạn thân nhất của tôi. Giữa hai chúng tôi không có khoảng cách, cùng chia sẻ niềm vui nỗi buồn, giúp đỡ nhau những lúc khó khăn. Nhiều lúc bạn bè đùa rằng 2 đứa là đồng tính nếu như tôi không có người yêu. Hoa mới ra trường được hơn 2 năm, do kinh tế khó khăn công ty em làm ăn thua lỗ nên cắt giảm nhân sự và nợ lương.
Hoa thất nghiệp vài tháng, dù học tốt, cố gắng nhưng vẫn chưa tìm được công việc ưng ý. Do thất nghiệp, gia đình kinh tế cũng không dư giả nên khó chống chịu được cuộc sống thuê nhà, sinh hoạt đắt đỏ ở đất Hà thành này. Nợ tiền nhà 2 tháng chủ nhà không đồng ý cho ở và em phải chuyển đi trong vài ngày cuối tháng.
Thấy cuộc sống của em vất vả, tôi quyết định rủ Hoa về nhà ở tạm vài tháng cho đến khi đi làm. Hoa đồng ý và chồng tôi cũng không có sự phản đối nào. Thời gian đầu cuộc sống thật vui vẻ, chúng tôi cười đùa mỗi tối, cùng xem phim và chia sẻ mọi chuyện. Tôi thấy vui khi giúp đỡ được bạn thân của mình lúc khó khăn nhất. Hoa cũng thấy thoải mái hơn khi thoát khỏi cuộc sống thiếu thốn và vất vả trước đây.
Nhưng thời gian gần đây tôi có cảm giác bất an về cuộc sống hiện tại. Tôi và Hoa không thân thiết như trước nữa, Hoa ít tâm sự và có hành động lạnh nhạt với tôi hơn. Điều đặc biệt quan trọng là thái độ Hoa với chồng tôi cũng đã khác. Cô ấy thân thiết, quan tâm đến chồng tôi hơn. Bữa ăn tối Hoa luôn ngồi cạnh chồng tôi, chỗ mà nhẽ ra là của tôi trước đây và tôi là người ngồi đối điện nhìn 2 người thân thiết. Có lúc tôi cảm thấy mình như khách chứ không phải chủ nhân của nhà này nữa.
Tôi cảm thấy chạnh lòng nhưng nghĩ chắc do mình lo lắng nhiều quá và Hoa sống vô tư mà. Thời gian gần đây, Hoa tỏ ra khó chịu khi vợ chồng tôi vui vẻ và thân thiết, Hoa cũng chủ động nhờ chồng tôi nhiều việc. Cuối tuần khi chúng tôi ở nhà, lúc tôi đang loay hoay với đống bát đũa mà cả nhà ăn uống xong bữa trưa ngày chủ nhật thì Hoa nhờ chồng tôi lai đi siêu thị mua ít đồ. Lần đầu tiên tôi thấy buồn, thấy thất vọng về chồng mình.
Bỗng nhiên tôi cảm thấy bất an về mọi chuyện, tôi đã tâm sự với chồng về những lo lắng, suy nghĩ và tâm trạng hiện tại của mình. Kết quả là vợ chồng tôi có một buổi tối cãi nhau nảy lửa. Trước đây tôi luôn trách chồng đối xử không tốt với bạn thân của vợ và giờ thì tôi lại quay ra trách chồng đã làm theo những điều trước kia tôi bắt anh làm.
Tôi là người sai nhưng tôi không biết mình sai ở chỗ nào khi nhìn thấy bạn thân vất vả muốn giúp đỡ nhưng mọi chuyện lại trở nên như thế này. Tôi và chồng chiến tranh lạnh, bạn thân thì lạnh nhạt với mình. Mọi chuyện đang rối bời và tôi rất chán nản.
Lan
Dằn vặt vì thờ ơ với người bị nạn trên đường
Nhìn thấy anh bị té xe nằm bất tỉnh vậy mà tôi cứ đi không quay lại, để rồi những ngày này tôi phải sống với cảm giác tội lỗi và ân hận vô cùng. Tôi ghét bản thân, tự nhủ đã bỏ đi sao còn suy nghĩ tới, nhưng sao tôi cứ day dứt không yên.
Anh gì đó ơi, dù ngàn lần suy nghĩ thì tôi vẫn không tìm ra lý do mình làm hôm đó. Nhìn thấy anh bị té xe nằm bất tỉnh vậy mà tôi cứ đi không quay lại, để rồi những ngày này tôi phải sống với cảm giác tội lỗi và ân hận vô cùng. Tôi ghét bản thân, tự nhủ đã bỏ đi sao còn suy nghĩ tới, tự nhủ anh sẽ không sao, có bao nhiêu người qua đường sẽ giúp, nhưng sao tôi cứ day dứt không yên.
Tôi đã sai rồi, tôi ước ngàn lần được quay lại ngày hôm đó để ở bên cạnh anh đến lúc anh được an toàn. Làm sao đây? Khi tôi không hiểu nổi những hành động điên rồ của bản thân mình hôm đó nữa. Đến bao giờ mới nguôi cảm giác này đây?
Hình ảnh anh nằm bất động một mình trên đường cứ ám ảnh tôi mãi. Hôm qua tôi đã xuống bệnh viện quân đoàn 4, muốn tìm anh, muốn ai đó nói với tôi rằng anh không sao. Tôi chỉ cần vậy thôi. Nhưng làm sao tìm được anh khi không biết gì về anh, thậm chí là cái tên. Tôi vào khoa cấp cứu hỏi thông tin một người đàn ông bị tai nạn giao thông đoạn ngã tư 550 đi xe màu đỏ, mặc áo tay ngắn hình như là đồng phục bảo vệ, anh không phải bị tông xe mà là tự té một mình. Họ trả lời ngày chủ nhật tiếp đến mấy chục ca cấp cứu chỉ với những thông tin đó làm sao họ giúp được.
Rồi tôi đi hỏi những phòng bệnh trị thương với những thông tin đó chỉ nhận được những ánh mắt thương hại, tiếc nuối vì muốn giúp nhưng không giúp được của vài người bác sỹ. Rồi tôi quay lại phòng cấp cứu gặp người bác sỹ tốt bụng đọc cho tôi vài cái tên bệnh nhân nam vào cấp cứu khoảng 20h đến 21h ngày đó. Bác sỹ nói ngày đó không có ca tử vong, có hai ca nặng chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy cũng không nằm trong khoảng thời gian đó, chắc người tôi tìm đã không sao và có lẽ về nhà rồi.
Trong số người cấp cứu chỉ có một người đang nằm ở khoa B2. Dù là hy vọng nhỏ nhoi nhưng tôi sẽ không từ bỏ, vì tôi muốn gặp anh biết chừng nào. Tìm đến khoa và hỏi thăm phòng người đó, hỏi được phòng rồi nhưng tôi không biết nổi là ai. Hỏi thăm qua người bác sỹ, khi bác sỹ nói là một người do xỉn rượu chạy xe bị té ở ngã tư 550 rồi người dân đưa vào đây tim tôi đã đập mạnh. Tôi đã nghĩ mình sẽ gặp được anh nhưng không phải khi người đó không đi xe màu đỏ, không phải đi một mình và tự té, không phải là anh.
Sẽ chẳng dễ dàng gây lỗi rồi sau đó có ngay cơ hội sửa sai phải không anh? Để tôi biết rằng mình phải sống tốt hơn, suy nghĩ tích cực hơn từ ngày đó. Để tôi biết rằng những cơ hội qua đi sẽ không quay lại dù phải đánh đổi bằng những cảm giác kinh khủng đó. Tôi cũng có bao nhiêu thứ “giá như” từ ngày đó. Giá như được gặp anh một lần để nói lời xin lỗi của một kẻ vô tình. “Giá như” nhiều thứ quá, “giá như” anh biết được suy nghĩ của tôi những ngày này. Cầu mong anh luôn được bình yên người lạ nhé!
Tủi thân vì sự thờ ơ của người xa lạ
Tôi cầu mong sự giúp đỡ: chị ơi giúp em đỡ chiếc xe. Nhưng thay vì giúp tôi thì cô ấy tỏ ra lạnh lùng đến bất ngờ. Lúc đó mọi người hỏi cô ấy sao không phụ đỡ tôi, thì đều ngỡ ngàng khi cô ấy trả lời: bầu bì vậy ai dám đụng vô.
Tôi viết lên những suy nghĩ của mình để mọi người cùng chia sẻ và hy vọng sẽ không còn những trái tim vô cảm. Lúc tôi có thai được 7-8 tháng, vì công việc phải sống xa gia đình nên mọi thứ sinh hoạt tôi phải tự mình mua sắm. Trong một lần đi làm về, tôi đi xe máy có mua một ít đồ để sử dụng trong công việc, đồ đạc treo trên xe, khi tôi từ một cửa hàng mua đồ trở ra, dựng xe tính leo lên thì vì có thai cũng nặng nề, phần có ít đồ nên chiếc xe bị nghiêng.
Với phản xạ tự nhiên tôi chỉ biết cầu cứu từ người đối diện, trưa nên đường cũng vắng nhưng may mắn thay lúc đó có một cô gái đi bộ đối diện với tôi. Tôi cầu mong sự giúp đỡ: chị ơi giúp em đỡ chiếc xe. Nhưng thay vì giúp tôi thì cô ấy tỏ ra lạnh lùng đến bất ngờ, thậm chí khi tôi ngã lăn ra đường cùng chiếc xe, may mắn không có chiếc xe tải nào đến lúc đó, thì mọi người từ mọi hướng chạy đến giúp tôi.
Người đỡ tôi cũng là một phụ nữ. Lúc đó mọi người nói cô gái ấy rằng sao không phụ đỡ, thì đều ngỡ ngàng khi cô ấy trả lời: bầu bì vậy ai dám đụng vô. Ai cũng lo lắng vì thấy tôi bụng to mà bị té vậy nên bảo tôi nên đi khám nhưng trời phật thương tình nên mẹ con tôi không sao, chỉ bị trầy xước thôi.
Tôi viết lên suy nghĩ của mình không phải để trách cô gái đó nhưng sống chung một cộng đồng sao mình không giúp một người khi họ trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn vậy, trong khi điều đó ta có thể làm được. Dắt xe chạy về mà trong lòng đầy tủi thân, nước mắt rơi lã chã, sao tình người đâu mất.
Trang
Ăn bám
Mới 5 giờ sáng dưới nhà đã loảng xoảng tiếng nồi niêu xoong chậu va vào nhau. Đấy là cách mẹ chồng chị Phượng tỏ thái độ khi thấy con dâu “dậy muộn”.
Bà nói vọng lên như chỉ cốt để con dâu nghe thấy: “Không dậy đi còn nằm ườn ra đấy. Dậy mà làm đi cứ phơi thây ra đấy thì thóc đâu mà đổ vào mồm. Ai hầu mãi được”. Dù trời mùa thu hãy còn se lạnh, chưa sáng hẳn, dù biết dậy giờ này cũng chẳng làm gì, Phượng vẫn uể oải ngồi dậy.
Tất cả bắt đầu từ lúc chị mất việc nghỉ ở nhà. Chị làm công nhân một công ty may mặc. Khủng hoảng kinh tế chung, nhiều công ty phải đóng cửa. Chị nằm trong số hơn 600 công nhân bị cắt giảm ở công ty.
Xưa nay, lương 2 vợ chồng chỉ đủ trả tiền thuê nhà trên thành phố và chi tiêu tằn tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Tuy chưa đến nỗi thiếu thốn nhưng cũng chẳng dư ra đồng nào để tích cóp. Giờ chị mất việc, chồng chị may mắn chưa phải nghỉ ở nhà nhưng công ty ít việc nên phải thay ca luôn phiên. Tiền lương cũng vì thế mà giảm đi gần một nửa.
Chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ, lương tháng của chồng không đủ trang trải sinh hoạt, lại thêm 2 đứa con, đứa lớn bắt đầu vào lớp 1, đứa nhỏ chưa cai sữa. Chồng chị không những không lấy thế để lo lắng mà còn bắt đầu đi muộn về sớm. Do thời gian rảnh rỗi nhiều nên hay tụ tập với bạn bè. Cuộc sống trở nên khó khăn và ngột ngạt. Những cuộc cãi vã đã thường xuyên hơn…
Thương con gái, bố mẹ chị nhờ mối quen biết chạy cho chị một chân lao công trong Công ty môi trường của thành phố. Công việc quét dọn và thu gom rác đường phố tuy hơi vất vả nhưng lại có biên chế và lương cũng tạm ổn.
Chị chưa kịp vui mừng thì đã nhận một gáo nước lạnh từ thái độ của bố mẹ chồng. Bố mẹ chồng ở quê làm ruộng nhưng lại có tính sĩ diện cao. Họ đưa lý do “không muốn thằng Tuấn mất mặt khi bạn bè biết vợ nó làm lao công quét rác” để bắt chị về quê làm ruộng. Mẹ chồng bảo “thà làm nông dân cấy lúa mà ăn còn hơn đi thu rác ngoài đường” . Bà tuyên bố coi như không có con cháu trong nhà nếu chị làm công việc “xấu mặt nhà chồng” ấy.
Dù đã cố gắng giải thích với mẹ chồng về công việc và hoàn cảnh hiện tại nhưng vô ích, Phượng quay sang cầu cứu chồng, mong anh đứng ra khuyên nhủ mẹ. Đáp lại chị là thái độ dửng dưng. Chính anh cũng không muốn “mất mặt”.
Cực chẳng đã chị đành khăn gói đưa con về quê chồng. Dự định tá túc một thời gian đợi việc.
Đã hơn 2 tháng kể từ ngày về ở quê, chị hứng chịu thái độ kinh rẻ của mẹ chồng. Người già không ngủ muộn được nên thường dậy sớm. Mẹ chồng chị thường thức dậy lúc 5 giờ và bắt con dâu dậy theo dù chẳng có việc gì làm.
Từ ngày chị chuyển về quê, mọi việc trong nhà đều đến tay chị. Dù không biết làm ruộng chị cũng theo mọi người trong nhà ra đồng, ai bảo gì làm nấy. Chị chăm lo nhà cửa gọn gàng, nhặt rau, nấu cơm, chăn lợn… Nhưng chẳng bao giờ mẹ chồng hài lòng với chị. Chồng làm xa, mình chị với 2 đứa con nhỏ đối diện với thái độ khinh miệt của bố mẹ chồng. Buồn nhất là đứa em chồng cũng bắt chước mẹ mà hạch sách, bắt bẻ chị là ăn bám trong nhà. Nhiều đêm chị nằm ôm con khóc.
Đêm qua bé út lên cơn sốt, cứ khóc ngằn ngặt làm chị thức trắng để dỗ. Mãi gần sáng chị mới chợp mắt được thì đã phải dậy bởi thái độ khó chịu của mẹ chồng.
Bố chị gọi điện về, nói đã thuê giúp chị vỉa hè của một công ty để bán trà đá và ốc luộc buổi tối. Chị vừa mừng vừa lo. Mừng vì chí ít cũng có việc để kiếm thêm tiền nuôi con, nhưng lại lo, vì biết đâu ông bà nội không cho đi làm, biết đâu bán nước vỉa hè cũng làm ông bà mất mặt.
Nguyễn Thị Lệ / Dân Trí
Tiếng rao buổi sớm mai
Thời tiết đã dần sang đông, mới se se chứ chưa lạnh hẳn nhưng cũng khiến con người ta như lười biếng thêm, cố rúc mình trong chăn ấm, ước giá được ngủ thêm tí nữa thì tốt.
“Ngày tháng mười chưa cười đã tối”, tiết trời các mùa có thể tối muộn hơn hoặc lâu sáng hơn, nhưng tiếng rao buổi sớm ấy thì cứ đều đặn, đều đặn xuất hiện vào lúc năm giờ rưỡi, nếu có chênh chắc cũng chỉ vài phút nhỏ nhoi, ai cũng phải thầm khâm phục sự cần mẫn ấy.
Dù văng vẳng xa, cũng có tiếng kẻng của một doanh trại gần đó báo năm giờ, song hình như ít người chú ý đến, mà chỉ thực sự tỉnh ngủ khi nghe tiếng rao bán các loại quà bánh “Ai bánh chưng, bánh rán, bánh mì, giò, dợm, xôi nào…”
Cứ sau tiếng rao là tiếng gọi với theo “bánh ơi” và tiếng chân người mở cổng, đổ ra đường, tiếng hỏi nhau loạn xạ, “Con thích ăn cái gì?”, nhộn nhịp như một phiên chợ con.
Lẫn trong tiếng ngáp ngủ còn nghe có người hỏi, “Chịu khó thế, dậy từ mấy giờ?”. Cô bé chỉ khoảng hăm mốt hăm hai, trắng trẻo xinh gái từ tốn đáp lại. Ra là cô dậy từ bốn rưỡi sáng để chuẩn bị, sắp xếp xe pháo, hộp xốp… rồi lên đường. Lấy hàng về bán một cái là dong dẻo đến khắp ngõ ngách, cho hàng được nóng, phục vụ tận tay các “thượng đế”.
Sáng nào không nghe tiếng rao quen thuộc trên chiếc xe máy cũ, xóm vài người lại đầu rù tóc rối chạy ra hỏi nhau, xem cô bán bánh đi qua chưa ấy nhỉ, chỉ sợ đệm êm ngủ quên không nghe thấy. Cô ấy không bán là lại phải phóng xe ra chợ, phiền quá. Hôm sau mấy bà “kiến nghị” ngay, “mày không đi rao bánh làm cả xóm này chẳng biết thì mà dậy”.
Hôm cuối tuần bỗng vô tình gặp cô bé tại quán bún, nhận ra nhau nên cô nhiệt tình chào hỏi và thanh minh, em hết bánh nên ra đây ăn ít bún cho ấm bụng. Rồi cô kể chuyện, em là út nhưng nhà nghèo nên vất từ bé, năm ngoái bố lại phải đi viện nên tốn một khoản không nhỏ, nợ người quen, lâu trả cũng ngại nên em phải tìm cách làm thêm.
Cô cứ đi rao hết các phố ngõ lại đến khu vực khu công nghiệp bán cho công nhân ăn sáng. Sau đó thì gửi đồ hàng ở nhà người quen đi vào công ty may làm việc luôn cho kịp giờ. Cần kiệm sớm hôm nên cũng đã dành được một món.
Sự tần tảo để phụng sự chữ hiếu càng khiến vẻ đẹp của cô gái thêm tỏa sáng, thật đáng yêu khiến người viết trộm nghĩ, sau nếu có rời nơi này ra đi, có lẽ nỗi nhớ đầu tiên là tiếng rao lanh lảnh ấy.