Chào em, người thứ ba của gia đình chị! Em có biết để anh ấy được ăn ngon mặc đẹp như thế, để được toàn tâm toàn ý vào công việc, vợ anh phải làm gì không? Vợ anh phải dậy sớm đi chợ lo cho con ăn sáng, đưa con đến trường rồi tất bật chạy đi làm không muộn giờ… Continue reading Để anh có thời gian tán tỉnh em, chị đã vô cùng vất vả
Category Archives: Tâm sự công việc
Nên đón nhận sự quan tâm của sếp như một người bạn cũ
Em nghĩ sự quan tâm của anh ấy chị nên đón nhận như một người bạn cũ là tốt nhất, sẽ nhẹ nhàng hơn và không ảnh hưởng đến công việc. (Thanh Tao)
>Trong quá khứ, tôi từng là tình nhân của sếp Continue reading Nên đón nhận sự quan tâm của sếp như một người bạn cũ
40 tuổi, tôi vẫn chưa thể tìm được một người chia sẻ
Tôi trên 40 tuổi, sống tại nước ngoài và có một công việc tương đối rất tốt, lương bổng cao so với một người độc thân. Tôi có 2 bằng đại học, một bằng thạc sĩ và đang hoàn tất luận án tiến sĩ. (Thi)
>Tôi ảo tưởng hay phụ nữ bây giờ thiếu kiên nhẫn? Continue reading 40 tuổi, tôi vẫn chưa thể tìm được một người chia sẻ
Quá bận rộn, tôi không còn thời gian để yêu
Hầu như công việc chiếm hết thời gian của mình, mình không có nhiều thời gian để đi chơi, tụ tập bạn bè. Thậm chí ngày lễ, đi chơi còn bị sếp dzí vậy là bỏ cả cuộc chơi và lại dán mắt vào máy tính cậm cụi đến 11 giờ tối.
>Em gái ngoan khó lấy được chồng/Quá kén chọn nên gái ngoan mới ế chồng Continue reading Quá bận rộn, tôi không còn thời gian để yêu
Ly không phải xấu hổ khi gặp lại tình cũ giờ là sếp
Ly hãy thoải mái làm việc và hoàn thành tốt công việc của mình. Còn với anh ta Ly hãy xem như một người bạn đã lâu không gặp, đừng suy nghĩ nhiều, cái gì đến nó sẽ đến. Vả lại tôi nghĩ nó chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc sống hiện tại của Ly vì Ly còn độc thân mà. (Tuyet Mai)
>Trong quá khứ, tôi từng là tình nhân của sếp Continue reading Ly không phải xấu hổ khi gặp lại tình cũ giờ là sếp
Ở gần bạn trai, Mai khó thoát khỏi vòng luẩn quẩn
Nếu em thấy phương pháp ba mẹ đưa ra chưa hợp lý thì theo chị em nên cố gắng dũng cảm tạm xa gia đình một thời gian (6 tháng hoặc một năm), có thể thuê nhà trọ ở xa nhà, hoặc xin một công việc gì đó mà làm, đổi số điện thoại để cách ly kẻ “vô nhân tính” kia. (Yen Oanh)
>Người yêu dùng việc phá thai để đe dọa Continue reading Ở gần bạn trai, Mai khó thoát khỏi vòng luẩn quẩn
Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén chị Ly à
Công việc là quan trọng bất kể với phụ nữ hay nam giới, nhưng qua những gì chị viết, tôi không nghi ngờ vào việc chị đủ năng lực và độ chín chắn để làm tốt công việc mà chị đã chọn hay tìm kiếm thành công một công việc khác.
>Trong quá khứ, tôi từng là tình nhân của sếp Continue reading Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén chị Ly à
Khi yêu, tôi chả quan tâm bạn trai có nhà đẹp, xe hơi
Bản thân tôi chẳng quan tâm gia tài của anh ra sao, có bao nhiêu xe hơi đời mới… mà tôi chỉ cần biết anh có công việc ổn định là đủ. Tôi cũng chẳng cần biết anh có đẹp trai, ga lăng hay không, tôi chỉ cần biết người đàn ông đó thật lòng yêu tôi, theo đuổi tôi đến cùng. (Sa Ha)
>Tôi ảo tưởng hay phụ nữ bây giờ thiếu kiên nhẫn? Continue reading Khi yêu, tôi chả quan tâm bạn trai có nhà đẹp, xe hơi
Tôi từng rơi vào vòng luẩn quẩn giống anh Hưng
Tôi từng mong một mái ấm cho mình, đôi khi tôi cảm thấy đó là điều ao ước, tôi cần một người có thể chia sẻ với tôi trong công việc, gia đình. Nhưng có lẽ nó là cái gì đó khá xa chăng, tôi thiếu gì? Vẻ ngoài cũng khá dễ thương đó chứ. (Kim Phung)
>Tôi ảo tưởng hay phụ nữ bây giờ thiếu kiên nhẫn? Continue reading Tôi từng rơi vào vòng luẩn quẩn giống anh Hưng
Sự thật khi lái xe cố tình cán chết người
[Góc Tâm Sự] – Sự thật là cánh tài xế vẫn bảo nhau rằng: “Thà nó chết hẳn còn hơn bị thương. Mất mấy chục triệu một lúc còn hơn phải nuôi nó cả đời ! Đi tù cùng lắm chỉ vài năm, có ai “đóng hộp” hết án đâu. Nó sống thì mình chết !”. “Nó” ở đây chính là nạn nhân của bánh xe.
Sự thật là việc cố tình cán chết nạn nhân quá kinh khủng, đây là tâm lý có sẵn của không ít lái xe chứ không phải là “một phút bồng bột”. Cho dù tại nguyên do nào thì hành động ác nhân này cũng không chấp nhận được. Rõ ràng là giết người có chủ ý, bằng hành vi côn đồ, dã man chẳng khác nào dùng các vũ khí khác. Hơn nữa là nạn nhân lúc này đang bị kẹt trong đau đớn, không có khả năng kháng cự. Trước đó họ không thù không oán với nhau, hoàn toàn có thể cứu mạng nhau trong những tình huống khác. Vậy mà…
Sự thật là những vụ việc kiểu này đã có từ rất lâu, như một ung nhọt nhức nhối chưa giải quyết được. Phải chăng cánh lái xe không hiểu hết pháp luật đã được cấp bằng cho chạy rầm rập ngoài đường ? Phải chăng pháp luật có điều gì thiếu sót hay do việc phổ biến chưa đến nơi đến chốn? Để cho người lái xe luôn nơm nớp lo sợ cảnh nuôi hết đời người bị nạn, sợ cái nỗi khổ khi “cán mà người ta không chết”, sợ bị ăn vạ đến sạt nghiệp. Và bao nhiêu cảnh thương tâm đã xảy ra. Tôi run cả tay khi gõ những dòng chữ này, nhưng đó là sự thật.
Sự thật là có những nạn nhân bị thương đã hành cho gia đình tài xế “sống chẳng bằng chết”. Kiếm được bao nhiêu tiền phải nuôi người ta bằng hết. Nào thuốc men, nào viện phí, nào bồi dưỡng sức khỏe… đằng đẵng hàng chục năm trời. Tài xế ấy có khá khẩm gì đâu, cha mẹ già yếu, vợ con nheo nhóc, trông cậy cả vào đồng lương lái xe. Vậy mà gia đình nạn nhân dùng đủ mọi biện pháp từ “đỏ” đến “đen” để hạch tiền. Nhiều khoản họ cố tình vẽ ra và đổ lỗi cho vụ tai nạn để bắt chi tiền. Cái nước ấy, anh tài xế nghĩ, thà “nó” chết mình chỉ đền “một phát” là xong, còn rẻ chán, sướng chán!
Pháp luật đã quy định từ lâu về việc “ai sai người ấy chịu”. Vậy kẽ hở nào khiến cho lái xe nói rằng “người chết không mệt bằng bị thương”? Kẽ hở nào khiến cho người bị thương trở thành một gánh nặng sợ hãi của lái xe? Có lần tôi còn thấy một bà bán phở vỉa hè nói với tài xế chiếc xe máy suýt đâm vào hàng bà rằng: “May cho mày đấy, cái nồi nước sôi này mà đổ vào tao thì mày phải nuôi tao, nuôi cả nhà tao hết đời là cái chắc!”. Bà ấy không đùa tí nào. Tất nhiên gây ra thì phải đền thích đáng, nhưng vấn đề rõ ràng là người chết “nhẹ gánh” hơn nhiều so với người bị thương. Đây là nguyên nhân mà lái xe coi rẻ sinh mạng con người. Nếu “cứu người là cứu mình” hay “giết người là giết mình” và “thương tích đền bù thỏa đáng có giới hạn và thời hạn nhất định” thì tài xế có nhẫn tâm như thế không?
Sự thật là những năm tù của tài xế, dù 8 năm, 15 năm, 20 năm hay nhiều hơn thế cũng chẳng trả hết cái nợ này. Quy luật Nghiệp – Quả sẽ theo tài xế sang tận đời con, đời cháu, thậm chí cả kiếp sau. Cuộc đời tài xế cũng coi như khép lại sau 8 năm “đóng hộp”. Chưa kể việc day dứt lương tâm về tội lỗi đã gây ra thì sau này ra tù cũng khó kiếm được một công việc làm ăn tử tế. Vạ lây sang cha mẹ, anh em, vợ con phải sống trong sự khinh rẻ, xa lánh của xã hội. Cái Quả phải trả tuy đến sau nhưng bao giờ cũng lớn hơn cái Nghiệp gây ra trước đó. Đã có không ít anh Tài sau đó phải thốt lên rằng: “Trời ơi, chỉ vì lo sợ trách nhiệm với một người tàn tật mà ra nông nỗi này, giá như mình chết đi còn hơn !”.
Tôi quen một cựu lái xe như vậy, gần hai chục năm nay bác ấy chưa có một giấc ngủ ngon. Mặc dù cũng đi tù, cũng đền tiền nhưng không thể lấy lại cuộc sống như trước. Hình ảnh người phụ nữ chết quằn quại đau đớn trong gầm xe không làm bác ấy ám ảnh bằng khuôn mặt gia đình cô ấy, trong phiên tòa đầy tiếng gào khóc của người mẹ, người chồng và đứa trẻ ba tháng đang khát sữa. Con cái bác cựu lái này hiện nay rất nghèo hèn và gặp toàn rủi ro trong cuộc sống. Bà vợ liệt gần chục năm chỉ nằm một chỗ. Anh con cả, trong một lần đi làm ca đêm trên đường cao tốc đã bị một chiếc xe tải cán phải rồi bỏ chạy. Bây giờ cứ thấy anh lăn xe đi xin ở các chợ hay đền chùa trong vùng người ta lại bảo: “thằng cha ăn mặn, thằng con khát nước đấy mà !”. Nhiều lần bác muốn tự tử nhưng lại không dám vì còn gánh nặng trĩu vai, bác vẫn phải lo kinh tế trong nhà bằng đồng tiền nhặt nhạnh phế liệu và gánh nước thuê.
Sự thật là mỗi khi xảy ra tai nạn giao thông thì cả tài xế và nạn nhân cùng lâm vào tình cảnh bi đát. Cả hai con người, hai gia đình cùng bất hạnh. Và bất hạnh này chỉ có thể thay đổi khi tất cả cùng vì đức hiếu sinh, vì lòng nhân nghĩa, đạo đức để đừng làm khổ lẫn nhau và làm khổ chính mình. Và dù là bất cứ điều gì, việc cố tình lùi xe để giết người là quá côn đồ, dã man, mất hết nhân tính. Xót xa cho người chết oan ức – một sinh mạng vô tội. Và cũng đau lòng cho lái xe – một cuộc đời khổ ải.
Sự thật là không còn đau đớn nào hơn nhìn người thân của mình bị giết chết một cách tức tưởi, oan nghiệt không đáng có. Tôi không dám nghĩ đến hình ảnh cha mẹ em Hoa sau cái chết của con gái. Họ sẽ sống ra sao những năm tháng còn lại của đời người ? Nỗi đắng cay, xót xa, uất hận của họ biết lấy cái gì bù đắp nổi, nguôi ngoai nổi ? Tiền bạc ư ? Những năm đi tù hay cả mạng sống của lái xe ? Khốn khổ là đều không thể được ! Tài xế không chỉ giết chết một sinh mạng mà còn gieo nhân đau thương cho những thân nhân người ta, đâu kém gì cái chết. Xin chân thành chia sẻ mất mát đau thương với gia đình em Hoa, cầu cho linh hồn em được siêu thoát.
Không biết đến bao giờ thì lái xe hết mình cứu mạng sống nạn nhân? Bao giờ thì nạn nhân không lợi dụng thương tích để bắt vạ lái xe? Bao giờ những sự thật trên biến mất khỏi cuộc sống này? Câu trả lời trông cậy trước hết vào những người soạn thảo và phổ biến luật pháp, sau đó là những đơn vị cấp bằng lái xe, tiếp theo mới đến những vấn đề khác.
GocTamSu.com theo nguồn Xuyến Chi VD / Vnexpress