Tag Archives: ham chồng giàu

Tham giàu, lấy chồng hơn 14 tuổi rồi bị ruồng bỏ

Sau khi kết hôn, gia đình nhà anh ta thúc ép chị sinh con ngay vì anh ta cũng đã lớn tuổi. Trớ trêu là ở chỗ, càng thúc ép thì lại càng không thấy chị mang bầu. Anh chồng đâm ra cáu bẳn, khó chịu rồi hắt hủi vợ và sau đó là bỏ bê vợ đi tìm của lạ…

 

Ham chồng giàu
Ham chồng giàu

Tham vàng bỏ ngãi” – Tôi ôm chị vào lòng và kết thúc câu chuyện như thế. Nghe tiếng khóc dấm dứt rồi nức nở của chị mà tôi vừa thương vừa giận chị. Ngày chị quyết định lấy anh rể – chồng cũ của chị thì tôi đã từng ghét chị vô cùng.

 

Ngày ấy, trong mắt một đứa trẻ chưa bao giờ ra khỏi làng như tôi thì chị là người phụ nữ tôi thần tượng. Khỏi phải nói, đi tới đâu tôi cũng mang chị gái ra làm oai với bạn bè và mọi người. Ở miền quê không có gì nhiều bằng gió, nắng và cát quê tôi thì một cô gái thông minh, xinh xắn, nhanh nhẹn, khéo léo không phải dễ tìm. Chị luôn là con ngoan trò giỏi, một cô gái mạnh mẽ và độc lập. Hơn thế nữa, chị còn là một trong số ít người làng tôi được đi học Đại học. Nhưng nể phục hơn là người con gái ấy lại chọn miền quê nắng gió này lập nghiệp khi ra trường: chị là giáo viên trường làng.

Tôi cũng thần tượng tình yêu của chị biết chừng nào. Chị yêu một anh người cùng làng tôi, họ yêu nhau thấm thoắt cũng sáu năm. Mối tình học trò đẹp đẽ, trong trẻo, thuần khiết của họ là niềm mơ ước của tôi suốt những năm tháng đó. Tôi luôn những tưởng tình yêu của họ sẽ đơm hoa kết trái, và chắc là thế rồi. Vậy mà, cái kết của câu chuyện thật không ai ngờ tới!

Một ngày, có anh chàng người làng bên, hơn chị tôi 14 tuổi qua hỏi chị làm vợ. Anh ta lấy vợ muộn là do anh đi nước ngoài lao động gần chục năm gì đó và cũng vì thế nên nhà anh ta mới giàu. Họ hàng làng xóm thì ai cũng nghĩ là chị tôi có phúc mới được thế. Bố mẹ tôi tôn trọng con cái và cũng để nghe ngóng thêm nên không nói gì.

Chỉ mình tôi là người phản đối. Hẳn là thế rồi, tôi thần tượng tình yêu của chị, luôn cầu mong tình yêu ấy đơm hoa và hiển nhiên tôi ghét anh nhà giàu. Ngày nào tôi cũng thuyết phục, thuyết phục và thuyết phục…. Cuối cùng trời xui đất khiến thế nào chị tôi gật đầu cái rụp, thế là cưới!

Sau này, chị có giải thích với tôi rằng chị thương bố mẹ vất vả nên muốn sau khi lấy chồng có thể giúp bố mẹ được phần nào, tuy không yêu nhưng người ta cũng là người tử tế. Về phần anh người yêu, anh ấy chưa xin được việc, chị con gái có thì, rằng đó chỉ là mối tình học trò… Ngụy biện! Tôi không thể chấp nhận được cái lý do ấy, bố mẹ tôi không phải là những người hám tiền hám của, dù nghèo khổ nhưng trước giờ chúng tôi luôn hạnh phúc. Mối tình gắn kết cả ngần ấy năm trời mà là tình học trò vu vơ? Mọi suy nghĩ thần tượng trước đây của tôi về chị sụp đổ.

Người chị nằm cạnh tôi bây giờ là một người đàn bà bị chồng, nhà chồng ruồng bỏ. Sau khi kết hôn, gia đình nhà anh ta thúc ép chị sinh con ngay vì anh ta cũng đã lớn tuổi. Trớ trêu là ở chỗ, càng thúc ép thì lại càng không thấy chị mang bầu. Anh chồng đâm ra cáu bẳn, khó chịu rồi hắt hủi vợ và sau đó là bỏ bê vợ đi tìm của lạ…Bà mẹ chồng mê tín đi xem bói thấy bảo nhà không có con là do chị. Thế là bà ta về nhiếc móc, cạnh khóe rồi chửi bới, xua đuổi con dâu. Chồng chị – một kẻ ít học tin theo mẹ cũng hùa vào xua đuổi chị. Ngán ngẩm, chị đi kiểm tra sức khỏe về làm bằng chứng lỗi không do mình. Thế nhưng ai tin chị, bát nước đã hắt đi rồi thì không lấy được lại nữa. Ly dị!

Chị nằm đây chua xót với tôi những ngày tủi nhục bên nhà chồng, những khinh miệt, hắt hủi của kẻ giàu hợm của, rồi thổn thức mối tình của chị. Chị xót xa cho hai thân già là ba và mẹ, họ sẽ phải mang theo nỗi đau về chị.

Chị đã sai! ……. Tiếng nấc nghẹn ngào và nước mắt tủi hổ, ê chề của thân gái tham vàng bỏ ngãi!

Tuyet Do

Hám chồng giàu, được mẹ chồng ki

Trong nếp sinh hoạt gia đình, chị Tú Phương (Bắc Linh Đàm, Hà Nội) luôn nhớ nằm lòng mấy nguyên tắc: mở vòi nước để rửa đồ phải nhỏ giọt, nước vo gạo phải giữ lại để rửa rau, nước rửa rau giữ lại để rửa bát, nước rửa bát giữ lại để… kỳ cọ toilet.

Chị Phương mới về làm dâu nhà bà Cầm chưa được một năm, nhưng trong thời gian đó chị đã đủ ngấm về “cái tội ham chồng giàu”. Từ ngày bước chân vào căn biệt thự to đùng của nhà chồng, chị mới thấm nhà chồng rất khá giả nhưng mẹ chồng thì quản lý tiền nong vô cùng chặt tay.

 

Ham chồng giàu gặp mẹ chồng ky bo
Ham chồng giàu gặp mẹ chồng ky bo

Viện lý do có thâm niên trong việc quản tiền, bà bảo hai vợ chồng phải đóng góp 50% tổng thu nhập hàng tháng để phụng dưỡng mẹ và duy trì gia đình.

 

Ban đầu chị cố được nhưng sau chị thấy không thở nổi với sự “kèn kẹt” của bà. Mâm bàn to mà đồ ăn thì gẩy đũa 3 lần là hết sạch.

 

Chị có mua thêm thì bà đay nghiến bảo: “Đúng là nhà quê lên tỉnh, dân Hà Nội có bao giờ ăn thúng ăn chậu như nhà cô”. Thế là chị chỉ còn cách ngậm bồ hòn làm ngọt, có gì ăn nấy. Chị nhìn chồng mà lắc đầu nghĩ thầm: “Bảo sao anh mới bé như hạt mít thế này”.

 

Hàng tối, anh chị lại trốn mẹ đi ăn đêm. “May mà anh cũng tinh ý và chiều vợ chứ không mình chẳng chịu nổi”, chị chia sẻ. Một tháng đầu, chị phát điên với những nguyên tắc của bà. Thi thoảng chị quên vo xong gạo không giữ lại nước, bà lại đứng ngay cạnh lườm nguýt, bóng gió.

 

Chị vừa lau nhà, mẹ chồng lại triết lý “miệng ăn núi lở”, rằng là đàn bà, là vợ thì phải biết chi tiêu, vun vén cho gia đình. Rất nhiều vật dụng nhà anh chỉ có tác dụng trang trí: máy rửa bát, máy giặt, máy hút bụi… bởi cái gì cũng phải làm bằng tay không thì tốn điện, phí nước.

 

Công việc của chị hay phải làm việc trên máy tính, thế nên đêm hôm chị vẫn phải lọ mọ ngồi vào bàn. Trước bà còn nhắc nhở: “Tối muộn, đàn bà con gái chẳng chăm sóc gia đình còn bày đặt công với việc”.

 

Không nhắc đến câu thứ 2, bà cắt luôn cầu dao điện vào 10 giờ tối hàng ngày để “cảnh cáo” con dâu. Chị khó chịu lắm, nói với chồng thì anh cũng bênh mẹ: “Mẹ chỉ muốn tốt cho sức khỏe của vợ chồng mình thôi mà”.

 

Không hiền như chị Phương, chị Thúy Hằng (Ngõ Gạch, Hà Nội) cũng ấm ức không kém về chuyện mẹ chồng ki bo. Nhà chồng chị rất khá giả và đây cũng là một lý do để chị chọn anh xã mình. Nhà mặt phố, bố mẹ chồng cho thuê hàng tháng cũng vài nghìn đô, chẳng ai đi làm cũng không lo chuyện chết đói.

 

Thời gian đầu, chị cũng thấy hài lòng khi thấy bố mẹ chồng thoải mái. Thế nhưng từ ngày sinh em bé xong, chị mới thấy nhà chồng có vấn đề thật. Mẹ chồng nấu được cho con dâu một bát canh chân giò là phải kể lấy kể để với mọi người. Rồi thi thoảng bà lại bóng gió với chị là: “Già như chúng tôi giờ lại phải nuôi vợ chồng anh chị”.

 

Rồi bà khoe với tất thảy mọi người là sắp đi du lịch nước ngoài, vừa móc ví trả hơn 2 ngàn đô để mua vé máy bay thế nhưng bà chẳng bao giờ mua nổi cho cháu được một lọ thuốc nhỏ mũi.

 

Cứ khi nào bố mẹ chị mang đồ ăn, hoa quả dưới quê lên cho con gái là bà cũng “nhảy” ra xem có thứ gì, có ngon không. Đúng lúc mệt mỏi vì vừa trải qua cuộc sinh nở, lại thêm chuyện mẹ chồng “củ chuối”, chị quyết tâm làm cho ra ngô ra khoai. Thấy nhiều lần con dâu “bật tanh tách”, bà thầm nghĩ “phải dạy con bé này mới được”. Thế là mẹ chồng nàng dâu nảy ra cuộc chiến tranh ngầm. Tuy chẳng ưng gì nhau nhưng trước mặt gia đình cả hai vẫn cười nói vui vẻ.

 

Thấy cô con dâu nấu cháo cho cháu hơi mặn, bà ngon ngọt: “Hình như con dâu sợ cháu bị bướu cổ, thiếu i-ốt hay sao ấy nhỉ?”.

 

Nghe thấy thế chị tức lắm, chị nhanh nhảu đáp lại luôn: “Hôm trước bà Bông hàng xóm có rỉ tai bảo ngày nào mẹ cũng sang kể với bà ấy là con nấu ăn không ra gì, nhạt toẹt nên giờ con cải thiện cho cháu ấy mà”. Nghe vậy bà giật mình thon thót.

 

Rồi bà khoe năm sau bạn bà lại rủ đi châu Âu một chuyến. Khi bà đang thao thao bất tuyệt, chị bảo: “Mẹ nhiều tiền nhỉ, suốt ngày đi du lịch mà việc gì với con cháu cũng tính từng hào”.

 

Thế là từ ấy trong nhà cứ lời qua tiếng lại suốt.

 

Theo TTVN