Sinh con nhưng không có quyền quyết định

Trước đây tôi đọc một bài báo “làm con thời này khó lắm”. Nhưng thật sự làm mẹ thời này cũng khó lắm.

Vì là con đầu lòng nên tôi không hề có kinh nghiệm gì nhiều. Sau khi từ bệnh viện về mẹ bảo phải nằm than và hơ em bé thì sau này bé mới cứng cáp.

Lần đầu sinh con chưa có kinh nghiệm
Lần đầu sinh con chưa có kinh nghiệm chăm sóc bé – Ảnh minh họa

Nhưng tôi đâu biết đó lại là nguyên nhân của hàng trăm vấn đề sau…
Được hơn 10 ngày sau khi xuất viện tôi buộc mẹ tôi phải đưa bé đi khám. Quan điểm người xưa là bé còn trong tháng là không được ra khỏi phòng nên khi tôi muốn đưa bé đi khám ba mẹ tôi can ngăn. May mà lần đó không có gì xảy ra. Đến giờ tôi vẫn còn ân hận.

Nhập viện vì viêm phổi, chích kháng sinh được 5 ngày bác sĩ cho thuốc về uống tiếp do số nhập viện mỗi ngày liên tục tăng. Về nhà bé bú ít hẳn. Tiếp theo đó là những tháng ngày bé biếng bú. Tăng cân chậm.

Hai bên nội ngoại mỗi người một ý.

Dù biết là do thương cháu nhưng quả thật làm mẹ đứng giữa như tôi cũng stress lắm.

Bé nhà tôi không thích sữa. Sáu tháng mọc răng bé bỏ luôn vú mẹ.

Công cuộc đút bình cũng là một quá trình gian nan.

Bé không bú bình, dù tôi mua đủ loại núm ti và bình sữa rồi đổi sữa kết quả vẫn không hề khả quan.

Tôi cong lưng đút từng muỗng mà mỗi lần cũng chỉ được 60ml nhiều hơn là bé ọc ngay.

Stress vì bé lên cân quá chậm. Đã vậy má chồng tôi còn không biết ép bé bú bình. Kết quả cứ mỗi lần thấy bình sữa là bé khóc. Cô ba bé còn bày mua núm giả về cho ngậm. Rồi còn bắt mình phải đánh thức bé bú đêm ( bé nhà mình bỏ bú đêm lúc hơn 6 tháng). Mãi khi nội đi du lịch 2 tuần mình mới rèn bé bú lên được 100ml rồi 120ml…

Cho con uống sữa bú bình
Cho con uống sữa bú bình – Ảnh minh họa

Chưa kể đến khi ăn dặm. Ban đầu mình làm công tác tư tưởng cho nội sẽ cho bé ăn dặm kiểu nhật. Nội đồng ý. Sau đó thấy cháu èo uột lại bắt cho ăn kiểu truyền thống rồi gặp cháu ai đó bụ bẫm lại bảo tập cho bé ăn kiểu Nhật đi.

Nào là xem ti vi bác sĩ bảo cá hồi tốt nên ăn mỗi cá hồi thôi, bí đao không bổ không nên cho bé ăn… Nói chung không sao vừa lòng nội. Cô ba bé mua trái cây Hipp về bé không ăn. Mình mua một loại khác bé ăn thì chê bảo không ngon.

Bên ngoại thì bảo sao không cho uống nước thuốc bang. Uống nước ấy bé mọc răng không sốt, không táo, không tiêu chảy…. Nói chung dạng như không cần đến bác sĩ ấy. “Nó thích ăn thì mày đút nó ăn nhiều vào, sữa uống ít lại” ( lúc này bé mới được 8 tháng)

Chưa kể vợ chồng mình hục hặc mãi vì mình không vừa ý mẹ chàng. Chàng không vừa ý mẹ nàng. Chẳng biết từ bao giờ vợ chồng tôi đã chẳng còn ngồi xuống nói chuyện cùng nhau.

Bé biếng ăn lại hay trớ nên phải nghỉ việc ở nhà chăm bé vì mình không yên tâm giao bé cho ai cả.

Người thì nói mình lười, kẻ thì bảo lạc hậu. Ai muốn suốt ngày ở nhà, ai cũng muốn có nhu cầu đi làm, được tiếp xúc người này người kia. Được tự do thoải mái. Có thu nhập. Nhưng thử hỏi tiến kiếm suốt đời có hết không khi mà ở cái thời buổi đồng tiền xói mòn cái tâm. Bạn sẽ hy sinh 1 vài năm hoặc 1 vài chục triệu hay tính mạng của con bạn??? Sơ sảy một tý là có chuyện mà nào tù tội hay tiền bạc sẽ giải quyết vấn đề sau đó???

Dù thời tiết nóng nhưng tôi rất hạn chế bé vào điều hòa. Vì con người ta ở được thì con mình ở được. Lỡ một vài bữa cúp điện hay đến nhà người khác chơi lại không ở được. Ấy là chưa kể khi đến trường được mấy trường có điều hòa. Điều hòa mang lại lợi ích chưa thấy nhưng tác hại đầy.

Tôi muốn tập bé vào ghế ăn nhưng nội lại bảo sớm vì có đứa mười mấy tháng còn ăn nằm. Ngoại thì bảo chơi sang. Nhưng thực tế chứng minh khi con người ta vẫn nằm ăn hay đi rong thì con tôi ngoan ngoãn ngồi trong ghế.

Hơn 9 tháng thời tiết miền Nam nóng nên tôi tập bé tắm nước lạnh luôn. Thỉnh thoảng còn cho bé làm quen nước vì muốn tập bơi sớm cho bé. Ban đầu ai cũng cản nhưng thực tế chứng minh dù tắm nước lạnh vào sáng và tối bé vẫn bình thường trong khi các bé khác thì sụt sịt ngay.

Tôi rất bối rối lắm lúc lại muốn ly hôn. Muốn mang con đi nơi khác sinh sống nhưng sợ con thiệt thòi, thiếu thốn tình cảm… Nhưng tiếp tục như thế này sợ rằng tôi stress quá mức trước khi chăm cho con trưởng thành….

GocTamSu.com mong những chia sẻ chân tình góp ý nuôi trẻ nhỏ với bạn Thùy Linh

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.