Những người làm việc không văn phòng

Với chiếc máy tính xách tay, những ngày của họ trôi qua từ sáng cà phê wifi này đến tối quán ăn internet. Nhìn họ ta cứ tưởng như là những kẻ nhàn rỗi nhất thế gian, thế mà không, họ đang làm việc, thậm chí làm việc cật lực.

Bốn bể là văn phòng

 

Lâu lắm mới gọi điện lại cho L.T.Vinh, một người bạn tốt nghiệp trường KHTN TPHCM ngành CNTT, chỉ nghe bảo “mình đang ở Đà Lạt và đang làm việc”. Hỏi “chuyển lên đó làm bao giờ thế?” thì nghe hắn cười khì “không, đi chơi nhưng vẫn là làm việc, văn phòng mình ở khắp Việt Nam”.

 

Thì ra Vinh đã chuyển qua làm cho USA online, một công ty của Mỹ. Nhiệm vụ của Vinh là kiểm tra và chuyển các thông tin từ các máy chủ của công ty nhằm có các thông tin tốt nhất cho khách hàng của công ty và ngược lại báo cáo các vấn đề nảy sinh từ khách hàng cho công ty bằng email.

 

Công việc chỉ đòi hỏi có máy tính và kết nối internet, còn anh ở đâu điều ấy không quan trọng, thế là Vinh mang chiếc máy tính của mình lang thang qua tất cả nẻo đường Việt, chỉ định kỳ đúng giờ thì lên hoàn tất công việc của mình tại một quán cà phê wifi nào đó. Mà gì chứ cà phê wifi Việt Nam đâu có thiếu.

 

Ban đầu Vinh còn phải lên làm đúng giờ theo giờ Mỹ, tức buổi làm việc diễn ra từ 7 giờ tối nhưng khi tin tưởng rồi Vinh chỉ cần hoàn thành công việc của mình, còn giờ giấc thì được miễn.

 

N.T.Đông, một trong những sinh viên xuất sắc nhất của lớp cử nhân tài năng CNTT Bách khoa thì đều đặn mỗi ngày chọn một quán cà phê nào đó ở Sài Gòn lúc 9 giờ sáng và bắt đầu buổi làm việc.

 

Soạn thảo và gửi các email cho khách hàng và trả lời các khiếu nại của khách hàng theo chỉ thị của một công ty bên…Úc. Lương không hề thấp, cứ cuối tháng tài khoản tại ngân hàng của họ lại tăng lên từ 400-450 USD, những người “làm thuê bên ngoài” này hoàn toàn làm chủ công việc cũng như thời gian của mình.

 

Mức sống tốt, công việc tốt, được đi lại thoải mái mở mang tầm nhìn nhưng vẫn luôn có điều gì đó không ổn trong đôi mắt nhìn vào máy tính quá nhiều của họ.

 

Tôi cần tiếng nói người

 

“Đôi khi, tôi thèm nghe tiếng ai đó nói, tâm sự công việc, đồng nghiệp rõ ràng, những bá vai mày tao… chứ không phải những dòng email nhấp nháy hay được đồ đậm”, Vinh bảo.

 

Không văn phòng, không bảo hiểm y tế, không một ràng buộc nào, phương thức duy nhất liên lạc đều qua mạng toàn cầu, khoảng trống sau lưng họ làm ra một tâm lý khá bất ổn.

 

“Chỉ có tôi chịu trách nhiệm cho công việc của mình, cuối tháng tài khoản lại thêm một khoản tiền. Những người xung quanh lạ lẫm với công việc của tôi và họ nghĩ có thể là điều không tốt”, Đông tâm sự.

 

Khoảng cách giữa họ và những người mỗi ngày xách cặp đến cơ quan hay công sở còn lớn hơn cả việc họ có được bảo vệ quyền lợi bởi một tổ chức nào không mà còn là cách nhìn của những người xung quanh, sự cô đơn trong một thế giới quá ít kết nối thật. Con người bị mài mòn vì công việc trên một không gian ảo xem ra là điều đáng lo ngại với những người không văn phòng này.

 

Một cái bắt tay, một nụ cười thật, một giọng nói thật bao giờ cũng cần thiết cho công việc và cuộc sống của một con người. Phải chăng vì thế, một số người đã mong rằng “giá thế giới này đừng phẳng nhỉ!”.

 

Theo Trần Nguyễn
Sài Gòn Tiếp Thị

Source: Báo Dân Trí

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Những người làm việc không văn phòng

Với chiếc máy tính xách tay, những ngày của họ trôi qua từ sáng cà phê wifi này đến tối quán ăn internet. Nhìn họ ta cứ tưởng như là những kẻ nhàn rỗi nhất thế gian, thế mà không, họ đang làm việc, thậm chí làm việc cật lực. Continue reading Những người làm việc không văn phòng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.