Không biết dạy vợ, anh Nguyên phải hứng hậu quả

Các cụ có câu “dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”. Ngay từ đầu các anh đã không biết phân công công việc cho vợ. Tại sao các anh cứ cố lai lưng ra làm rồi đến khi giọt nước tràn ly các anh lại nghĩ đến việc ly hôn. (Thuy Duong)
>Chiều vợ quá đâm hư

From: Thuy Duong
Sent: Wednesday, June 09, 2010 11:57 PM


Tôi là một độc giả của mục Tâm sự, nhưng chưa bao giờ tôi viết lời bình để gửi cả, nhiều khi chỉ viết rồi lưu vào máy mà chẳng dám gửi. Vì nghĩ mình còn quá trẻ, vốn sống lại ít nên không dám phán xét và cho mọi người ý kiến.


Nhưng qua chuyện anh Nguyên và anh Tuấn thì tôi thật sự bức xúc.


Có lẽ tôi chỉ mới 20 tuổi còn quá trẻ, một cô gái còn đang trong độ tuổi mộng mơ về một ngôi nhà hoa hồng, một người chồng tốt và những đứa con ngoan. Nhưng khi đọc mục Tâm sự về chuyện người thứ ba, rồi lại chuyện vợ lười nhác, thực sự tôi hơi bị choáng.


Tôi không biết thế hệ đầu 8x như thế nào nhưng trong mắt tôi thế hề đầu 8x khá tài giỏi, luôn dám nghĩ dám làm và tôi luôn nhìn vào những tấm gương đấy, phấn đấu nhưng sao chuyện gia đình của thế hệ 8x thì tôi không dám học tập theo.


Ngày xưa các cụ lấy nhau có biết gì đến yêu đương đâu, toàn do cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, ấy vậy mà ai ai khi già cũng có cái tình cái nghĩa, nhưng sao thế hệ ngày nay yêu nhau say đắm, thề non hẹn biển, thế mà khi xây dựng gia đình thì lại hoàn toàn thất bại. Tôi chợt nghĩ phải chăng vì yêu nhau nhiều quá nên khi về sống chung họ không còn muốn khám phá nhau nữa.


Tôi vốn được sinh ra và lớn lên tại miền Nam, nhưng bố mẹ tôi lại xuất thân từ vùng ngoại ô Hà Nôi nên cũng khá phong kiến trong vấn đề dạy dỗ con cái mà nhất là con gái. Ngày từ nhỏ tôi đã được mẹ dạy cách nấu cơm nấu nước, dọn dẹp nhà cửa… tuy là con gái út trong nhà có 2 anh em nhưng chưa bao giờ bố mẹ cưng chiều mà bắt tôi phải tự làm hết tất cả mọi chuyện.


Bố mẹ tôi vốn là công nhân viên nhà nước, lại không có thời gian nên ngay từ nhỏ tôi và anh trai đã phải nấu cơm để khi bố được nghỉ trưa tranh thủ có miếng cơm nóng canh ngọt mà ăn. Chính từ điều đó khi lớn lên tôi hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của người phụ nữ trong gia đình. Có hay không một gia đình hạnh phúc chính là nhờ vào bàn tay của người phụ nữ cả đấy.


Tôi còn quá trẻ chưa nằm gai nếm mật nên không biết được cái thi vị của hôn nhân. Nên càng không dám cho các anh lời khuyên, tôi chỉ dám nói đúng thật là các anh quá chiều vợ. Các cụ có câu “dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”. Ngay từ đầu các anh đã không biết phân công công việc cho vợ. Phân việc cho vợ không có nghĩa là không thương vợ, các anh có thể nhường nhịn vợ bằng cách nhận hết công việc nặng và nhường cho vợ những công việc nhẹ hơn để họ được thể hiện thiên chức làm vợ và làm mẹ. Và thật hạnh phúc biết bao khi họ được cùng chồng chia sẻ công việc nhà.


Tại sao các anh cứ cố lai lưng ra làm rồi đến khi giọt nước tràn ly các anh lại nghĩ đến việc ly hôn. Có lẽ ly hôn các anh sẽ được giải phóng nhưng các anh có hiểu được những đứa con của các anh sẽ như thế nào nếu thiếu đi tình thương của cha hay mẹ không? Những đứa trẻ vô tội và nó cần lắm những tình thương. Vì vậy tôi chỉ mong các anh hãy ngồi lại với vợ và nói thẳng thắn những quan điểm của nhau, phân công công việc cho hợp lý để tránh việc kẻ làm mãi không hết việc người thì cứ thong dong.


Chúc các anh tìm lại được hạnh phúc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.