Tag Archives: mẹ kế

Người đàn bà có sức mê hoặc

Hùng không thể nào chống lại nổi sự mê hoặc của người đàn bà đang độ “chín” đó.

Ánh mắt đó khiến một thằng con trai đang lớn như Hùng cảm thấy tâm thần bấn loạn (Ảnh minh họa)
Ánh mắt đó khiến một thằng con trai đang lớn như Hùng cảm thấy tâm thần bấn loạn (Ảnh minh họa)

Người đàn bà có sức mê hoặc

Hùng không biết bố mẹ đẻ của mình là ai, chỉ biết ngay khi Hùng ra đời, họ đã vứt đứa trẻ sơ sinh còn đỏ hỏn trước cổng trại trẻ mồ côi. May mắn hơn những đứa bé cùng cảnh ngộ trong trại, khi lên 2 tuổi, Hùng được bố mẹ nuôi nhận về. Bố mẹ nuôi thương yêu Hùng hết mực, cố gắng bù đắp những bất hạnh Hùng sớm phải mang. Gia đình nhỏ bé đó đã trải qua những tháng ngày hạnh phúc.

Bố Hùng vốn khởi nghiệp từ một cửa hàng nhỏ bán đồ gia dụng, sau nhiều năm tích cóp, cũng mở được một công ty riêng. Ông làm việc chăm chỉ để nuôi sống gia đình, vì mẹ Hùng không khỏe, nên chỉ ở nhà chăm sóc ông bà và Hùng. Năm Hùng 17 tuổi, mẹ bất ngờ bệnh nặng rồi qua đời, khi đó bố Hùng mới ngoài 40 tuổi.

4 năm sau, một phụ nữ trẻ chính thức được ông đưa về nhà, trở thành “mẹ kế” của Hùng.

Đó là một người phụ nữ đẹp và khôn khéo, quê ở Quảng Ninh. Khi lấy bố Hùng, cô ta mới 28 tuổi, kết hôn lần đầu. Hùng biết cô ta không yêu bố anh, thỉnh thoảng khi bố vắng nhà anh vẫn bắt gặp cô ta gọi điện cho ai đó bằng cái giọng đưa đẩy ỡm ờ. Cả cái cách cô ta nhìn những người đàn ông khác. Ánh mắt cô ta nhìn như xoáy vào cơ thể đang độ phổng phao của anh.

Bố Hùng thường xuyên đi công tác, một năm có khi chỉ ở nhà chừng 6 tháng. Năm đó Hùng 22 tuổi, ăn tết xong, ông lại xách va li đi mấy tỉnh miền Nam. Những ngày đó, thỉnh thoảng từ ban công phòng mình, anh lại nhìn thấy mẹ kế trang điểm, ăn mặc đẹp, đi khỏi nhà với một người đàn ông chờ sẵn ngay ngoài cổng. Có những hôm thức muộn, anh nghe thấy tiếng cô ta cười khanh khách, đi lên cầu thang với bước chân loạng choạng của kẻ say. Cảm giác căm ghét ngày càng đầy ứ trong lòng. Nhiều lần Hùng định gọi điện cho bố, nhưng lại thấy thương ông, sợ ông sụp đổ nên khi nhấc máy lên, anh lại chỉ hỏi những chuyện sức khỏe thế nào, làm ăn ra sao.

 

Cuộc tình tội lỗi

Chuyện đó xảy ra vào buổi tối sinh nhật mẹ kế. Hôm đó, cô ta bảo Hùng đưa đi mua mấy thứ cho bữa tối. Khi bàn ăn được bày biện lên, Hùng hơi lúng túng vì thấy khung cảnh lãnh mạn như dành cho các cặp tình nhân đó. Hôm ấy mẹ kế uống hơi nhiều rượu, ánh mắt lúng liếng đầy hơi men chốc chốc lại liếc nhìn Hùng đầy nhục cảm. Ánh mắt đó khiến một thằng con trai đang lớn như Hùng cảm thấy tâm thần bấn loạn, cảm giác yêu ghét đan xen lẫn lộn. Khi bữa ăn gần kết thúc, mẹ kế chợt cười lả lơi, đến đứng gần rồi nói với Hùng rằng cô ta thích Hùng, nếu như được quay lại thời thiếu nữ, chắc chắn sẽ chọn anh. Hùng hoảng sợ, vội vàng bỏ chạy khỏi nhà.

Hùng không biết đi đâu ngoài việc tìm đến quán bar mà thỉnh thoảng anh cùng bọn bạn đến chơi, gọi rượu rồi cứ thế uống từng cốc lớn với hy vọng xua đi những ý nghĩ quái dị đang lảng vảng, ám ảnh trong đầu. Anh uống đến lúc say mèm, tới lúc một người quen nhận ra, gọi taxi đưa giúp về nhà. Trong cơn say choáng váng, Hùng thấy mẹ kế dìu mình lên phòng riêng, đặt nằm lên giường, rồi sau đó là một cơ thể ấm áp thoảng mùi nước hoa đắt tiền ôm riết lấy Hùng… Ngày hôm sau tỉnh dậy, Hùng hoảng hốt, hồn xiêu phách lạc khi trông thấy mẹ kế nằm ngay cạnh mình, trên người không mảnh vải…

Những ngày tiếp sau đó, Hùng sống trong trạng thái bất an, ý nghĩ về mẹ kế cứ lẩn quất trong anh không thể nào xua đi nổi. Anh bị giày vò bởi sự hối hận sâu sắc, cảm giác có lỗi với người cha đã cưu mang mình từ nhỏ, nhưng đau khổ hơn là cảm giác ham muốn mỗi khi nghĩ đến người đàn bà đó. Mấy tháng sau, trong một lần bố đi công tác khác, Hùng lại tiếp tục “quan hệ” với mẹ kế thêm một lần nữa. Dù không muốn, nhưng anh không thể nào chống lại nổi sự mê hoặc của người đàn bà đang độ “chín” đó. Càng ngày Hùng càng dấn sâu hơn vào cuộc tình tội lỗi. Để ngăn không cho cô ta gặp gỡ những người đàn ông khác, Hùng từng khóc lóc van xin, thậm chí còn có lần cắt mạch máu tay tự tử… Có lần, Hùng đề nghị mẹ kế cùng bỏ trốn đến một nơi thật xa, để bắt đầu cuộc sống mới. Cô ta cười, nụ cười đầy vẻ thương hại khiến Hùng hiểu ra không bao giờ có chuyện đó.

Năm Hùng tốt nghiệp đại học, bố nói về công ty làm, nhưng Hùng nhất quyết vào Nam tìm việc. Anh không dám ở lại căn nhà đó lâu hơn nữa. Nhiều lần bố gọi điện giục về tiếp quản việc kinh doanh, anh đều lấy cớ quá bận để thoái thác. Hùng biết bố nhớ anh, bản thân anh cũng nhớ và thương ông hết mực, song anh không dám quay về để phải đối mặt với mẹ kế, sợ sẽ lại không kiểm soát được bản thân mình. Người đàn bà ấy, như một bóng ma ám ảnh suốt cuộc đời anh…

Mắng chửi vợ là loại anh hùng…rơm!

Cho đến bây giờ, đầu đã hai thứ tóc tôi vẫn nhớ lời dạy của cha mình: “Gia đình muốn có hạnh phúc thì người đàn ông phải biết chịu đựng!”. Tôi là người từng tận mắt chứng kiến cách đối xử của ông với vợ con nên càng hiểu hơn điều ông muốn nói.

Cha tôi trải qua hai đời vợ nhưng vợ nào cũng yêu thương ông. Người vợ đầu tiên là mẹ tôi, con một lý trưởng. Mẹ tôi “ghê gớm” lắm, ngoại tôi bảo vậy. Bà sẵn sàng nổi đóa với chồng khi có điều gì không vừa ý. Bà bắt chồng phải biết làm tất cả những việc mà người ta quan niệm chỉ dành cho phụ nữ. Mẹ tôi chỉ biết đến công việc. Bà làm việc suốt ngày, vừa làm vừa lẩm bẩm một mình: “Lười làm thì cháo cũng chả có mà ăn”. Với hàng xóm, bà luôn đốp chát kiểu “Cha bố nó chứ cứ thả rông để trâu ăn hết lúa nhà bà”…

 Cha tôi không bao giờ góp ý trực tiếp ngay với vợ mà phải “chịu đựng”, đợi khi nào mẹ tôi vui vẻ ông mới nhẹ nhàng: “Ngày trước trâu nhà mình cũng ăn lúa nhà người ta, người ta đâu có chửi mình, bu nó nên rút kinh nghiệm!”. Dần dần bà cũng nghe ra, ứng xử tế nhị hơn với gia đình và hàng xóm. Mẹ tôi qua đời vì bệnh nan y lúc bà 35 tuổi, tôi chỉ vừa ba tuổi. Sau này, chính ông bà ngoại tôi bảo, bố mày là anh hùng mới ở được với mẹ mày. Tuy ghê gớm vậy nhưng mẹ tôi là người rất sòng phẳng, biết điều với hàng xóm. Ai khó khăn gì là bà giúp đỡ ngay. Bà thường to tiếng nhưng lại là người rất tốt bụng, không nề hà việc giúp đỡ người khác.

Mẹ tôi mất, cha tôi phải lấy vợ kế theo yêu cầu của bà ngoại tôi. Mẹ kế tôi là người làm thuê làm mướn ở làng. Tính bà còn “ghê gớm” hơn cả mẹ tôi. Bà nội tôi bảo, số cha mày phải lấy vợ ghê gớm! Bà không biết chữ, tính lại thực dụng, ích kỷ. Tuy nhiên, bà rất chăm chỉ, kỹ lưỡng. Quét nhà không sạch là bà mắng cho tối mặt. Tôi là người gần gũi bà nhiều nhất. Tôi ăn không no bà cũng quát ầm làm cả xóm nghe thấy. Học mà bị điểm kém bà xé ngay sách vở. Bà thường la lớn như cháy nhà: “Không ăn để người ta lại chửi tao là đồ dì ghẻ hả!”. Tôi sợ mẹ kế lắm nên nghe lời răm rắp. Mẹ kế của tôi cũng thương yêu chồng, con chồng hết mực. Rồi dần dần, tôi thấy mẹ ít nói hơn, ít nóng nảy hơn, hàng xóm đến nhà tôi chơi đông hơn. Bà thay đổi, hàng xóm ai cũng khen cha tôi giỏi dạy vợ. Sau này tôi có vợ con, mỗi khi vợ chồng lục đục, tôi lại nhớ lời cha dặn để đối xử có tình có lý, không bao giờ nghe người ngoài đánh giá là mình sợ vợ mà về mắng chửi vợ. Cha tôi bảo, đó là loại anh hùng rơm!

ẹ kế của tôi, 93 tuổi. Mỗi khi nhắc đến cha tôi, bà lại đau đáu nhớ về người chồng yêu quý
ẹ kế của tôi, 93 tuổi. Mỗi khi nhắc đến cha tôi, bà lại đau đáu nhớ về người chồng yêu quý

Nghe theo cách dạy vợ của cha mà gia đình tôi không bao giờ xảy ra chuyện to tiếng. Vợ tôi bây giờ cũng “ngang cơ” với mấy mẹ chồng, dù cô ấy là một trí thức. Tôi cảm ơn cha mình đã dạy cho con cái biết chịu đựng, chờ thời cơ để khuyên bảo vợ con. Và, một điều lớn lao hơn nữa tôi cũng được cha dạy: nếu vợ góp ý đúng thì chồng phải biết nghe theo!
ĐÀO SỸ QUANG / Theo PhuNuOnline.com.vn