Tag Archives: chiều chồng

Nếu anh muốn tôi chiều thì anh đưa 300 ngàn đây

Nếu anh muốn tôi chiều thì anh đưa 300 ngàn đây”. Vừa dứt lời thì chồng thẳng tay cho tôi một bạt tai đau điếng.

Ảnh minh hoạ - Anh muốn tôi chiều thì đưa 300 ngàn đây

Ảnh minh hoạ – Anh muốn tôi chiều thì đưa 300 ngàn đây

Vì quá lứa lỡ thì nên tôi lấy anh mà không dám đòi hỏi hay ước mơ gì nhiều. Nhưng 3 năm qua, cuộc sống của tôi chưa từng có một ngày vui vẻ.
Nhà chồng tôi khá nhỏ, lại cũ kỹ và chật chội nên việc sinh hoạt cá nhân vô cùng bất tiện. Bố mẹ chồng tôi không quá khó tính, chỉ phải cái hay xét nét con dâu, làm gì ông bà cũng để ý. Chồng tôi là con một, do được nuông chiều từ nhỏ nên mắc bệnh hưởng thụ, không chỉ thế, anh còn rất nguyên tắc trong cách tiêu tiền, nếu không muốn nói là keo kiệt. Nhưng anh keo kiệt với cả vợ con thì liệu có chấp nhận được hay không?
Về nhà anh tới nay đã được 3 năm có lẻ, vậy mà cái nhà tắm tầng hai, cạnh phòng vợ chồng tôi hỏng từ khi tôi mới về làm dâu vẫn chưa được sửa chữa vì cả nhà anh đều cho rằng sửa chữa mất tiền, hơn nữa chỉ hỏng ống dẫn nước thì sửa làm gì cho bẩn nhà. Hơn nữa bố mẹ chồng tôi không thích dùng chung phòng tắm nên tôi luôn phải xách nước từ tầng 1 lên tầng 2 để dùng. Vậy mà mỗi lần thấy vợ xách nước, anh chẳng hề ra giúp đỡ mà chỉ nằm dài xem ti vi.
Tới bữa ăn cơm thì không chỉ anh mà bố mẹ chồng tôi cũng bóng gió nói rằng con gái ăn làm gì nhiều mất dáng, ăn ít thôi còn giữ eo. Đi làm về mệt mà cơm không được ăn no, lại vất vả xách nước, tôi gầy đi trông thấy.
Quyết tâm không thể sống chung trong căn nhà chật hẹp, bất tiện ấy, ở chung được hơn 1 năm, tôi thuyết phục chồng ra ở riêng. Nhờ vay mượn và tiền tích cóp được của hai đứa, chúng tôi mua lại được một căn nhà nhỏ của họ hàng nhà anh. Những tưởng ra ở riêng cuộc sống sẽ tốt hơn nhưng cũng hơn khá hơn là mấy ngoại trừ việc tôi không còn phải xách nước tắm.
Tiền lương của 2 chúng tôi sẽ tiêu hết tiền của tôi trước vì anh nói tiền của anh còn phải lo trả nợ. Thời gian tôi mang thai nghén ngẩm, khó chịu, anh cũng không động viên, cũng chưa từng hỏi tôi muốn ăn gì để anh mua, hay đưa tôi đi sắm đồ cho con. Các khoản chi tiêu trong nhà mình tôi gánh vác nên thành ra tháng nào tiền lương cũng cạn sạch. Vậy mà ngày tôi sinh con, thay vì quan tâm, chăm sóc, anh lại chìa ra trước mặt tôi tờ hóa đơn viện phí rồi nói chia đôi. Mọi người xung quanh xì xào, bàn tán khiến tôi vừa xấu hổ, vừa tủi thân. Cùng đường, tôi đành mở lời xin mẹ đẻ mà lòng chua xót vô cùng.
Tệ hơn nữa, anh bỏ mặc tôi chăm con. Con ốm tôi lo. Con ăn gì, mặc gì cũng tiền tôi. Anh vô tư ăn nhậu với bạn bè trong khi tôi phải vay tiền mẹ đẻ để mua sữa cho con. Không thể chịu đựng thêm nữa, tôi quyết định ly thân. Bất ngờ hơn là anh đồng ý ngay lập tức.Chúng tôi sống với nhau mà cứ như trọ cùng một nhà. Việc ai người ấy làm nhưng trách nhiệm vợ chồng là không tránh khỏi. Anh chỉ sang tôi những khi anh có nhu cầu. Nếu tôi không đồng ý anh sẽ hét lớn lên hoặc gây sự làm con tỉnh giấc nên tôi đành chấp nhận theo anh. Anh thỏa mãn rồi thì đuổi tôi về phòng ngủ với con vì chê tôi toàn mùi tã lót, bỉm sữa.
Quá uất ức nên đêm đó, khi anh đập cửa đòi vào tôi đã buông câu: “Nếu anh muốn tôi chiều thì anh đưa 300 ngàn đây”. Vừa dứt lời thì chồng thẳng tay cho tôi một bạt tai đau điếng. Anh quát lên với tôi rằng tôi chỉ đang đi ở nhờ nhà anh thôi, có quyền gì mà đòi hỏi. Chúng tôi ly thân, anh cho tôi và con ở nhờ là quá hào phóng rồi, sao tôi còn dám đòi hỏi. Tôi phải có trách nhiệm hầu hạ, phục vụ anh. Rồi anh mắng chửi tôi không thương tiếc để đến nỗi con tôi tỉnh giấc òa lên khóc. Đêm đó, hai mẹ con tôi ôm nhau khóc giữa đêm.
Tôi thật sự bế tắc với cuộc hôn nhân này. Tôi không thể chịu đựng thêm người chồng keo kiệt và quá đáng này thêm nữa. Tôi sẽ đưa đơn ra tòa và dành quyền nuôi con 1 mình chứ nếu để con tôi ở với gã chồng keo kiệt kia thì không biết tương lai của nó sẽ ra sao?
Mai Thủy

Chiều chồng thiệt gì

Lúc nào chị cũng tặc lưỡi “Đàn ông làm bếp núc hèn người đi. Chiều chồng đi đâu mà thiệt”, chị chăm sóc cho anh chu đáo từ bữa ăn giấc ngủ, từ lúc vợ chồng son cho đến khi chị mang bầu.

Chiều chồng ...
Chiều chồng …

Con ra đời thì thân chị còn lo chưa xong, người yếu nhớt, vậy mà chị vẫn thương chồng có khi phải cơm đường cháo chợ, đang mì tôm qua ngày cũng nên, vì anh có vào bếp bao giờ. Vậy là chị nhất quyết không về quê ở cữ, đẩy bà nội vào “bước đường cùng” thương cháu nên lọ mọ gác mọi công việc xuống trông hộ cho một năm rưỡi. Suốt thời gian ấy anh vẫn được những người phụ nữ thân yêu cần mẫn lo cho đến tận răng, nhàn rỗi như không.

Đẻ đứa thứ hai đâu được như đứa đầu, giờ bà nội bận trông con nhà chú em đang ở cùng ông bà. Chị đành cầu cứu bà ngoại ở cách xa hai chục cây số, nhưng bà chỉ trông cho được ba tuần thôi, rồi phải về lo thuốc men vì bố chị đang bị bệnh cần người túc trực. Vậy là sau đó, mình chị xoay sở tối tăm mặt mũi, hai đứa cùng bấu mẹ, không theo bố, có lúc chẳng quanh nổi bữa cơm. Nhà chật, lương lại thấp không thuê nổi người giúp việc.

 

Khi chị đi làm, “bài toán” mới gọi là nhức óc. Không thể để con nhếch nhác chị đành xa chồng để về nhà mẹ đẻ, chấp nhận đi làm xa một chút để có chỗ yên tâm gửi con, còn anh ở lại trông nhà. Vấn đề là anh còn chẳng tự lo nổi cho mình thành ra con bé đầu lại gửi về bà nội, còn cách nào khác khả dĩ hơn đâu.

 

Nghĩ cảnh nhà bốn người phải chia làm ba nơi mà chị ứa nước mắt, lo nghĩ chứ chẳng sung sướng gì khi cứ gọi điện là con bé lớn khóc gào vì nhớ nhà “Mẹ ơi, con ngoan mà, con không trêu em đâu, cho con về với bố mẹ”. Nhất là khi nhìn cảnh anh gầy rộc vì giờ phải tự lo liệu cơm nước, lúc thì ngược lên thăm con gái, khi thì xuôi xuống ngó vợ và con trai.

 

Đêm ngày chị trăn trở trách mình sai, đã quá ôm đồm và chiều chồng khiến anh thành ra như thế, đáng lẽ những việc lặt vặt chị hoàn toàn có thể giao cho chồng để hỗ trợ mình một tay và cũng để biết nấu lấy mà ăn. Giá anh thạo việc thì giờ gia đình nhỏ hoàn toàn có thể đoàn tụ, ông bà được nghỉ ngơi, già cả đau yếu suốt mà vẫn phải hầu cả con lẫn cháu, đành lòng không.

 

Chỉ việc nhà cỏn con mà anh còn lúng túng vụng về, cáu nhặng xị lên thì làm sao cùng chị gánh vác được việc lớn gia đình, dạy dỗ con cái sau này. Chị thở dài, giờ chỉ còn cách nỉ non với chồng, trước tiên là để anh hiểu và thông cảm tự nguyện giúp đỡ vợ con, sau để huấn luyện hai đứa, con trai cũng cần thạo việc nhà, ít nhất phải biết tự phục vụ mình.

TSL