Năm tôi học lớp 6, không có xe đạp nên đi ké bạn học, giữa đường tôi bị 1 chiếc xe máy quẹt phải, biển số xe đã cắt đứt gần hết phần đầu gối tôi. Nhà nghèo, chưa có tiền nộp bảo hiểm nhà trường, chi phí điều trị khá cao. Rồi một người thầy lúc đó dạy tôi môn sinh học, thầy ở quanh trường, sáng thấy thầy cầm cuôc đi làm rẫy, chiều thầy vào dạy chúng tôi. Thầy đã tìm cách và cuối cùng cũng giúp tôi có được bảo hiểm để điều trị cái chân, nếu không thì chắc sẽ khó có 1 đôi chân lành lặn. Đó là thầy A Quân Trần cùng với các giáo viên khác – Em cám ơn thầy!
Cũng vào lớp 6, một thầy mà trước đó đi lái máy cày, dạy tôi Tiếng Anh. Thầy khó tính nhưng vô cùng có trách nhiệm và thương yêu học trò. Thầy có chất giọng chuẩn của 1 người được Mỹ đào tạo… tôi chả có bằng cấp gì tiếng Anh, cũng chả được thằng Tây nào dạy, chỉ được Thầy dạy, đó chính là thầy Van Long Hung. Sau này thầy còn giúp cho có thu nhập bằng cách dạy lại Toán-Lý-Hóa cho các con Thầy.- Em cám ơn Thầy!. Sau Thầy còn có cô Trang tiếp tục dạy mình tiếng Anh. Em cám ơn Thầy/Cô đã giúp mình có được chất giọng tốt từ nhỏ để làm hành trang vào đời.
20-11 em chúc toàn thể thầy cô có nhiều sức khỏe để tiếp tục sự nghiệp trồng người. Những người thầy/cô đã thay đổi cuộc đời của em.
Vừa thưa chuyện, cô Loan đã tát một cái làm hắn nảy đom đóm. Cô giận. Hắn khóc. Đoạn, cô dúi vào tay hắn một xấp tiền mỏng. “Em nghỉ học mấy ngày qua, cả lớp đều biết. Các bạn gom góp mỗi người một chút tặng em đóng học phí…”.
Nhà hắn thuộc dạng “khó ba đời”. Ba hắn xưa là ông giáo làng, thất chí nên bỏ việc, về cày ruộng. Mấy mảnh đất màu trồng rau đậu và vài sào ruộng chỉ đủ nuôi 5 miệng ăn. Gặp khi bão lũ, sâu bệnh thì mùa màng mất trắng. Cả nhà phải bữa đói bữa no, một hạt cơm “cõng” bốn năm lát sắn.
Mẹ bệnh liên miên. Mấy anh chị đã có gia đình riêng, đều nghèo kiết xác. Hắn phải phụ ba mọi việc. Ba bảo đừng làm nữa, lo mà học hành. Nghèo thì phải lo học, “không thì cả đời làm kiếp ngựa trâu cày bục mặt như bố mẹ”. Hắn không sợ nghèo, chỉ sợ không có điều kiện học. Mà không có điều kiện thật. Năm hắn chuẩn bị thi tốt nghiệp cuối cấp THCS, trời hạn kinh khủng. Mất mùa, cả làng đói, nhà hắn cũng ăn khoai sắn cầm hơi. Rồi đến lúc không còn khoai sắn mà ăn. Mẹ phải ăn cháo lỏng. Hắn đứng nép sau phên tre, nhìn mẹ ôm bụng nhăn nhó đau mà nước mắt chảy ròng ròng. Giọt nước mắt thằng con trai tuổi đang lớn đong đầy sự tủi thân.
Không tiền đóng học phí, không tiền ăn học, hắn quyết định nghỉ, “đút vở bụi tre”, lên thành phố kiếm cơm.
Trước khi lên thành phố, hắn đến thăm cô Loan dạy Văn. Hắn là đứa học trò cô Loan thương nhất vì nhà nghèo, hiền ngoan, học khá. Vừa thưa chuyện, cô Loan đã tát một cái làm hắn nảy đom đóm. Cô giận. Hắn khóc. Đoạn, cô dúi vào tay hắn một xấp tiền mỏng. “Em nghỉ học mấy ngày qua, cả lớp đều biết. Các bạn gom góp mỗi người một chút tặng em đóng học phí…”.
“Một chút” của các bạn, ấy là mỗi người một rổ khoai, nửa ang lúa, một bó mía, một lọn củi…, trong đó có cả phần của cô Loan. Nhà ai cũng nghèo sát đất như nhà hắn chứ có khá gì hơn. Cô Loan gom lại, chở hết xuống chợ huyện bán, lấy tiền đem về.
Hắn cầm xấp tiền tình nghĩa, thầm nghĩ: Cái sự học cao quý là thế lẽ nào hắn dám bỏ, trong khi cô giáo và bạn bè hết lòng lo cho hắn. Cái tình người, tình bạn trong lúc hàn vi cao cả là thế, nỡ nào hắn “phụ bạc”.
Hắn quyết định phải học. Học thật giỏi.
Mười năm sau, hắn trở về. Nơi thứ hai hắn ghé thăm sau khi về nhà mình là cô Loan. Ấy là dịp 20-11, trên tay hắn là một món quà hết sức đặc biệt, được bỏ trong một chiếc bao tải to.
Trong đó là một rổ khoai, nửa ang lúa, một bó mía, một lọn củi… Món quà tựa ngày xưa. Bạn bè năm cũ không hẹn mà gặp, cùng tụ tập ở nhà cô Loan đông đủ. Cùng nhìn món quà “lạ”, cùng kể về cú tát năm xưa, mọi người phá lên cười sung sướng!
“Lá lành đùm lá rách”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, “nhân bất học bất tri lý”… Ôi, hiểu và làm được theo những lời răn dạy ấy, tình người, tình đời đẹp biết bao nhiêu…
Nhân ngày lễ, có dịp gặp gỡ trao đổi với giáo viên của con, khi tặng hoa cho cô, một ông bố đã tranh thủ nhét thêm chiếc phong bì như một lời “gửi gắm”. Cuối giờ, khi anh chuẩn bị dắt xe ra về thì bất ngờ nghe tiếng cô giáo gọi lại…
1. Cuộc đối thoại của hai mẹ con họ diễn ra tại một nhà sách nằm trên đường Hai Bà Trưng (Q.1, TPHCM) ngay trước dịp lễ 20/11. Người mẹ dẫn con đi chọn quà cho cô giáo. Thấy mẹ con chọn sổ, cô bé tầm 9 – 10 tuổi lắc đầu quầy quậy rồi đưa thay chỉ về chiếc đồng hồ cát ở gian hàng lưu niệm: “Con thích tặng cô cái này. Cô hay chơi với tụi con nên con biết cô cũng… thích đồ chơi lắm”.
Người mẹ dường như không nghe thấy lời con, vẫn chăm chú vào việc của mình. Cô bé níu mạnh tay mẹ, lại chỉ về phía chiếc đồng hồ cát. Người mẹ… hồn nhiên: “Vớ vẩn, cô chẳng thích sổ mà cũng chẳng thích đồng hồ cát. Mẹ mua sổ là để kẹp phong bì tặng tiền cho cô, hiểu chưa?”. Cô bé vùng vằng bảo vệ quan điểm của mình: “Không, cô con không thích tiền, cô thích đồng hồ cát với hoa thôi”.
Sự nì nèo của cô bé làm người mẹ nổi cáu: “Con biết cái gì, cô nào mà chả thích… tiền. Đồng hồ cát có ăn được không? Ngày lễ này mẹ mất cả nửa triệu bạc để đi cô con đấy, hơi đâu bỏ tiền mà mua đồng cát nữa”.
Mặc cho sự thất vọng trên vẻ mặt của con, chị cầm cuốn sổ tay ra để tính tiền. Cô bé vẫn lắc đầu không chịu cho đến khi bị người mẹ kéo ra khỏi nhà sách…
2. Nhân ngày lễ, có dịp gặp gỡ trao đổi với giáo viên của con, một ông bố khi tặng hoa cho cô giáo đã tranh thủ… đút thêm chiếc phòng bì như một lời “gửi gắm”.
Trong đó có kèm tấm thiệp không chỉ để ghi lời chúc mừng tới giáo viên mà quan trọng hơn để ghi tên bé con nhà mình. Anh hoàn toàn tự tin với hành vi này đinh ninh cô nào chả… thích phong bì và còn biết có những phụ huynh khác cũng “nhắn nhủ” tới cô như mình.
Cuối giờ, khi anh chuẩn bị dắt xe ra về thì bất ngờ nghe tiếng cô giáo gọi lại. Cô tiến đến chỗ anh, gửi lại chiếc phong bì, nói rất nhẹ nhàng: “Giỏ hoa em xin nhận nhưng cái này em gửi lại. Anh không phải lo lắng quá, em sẽ chăm sóc các bé hết sức của mình”. Biết cô giáo không nhận, người đàn ông chỉ biết…. đứng gãi đầu và cười như đang chữa ngượng cho mình.
Câu chuyện về “chiếc phong bì bị từ chối” đó sẽ không ai biết đến. Cho đến một ngày người bố ấy không muốn im lặng, quyết định viết thư cảm ơn gửi lên ban giám hiệu kể về “bí mật” của cô giáo và mình. Hiệu trưởng xuống trò chuyện với giáo viên nọ, lúc này cô mới giải thích: “Em không thể nhận bồi dưỡng của phụ huynh để mong mình giữ sự công bằng, đối xử tốt nhất có thể với tất cả các trẻ”.
Lý do không kể chuyện này với ai, cô giáo công tác tại Trường Mầm non Vàng Anh (Q.5, TPHCM) bày tỏ: “Liệu khi mình kể ra có ai tin không?”. Nghe mà chua xót nhưng đúng là rất thật vì lâu nay nhà giáo thường đã bị “gán” với những điều không hay.
Việc phụ huynh đi quà phong bì cho giáo viên nhiều năm gần đâu không còn xa lại, nhất là ở thành phố. Thay vì phải vắt óc suy nghĩ tặng quà gì cho cô, nhiều phụ huynh gửi… phong bì cho tiện. Nhiều người mặc định “Cô nào chả thích… phong bì” như thể là một định luật – vừa gọn vừa tiện hơn bất kỳ món quà nào. Điều này đã “vơ đũa cả nắm” và đưa đến cái nhìn méo mó về hình ảnh người thầy.
Đau lòng hơn là có những phụ huynh còn áp đặt suy nghĩ theo hướng tiêu cực và toan tính của mình lên đầu con trẻ!
Hoài Nam
– Nhỏ to tâm sự chuyện tình cảm tình yêu hôn nhân gia đình và cuộc sống