Hà bá sông Hồng lại ‘thức giấc’

Hơn nửa tháng nay, nhiều nhà dân và công trình phụ tại tổ 27, phường Ngọc Lâm (Long Biên) đã bị sụt lún, đổ nghiêng ngả xuống sông Hồng, khiến các hộ dân sống lo âu thấp thỏm …

Vị trí K66+650 đến K66+700 đê tả Hồng thuộc tổ 27, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên bị ảnh hưởng nặng nhất bởi đợt sụt lún cách đây hơn nửa tháng. Nhiều ngôi nhà bị nứt nẻ, nghiêng ngả, còn tường nhà bị xe nát, rơi những đám gạch vụn xuống sông Hồng. Bà Nguyễn Thị Mắn sống ở khu dân cư này, kể: “Căn nhà của gia đình tôi bị đổ ụp xuống sông Hồng cách đây 20 ngày. Cách đây gần 1 tháng, khu vực này đã bắt đầu sụt nhẹ, khoảng cuối tháng 5 thì tình trạng sụt lún nghiêm trọng hơn. Ngay sau đó, UBND Phường đã kêu gọi người dân di dời và tôi đã đến ở nhờ nhà người thân, nhưng vẫn thấy tiếc ngôi nhà của mình”.

Nhà anh Nguyễn Văn Tùng ở số 1, ngách 31/1/2, tổ 27, cũng bị sạt lún nặng. Toàn bộ công trình phụ như nhà tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp bị đánh sập xuống sông Hồng. Anh Tùng than thở: “Ban ngày, chúng tôi vẫn sinh hoạt ở đây, ban đêm phải đi thuê nhà để ở. Gia đình có 5 người nên cuộc sống lúc này rất chật chội. Tuy nhiên, đến lúc này, tôi vẫn chưa nhận được quyết định di dời đến nơi ở mới”.

Hà bá sông Hồng lại 'thức giấc'

Hơn nửa tháng nay người dân ở tổ 27, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên phải sống chung với sạt lở.

Tại thôn 12, xã An Thọ, huyện Đan Phượng, hơn 1 tháng nay, hàng chục héc ta đất cũng bị “hà bá” sông Hồng cuỗm mất. Hiện, tại khu vực trên có hơn 200 hộ dân với 1.000 nhân khẩu sinh sống. Khu vực sạt lở chủ yếu là vườn tược, cách khu dân cư chừng 80m. Nhiều vết nứt chằng chịt xuất hiện từ năm 2006. Toàn xã có 300 ha đất, nhưng theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, trung bình mỗi năm có khoảng 20ha đất nông nghiệp bị sạt lở, tổng cộng 4 năm qua, 80ha đã bị nuốt chửng. Vì thế, đời sống nhân dân ngày càng khốn khó, khi đất nông nghiệp bị thu hẹp.

Chị Lê thị Toàn, một người dân ở đây, tâm sự: “Gia đình có 4 sào ruộng nhưng đã bị miệng hà bá nuốt một nửa, số còn lại đang trồng ngô, nhưng cũng chưa biết có được thu hoạch hay không, khi mùa mưa lũ đang đến gần”. Còn bà Trịnh Thị Mai cho biết: “Tình trạng sạt lở xảy ra từ lâu và kéo dài nhiều tháng nay, khu vực bãi chuối nhà tôi chỉ trong vài tháng trở lại đây đã sạt mất 3 mẫu đất (108.000m2). Khu vực bãi Lợi Hà này còn rộng, nên vết sạt lở còn cách đê tương đối an toàn, chứ ngược lên khu vực trên, đoạn xã Bá Giang (Đan Phượng), nhiều chỗ sạt lở đã gần đến khu vực bờ đê sông Hồng”.

Không dừng ở đó, cách đây 1 năm, khu vực dân cư tổ 35 phường Ngọc Thụy, Long Biên (đoạn qua Sông Đuống) cũng bị sạt lở nghiêm trọng, hàng chục ngôi nhà bị “hà bá” nuốt chửng, số còn lại bị rạn nứt, dấu tích nay vẫn còn đó. Để đảm bảo an toàn cho các hộ dân sinh sống quanh khu vực, một đoạn đê kè mới đã được TP Hà Nội tu sửa và làm mới hoàn toàn. Tại đoạn sạt lở năm trước, vẫn có một số hộ dân sống mấp mé quanh đê kè. Nhiều ngôi nhà chỉ cách khu vực móng nhà sạt lở năm trước khoảng 20m. Điều này đỗng nghĩa với nguy hiểm vẫn luôn rình rập họ bất cứ lúc nào.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm, cho biết: “Sau khi xảy ra sụt lún, UBND phường đã lập chốt canh 24/24h để hạn chế người qua lại khu vực, đồng thời đảm bảo người dân không quay về sinh sống vì nguy hiểm đến tính mạng. Hiện còn 24 hộ nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở cao. Trong trường hợp cần thiết, chúng tôi bắt buộc phải thực hiện phương án cưỡng chế di chuyển người và tài sản đề phòng thiệt hại”.

Hà bá sông Hồng lại 'thức giấc'

Những cột nhà bị sập hoàn toàn trong đợt lũ tiểu mãn. Ảnh chụp tại số nhà 1 ngách 31/1/2 tổ 27, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên.

Hà bá sông Hồng lại 'thức giấc'

Một phần của ngôi nhà bị “đội” lên đến 40cm.

Hà bá sông Hồng lại 'thức giấc'

Xung quanh khu vực sạt lở còn 24 hộ dân sinh sống.

Hà bá sông Hồng lại 'thức giấc'

Bị “hà bá” nuốt chửng ngôi nhà, cuộc sống, sinh hoạt của nhiều người dân bị đảo lộn hoàn toàn.

Hà bá sông Hồng lại 'thức giấc'

Số hộ dân còn lại thường xuyên sinh hoạt tại các địa điểm có nguy cơ sạt lở cao.

Hà bá sông Hồng lại 'thức giấc'

Biển báo của UBND phường Ngọc Lâm, cảnh báo người dân không được đến gần khu vực sạt lở.

Hà bá sông Hồng lại 'thức giấc'

Cách đây 1 năm, một số ngôi nhà tại khu dân cư tổ 35, P Ngọc Thụy bị “hà bá” hỏi thăm.

Hà bá sông Hồng lại 'thức giấc'

Vết tích sạt lở năm 2009 tại tổ 35, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên.

Hà bá sông Hồng lại 'thức giấc'

Tại khu vực thôn 12 (xã Thọ An, huyện Đan Phượng), nhiều héc ta đất canh tác bị sạt lở nghiêm trọng. Điểm sạt lở chỉ cách khi dân cư 80m.

Theo Đất Việt

Source: Zing

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.