Cuộc sống tủi buồn của gia đình có 4 người bệnh

(Dân trí) – Trong nhà có 6 người thì 4 người đã mang trong mình trọng bệnh. Để có tiền chữa chạy, họ phải bán hết những gì có thể, gia cảnh đã nghèo nay lại thêm khốn khó.

Gia đình anh Dũng giờ đã cạn kiệt khi 4 người bị bệnh.
 
Hoàn cảnh bi đát chúng tôi muốn nói tới là gia đình anh Lê Văn Dũng (45 tuổi) ngụ xóm 6, xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc, Nghệ An.

Cái nghèo lại đèo thêm… cái bệnh

Những ngày đầu tháng 8/2011, chúng tôi nhận được tin “cầu cứu” từ gia đình anh Dũng qua một bạn đọc thường xuyên của báo Dân trí. Nhận được thông tin, chúng tôi có mặt tại gia đình anh Dũng vào một buổi sáng mưa dầm, đập vào mắt là cảnh những đứa con của anh ủ dột, da vàng vọt, có cháu chân tay khều, miệng méo… Một cảnh tượng thật xót xa đã dằn vặt gia đình anh trong nhiều năm nay.

Câu đầu tiên mà anh Dũng nói từ đáy lòng của một nông dân bần cùng: “Đã nhiều năm qua, để có tiền chữa chạy, gia đình tôi đã phải tích cóp từng xu từng hào, bán trâu, bán bò thậm chí bán cả đất để lấy tiền mua thuốc, chữa bệnh cho các con. Những tưởng sau khi đi viện điều trị thì bệnh tình sẽ khỏi nên mạnh giạn vay tiền đi chữa bệnh mong các cháu sẽ khỏe lên có thể đi làm để trả nợ. Nào ngờ hết tiền mà bệnh vẫn không thuyên giảm, cái đói lại thêm chồng chất” – anh Lê Văn Dũng nói đoạn đưa bàn tày sần sùi vội lau nước mắt.
Năm nay Trang sẽ lên lớp 10, nhưng biết có được đến trường nữa hay không vì nhà không có tiền.

Là một gia đình thuần nông, quanh năm chỉ dựa vào 7 sào lúa. Đối với những gia đình bình thường thì chừng đó ruộng lúa đủ ăn cho cả gia đình. Nhưng với gia đình anh Dũng mỗi mùa lúa đến và đều theo dân buôn rất nhanh. Thậm chí nhiều năm, anh đã phải bán lúa non để lấy tiền mua thuốc, đi chữa bệnh cho con… Cứ thế cái nghèo cứ đeo đuổi gia đình anh đến tận đáy khổ đau nhất trong cuộc sống này.

Anh Dũng buồn rầu chia sẻ, hiện tại vợ là chị Nguyễn Thị Thủy (42 tuổi) bị viêm bàng quang; con trai thứ 2 là Lê Văn Long bị bệnh rối loạn tiêu hóa; con trai thứ 3 là Lê Văn Huy năm nay đã 18 tuổi nhưng chỉ nằm một chỗ do dị tật bẩm sinh và riêng bản thân anh Dũng cũng mang trong mình bệnh đường ruột. Hai đứa con gái tuy không bệnh tật nhưng vì thiếu ăn nên còi cọc gầy yếu, nay thấy trên khuôn mặt bỗng dưng da vàng mà gia đình anh không dám đưa các cháu đi khám.

Trong căn nhà tồi tàn, rách nát lâu lâu lại vang lên tiếng la hét của đứa con bị dị tật, chị Thủy không cầm được nước mắt tâm sự: “Cuộc sống của gia đình không biết rồi sẽ đến đâu. Tôi chịu đói, chịu khổ quen rồi chỉ thương mấy đứa con chưa bao giờ được ăn no lại mang thêm bệnh tật. Thóc lúa được bao nhiêu đã bán mua thuốc chữa bệnh. Đói lắm các chú ơi!”.

 Cháu Huy và căn bệnh bẩm sinh nên 18 tuổi vẫn không thể nói, không tự nằm, ăn uống cũng phải có người đút…

Để có tiền chữa bệnh, anh chị đành chấp nhận khoán 2 sào ruộng, thế chấp đất làm khế ước vay vốn ngân hàng. Gom góp mãi mới được gần 25 triệu đồng để đưa các con đi chữa bệnh. “Thế nhưng không những không chữa được bệnh cho các cháu mà còn… gánh thêm khoản nợ nữa anh à. Bây giờ cố gắng làm lụng hết sức thì may ra mới đủ tiền trả lãi suất hàng tháng. Còn nợ gốc thì không biết đời mình có trả nổi không, chứ nói đến đời con, cháu sau này!?” – Chị Nguyễn Thị Thủy nói như khóc.

Hoàn cảnh khó khăn, túng đói trăm bề, quanh năm không đủ ăn đủ mặc. Làm được bao nhiêu rồi cũng đổ vào thuốc thang, lãi suất ngân hàng. Cái đói, cái rách cứ mãi đeo đuổi gia đình anh Dũng, chị Thủy.

Khốn khó trăm bề

Thương tâm cho hoàn cảnh anh Dũng, hàng xóm láng giềng người giúp bát gạo, kẻ giúp ít tiền để gia đình anh có thêm cái ăn qua ngày. Khi thấy chúng tôi đến nhà thăm hỏi, cháu Lê Văn Long đã bỏ trốn vì Long đang mặc một bộ quần áo rách rưới. Được người bố khuyên nên Long mới chịu ra ngồi nói chuyện. Nay nay bước sang tuổi 20 nhưng Long chỉ cân nặng khoảng 35 kg, bị bệnh rối loạn tiêu hóa người gầy gò, ốm yếu… Dù biết bệnh tật dày vò, vì đói, khổ nên Long xin đi làm phụ hồ để giúp bố mẹ nhưng đến đâu họ cũng xua tay không nhận.
Cháu Lê Văn Huy (18 tuổi) bị dị tật bẩm sinh

“Nhiều lúc buồn quá các anh ạ. Đi xin giúp phụ hồ kiếm dăm chục ngàn để phụ giúp gia đình, nhưng chẳng có thợ xây nào nhận em cả. Họ bảo bị bệnh thì ở nhà mà nghỉ ngơi, đi làm không may đột tử đột ngột phiền lắm. Cho nên, đi xin làm việc mà cũng chẳng ai nhận…”, nói đoạn Long giấu mặt sau bờ tường khóc.

Giờ đây để có cái ăn, cái mặc, mua thuốc, chữa trị cho các con, cho vợ anh Dũng đành bán hết sức lực còn lãi của mình để kiếm cơm cho cả gia đình. Anh bùi ngùi: “Vì sức yếu, không làm được bao nhiêu nên người ta chỉ trả công 90.000 đồng/ngày. Tháng làm đều công thì được 2,5 triệu đồng, khi bị ốm không làm được thì thu nhập cũng chỉ được vài ba chục không đủ ăn. Lúc trời mưa, không ai thuê thì đành chịu đói”. “Nhiều hôm đi làm về nhận được 1 triệu đồng tiền công định bụng sẽ bớt chút ít mua thức ăn cải thiện cho các cháu, nhưng về nhà thì… giấy lãi suất ngân hàng đến hạn đã ngự trên bàn nên đành ngậm ngùi chịu đói…”, anh Dũng buồn rầu.

Thương con thương chồng là thế nhưng chị Thủy cũng đành ôm phận cam chịu. Vừa mang trong mình căn bệnh viêm bàng quang chị vừa phải ở nhà chăm sóc cho đứa con bị dị tật tội nghiệp không tự ăn, không nằm, không nói được. Chị bảo: “Vì không thể đi xa làm ăn nên phải tích góp tiền bạc mua thêm mấy chục con gà, vịt về nuôi. Nếu năm nay không có dịch bệnh, ông trời cho may mắn thì cuối năm cũng được vài triệu bạc (2 triệu – PV) lo thuốc cho con thôi chú à”.

Đúng vào bữa ăn, chúng tôi nhìn vào mâm cơm của gia đình anh Dũng chỉ thấy mỗi cơm trắng và đĩa rau khoai. “Có gạo là được rồi, rau có ngoài vườn nên cũng tạm đủ. Chỉ sợ những ngày giáp hạt (tháng giêng đến tháng 3 – PV), gạo hết không biết lấy gì để ăn. Năm trước gia đình tôi không còn gì để ăn hàng xóm cho gạo nên chỉ nấu cháo ăn qua ngày”, chị Thủy nghĩ về quãng thời gian khổ cực năm trước và nước mắt tuôn trào.
Những chú gà mới nở với hy vọng cuối năm nay gia đình anh Dũng sẽ có thêm vài triệu để mua thuốc cho con.

“Bệnh tật hành hạ, con cái đói ăn, đói mặc quanh năm đầu tắt mặt tối cũng không đủ mua thuốc cho con chứ nói đến chuyện sửa nhà thì… chịu. Tôi chỉ sợ mình đổ bệnh nặng hơn rồi không biết lấy ai để làm việc thay, vợ con đều bị bệnh cả thế này khổ lắm, rồi khi đó không biết ai nuôi các cháu nữa đây. Quanh năm túng đói trăm bề mà chú…”, anh Dũng lo lắng.

Căn nhà nhỏ được bố mẹ để lại cho vợ chồng anh Dũng giờ đã nứt nẻ tường, giột tứ bề… nhưng không có tiền tu sửa nên cứ đành để vậy phó mặc cho trời đất. Chia tay gia đình anh chúng tôi mang theo tâm tư nguyện vọng và những điều ước đến cùng bạn đọc, rất mong được sẻ chia với gia đình anh lúc khốn khổ này.

Dang dở sự học
 
Con gái đầu anh Dũng là cháu Lê Thị Ngân, hiện tại đang theo học trường Cao đẳng Du lịch Cửa Lò. Để có tiền ăn học, hơn hai năm nay, hằng ngày ngoài thời gian đến trường Ngân phải đạp xe bán bánh dạo. Vì gia đình nghèo, không thể chu cấp cho Ngân đến trường nên sự học của em đang rất mong manh.

Cháu Lê Thị Trang có nguy cơ phải bỏ học vì gia đình không có tiền.

 
Con gái út là Lê Thị Trang (16 tuổi), hiện đã tốt nghiệp THPT Cơ sở Nghi Văn và được ghi danh vào hệ Công lập trường THPT Nghi Lộc 5 với số điểm 20/30 nhưng cháu cớ nguy cơ bỏ học vì gia đình nghèo không đủ tiền cho em nhập học.
 
Trong thời gian theo học, Ngân và Trang đạt nhiều thành tích tốt trong học tập. Với em Trang, suốt 9 năm học vừa qua luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi và xuất sắc. Năm học 2010 – 2011, Trang đạt học sinh giỏi huyện môn Ngữ Văn và môn Giáo dục Công dân.
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Anh Lê Văn Dũng, xóm 6, xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc, Nghệ An.

2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: [email protected]

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0451 001 944 487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK –  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

 

Nguyễn Duy – Minh Hậu 

Source: Báo Dân Trí

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.