Cha mẹ phải có trách nhiệm truyền thụ các thói quen vào con cái của mình, trẻ con như miếng mút, sẽ thấm tất cả những gì chúng nhìn thấy và nghe thấy. Người lớn phải là hình mẫu tốt chúng noi theo. Chúng ta làm gì chúng sẽ bắt chước y như vậy. Những tuổi đầu đời chính là thời gian tốt nhất để xây dựng các thói quen tốt.
– Nói ‘Vui lòng’ khi yêu cầu ai việc gì đó
– Nói ‘Xin lỗi’ khi định làm phiền ai đó
– Nói ‘Cám ơn’ khi được ai đó làm/giúp cho việc gì
– Luôn hỏi người khác về sự cho phép khi muốn lấy thứ gì đó
– Tôn trọng quyền riêng tư của người khác
– Không được chồm lên bàn để lấy thứ gì đó ở xa
– Không được xả rác và có ý thức bảo vệ môi trường
– Tự dọn dẹp sau khi chơi và sau khi ăn
– Có tin thần thể thao dù có thua hay thắng
– Luôn luôn có những nguyên tắc khi giao tiếp.
– Gõ cửa và chờ hồi âm khi muốn mở cửa
– Vui lòng giữ cửa, hoặc cửa thang máy khi mình đang có điều kiện thuận lợi giúp người khác.
– Khi nói chuyện với ai đó, cố gắng nhìn thẳng vào họ và cố gắng biết thêm tên họ.
– Luôn cởi giầy/dép ra khi vào bất kỳ nhà ai.
– Không được chen ngang khi người khác đang nói chuyện, trừ trường hợp khẩn cấp.
– Thật là bất lịch sự khi nói xấu về tính cách của một ai đó hoặc vẻ bề ngoài của họ
– Luôn biết ơn
– Che miệng khi ho hoặc hắt xì.
15 thói quen trên bàn ăn cần được học trước khi lên 7
Thói quen ăn uống cần được dạy khi trẻ còn nhỏ, vì những thói quen này sẽ rất hữu ích cho cuộc sống chuyên nghiệp theo suốt cuộc đời chúng sau này.
– Rửa mặt và tay trước khi ăn tối
– Cởi nón ra khi ngồi vào bàn ăn
– Đặt khăn ăn lên đùi (nếu có)
– Bắt đầu ăn khi mọi người cũng đã sẵn sàng, đừng ăn trước 1 mình.
– Ngồi ngay ngắn
– Nhai khi ngậm miệng và không nói khi miệng đầy thức ăn
– Nói “vui lòng chuyển giúp …” thay vì chồm lên lấy
– Nói chuyện với mọi người trong bàn ăn
– Đừng làm ồn ào bằng các âm thanh như tiếng húp đồ ăn rột rột
– Đừng làm ồn bằng cách hút ống hút rột rột
– Xin lỗi khi đứng lên trước sau khi ăn xong
– Cám ơn người đã chuẩn bị bữa ăn
– Đề nghị được dọn dẹp bàn sau bữa ăn.
Phan Thanh Giản