Mục đích của việc quyết định dạy tiếng Anh cho con mình, đó là muốn con chủ động tiếp thu kiến thức nhiều hơn thông qua sách vở và internet hầu hết là được làm bằng tiếng Anh sau khi lớn lên thay vì thụ động chờ được dịch sang tiếng Việt.
Có những nguyên tắc dạy tiếng Anh cho trẻ đúc kết từ nhiều nguồn và kinh nghiệm cá nhân.
– Nghe – Nói – Đọc – Viết: Phải theo thứ tự này. Trẻ em phải được nghe trước, sau đó chúng sẽ nói lại và tương tác, sau này mới tới phần đọc và viết. Cũng như các loài vật có thể giao tiếp tốt dù bỏ qua giai đoạn Đọc-Viết. Trong khi các trường hiện nay đang cố dạy Đọc – Viết trước
– Phải đủ 3 qua trình: Đầu vào (Nghe tiếng Anh: Youtube, cha mẹ, bạn bè, thầy cô) -> Tương tác (Nghe và nói lại: Cha mẹ, bạn bè, thầy cô) -> Tần suất của (1),(2) đủ nhiều và thường xuyên (> 3 tiếng mỗi ngày. Tốt nhất là 6-8 tiếng)
– Là một quá trình dài cần kiên nhẫn, không được đẩy nhanh tiến độ và ép học, hãy để trẻ chơi và khám phá thế giới, không được so sánh với trẻ em khác vì mỗi đứa trẻ là sản phẩm riêng của tạo hóa.
– Học ở trung tâm/ trường mỗi tuần 3,4 tiếng là chưa đủ vì chỉ mới đạt 1/6 tổng thời gian theo lý thuyết tần suất bên trên.
– Cha mẹ phải học cùng con thông qua sách + youtube. Cha mẹ không lấy cớ phát âm sai để không dạy mà hãy học cùng con từng từ 1, youtube và trung tâm ngoại ngữ sẽ điều chỉnh cho con.
– Trẻ em tiếp thu ngôn ngữ tốt nhất từ 0-6 tuổi. Ở 0-1.5 tuổi trẻ em muốn nói được 1 từ phải nghe khoảng 1000 lần (kể cả tiếng mẹ đẻ), và từ 2-5 tuổi sẽ giảm xuống còn 50 lần. Nên cứ nói với con từ khi chúng mới đẻ hoặc ở trong bụng cũng được.
– Trẻ con có 1 giai đoạn tiếp thu thụ động hay còn gọi là silent period mà lúc đó trẻ chỉ nghe và quan sát chứ không nói gì cả, cha mẹ không quá nóng vội vì tới một lúc nào đó trẻ sẽ phọt ra như dòng suối khi tích lũy đủ.
– Ở thế giới có khoảng 500 triệu người nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh không nằm ở tiểu số của một số nước như Mỹ, Anh nữa mà phân bố rất nhiều nơi với nhiều giọng, vùng miền rất khác nhau nên sẽ không có 1 chuẩn chung tiểu số nhất. Ví dụ một người Mỹ nghe hiểu lưu loát tiếng Mỹ-Mỹ, Mỹ-Anh nhưng sẽ vẫn gặp trở ngại nhất định khi nói với người Scotland hoặc ireland. Như người miền Nam nghe người Nghệ An nói vậy.
– Mục tiêu với con học ngoại ngữ là phải rõ ràng, không cần nhiều từ nhưng mỗi từ phải rõ ràng, rõ và tròn vần.
– Người có điều kiện sẽ cho con vào trường 100% quốc tế thì con sẽ nói như bản ngữ là điều hiển nhiên. Nhưng người không có điều kiện, nếu kiên nhẫn con cái vẫn có thể đủ khả năng để học Anh Văn như một ngôn ngữ thứ 2 lưu loát.
– Đừng sợ con nói tiếng Anh mà quên tiếng mẹ đẻ, khi mà trẻ đang sống ở đất nước mẹ đẻ. Một đứa trẻ có thể tiếp thu 3 ngôn ngữ cùng một lúc mà không gặp trở ngại gì.
– Và cuối cùng hãy để con bạn là ‘Language User’ chứ đừng biến con thành ‘Language Learner’. Vì vậy đừng phó thác hết cho một trường / trung tâm mà hãy học cùng con, bạn sẽ phát hiện ra rằng nói chuyện và chơi với con đó chính là món quà lớn nhất mà con bạn muốn nhận chứ không phải là những thứ đồ chơi mình mua cho.
P/s: Chả biết tương lai nó thế nào, nhưng từ khi có trách nhiệm dạy cho nó mình bớt nhậu nhẹt, xong việc là ưu tiên về nhà🙂.
Phan Thanh Giản