Chuyện ghi ở ngôi nhà có 4 anh em vào học Đại học, Cao đẳng

(Dân trí) – Trong ngôi nhà tạm bợ rách nát được dựng lên bằng những tấm bê tông đã rỉ sắt, chảy nước có 4 anh chị em đang theo học Đại học, cao đẳng dưới sự chăm nom chỉ bảo của người cha nghèo làm nghề “giã cò”.

 

Dù vất vả, cơ cực ông vẫn thường xuyên động viên các con: “Bố mẹ dù có nghèo, có chịu đói cũng quyết nuôi các con ăn học nên người”.

 

Ngôi nhà  toàn… sách cũ

 

Gia đình anh Tăng Văn Phước nằm sâu trong con hẻm nhỏ ở tổ 4 phường An Hải Tây, Quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Khi chúng tôi tới nhà cũng là lúc anh đang chuẩn bị đi làm nghề “giã cò” nghề của những người lao động nghèo. Không có nhiều vốn liếng để làm ăn nên anh Phước phải ra biển nhặt nhạnh những con sò, con ốc đem ra chợ bán để lấy tiền hằng ngày. Trong gia đình anh tài sản lớn nhất mà anh có hiện giờ đó chính là 4 người con đang theo học các trường Đại học, cao đẳng trong thành phố, đứa nào cũng chăm ngoan, học giỏi. 

 
Quê gốc ở Quảng Nam, rời quê vào Đà Nẵng mưu sinh sau khi buôn bán bị sạt nghiệp những ngày đầu tiên của gia đình anh nơi đất khách quê người thật khốn khổ, cái đói, cái ăn, cái mặc ngày nào cũng đeo bám lấy vợ chồng và các con anh từng ngày. Để bám trụ lại được ở thành phố anh Phước và vợ đã làm nghề chèo thuyền đưa người qua các bến đò, xuống cảng rồi trở về, cuộc sống tuy khó khăn nhưng vợ chồng anh luôn hạnh phúc vì có những đứa con ngoan, học giỏi. 

 

 

Ngôi nhà tạm bợ của gia đình anh Phước.
 
Tăng Thị Vi, sinh năm 1985, con gái lớn của gia đình anh hiện đang là sinh viên năm thứ 4 nghành Công Nghệ Sinh Học trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng. Thi đỗ vào trường Bách khoa với số điểm cao  26, 5 điểm. Ngày Vi đậu Đại học ở khu phố nghèo ai cũng mừng cho con bé nhưng mừng bao nhiêu thì nỗi lo cơm áo, gạo tiền lại càng đè nặng lên đôi vai của anh Phước và chị Hồng. Biết sẽ chịu nhiều vất vả nhưng anh chị vẫn quyết tâm cắn răng, thắt lưng buộc bụng quyết nuôi con ăn học nên người. Ngày nhập học với số tiền học phí 900.000 đồng cho một kỳ học với Vi đó là những giọt mồ hôi, nước mắt của cả gia đình tích cóp được. Vi nói “Nhiều hôm em cũng muốn nghỉ học để ở nhà phụ giúp bố mẹ nuôi các em ăn học nhưng bố mẹ lại động viên không cho em nghỉ học. Thương bố thương mẹ và các em, Vi cũng chỉ biết cố gắng học thật giỏi”.

 

Nhìn những tấm bằng khen treo dày kín trong góc của căn nhà chật chội, ẩm thấp ít ai có thể hình dung được những khó khăn, vất vả mà gia đình Vi đã trải qua. Nhiều năm liền từ cấp 1 tới lớp 12 Vi đều là học sinh tiên tiến, học sinh giỏi các cấp. Là chị cả trong gia đình nên hễ cứ rảnh rồi không ngồi vào bàn học Vi lại đi làm phụ đỡ bố mẹ kiếm tiền.

 

Một năm sau, em trai của vi là Tăng Văn Lộc cũng thi đậu vào trường đại học Bách Khoa Đà Nẵng với 23.5 điểm và hiện đang là sinh viên năm thứ 5 khoa Công Nghệ Thông Tin. Lộc cũng  tiếp bước theo chân chị lên giảng đường học với những giọt mồ hôi của người cha đang bị bệnh khớp và người mẹ bị bệnh cao huyết áp. 

 

Nhìn những đống sách cũ giăng đầy trên bàn học ở góc học tập giữa căn nhà rộng chưa đầy 30 mét vuông lộn xộn, ngổn ngang bề bộn đâu đâu cũng là sách vở học tập đó là những gì mà 4 anh em nhà Vi và Lộc có được. Vi và Lộc trong những năm theo học 12 vì gia đình nghèo, không có tiền nên cả 2 chị em đều quyết tâm không đi học thêm để tiết kiệm tiền cho bố mẹ. Sách vở tất cả đều là những cuốn sách đã cũ mèm, rách nát nhưng tất cả những gì mà 2 chị em học đều lấy từ đó, nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa thế là đủ đó là quan điểm của cả 2 chị em khi thi đậu vào Đại học Bách khoa.
 

Tăng Thị Vi hiện đang là sinh viên năm thứ 4
nghành CNSH trường ĐHBK Đà Nẵng.

 

Chị Huỳnh thị Hồng, mẹ của Vi tâm sự: “Gia đình nghèo quá thu nhập chỉ trông chủ yếu vào nghề “giã cò” cũng chẳng đáng được là bao. Để có tiền cho các con ăn học tôi đã phải động viên tinh thần các cháu rất nhiều và chạy vay nợ khắp nơi với quyết tâm không để các con nó thất học. Học xong đại học sau này còn kiếm cái nghề cho đỡ khổ, đỡ vất vả như bố mẹ nó bây giờ”.

Kế tiếp chị Vi, anh Lộc em gái kế Tăng Thị Thắm hiện đang là sinh viên trường Cao đẳng Lương Thực Thực Phẩm Đà Nẵng với thành tích học tập đáng nể. 12 năm liền là học sinh giỏi, là học sinh giỏi được nhận nhiều danh hiệu ở nhà trường, đi thi Olympic môn sử trong nước… và hiện đang có kết quả học tập xếp loại giỏi ở trường và cô em gái út Tăng Thị Tươi vừa thi vào trường Đại học sư phạm Đà Nẵng với 16 điểm. 

 

Những ước mơ chưa trọn vẹn

 

Nhà nghèo, anh Phước, chị Hồng đã phải cố gắng lắm mới nuôi được 4 người con ăn học nên người cho tới bây giờ nhưng cứ nghĩ về chặng đường còn dài dài phía trước anh chị không khỏi ái ngại. Thu nhập với 70-80 ngàn đồng mỗi ngày anh chị kiếm được từ nghề đãi hến, mò cua ở biến đã là quá khó khăn khi nuôi 4 người con thế nhưng anh chị vẫn làm tất cả để nuôi các con theo học đại học cho tới bây giờ.

 

Thương bố, thương mẹ nên cả 4 anh chị em Vi ai cũng chăm ngoan, ai cũng tự biết chăm sóc bản thân mình rồi phụ đỡ đần, kiếm công việc làm thêm tất tả ngược xuôi kiếm tiền về gom góp để ăn học. “Em đi gia sư cả tuần không có hôm nào nghỉ dạy cũng chỉ được 600- 700 ngàn đồng mỗi tháng. Tiền gia sư em đều mang về cho bố mẹ để bố mẹ trang trải phần nào cho cuộc sống, giúp các em ăn học” hễ cứ vào dịp đầu năm chỉ nghĩ đến số tiền học phí của 4 người con học đại học là vợ chồng Phước lại lo sợ.
 

Những tấm bằng khen dày kín trong gia đình.

 

Chạy vạy ngược xuôi rồi vay nợ trên dưới, cũng may ở trong khu phố có nhiều người tốt biết hoàn cảnh gia đình của chị rồi các thầy cô giáo trong trường của các cháu học cũng biết hoàn cảnh khó khăn của gia đình nên tạo điều kiện cho vay dài hạn, hễ khi nào có lại trả đáo hạn dần dần cho tới tận bây giờ. 

 

Trong khi đó cả Vi, Lộc, Thắm, Tươi em nào cũng tranh thủ thời gian ngoài giờ học đi lao động chân tay, đi bán báo, đi bán hàng rong, vé số để kiếm thêm tiền trả nợ, ăn học. “Cứ nghĩ ra được cái gì kiếm ra tiền là cả 4 anh em tụi em đều đi làm từ sang tới tối vào dịp nghỉ hè, lễ tết. Còn tiền mua sách vở mới, sách nâng cao hầu như không có vì cả 4 anh em đều thống nhất lên thư viện tổng hợp học, sách nào cần thì mượn về nhà đọc tham khảo thêm”, Vi nói.

 

Ông  Nguyễn Văn Bông, hội trưởng Hội khuyến học phường An Hải Tây cho biết về gia đình anh Phước: “Gia đình anh Phước, chị Hồng là gia đình tiêu biểu, là gương sáng đáng để các gia đình khác trong thành phố noi theo. Anh chị ấy đã hi sinh tất cả chỉ để nuôi các con ăn học đại học thành tài, hội cũng đã có nhiều bằng khen tuyên dương”.
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

 

1. Anh Tăng Văn Phước hoặc chị Huỳnh thị Hồng – tổ 4 phường An Hải Tây, Quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng.
 

2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học và Dân trí – Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)

Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 
Email:
[email protected]

* Tài khoản VNĐ:

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 10 201 0000 220 639

Tại: Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Hà Nội


* Tài khoản USD:

Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK : 10 202 0000 004346

Switch Code : ICBVVNVX106 639

Tại : Sở Giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725


VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331


VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.3.733.269

 

Phan Bá Mạnh

Source: Báo Dân Trí

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.