Cơm gia đình. Nghĩ gì gì đó trong đầu.
Cắm đũa xuống bát, tôi hỏi:
_Mẹ. Mẹ có xót con không?
_Xót con chuyện gì?
_Ví dụ như con yếu đuối, con cần được che chở.. bla bla…
Bà phá lên cười tưởng xém sặc cơm.
Cha.
_Còn cha?
_Con là đứa cha lo nhiều lắm. Nhưng cha chỉ có thể cho con được cuộc đời. Còn cay đắng khi nào chẳng có. Tự con phải chiến đấu giành lấy cuộc sống với những điều con mong muốn!.
…
Bữa cơm cứ thế lặng lặng với những tiếng canh nước, đằng hắng..
4 tuổi. Té khá nặng, Ba Mẹ để tôi tự hết đau, hết khóc rồi ngồi dậy băng bó.
14 tuổi. Thi rớt trường chuyên, Ba Mẹ cho tôi xách xe đi suốt 1 ngày, khi nào cái đầu nguội thì quay về nhà ăn cơm.
20 tuổi. Chia tay tình yêu đầu, ba mẹ để tôi khóc hết ngày, tự nhận thức lấy nguyên nhân nỗi khổ của mình rồi đứng lên đi tìm người xứng đáng khác.
Từ nhỏ đến lớn, mỗi khi nhìn thấy các bạn khác, được ba mẹ che dù, xách cặp, nâng đỡ.. Tôi nhìn lại mấy vết thương trên gối, trên tay, trên mặt mình.. Và tự hỏi: “Ba Mẹ có xót con không?!”
….
Ở tuổi này. Nhận thức của một đứa đủ lớn để hiểu Con thì lúc nào cũng là Con của Cha Mẹ. Cũng thương. Đau. Và xót..
Nhưng có lẽ, để con tự lớn và nhận thức cuộc sống của nó bao giờ cũng tốt cho nó hơn là ba mẹ phải sống giùm con.
“Cha chỉ cho con một cuộc đời
Còn cay đắng thì khi nào chẳng có
Như cây, phải lớn lên cùng nắng gió!..”
…
Rồi. Mỗi khi tôi gặp một cú vấp nào trên con đường mình đi, vượt qua được, luôn biết ơn Ba Mẹ. Cảm ơn vì ngày xưa con bé, vấp hòn đá ngã, Ba Mẹ đã không đánh vào hòn đá và bắt nó xin lỗi con!.
🙂